Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Quan hệ kinh tế quốc tế của việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.87 MB, 264 trang )

HQC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
~ (GIAO TRINH NOI BO)

QUAN HE KINH TE QUOC TE CUA VIET NAM
TRONG THỜI KỲ DOI MOI VA HOI NHAP

Chủ nhiệm dé tai:

Thanh vién:

TS. Nguyén Thi Thin

TS. Lé Thi Thuy
TS. Nguyễn Thị Kim Thu

TS. Trần Thị Ngọc Minh

TS. Bùi Thị Thùy Nhi
Ths,Ncs. Ngô Thị Thu Hà

Ths, Ncs.Vũ Việt Phương
Ths, Nes. Nguyén Thi Khuyén

Ths. Đàm Cẩm Giang

Hà Nội - 2016



i

MUC LUC
Nội dung

Trang

9597.100055 .......................Ô.

1

CHƯƠNG 1. NEN KINH TE THE GIOI VA QUAN HE KINH TE QUOC TE

2).009/:135.6®.9e.0. ................

6

1.1. Nền kinh tế thế giới.................---ssssssssss©ssEssEssEssEseE2E23E5595038035035025
0 zessese 6
1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.......................-- St x9 E E2 EEEEEE2EE717112111. 71131111 E2XeE 13
1.3. Tổng quan về quan hệ kinh tế quốc tế đầu thế kỷ XXI...........................- 17

CHƯƠNG 2. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TMQT) VÀ CHÍNH SÁCH TMQT
¬......................

25

2.1. Sự phát triển của lý thuyết thương mại quốc tế.......................---22 2 s+szes2 32
2.2. Các nguyên tắc cơ bản và chính sách thương mại quốc tế....................... 38

2.3. Các cơng cụ của chính sách thương mại quốc tế.........................--.-- +: 48
2.4. Xu hướng thương mại quốc tế hiện nay và hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong lĩnh vực ngoại thƯƠng ..........................
.--- - + vn ng ng ng
gen re 54

CHƯƠNG 3. ĐẦU TƯ QUOC TẾ VA DI CHUYEN

QUOC TE VE SUC LAO

9)00)0016 8880 n<-..................Ò

74

3.1. Khái quát về đầu tư quốc tẾ...................-..-----2
2 2®++x+ +++£E+Z£x+Ek++kzEEEEzvEerksrrrrrrer 74

3.2. Xu hướng đầu tư quốc tế đầu thế kỷ XXI và các công ty xuyên quốc gia
trong lưu chuyển vốn trên thế giớr................................-----ccccececrrrreriertrrrsrsrrrrsrrrrre 84
3.3. Di chuyển quốc tế về sức lao động, ..........................------¿2 2©csccs+czceerzcseee 92
3.4. Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động của Việt Nam ....................... 102

CHƯƠNG 4. HỢP TAC QUOC TE VE KHOA HOC CONG NGHE............ 114
A.L.Nhikng Van dé CHUMG.....sssscsssssssssssessscssssssesssssseessssseessssseessssssesssssesssssnecsenaeenseessees 114

4.2. Quyén sO itu tri tuS voces cess ccscsscscssesscsscssssusscsscsessesrssesaesassesscsesessss 118
4.3. Chuyén giao cong nghé ...cccccceccscssssssesesessssssessessscsesssessessesseeseesseeeencenees 134

CHƯƠNG 5.QUAN HE QUOC TE VE TIEN TE & VAN DE KHUNG HOANG TAI
CHÍNH, NỢ NƯỚC NGỒI TRONG NÊN KINH TẾ THÊ GIỚI....................... 149



5.1. Quan hệ quốc tế về tiền tỆ.......................---+22s SE ke EkcEEEEEEEEEEerkrrkrrkrree 149
V490

các vn

5.3. NO NUGC NQOAL «00...

na.

................... 166

. ......................

177

CHƯƠNG 6. LIÊN KÉT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................... 194

6.1. Khái niệm, đặc trưng, tính tất yếu của liên kết kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế —

.........

.......a...

194

6.2. Một số tơ chức, liên kết kinh tế tồn cầu và khu vực.........................-..--- 201
6.3. Các xu hướng hợp tác kinh tế đầu thế kỷ XXI và hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam ......................-..--¿-2s52+. 215 1511507151371 15511T17E71E111TEe re 210
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................2-.2-222©c2cSe+zzreerxsrssreere _—

258


CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hanh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CÁC ĐIỂM ĐÃ SỬA CHỮA, BỎ SUNG ĐÈ TÀI
Kinh gửi: - Hội đồng khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Ông Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu để tài: Quan hệ kinh tế quốc tế

của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Tên tôi là: Nguyên Thị Thìn, hiện cơng tác tại Khoa Kinh tế, Học viện Báo chí &

Tun truyền, xin giải trình với q ban như sau:
Tôi đã bảo vệ thành công để tài cấp cơ sở (giáo trình nội bộ) “ Quan hệ kini: tê
quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ đôi mới và hội nhập „
Theo quyết nghị của Hội đồng chấm đẻ tài và trên cơ sở gop y cua các nhà khoa học
trong hội đồng, tôi đã chỉnh sửa những điểm sau trong dé tai như sau:

- Sửa chữa tên một số chương , mục, tiểu mục theo góp ý của hội đồng.
- Bỗ sung một số tiêu chí, chú giải trong nội dung.

- Sữa chữa lỗi chính tá, lỗi in ấn.
Trên đây là những điểm đã chỉnh sửa và bố sung chủ yêu đề hoàn thiện dé tai. Chi

tiết đã được nhóm tác giả trình bày trong nội dung. Tác giả xin trân trọng báo cáo để
quý ban xem xét và cho phép thanh lý hợp đông.
Chủ tịch Hội đồng

nghiém thu dé tai

TS. Ngơ Văn Lương

Hà Nội, ngày Có tháng 1, Zam

Người giải trình

Nguyễn Thị Thìn

2016


MO DAU
1. Tén hoc phần: Quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay
2. Mã số môn học:

3. Số tín chỉ: 03
4. Mục đích mơn học:
Học phần Quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay cung cấp cho
người học một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử hình
thành và phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới, nguyên nhân hình
thành và xu thế vận động chủ yếu của các hoạt động kinh tế quốc tế hiện
nay, bao gồm những hiểu biết cơ bản về các xu hướng và thực tiễn của hoạt
động kinh tế quốc tế với thương mại, đầu tư quốc tế, di chuyển quốc tế về sức
lao động, quan hệ quốc tế về tiền tệ, liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế; xu


hướng hợp tác đầu thế kỷ XXI để từ đó từ đó người học năm được thực tại và
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của các nước nói chung, Việt Nam nói riêng và
có thái độ ứng xử tích cực trong thực tế.
5. Yêu cầu: Sau khi kết thúc học phan,

học viên đạt các mục tiêu (chuẩn đầu

ra):

Về kiến thức : Nhớ được các xu thế vận động chính của nền kinh tế thị trường
thế giới hiện đại và hiểu được các lý thuyết thương mại quốc tế và nguyên nhân
của các trao đổi quốc tế. Phân biệt rõ các chính sách và cơng cụ nhằm thúc đây
hoặc bảo hộ mậu dịch. Giải thích được xu thế vận động của các nguồn lực như

vốn và sức lao động trong dòng chảy nguồn lực toàn cầu. Chỉ rõ ra các đặc
điểm vận động của thị trường tiền tệ quốc tế, các hệ thống tiền tệ quốc tế và tác
động của nó đến cán cân thanh tốn, nợ nước ngồi, sự ơn định vĩ mô của các

nền kinh tế trong bối cảnh tài chính thế giới hiện nay.
Về kỹ năng

Biết sử dụng kiến thức và các phương pháp nghiên cứu để phân

tích, bình luận, đánh giá về những vấn đề kinh tế quốc tế hiện đại ; phân tích,


2
danh gia về những vấn đề thực tiễn của kinh tế đối ngoại Việt Nam và đưa ra
được những gợi ý giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả Kinh tế đối

ngoại của Việt Nam. Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết, trình bày, thuyết
trình một vân đê khoa học.
Về thái độ : Học viên cân xác định rõ tâm thê học tập, nghiên cứu, nghiêm

túc tích cực trong việc cộng tác với giảng viên và các học viên khác đê làm rõ
các vân đê khoa học đặt ra từ đó tạo được sự say mê và khả năng độc lập trong

nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cũng cần có thái độ tích cực, khơng bảng quan
với các vấn đề thực tế, ủng hộ và đóng góp cho sự nghiệp hội nhập của Việt

Nam vào nên kinh tê khu vực và thê giới.
6. Phân bỗ thời gian: Học phần gồm: 3 tín chi
- Phần lý thuyết: 2 tín chỉ
- Thảo luận và làm bài tập: | tin chi

7. Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT

1

Họ và tên

|TS.Nguyễn Thi Thin

Cơ quan công tác

Chuyên ngành

|Khoa Kinh tế - Học|Kinh


tế

thể

giới



viện Báo chí & Tuyên | Quan hệ kinh tế quốc tế
truyền

2

3

4

TS Phùng Ngọc Mạnh

|TS.Bùi ThịThùyNhỉ

| TS. Lé Thi Thay
-

| Viện Nghiên cứu châu

|Kinh

tế


thể

|TS. Nguyễn

Quan hệ kinh tế quốc tế

|Học viện Hành chính

|Kinh

quốc gia Hà Nội

Quan hệ kinh tế quốc tế

tế

thể

Thu

giới

Khoa Kinh tế - Học | Kinh tê phát triển
viện Báo chí & Tuyên

Thị Kim



Mỹ


truyền

5

giới

|Khoa Kinh tê - Học | Kinh tế chính trị
viện Báo chí & Tuyên
truyền




8. Điều kiện tiên quyết
- Các học phần tiên quyết: Để học tốt học phần Quan hệ kinh tế quốc tế
trong thời đại hiện nay, người học cần nắm vững kiến thức mở rộng của các
học phần khoa học lý luận chung như Triết học, Kinh tế Chính trị học, Lịch

sử Kinh tế thế giới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học...các môn học

nâng cao của Kinh tế học hiện đại như Kinh tế vi mô, kinh tế vi mô..để có
được thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, hiểu rõ các phạm trù, kiến
thức phổ

quát, từ đó nghiên cứu, hiểu bản chất của quá trình, hiện tượng

kinh tế quốc tế.
- Các yêu cầu khác đối với học phần : Học viên phải có kiến thức cơ sở về


lý luận kinh tế và hiểu được các nội dung cốt lõi của các quan hệ kinh tế quốc

tế. Cập nhật được các thông tin và biết tra cứu, sưu tầm, phân tích các tài liệu
liên quan đến học phần về các vẫn đề thương mại, đầu tư, quan hệ tiền tệ quốc
tế... để từ đó tham gia tích cực vào giờ học, tương tác được với giảng viên và

các học viên khác, hoàn thành đầy đủ bài tập và tiểu luận, có thể đọc tài liệu
được bằng tiếng Anh hoặc 1 ngoại ngữ khác..
- Dia chỉ đơn vị phụ trách môn học: Khoa Kinh tế, Học viện Báo chí &

Tuyên truyền.
9. Nội dung và phân bỗ thời gian môn học: Môn học bao gồm những kiến

thức cơ bản và hệ thống về: Nền kinh tế thị trường thế giới và Quan hệ kinh tế
quốc tế đầu thế kỷ XXI; Thương mại quốc tế hiện nay; Đầu tư quốc tế và trao
đổi quốc tế về sức lao động, Hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ; Quan hệ

quốc tế trên lĩnh vực tiền tệ; Liên kết, Hội nhập Kinh tế quốc tế và các phương
thức hợp tác trong thời đại hiện nay cũng như định hướng,tiến trình HNKTQT
của Việt Nam.


4
10. Phuong phap giang day va hoc tap

Số

Nội dung

Các hình thức


7

tiệt | Lên lớp | Thảo luận | Tự học

1 | Chương 1: Quan hệ kinh tế quốc tế |

10

6

4

và nền Kinh tế thế giới đầu thế kỷ

Nghiên cứu, thu
thập t. tin

XXI

2 | Chương 2:Thương mại quốc tế và|

15

10

5

chính sách thương mại quốc tế
3 | Chương


thảo, báo cáo KH)

3: Đầu tư quốc tế và đi|

10

6

4

chuyển quốc tế về sức lao động

Nghiên cứu, thu
thập t. tin

4 | Chương 4: Hợp tác quốc tế về khoa |

10

6

4

học công nghệ

5|

Thực tế (dự hội


nghiên cứu, thu
thập t. tin

Chương 5: Quan hệ quốc tế về tiên |

10

6

4

6 | Chương 6: Liên kết, hội nhập kinh |

10

6

4

tệ và khủng hoảng tài chính, nợ
nước ngồi trong nên kinh tê thê
giới

tế quốc tế và các xu hướng hợp tác

Thực tế (dự hội

thảo, báo cáo KH)

Nghiên cứu, thu

thập t. tin

đầu thế kỷ XXI.
Tổng: 65 tiết

65

40

25

11. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Việc đánh giá, kiểm tra có

thể được thực hiện dưới các hình thức như: Trắc nghiệm, tự luận, thực hành,
thông qua kiểm tra nhận thức trong và cuối quá trình học tập nghiên cứu.

Kết

quả học tập được đánh giá thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ, theo thang
điểm 10, gồm:
Loại hình
Đánh giá ý thức
Đánh giá định kỳ
Thi hêt học phân

Hình thức

Trọng số điểm

Bài kiêm tra ngăn, bài tập, thảo luận


01

| Tiêu luận, bài tập, bài kiêm tra...
| Việt, vân đáp, tiêu luận, bài tập lớn...

0,3
0,6

trên lớp...

12.Phương tiện vật chất đảm bảo
Phòng học, máy chiếu, micro, loa.

13.Tài liệu tham khảo:

A. Tài liệu bắt buộc:


5

1.

Đặng Đình Đào, Hồng Đức Thân đồng chủ biên (2012), Giáo

trình Kinh tế thương mại, NXb Đại học Kinh tế quốc dân
2.

Học viện Quan hệ quốc tế (2006), Giáo trình Quan hệ kinh fẾ quốc


té, NXB Chinh trị quốc gia, 2006.
3. _ Bùi Thị Lý chủ biên (2010), Giáo trình Quan hệ Kinh tế quốc tế,
NXB Giáo dục

4. — Vũ Chí Lộc, Tơ Xn Dân, Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Hà Nội,
1999.

.
5.

Paul R.Krugman & Maurice Obstfeld, Kinh té hoc quéc tế - Lý

thuyết và chính sách tập I&2, NXB Chính trị quốc gia, HN 1996
B. Tài liệu tham khảo:
1.

Quốc hội nước

Cộng hòa XHCN

Việt Nam

(1987;

1990;

1996;

2000; 2005, 2014), Luật Đẩu tư nước ngoài ; Luật dau tu


2.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Diễn đàn kinh tế châu Á — Thái Bình

Dương, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2013
3.

Nguyễn Thị Thìn (2015), Tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nên kinh tế Việt Nam,
NXB

Khoa học Xã hội.

4.

Lưu Ngọc Trịnh chủ biên (2008), Kinh tế và Chính trị thế giới:

Vấn đề và xu hướng tiễn triển, Nxb Lao động.
Và các tài liệu khác.


6
CHUONG 1

NEN KINH TE THE GIOI VA QUAN HE KINH TE QUOC TE
Trong chương này, trước hết giới thiệu về lịch sử hình thành,bối cảnh
phát triển và những xu hướng vận động của nên kinh tế thị trường thế giới; làm
rõ đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học Quan hệ kinh tế quốc tế. Phân cuối
chương, nội dung chính là phân tích đặc điểm, xu hướng và những nhân tố tác

động đến sự vận động của kinh tế toàn câu đâu thế kỷ XXI để từ đó người học
có thể định hướng nghiên cứu và áp dụng vào hoạt động thực tiễn trong hội
nhập kinh tế quốc tế .

1.1. Nền kinh tế thế giới

1.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển nên kinh tế thể giới.
1.1.1.1. Khải niệm và cơ cấu nên kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới được hình thành khi sự phát triển của phân công lao
động xã hội ở các nền kinh tế riêng biệt đạt trình độ vượt ra ngồi biên giới
quốc gia, trở thành phân cơng lao động quốc tế, từ đó thúc đây tiến trình tập
trung hóa và hợp tác sản xuất quốc tế, gắn các nền kinh tế với nhau trong quan
hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Điều kiện cần và đủ cho việc hình thành

nền kinh tế thế giới là phân công lao động quốc tế đi kèm với những quan hệ
thị trường.

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ
trên trái đất, chúng phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở phân công
lao động quốc tế, thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế. Theo cách tiếp cận hệ

thống, nền kinh tế thế giới gồm 2 bộ phận cơ bản.
Một là, các chủ thể: được xác định trên cơ sở sở hữu và địa vị pháp lý

trong các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm 3 loại cơ bản gồm: 1- Các quốc gia,
các vùng lãnh thổ, các nền kinh tế độc lập; 2- Các tô chức quốc tế, các liên kết

kinh tế quốc tế là kết quả của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, của tồn


cầu hóa khu vực hóa, ví dụ như: ASEAN; EU, APEC; ASEM, IMF,

WB,

UNDP, UNCTAD... Những tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong


7

nền kinh tế thế giới; 3- Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, tập đồn kinh tế
có hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới các chủ thể khác của nền kinh tế thế
giới, chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia (TNCs), công ty đa quốc gia
(MNC), các hãng đa quốc gia (MNE§)... ngày nay thống nhất gọi là TNCs bao

gồm công ty mẹ và các chỉ nhánh trên toàn cầu).

|

Hai là, các quan hệ kinh tế quốc tế là kết quả tất yếu của sự tác động qua

lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Nó ra trên cơ sở phát triển các hoạt động
thương mại, đầu tư, trao đơi về hàng hóa sức lao động, dịch vụ, trao đơi khoa

học cơng nghệ, tài chính tiền tệ, tín dụng quốc tế...

Sự phát triển nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế.

Ngày nay, nền kinh tế thị


trường thế giới là một thực thể kinh tế đặc thù, nhiều tầng nắc, nhiều cấp độ,
nhiều

quan hệ với những phạm vi hoạt động khác nhau, căn cứ vào trình độ

phát triển có thể phân chia nền kinh tế thế giới thành ba khu vực là: Các nền
kinh tế phát triển là các nền kinh tế đã hồn thành cơng nghiệp hóa, có cơ cầu
kinh tế hiện đại, GDP/ người đạt từ 10.000USD trở lên; Các nền kinh tế dang

phát triển- là nhóm đơng nhất, đang tiến hành cơng nghiệp hóa, một số đã trở
thành các nước công nghiệp mới (NICs) và chuyển sang hạng thứ nhất; Các

nền kinh tế kém phát triển.
1.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của nên kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới đã phát triển qua 5 giai đoạn

Giai đoạn 1760 — 1850 là thời kỳ nền kinh tế thế giới có đặc
điểm:Phâncơng lao động

chun từ sự phân cơng chủ yếu dựa trên những khác

biệt về điều kiện địa lý tự nhiên sang phân công lao động dựa trên sự phát triển

mới của lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên cơ
sở cách mạng công nghiệp lần thứ nhất;

Chủ thể

lúc này chủ yếu là các nước


tư bản chủ nghĩa.
Giai đoạn 1850- 1914,

gắn liền với bước chuyên từ Chủ nghĩa tư bản tự

do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Thời kỳ này, thống trị nền kinh tế thế


giới là các tập đoàn độc quyền theo hướng đa phương, đa diện và xuyên biên

giới dẫn đến sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và một thị trường thế
giới thống nhất; Chủ thể của nền kinh tế thế giới lúc này ngoài các nền kinh tế
tư bản phát triển thì các nước thuộc địa cũng bị lơi cuốn vào vịng xốy của nền

kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; Quy mô của nền kinh tế thế giới được mở
rộng, sự phụ thuộc, liên kết, trao đôi giữa các chủ thể kinh tế tăng lên, sâu sắc

hơn.

|

Giai đoạn khủng hoảng 1914- 1945 là thời kỳ mà bối cảnh thế giới có
những thay đổi lớn, lịch sử nhân loại và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào
giai đoạn tăm tối nhất do ảnh hưởng và sức tàn phá nặng nề của 2 cuộc chiến

tranh thế giới thứ I (1914-1918) và thứ II (1939- 1945); đặc biệt thời kỳ 1929 1933 rơi vào đại suy thoái. Bên cạnh đó,

sự xuất hiện của một số nhân tố xã

hội mới phá vỡ tính độc tơn của hệ thống tư bản chủ nghĩa cả về kinh tế và

chính trị, gây ra một ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới đó là: sự ra đời của
Nhà nước CHXHCN Liên bang Xô viết Nga; sự phát triển mạnh của phong trào
cơng nhân; phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa
và lệ thuộc. Đặc biệt, sau Thế chiến II, nhiều nhân

tố kinh tế rất quan trọng đối

với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã xuất hiện tại Hội nghị Bretton

Woods, Hoa Kỳ (1944) như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của

WTO, hệ thống tiền tệ thế giới BWs.
Giai đoạn 1945- 1991, thế giới có sự phân chia thành 2 cực đối lập của 2 hệ

thống Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nền kinh tế thế giới cũng
bị chia đơi thành 2 hệ thống kinh tế và hầu như không có sự trao đối. Trong các
nền kinh tế các nước tư bản, độc quyền vẫn vươn cánh tay ra toàn cầu thao túng

các nước thuộc địa và làm gia tăng về số lượng các kiên kết kinh tế quốc tế
cũng như tính sâu sắc trong mối liên kết. Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với
một số khủng hoảng nghiêm trọng: Sự sụp đồ của hệ thống tiền tệ Bretton

'Wood (1971); khủng hoảng năng lượng (1973-1974); khủng hoảng nợ của các


9
nước đang phát triển (1982); Sự sụp đỗ của Liên Xô và các nước Đông Âu
(1991) khiến cho Chủ nghĩa xã hội khơng cịn tồn tại với tư cách là một hệ


thống, chiến tranh lạnh kết thúc.
Giai đoạn hiện tại (từ 1992- nay), thể chế kinh tế thị trường bắt đầu được
lựa chọn ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và ngày càng mở rộng, bắt đầu
một thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế thị trường tồn cầu, tính thống nhất
được phục hồi và gia tăng mạnh. Tư duy đối ngoại thay đổi theo hướng đa

phương, cởi mở làm cho quan hệ đối ngoại thay đổi và hội nhập kinh tế quốc tế
trở thành tất yếu với mọi quốc gia, làm gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa
các thành viên của nền kinh tế thế giới. Tồn cầu hóa và Cách mạng khoa học
cơng nghệ hiện đại cũng ảnh hưởng sâu sắc đến xu thế phát triển của thế giới.
Các thiết chế và chủ thê quốc tế của nền kinh tế thế giới (các TNCs, các Liên
kết kinh tế quốc tế) trong giai đoạn hiện nay có vai trị ngày càng lớn.

1.1.2. Đặc điễn phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay

1.1.2.1. Bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới

Từ khi kết thúc thế chiến thứ II, thế giới chứng kiến nhiều biến đổi lớn ở
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội toàn cầu. Nền kinh tế thế giới
cũng đứng trước những yêu cầu phải tái cấu trúc, lựa chọn phương án sản xuất
tối ưu, mở rộng quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

do sự cạn kiệt tài nguyên, do

những thay đổi kỹ nghệ mà cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại và
do

các quan hệ trong tiến trình tồn cầu hóa thúc đây. Bối cảnh đó có thê khái

quát:


Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới thay đổi bất thường
và diễn ra không đều giữa các quốc gia, khu vực và nhóm nước. Đầu thập niên
1990s, nền kinh tế thế giới phát triển trì trệ nhưng bắt đầu từ năm 1996

có sự

phục hồi với mức tăng 3,8%, sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
châu Á có sự suy giảm nhẹ (3,7%) và tiếp tục tăng không đều ở các năm tiếp
theo. Nền kinh tế G7 phục hỗồi sau những năm đầu thập niên 1990s. Các nước
NICs, và một số

nước đang phát triển có tốc độ tăng khá cao (Trung Quốc,


10
Nga, Brazin). Các nước ASEAN,
phục hồi mạnh mẽ.

các nước Mỹ La tỉnh và châu Phi gần đây

Tuy nhiên, từ năm 2008 cả thé giới đã chao đảo bởi cuộc

khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến cho một số nhóm nước lớn như Nhật Bản
và EU bị suy thoái nghiêm trọng . Từ năm 2012, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu

hiệu hồi phục song vẫn rất chậm chạp và hàm chứa nhiều bất ơn có tính hệ
thống, điều đó làm khoảng cách phát triển có nguy cơ ngày càng rộng hơn;
Thứ hai, thương mại quốc tế tiếp tục gia tăng với tốc độ gần như gấp đôi
mức tăng GDP, thê hiện xu thế tất yếu của tự do hóa thương


mại. Cạnh tranh

trong buôn bán quốc tế ngày càng gay gắt kéo theo những căng thắng chính trị
đang trở thành vấn đề tiềm ấn nguy cơ trong nền thương mại tồn cầu. Sự gia
tăng tính đa dạng của các loại chủ thể và các bộ phận của hệ thống thị trường
thế giới (tiền tệ, vốn, dịch vụ lao động, tin học, cơng nghệ...) cũng đồng thời

làm tăng tính thống nhất của nó;
Thứ ba, đầu tư quốc tế gia tăng mạnh và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
cả

thương mại quốc tế

với mức tăng trên 10%/năm) cùng thay đổi đáng kể

trong cơ cấu đầu tư, chủ đầu tư, hình thức đầu tư. Động lực này tạo ra một định

hình mới của nền kinh tế tồn cầu, khiến dịng vốn quốc tế luân chuyển mạnh
có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần tạo nên một điện mạo mới cho nền kinh tế

thế giới;

Thứ tư, thị trường tài chính tồn cầu phát triển mạnh mẽ, lưu thông tiền
vốn quốc tế phát triển mạnh nhờ vào sự phát triển của các phương tiện thông

tin hiện đại, trở thành lực lượng chỉ phối đối với trao đổi hàng hóa, dịch vụ.Thị
trường này đang tiềm ân bất ơn về khả năng kiểm sốt những rủi ro hối đối,
khả năng thanh tốn..trên thị trường tài chính tồn cầu và có thể gây ra những


đỗ vỡ có tính hệ thống:
Thứ năm, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tác động rất lớn làm
cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, với các công nghệ mũi nhọn- tin

học, viễn thông là cơ sơ để nền kinh tế chuyển sang chất lượng mới của nền

kinh tế tri thức.


11
Thứ sáu, xuất hiện nhiều van đề mới tác động đến sự vận động của nền

kinh tế thế giới. Trong đó có thé kế đến là: Sự tan rã của Liên Xô và các nước
Xã hội chủ nghĩa Đông Âu khiến các quốc gia trên thế giới cần có sự điều

chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại; Khu vực châu Á- Thái Bình

Dương

trở

thành khu vực kinh tế năng động nhất khiến cho các nguồn lực và các hoạt
động kinh tế có xu hướng chuyển dịch về khu vực này; Những bất ôn phi
truyền thống: Khủng bố, chiến tranh cục bộ, sắc tộc, nội chiến...và sự bùng nỗ

hàng loạt vấn đề có tính tồn cầu (biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường, bệnh
dịch, thiên tai, sự cạn kiệt tài nguyên) đang buộc các quốc gia trên thế giới, các

lực lượng kinh tế, xã hội phải có sự liên minh chặt chế, làm tăng sự liên kết như
một tất yếu.

1.1.2.2. Đặc điểm vận động mới của nên kinh tế thể giới

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, bối cảnh của thế giới có những thay
đổi lớn trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Từ đó làm cho

nền kinh tế thế giới vận động theo những xu hướng mới.

Thứ nhất, nền kinh tế thế giới có những biến đổi lớn lao, với cơ cầu và
chất lượng mới của nền kinh tế tri thức. Công nghệ và kết cấu ngành sản xuất
và dịch vụ sẽ chuyên dịch theo hướng:
dần tỷ trọng và vai trị;

Các ngành cơng nghiệp cơ điển giảm

Các ngành có hàm lượng khoa học — công nghệ cao

tăng nhanh, nhất là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Cơ cấu kinh

tế trở nên mềm hóa, vai trị của các hoạt động tài chính tiền tệ, dịch vụ ngân

hàng, dịch vụ cơng nghệ ngày càng trở nên quan trọng, các luồng vốn di
chuyển với quy mô ngày càng lớn và đa chiều. Cơ cấu lao động theo ngành
nghề thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều ngành nghề mới với sự đan kết của nhiều
lĩnh vực khoa học công nghệ. Kết cấu hạ tầng của nền sản xuất xã hội cũng
thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của các mạng viễn tín thơng suốt tồn

cầu giúp giảm chỉ phí giao dịch, thúc đây sự luân chuyên các nguồn lực một
cách năng động và có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Phương thức tăng trưởng

cũng thay đôi căn bản, từ chô dựa vào lao động, tiên vơn với mơ hình tăng


12
trưởng theo chiều rộng đã dần chuyển sang dựa vào năng suất, hiệu quả và chất
lượng với mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, tạo ra tính bền vững trong tăng
trưởng và phát triển.

|

Thứ hai, xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng được tăng
cường nhưng tiến triển phức tạp với nhiều mâu thuẫn. Theo đó, sự lưu chuyển
của các động lực định hình nền kinh tế thế giới được thúc đây theo hương ngày

càng tự do hơn; sự thống nhất của thị trường thế giới đạt mức độ cao nhất; các
nền kinh tế thành viên cũng phải mở trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để

tham gia có hiệu quả vào liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế. Một xu hướng
khó có thê thay đổi đó là tự do hóa thương mại, đầu tư ngày càng rõ nét. Nhưng
song song với xu hướng tồn cầu hóa, gắn kết thị trường, tạo và tăng nhanh sự

thống nhất của nền kinh tế thế giới thì tiến trình khực vực hóa khiến cho hợp
tác trên thế giới đa dạng hơn, với sự xuất hiện rất phổ biến các lien kết khu vực

và song phương.
Thứ ba, xu hướng thị trường hóa nền kinh tế thế giới với việc phố cập
mơ hình kinh tế mở đến tất cả các nền kinh tế quốc gia. Xu hướng này trở nên
rõ nét nhất từ sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, các nền kinh tế
trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây chuyên sang thê chế kinh tế
thị trường làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tổng kim ngạch thương mại tồn

cầu gia tăng nhanh chóng. Mức độ liên kết thị trường, sự đa dạng của các bộ

phận hợp thành thị trường cũng gia tăng: lưu lượng tiền lưu chuyển khổng lồ

đang tác động mạnh đến việc phân bổ lại các nguồn lực trên bình diện quốc tế,
thúc đây việc lưu chuyên xuyên biên giới về hàng hóa, dịch vụ, lao động....
Mặt trái của hiện tượng này chính là tính bất ơn đột ngột của thị trường sẽ tiềm
ân nguy cơ gây đỗ vỡ ở các khâu yếu của hệ thông, các nước nghèo chịu nhiều
nguy cơ rủi ro hơn.

Thứ tư, các chủ thể của nền kinh tế thế giới thay đổi vai trị. Sự độc
chiếm vai trị hoạch định chính sách kinh tế của các quốc gia khơng cịn nữa mà
thay vào đó là vai trị ngày càng quan trọng của các chủ thể kinh tế khác như


13

các thể chế, định chế kinh tế quốc tế, các khối kinh tế khu vực, đặc biệt quan
trọng trong đó các TNCs với mạng lưới và chiến lược kinh doanh tồn cầu. Xu

hướng sẽ hình thành trật tự kinh tế thế giới đa trung tâm, với các nét điển hình:
-_ Ba liên minh kinh tế lớn ảnh hưởng, chi phối nền kinh tế thế giới là
Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tư do Bắc Mỹ (NAFTA); Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình

Dương (APEC) có nhiều thay đổi.

Trong đó EU ngày càng được mở rộng như một biểu hiện tiên phong của tính
nhất thể hóa trong nền kinh tế thế giới; Khối NAFTA cũng được mở rộng khỏi


khuôn khổ Bắc Mỹ, hnh thành khối mậu dịch tự do Mỹ Latinh từ sau năm
2000;

APEC sé tré thành khối mậu dịch tự do vào 2020 với dân số và tiềm lực

kinh tế kỹ thuật khơng lồ.
- Ngồi 3 trung tâm kinh tế truyền thống (EU. Nhật, Mỹ) đang xuất hiện
một số nền kinh tế mới nỗi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa

Liên Bang

Nga, Đức. Tại châu Á, nhân tố quan trọng sẽ là Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,

các nước cơng nghiệp mới- NICs, góp phần quan trọng trong tạo lập trật tự

kinh tế thế giới mới.
- Cac céng ty xuyén quéc gia (Transnational Corporations - TNCs) git
vai trò ngày càng to lớn trong nền Kinh tế thé giới, là lực lượng chủ quân trong
tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Họ tạo nên "những con sóng" bao
trùm: Mậu dịch bên trong mỗi TNC và giữa các TNCs chiếm khoảng 4/5 mậu
dịch thế giới; trên 4/5 đầu tư trực tiếp nước ngoài do các TNCs tiến hành; trên
9/10 thành quả nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nằm trong tay các TNCs.
Đồng

thời, bằng chiến thuật phân đoạn sản xuất, các TNCs

đã tạo được hệ

thống chi nhánh xuyên thủng những hàng rào trong thương mại và đầu tư. Với
tiềm lực tài chính khổng lồ, khả năng nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công

nghệ, cùng với kinh nghiệm kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến, các

TNG:s đã tác động không nhỏ, theo nhiều chiều khác nhau đến nền kinh tế thế
giới.


14
Thứ năm, sự phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới với những nét
mới của cạnh tranh mà thực chất là việc nỗ lực kiếm tìm một trật tự vừa hợp tác

vừa cạnh tranh giữa các quốc gia. Một quan niệm và tỉnh thần mới của kinh tế
thị trường sẽ được hình thành, mà các học giả nổi tiếng Trung Quốc dự đoán sẽ

là:
+ Biến động cơ mưu lợi đơn thuần và dục vọng muốn làm giàuvề vật

chất thành cảm giác tự hào về thành tựu và trách nhiệm xã hội cao cả hơn.
+ Biến việc coi trọng thương nghiệp và ý thức làm giàu bằng lưu thông

hàng hóa thành tinh thần cơng nghiệp và thực nghiệm.
+ Biến việc coi trọng hàng hóa và tiền bạc thành ý thức coi trọng vốn
nhân lực.

+ Biến ý thức hại người lợi mình thành ý thức cùng có lợi.
+ Coi trọng tự nhiên như một bộ phận hữu cơ gắn liền với con người và
sự tồn vong của loài người trong sản xuất vật chất, khơng cịn bóc lột tự nhiên.
+Biến ý thức an nhàn hửơng lạc sự giàu có vơ tận và thủ đoạn làm giàu

không lương thiện thành tinh thần siêu việt, mưu cầu giá trị và ý nghĩa cuộc
sơng.

1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế
1.2.1. Cơ sở hình thành QHKTQT và đặc điểm chú yếu của quan hệ
kinh tế quốc tẾ hiện nay
1.2.1.1

Cơ sở hình thành QHKTOT

Quan hệ kinh tế quốc tế chỉ hình thành và phát triển khi các nền kinh tế
quốc gia phát triển đến một mức độ nhất định gắn kết với nhau trong mối liên

hệ chặt chẽ và ngày càng tùy thuộc vào nhau, tạo lập thành nền kinh tế thị
trường thống nhất. Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới, là quan hệ kinh tế
hình thành giữa các chủ thể kinh tế quốc tế trong tiến trình di chuyển quốc tế
các yếu tố và các nguồn lực của quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất trên
bình diện tồn câu.


15
Quan hé kinh tế đối ngoại là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại,
khoa học và công nghệ, hợp tác về đầu tư, tín dụng... của một nền kinh tế hoặc

một chủ thê kinh doanh quốc tế với bên ngồi (có quốc tịch khác).
Các quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện từ rất lâu đời do yêu cầu tất yếu
khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, dựa trên những cơ sở khách quan
cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, các học giả như A.Smith, D.

Ricacdor, Habecler... đã giải thích căn nguyên của các trao đổi quốc tế từ rất
sớm, và hiện nay các nhà kinh tế học hiện đại cũng đang không ngừng tìm kiếm


lý thuyết để giải thích các hoạt động kinh tế quốc tế vơ cùng đa dạng. Trên góc
độ khái qt, có thể giải thích sự ra đời và phát triển của quan hệ kinh tế quốc
tế dựa vào cơ sở sau đây:

- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia như đất đai, khí
hậu, khống sản... đưa đến tình trạng mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong sản
xuất một số loại sản phẩm

nào đó và họ phải trao đổi với nhau nhằm cân bằng

giữa phần dư thừa về loại sản phẩm nay voi SỰ thiéu hut vé loai san pham khac;

- Do sự phát triển không đều về kinh tế, kỹ thuật giữa các quốc gia đưa
đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa họ (về vốn, về trình độ kỹ

thuật, bí quyết cơng nghệ, nguồn nhân lực, trình độ quản lý) vì thế

các quốc

gia phải mở rộng phạm vi trao đổi, đó chính là trao đổi quốc tế về vốn; sức lao
động; công nghệ... đối tượng tham gia trao đổi ngày càng được mở rộng hơn
nhiều;

- Phân công lao động mở rộng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia khiến cho
chun mơn hóa sản xuất và hợp tác sản xuất, hợp tác kinh tế trở thành tất yêu
để tạo ra một sự hợp tác tối ưu và quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất (Ví
dụ: Để sản xuất máy bay chở khách địi hỏi chỉ có một số hãng đủ điều kiện
mới sản xuât);



16

- Do su gia tăng và đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc
gia tăng lên nhanh chóng khiến cho trao đổi quốc tế trở nên cần thiết nhằm đáp

ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
1.2.1.2. Đặc điểm của quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay
Ngày nay quan hệ kinh tế quốc tế có những nét nổi bật mới kéo theo xu
hướng vận động mới của các chủ thê trong nền kinh tế thị trường thế giới.

Một là, quan hệ kinh tế quốc tế phát triển mạnh làm cho các nền kinh tế
của các quốc gia xâm nhập vào nhau ngày càng sâu rộng. Nổi bật trong đó là sự
xâm nhập về kết cấu kinh tế trong tiến trình hợp tác và cạnh tranh làm cho sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ.
Hai là, phạm vi cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được
mở rộng về không gian do tính đa chiều và đa phương trong quan hệ kinh tế
quốc tế nhờ vào sự thay đổi có tính cách mạng trong quan hệ ngoại giao từ khi

chiến tranh lạnh kết thúc. Các nước trong

hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa

trước đây đã tham gia mạnh mẽ vào các quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời nơi
đây cũng là địa bàn hợp tác và cạnh tranh mới. Bên cạnh đó dung lượng, tính
đa diện và sự phát triển nhanh

của thị trường các nước

mới nổi như Trung


Quốc, Nga, Ân Độ ...cũng góp phần làm cho quan hệ kinh tế quốc tế và thị

trường quốc tế được mở rộng.

|

Ba 1a, quan hé kinh té quốc tế hiện nay luôn hàm chứa 2 mặt đối lập,
trong đó

đối tác nào cũng vừa ra sức tăng cường hợp tác để kiếm tìm lợi ích,

vừa cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau trong giải quyết các vấn đề chung. Nổi bật
trong đó là quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước lớn trong tiến
trình chuyển hóa Đơng- Tây; Bắc — Nam. Cac nước này đang tìm cách khống
chế tình hình các khu vực để kiếm tìm lợi ích riêng. Việc giải quyết các vẫn đề

có tính tồn cầu như ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu... cũng rơi vào

những tình huống tương tự khi lợi ích và ton thất có thể khơng giống nhau. Bat
luận thê nào thì các nước kém và nghèo luôn bị thiét nhat.



×