Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu trên kênh vtv1 của đài truyền hình việt nam (khảo sát từ tháng 1 2018 đến tháng 6 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.99 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN QUỐC TRUNG

CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG PHIM TÀI LIỆU TRÊN
KÊNH VTV1 CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát từ tháng 1-2018 đến tháng 6-2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN QUỐC TRUNG

CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG PHIM TÀI LIỆU TRÊN
KÊNH VTV1 CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát từ tháng 1-2018 đến tháng 6-2018)


Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm

HÀ NỘI – 2019


Luận văn đã được hiệu chỉnh theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ.

Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực, đáng tin cậy và xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Trung



LỜI CẢM ƠN

Trong q trình viết luận văn này, ngồi những cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Khoa Phát thanh – Truyền
hình, Học viện Báo chí và Tun truyền, sự khích lệ, động viên, chia sẻ của
gia đình, bạn bè và của người thân. Đặc biệt là sự chỉ dẫn chu đáo, nhiệt tình
của thầy giáo – TS. Nguyễn Trí Nhiệm, người trực tiếp hướng dẫn tôi.
Nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Học
viện Báo chí và Tun truyền, các thầy, cơ giáo trong Khoa Phát thanh –
Truyền hình, tới gia đình, bạn bè, người thân và đặc biệt là thầy giáo – TS.
Nguyễn Trí Nhiệm. Kính chúc thầy, cơ giáo và mọi người sức khỏe, thành
đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.
Quá trình thực hiện luận văn mặc dù đã rất nỗ lực nhưng cũng khơng
tránh khỏi những sai sót nhất định. Qua đây tơi kính mong được sự quan tâm
giúp đỡ, đóng góp ý kiến chỉ dẫn của các thầy, cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Học viên

Nguyễn Quốc Trung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

................................................................................................... 1


NỘI DUNG ................................................................................................. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG
PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH ........................................... 13
1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 13
1.2. Các yếu tố cấu thành phim tài liệu truyền hình ...................................... 25
1.3. Vai trị của hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình ............................. 29
1.4. Tiêu chí chất lượng của hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình ............. 32
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG PHIM
TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH ..................................................... 42
2.1. Giới thiệu chương trình phim tài liệu trên VTV1 .................................. 42
2.2. Thực trạng chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình .............. 43
2.3. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế .... 61
Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG PHIM TÀI LIỆU
TRUYỀN HÌNH ....................................................................... 71
3.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 71
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hình ảnh ................................................ 76
KẾT LUẬN ................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................. 99


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Về mặt lý luận
Phim tài liệu truyền hình là một thể loại càng ngày càng có xu hướng

phát triển. Sở dĩ như vậy vì phim tài liệu là những tác phẩm có cấu trúc chặt
chẽ nhằm mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống
hiện thực một cách chi tiết. Mỗi phim tài liệu đều có tính đương đại, thời sự.
Các tác giả thường lựa chọn cách tiếp cận vấn đề gắn liền với những con
người, sự vật trực tiếp chứng kiến, trải qua. Các bộ phim đã để lại những dấu
ấn đậm nét về mặt nội dung, cảm xúc đối với khán giả truyền hình và có sự
ảnh hưởng nhất định tới dư luận xã hội. Những vấn đề trong một số bộ phim
đề cập đến và cách khai thác nội dung đã lôi cuốn được sự quan tâm khơng
chỉ của khán giả truyền hình trong nước, mà có nhiều tác phẩm đã được thế
giới biết đến.
Một trong những chất liệu làm nên sự thành công của phim tài liệu, đó
là hình ảnh. Những hình ảnh sống động được lấy từ hiện thực phong phú và
sinh động trong cuộc sống và xã hội sẽ tạo nên những viên gạch vững chãi để
xây dựng thành tác phẩm. Nhiệm vụ của người làm phim tài liệu là phải tìm
kiếm những hình ảnh đắt giá, giàu ý nghĩa để đưa vào tác phẩm của mình. Đề
tài dù nhỏ nhưng biết cách khai thác hình ảnh chân thực, đắt giá thì vẫn làm
bộ phim giàu ý nghĩa. Ví dụ: Có một bộ phim làm về học sinh các dân tộc
thiểu số ở vùng cao, nơi ai cũng biết với sự khó khăn, cơ cực. Nhưng khi bộ
phim đưa lên những hình ảnh chân thực vượt khỏi sự tưởng tượng về sự khó
khăn thì ai cũng thực sự bị xúc động. Đó là hình ảnh giữa ngày nắng chang
chang, các em học sinh cứ chân đất đầu trần mà đến lớp. Lớp học được bố trí
trong một phịng nhỏ, cùng một lúc hai lớp khác nhau, với chừng hai chục học


2

sinh. Cô giáo người Tày, dùng tiếng Kinh giảng bài cho các cháu người Mơng
và Dao; tốn cho lớp này và tập đọc cho lớp kia, cùng một lúc. Buổi trưa, một
gói mì ăn liền được nấu với cho ba bốn cháu ăn cơm. Hình ảnh ấy thật đắt giá
và chân thực. Nếu khơng tìm kiếm, đưa lên thì chưa chắc chúng ta đã hiểu hết

khó khăn của giáo dục miền núi. Từ đó, ta cũng nhận ra sức mạnh của hình
ảnh trong phim tài liệu. Phim tài liệu hồn tồn có thể chinh phục khán giả
nếu biết cách khai thác đúng - trúng - hay.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng hình
ảnh trong phim tài liệu truyền hình như vậy, trong khi đó cho đến nay vẫn
chưa có tài liệu, cơng trình nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này. Người viết
triển khai đề tài này mong muốn khái quát, tổng kết cách xây dựng hình ảnh
trong phim tài liệu; tìm ra cách triển khai hình ảnh để làm nên sự độc đáo, sức
hấp dẫn của các tác phẩm phim tài liệu. Đề tài nghiên cứu khách quan, đa
chiều, người viết thực hiện nghiên cứu nhiều mặt, lý giải lý do khiến có phim
tài liệu hình ảnh giàu ý nghĩa, được họ u thích, quan tâm. Qua đó, góp phần
làm cho kinh nghiệm làm phim trở nên phong phú, giúp bản thân và các nhà
làm phim khác có thể ứng dụng linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất các tác
phẩm phim tài liệu của mình.
1.2. Về mặt thực tiễn
Hiện nay, trong thực tế nhiều phim sử dụng hình ảnh tốt, thu hút được
người xem. Các nhà làm phim đã quan tâm đến hình ảnh phim và khai thác
một cách sáng tạo. Hàm lượng thơng tin từ hình ảnh cao, những chi tiết được
tái hiện sinh động, kết hợp chặt chẽ với tính khoa học, lịch sử khiến phim lơi
cuốn và có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc khán giả. Nhưng cũng có những
phim chưa đáp ứng được. Trong trào lưu đổi mới và hội nhập, hình ảnh trong
phim tài liệu của chúng ta đều quá cổ, lạc hậu, cách làm như những năm 60,


3

70 của thế kỷ trước. Bố trí cảnh dàn dựng, can thiệp vào thực tế quá lộ liễu.
Hình ảnh của phim nặng về tuyên truyền, cổ động, nội dung thì ôm đồm, áp
đặt, sơ lược minh họa, thiếu tính triết lý, thiếu tầm tư tưởng, lời át hình ảnh,
nói triền miên, nhiều khi nhắm mắt vẫn hiểu phim. Hình ảnh chẳng đóng vai

trị gì trong phim, dựng hình này thay hình khác đều được, chỉ cần có đủ độ
dài để tải lời, đơi khi thiếu hình thì kéo dài ra hay lặp đi lặp lại một cảnh tùy
tiện, vô nghĩa. Ta qn một điều là truyền hình chứ khơng phải truyền lời.
Để góp phần làm rõ những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như
vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu trên
kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao
học, chuyên ngành Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ lâu, phim tài liệu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu cả ngành
học điện ảnh - truyền hình lẫn báo chí. Đã có nhiều tư liệu, giáo trình về
phim tài liệu nói chung và hình ảnh trong phim tài liệu nói riêng. Đây chính
là nền tảng cho việc nghiên cứu về những hình ảnh trong phim tài liệu. Các
tài liệu gồm:
- Tài liệu nghiệp vụ “Kỹ thuật làm phim tài liệu" do Nguyễn Văn Tuấn

dịch từ văn bản tiếng Nga của nhà đạo diễn điện ảnh Khiu Bedli - Viện nghệ
thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam ấn hành năm 2002. Sách gồm 335 trang giới
thiệu quy trình sản xuất p., từ chuẩn bị kịch bản, kịch bản phân cảnh, ý đồ bộ
phim tương lai cho đến cơng đoạn quay phim, dàn dựng thành bộ phim hồn
chỉnh. Có thể nói, đây là tài liệu rất cần thiết cho đề tài nghiên cứu, bởi p. điện
ảnh hay truyền hình cũng là hai loại hình có mối quan hệ gần nhau. Phim tài liệu
truyền hình ra đời trên nền tài liệu điện ảnh. Mặc dù sách mới dừng lại ở quy
trình sản xuất phim nói chung, chưa đề cập sâu đến hình ảnh, nhưng tài liệu có
tác dụng bổ sung kiến thức chung về phim tài liệu.


4

- Tài liệu “Đôi nét về phim ký sự” do nhà biên kịch Trần Đức Tuấn,


Hãng phim TFS, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), biên soạn
dành cho các lớp tập huấn ngắn hạn ở một số Đài Phát thanh – Truyền hình địa
phương, năm 2003. Trong đó, có “Một cái nhìn về phim tài liệu”, nêu vai trị, vị
trí của phim tài liệu trong cơ cấu phát sóng của các Đài truyền hình, cũng như sự
cần thiết phải phát triển loại hình này trong tương lai. Tập tài liệu cũng đã giúp
cho tác giả có một cái nhìn tổng quan về phim tài liệu, từ lịch sử ra đời, phát
triển phim; cùng các yếu tố tác động đến chất lượng phim tài liệu, trong đó có
vai trị của hình ảnh trong phim.
- Sách “Báo chí truyền hình” tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004.

Cuốn sách này nằm trong bộ sách tham khảo nghiệp vụ gồm 14 cuốn, do Đào
Tấn Anh dịch từ nguyên bản tiếng Nga của nhóm tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L
Xvich, Ala Lurốpxki. Tập 2 cuốn sách gồm 5 chương, tập trung giới thiệu các
thể loại báo chí truyền hình; các nghiệp vụ nhà báo trong truyền hình; những
nguyên tắc đạo đức trong báo truyền hình; các phương pháp nghiên cứu xã hội
học về khán giả truyền hình và nhà báo với chiếc camera ghi hình. Trong đó, ở
chương 1, phần nói về các thể loại báo chí, tác giả dành riêng 7 trang để nói về
phim tài liệu truyền hình. Đây cũng là một trong những nội dung rất cần thiết
cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
- Bài giảng “Phim tài liệu truyền hình” – Khoa Phát thanh – Truyền
hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005.
Bài giảng đã làm rõ sự khác nhau giữa phim tài liệu và Phim tài liệu
truyền hình. Khái quát sự ra đời, phát triển của Phim tài liệu truyền hình. Đặc
điểm, vị trí, vai trị của phim tài liệu truyền hình. Đặc biệt, bài giảng đã giành
hẳn một tiết nói về hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình. Nó là ngơn ngữ
chủ yếu và đặc trưng trong tác phẩm báo chí truyền hình, tạo nên các đặc thù
của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ



5

yếu của chương trình truyền hình. Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương
tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Chính vì hình ảnh
có ý nghĩa quan trọng như vậy, nó địi hỏi phải có cách xử lý hình ảnh cho
phù hợp với những đặc tính kỹ thuật và đặc điểm tiếp nhận của từng loại
phim, điện ảnh và truyền hình. Cụ thể trong phim tài liệu truyền hình, để đảm
bảo được tính thơng tin thời sự và xác thực, hình ảnh phải phụ thuộc vào cỡ
cảnh, góc độ máy, động tác máy và nghệ thuật Montage. Hình ảnh phải vừa
bảo đảm được các tiêu chí của hình ảnh trong phim truyền hình, vừa thể hiện
phong phú, đa dạng, nhiều thể loại.
- Giáo trình “Lịch sử Điện ảnh thế giới”- Tác giả: PGS.TS Trần Duy
Hinh, Nxb Văn hóa Thơng tin, 2006.
Giáo trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và những đặc trưng của phim tài
liệu. Phim tài liệu là thể loại phim đầu tiên của nghệ thuật Điện ảnh, gắn liền
với sự ra đời và phát triển của Điện ảnh Thế giới. Ngay từ những thước phim
đầu tiên đã mang đặc điểm quan trọng nhất là tính hiện thực. Vì vậy, hình ảnh
của phim tài liệu đầu tiên phải mang tính hiện thực cao. Nó là các tư liệu quý
trong cả lịch sử, chính trị và văn hóa xã hội.
-

Sách “Nghệ thuật điện ảnh: giới thiệu đại cương” - hai tác giả

David Bordwell và Kristin Thompson, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
Sách rút ra phim tài liệu là một tác phẩm chứa đựng trong nội dung của
nó những thơng tin chân thực về thế giới bên ngoài. Phim tài liệu cũng thể
hiện cách nhìn nhận, đánh giá, thể hiện chính kiến của người làm phim. Hình
ảnh trong phim vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Nó là
hiện thực qua con mắt nhà làm phim. Nhà làm phim tài liệu đưa ra hệ thống
luận chứng, luận cứ bằng hình ảnh để chứng minh cho luận điểm mà họ nêu

lên trong tác phẩm của mình. Và chính hệ thống luận chứng đó sẽ thuyết phục
người xem về tính chân thực của tác phẩm tài liệu.


6

-

Sách “NHK special - đi tìm sự “đặc biệt” - Đài truyền hình NHK

Nhật Bản - năm 2007
Cuốn sách trình bày những kinh nghiệm của tác giả, chuyên gia trong
chương trình NHK đặc biệt và thành tựu của các phim tài liệu thuộc dự án này
trong 40 năm qua. Chương trình NHK đặc biệt là chương trình sản xuất phim
tài liệu có chất lượng cao, do đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các nhà
báo của Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản tiến hành. Trong cuốn sách, tuy
không nói trực tiếp song qua các câu chuyện của tác giả, ta thấy cách thức
“săn tìm” hình ảnh, chọn lọc và xử lí hình ảnh hậu kì độc đáo, mới mẻ của họ.
Đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho các nhà làm phim tài liệu trong nước.
-

Cuốn “Nghiên cứu phim” của Warren Buckland, Nxb Tri thức và

Công ty văn hóa truyền thơng Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, H, 2011
Cuốn sách chỉ ra cách thức “tiếp cận tác phẩm điện ảnh từ bên trong”,
trong đó có tiếp cận phim tài liệu và hình ảnh trong phim. Cụ thể, trong phần
1, tác giả đã trình bày về hình ảnh và cách xây dựng hình ảnh trong phim:
-

Dàn cảnh


-

Thiết kế bối cảnh

-

Lấy cảnh quay

-

Cú máy dài

-

Thủ pháp hình ảnh tiêu cự sâu

-

Dựng nối tiếp

Trong phần 5, tác giả nói về phim tài liệu với phân loại rõ ràng:
-

Phim tài liệu mô tả

-

Phim tài liệu quan sát


-

Phim tài liệu tương tác

-

Phim tài liệu phản thân

-

Phim tài liệu dàn dựng

-

Dựng phim đối lập với cú máy dài


7

Tồn bộ qui trình đó địi hỏi thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm và suy
xét của người tham gia. Tác giả khơng tích lũy thơng tin về phim, đạo diễn, sự
kiện vốn là thứ ghi chép thụ động. Yêu cầu ở đây là chọn những vấn đề có ý
nghĩa quyết định trong việc nghiên cứu điện ảnh nhằm kích hoạt khả năng
biện luận, phân tích của người xem thay vì chỉ trình bày ấn tượng cảm tính.
Hướng tiếp cận bên trong này đã chỉ ra bản chất nội tại của điện ảnh được thể
hiện như thế nào trong tác phẩm cụ thể nhưng không thể cứng nhắc mà cần
thiết phải đặt tác phẩm trong mỗi bối cảnh lịch sử xã hội và ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài điện ảnh vào chính bộ phim.
-


Cuốn “Hướng dẫn viết về phim” của Timothy Corrigan, Nxb Tri

thức và Công ty văn hóa truyền thơng Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, H, 2011.
Cuốn sách hướng dẫn cụ thể, sáng rõ cách viết về phim, từ việc ghi
chép khi xem phim đến phong cách và cấu trúc bài viết theo hướng cụ thể,
chi tiết hóa một cách sinh động, hấp dẫn những vấn đề lý thuyết dưới góc độ
thực hành. Qua đó, chúng ta hiểu về phim tài liệu cũng như cách phê bình
hình ảnh trong phim tài liệu. Theo dõi và thu nạp nội dung bảy chương sách
và đặc biệt, lắng nghe những lời cổ vũ nồng nhiệt của tác giả, người đọc có
cơ hội hiện thực hóa sự u thích phim ảnh thành những bài phê bình phim
có giá trị.
- Luận án “Phim tài liệu Việt Nam (giai đoạn 1953-1985) trong việc
góp phần hình thành và phát triển nhân cách văn hóa Việt Nam”, tác giả
Nguyễn Thị Việt Nga, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 1996.
- Luận án khẳng định: phim tài liệu có cái gì đó giống với thể ký trong

văn học. Ở đấy, đối với người này là bố cục, với người kia là khả năng khái
quát, cịn với người khác nữa ngơn ngữ, tư liệu... song điều căn cốt nhất để
tạo ra sức mạnh thể loại mà không ai chối cãi được trong mọi tác phẩm, đó là
tác dụng giáo dục. Phim tài liệu đã sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật


8

có sức cảm hóa, thúc đẩy con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách, đạo
đức, lối sống tốt đẹp theo quy luật của tình cảm, của cái đẹp, thấm nhuần sâu
sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị
tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần
ngày càng tăng của nhân dân.
- “Phim tài liệu trong dự án “VTV Đặc biệt” – một cách tiếp cận hiện


thực” của Trần Hương Linh, báo hdtv.vtv.vn
Bài viết tìm hiểu về phim tài liệu trong VTV đặc biệt. Qua việc phân
tích nội dung, cách thể hiện của mỗi phim, người viết nhận thấy phim tài liệu
truyền hình hồn tồn có thể chinh phục khán giả nếu có cách tiếp cận hiện
thực mới, gắn với hơi thở cuộc sống. Thực tiễn thành công của các bộ phim
tài liệu trong dự án “VTV Đặc biệt” chứng minh nếu có cách xây dựng nội
dung, tiếp cận hiện thực sáng tạo, giàu cảm xúc, phim tài liệu truyền hình
hồn tồn có thể chinh phục khán giả.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu đã giới thiệu trên, trong những năm
gần đây cũng đã có một số luận án, luận văn, bài báo ít nhiều cũng đề cập tới
những vấn đề liên quan đến đề tài như:
- Luận văn cao học của Lê Thành Trung “Hiệu quả của truyền hình
trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” bảo vệ tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2004.
- Luận văn cao học của Nguyễn Thị Thơm “Hình ảnh trong phim tài
liệu truyền hình” bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2006.
- Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Anh Thư “Ngơn ngữ hình
ảnh trong chương trình bình luận truyền hình” – Khảo sát chương trình sự
kiện và bình luận từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008; bảo vệ tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, năm 2008.


9

- Luận văn cao học của Houm Phaeng Vilayphone “Nâng cao chất
lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc
gia Lào”, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010.
- Luận văn cao học của Nguyễn Giang Nam “Nâng cao chất lượng
chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh – truyền hình Lạng

Sơn”, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010.
- Luận văn cao học của Trần Văn Long “Kết cấu phóng sự ngắn
truyền hình” bảo vệ tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2011.
- Luận văn cao học của Nguyễn Việt Anh “Nâng cao chất lượng
hình ảnh chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam” – Khảo
sát chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam thời gian từ
tháng 01 đến tháng 3 năm 2011. Bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, năm 2011.
- Luận văn cao học của Nguyễn Thị Thanh Tiếng “Nâng cao chất
lượng lời bình phim tài liệu chính luận của Đài phát thanh và truyền hình
thành phố Cần Thơ” – Khảo sát năm 2013 và 2014. Bảo vệ tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, năm 2015
- Bài viết “Nâng cao chất lượng hình ảnh chương trình truyền hình”
của hai tác giả Nguyễn Cao – Chu Diệu Thúy, báo hdtv.vtc.vn.
Theo tác giả, các cuốn sách, công trình nghiên cứu trên chỉ cung cấp
kiến thức nền về hình ảnh phim tài liệu nói chung, cịn việc đi sâu nghiên
cứu, nâng cao chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu của chương trình
thời sự Đài truyền hình Việt Nam thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Luận văn “Chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu trên VTV1 của Đài
truyền hình Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên nói
về đề tài này.


10

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc đánh giá chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu trên
kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam (trong thời gian khảo sát), đề xuất

giải pháp nâng cao chất lượng hình ảnh trong tác phẩm truyền hình nói chung
và trong phim tài liệu truyền hình nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ sau:
-

Xây dựng khung lý thuyết về hình ảnh trong phim tài liệu.

- Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá chất lượng hình ảnh trong

phim tài liệu truyền hình.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của hình ảnh trong phim

tài liệu truyền hình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu các phim tài liệu đã phát sóng trên
VTV1 Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 1 năm 2018 tới tháng 6 năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước về báo chí. \
- Dựa trên cơ sở lý luận báo chí nói chung, lý luận về hệ thống thể loại
báo chí nói riêng; về phim tài liệu, phim tài liệu truyền hình; về ngơn ngữ của
truyền hình, ngun lý về hình ảnh.



11

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nước, ngoài nước liên quan
đến đối tượng và những nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê nhằm đưa ra bức tranh khái quát về
hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình.
- Phương pháp phân tích tác phẩm nhằm nêu ra những thành công cũng
như hạn chế của hình ảnh được sử dụng trong các tác phẩm của truyền hình.
Đây là phương pháp quan trọng nhất.
- Ngồi ra, tác giả luận văn cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
các chuyên gia (Cụ thể tác giả đã đưa ra tới 12 phiếu phỏng vấn sâu, xin được
9 ý kiến trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo, quản lý; các nhà báo, biên tập
viên; các nhà đạo diễn, biên dịch, quay phim…) để thu nhận những đánh giá
về chất lượng hình ảnh trong tác phẩm truyền hình.
- Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm từ chính các học
viên, sinh viên đang học các lớp cao học, cử nhân tại khoa Phát thanh – Truyền
hình để thu thập những ý kiến xung quanh những vấn đề về vị trí, vai trị của
phim tài liệu truyền hình. Vai trị và thực trạng chất lượng hình ảnh trong phim
tài liệu truyền hình, qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình (cụ thể trên VTV1).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống lại một số cơ sở lý luận về chất lượng hình ảnh
trong phim tài liệu truyền hình (bao gồm các khái niệm, các yếu tố cấu thành
phim tài liệu truyền hình, đặc biệt là vai trị cảu hình ảnh trong phim tài liệu
truyền hình). Đồng thời, khảo sát thực tiễn, đánh giá một cách khoa học,
khách quan thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hình ảnh của các phim tài liệu trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.



12

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Người viết hi vọng những nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nhận định

một cách khoa học của luận văn này sẽ trở thành một tài liệu có ích cho các
nhà làm Điện ảnh, đặc biệt là các nhà sản xuất phim tài liệu cùng sinh viên
trường điện ảnh và những người yêu thích, say mê nghiên cứu về điện ảnh.
- Qua luận văn này, người viết muốn khẳng định sự tương tác không

thể tách rời giữa đặc thù thể loại phim tài liệu truyền hình với điện ảnh và
khán giả trong xu hướng làm phim hiện đại. Người viết mong muốn rằng, sau
những kết quả nghiên cứu của đề tài , sẽ như là những ý kiến trao đổi với các
nhà làm phim để xây dựng các tác phẩm phim tài liệu truyền hình ngày một
hấp dẫn hơn, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức và tiếp nhận thông tin của
công chúng hiện nay, qua đó tạo khẳng định phim tài liệu thực sự là một sản
phẩm nghệ thuật có giá trị cả về mặt truyền hình và Điện ảnh.
- Qua đó, luận văn muốn khắc phục cách nhận thức đơn giản từ trước

đến nay về cách làm phim tài liệu hiện đại. Nhiều người vẫn cho rằng làm
phim tài liệu truyền hình chỉ là kể những câu chuyện về sự kiện, về chân dung
nhân vật theo một trình tự diễn biến rập khn nào đó mà chưa quan tâm đến
hình ảnh của phim, khiến phim tẻ nhạt, khơng có khán giả.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu

truyền hình

- Chương 2: Thực trạng chất lượng hình ảnh trong phim tài liệu

truyền hình
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng

hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình.


13

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH
TRONG PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH

1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Phim

Đây là một khái niệm chỉ các bộ phim tạo bởi những khung hình
chuyển động; kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh, ánh sáng; ghi hình con
người và vật thể bằng máy quay, hoặc tạo ra hình ảnh bằng các kỹ thuật hoạt
họa. Những hình ảnh trong phim thực ra chỉ là những tấm hình rời rạc, nhưng
khi chúng xuất hiện liên tiếp nhanh chóng thì mắt của chúng ta khơng nhận ra
từng cái riêng lẻ. Đó là kết quả của sự lưu ảnh, một hiệu ứng thông thường
của mắt. Bình thường, mắt chúng ta lưu lại ảnh ảo của một vật trong một phần
nhỏ của giây sau khi vật đó rời khỏi tầm nhìn. Mặc dù chúng ta khơng phân
biệt được từng ảnh riêng lẻ trong phim nhưng vẫn có thể nhận biết được sự

khác biệt giữa chúng, và bộ não hiểu sự khác biệt đó là chuyển động. Một bộ
phim được quay bằng các camera được thiết kế đặc biệt để ghi lại hình ảnh
lên phim, sau khi xử lý và xuất ra, phim được chiếu lên màn ảnh bởi một máy
phát. Thiết bị này chiếu ánh sáng xuyên qua phim và ảnh sẽ xuất hiện trên
tấm màn hứng ảnh. Ban đầu, phim khơng có tiếng. Nhưng ngày nay, tất cả
phim đều kèm theo âm thanh.
Phim được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Các bộ phim được tạo ra với
những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ
thuật quan trọng. Nó dùng hình ảnh tác động nhanh chóng tới suy nghĩ, tình
cảm của người xem, vì thế nó có sức mạnh truyền thơng to lớn. Đây là một
hình thức giải trí phổ biến, cho phép con người đưa mình vào thế giới ảo


14

trong một khoảng thời gian ngắn. Đơi khi, nó cịn phát triển thành những hiện
tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Phim có
thể tái hiện lịch sử, minh họa kiến thức khoa học, miêu tả hành vi thái độ con
người và nhiều thứ khác. Nhiều phim kết hợp giải trí với kiến thức, làm cho
việc học thú vị hơn. Phim ảnh là loại hình nghệ thuật kinh doanh tốt nhất, nó
mang lại tiền bạc và niềm tự hào to lớn cho các nhà sản xuất.
Xét theo hình thức làm, phim chia làm hai loại: phim nhựa, phim video.
Nhưng thực tế, với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh
và phim truyền hình đều dùng cơng nghệ này. Có những phim dùng chất liệu
video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền
hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa.
Xét theo nội dung, có nhiều thể loại phim, nhưng những thể loại quan
trọng là phim truyện, phim hoạt hình, phim tài liệu, phim thực nghiệm, phim
công nghiệp và phim giáo dục. Phim truyện là thể loại phim được chiếu tại
các rạp lớn. Thông thường, chúng dài khoảng 90 phút và nói về những câu

chuyện hư cấu hoặc dựa trên một số sự kiện có thật nhưng được diễn tả sinh
động bởi diễn viên. Phim hoạt hình được tạo bởi các hoạ sĩ. cấu thành nên
phim là những bức vẽ hai chiều, vật thể ba chiều hoặc là những ảnh do máy
tính tạo ra. Phim tài liệu tái hiện sự kiện có thật khơng hư cấu. Thể loại này ít
xuất hiện trong các rạp chiếu mà chủ yếu được phát trên truyền hình. Một số
tác phẩm tiêu biểu như Nanook of the North (1922), The Silent World (1956),
Harlan County, U.S.A (1976), Eyes on the Prize (1987), Hoop Dreams (1994)
cùng với những bộ phim nổi tiếng sau này. Phim thực nghiệm là sự phối hợp
của hình ảnh, từ ngữ và vật thể trừu tượng, khơng cần thiết có cốt truyện.
Phim thực nghiệm có thể là hoạt hình, hành động trực tiếp, máy tính tạo hay
kết hợp cả ba. Người ta sản xuất chúng chủ yếu vì nghệ thuật. Các phim đáng
chú ý gồm An Andalusian Dog, 1929) của Pháp, Meshes of the Afternoon


15

(1943), A Movie (1958), Eraserhead (1978), Privilege (1991). Phim quảng
cáo là phim được làm bởi công ty nhằm giới thiệu rộng rãi các sản phẩm của
mình hay hình ảnh của mình. Phim giáo dục được dành cho đối tượng học
sinh và thường được chiếu ngay trong phòng học.
Việc thực hiện một bộ phim tùy thuộc rất nhiều vào thể loại phim, dòng
phim, ý đồ nghệ thuật hoặc thương mại của biên kịch, đạo diễn và nhà sản
xuất. Tuy vậy quá trình làm phim cũng có thể chia làm năm cơng đoạn chính:
-

Phát triển kịch bản: Bao gồm xây dựng cổt truyện, lời thoại và

phân cảnh
- Tiền sản xuất: Lựa chọn diễn viên (casting), xây dựng bối cảnh,


trường quay, đạo cụ, phục trang
-

Sản xuất: Quay thử, quay chính thức, thu âm đồng bộ

- Hậu kỳ: Tiếp sau khâu ghi hình là hình thức nghệ thuật liên quan

đến việc tạo ra các bộ phim: dựng phim, âm thanh, thực hiện các kỹ xảo trên
phim và bằng máy vi tính, chiếu thử.
- Phân phối: và cuối cùng ngành công nghiệp thương mại liên quan

đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh như: quảng cáo,
phân phối phim cho các rạp, thêm phụ đề, phát hành DVD và chiếu trên
truyền hình, phát hành các sản phẩm phụ (áo phơng, áp phích, trị chơi điện tử
chủ đề,...)
Các cơng đoạn kể trên được thực hiện bởi một đội ngũ làm phim bao
gồm các vị trí chính sau:
- Nhà sản xuất phim
- Đạo diễn
- Biên kịch
- Diễn viên
- Kỹ thuật viên:


16

- Quay phim
- Kỹ thuật âm thanh
- Đạo cụ và Phục trang
- Dựng phim


1.1.2. Chất lượng phim tài liệu
Chất lượng phim là giá trị nghệ thuật, tư tưởng của bộ phim đó. Nó
phải đạt hai tiêu chí. Thứ nhất, phim có tính thẩm mĩ cao với hình ảnh đẹp,
âm thanh tốt,...Thứ hai, phim phải có nội dung, tư tưởng giàu ý nghĩa, tác
động sâu sắc tới nhận thức và tình cảm của người xem.
Để đạt được tính thẩm mĩ, hình ảnh, âm thanh trong phim phải đảm bảo
các tiêu chí nhất định. Đầu tiên là hình ảnh:
-

Hình ảnh có cỡ cảnh phù hợp, nét rõ

-

Màu sắc trung thực

-

Ánh sáng đầy đủ

-

Góc độ phù hợp, có sáng tạo

- Hình ảnh đảm bảo logic trong từng khn hình và trong sự kết nối

các hình ảnh.
Phần hình ảnh sẽ được nói rõ hơn ở mục 1.4.
Âm thanh của phim tài liệu cũng phải tuân theo tiêu chí nhất định: rõ
ràng, hấp dẫn, kết hợp được 4 nhân tố: gồm các nhân tố:

-

Lời bình: là lời giải thích, bình luận của người làm phim, dựa trên

hình ảnh phim.
-

Lời thoại: là lời nói mang tính đối thoại, độc thoại của nhân vật

trong phim.
-

Tiếng động: là các âm thanh bổ trợ để làm rõ cảnh quay

-

Âm nhạc: là các bài nhạc, đoạn nhạc hỗ trợ làm rõ ý tưởng của

cảnh quay.


17

Thứ hai, phim phải có nội dung, tư tưởng giàu ý nghĩa. Nội dung mới
thực sự là quan tâm hàng đầu của khán giả. Bởi một cốt truyện nhàm chán, thì
cho dù hình ảnh có lung linh đến bao nhiêu cũng khiến người xem nhanh
chóng quên đi. Và đó cũng chính là lí do vì sao nội dung được xem là điều
quan trọng nhất của các nhà sản xuất phim.
Để đạt được điều đó, phim phải có tác dụng thơng tấn và báo chí, phải
đảm bảo tính hiện thực. Hiện thực trong phim là vấn đề hoặc con người cụ

thể, với những mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, những xung đột và
mâu thuẫn,... trong một thời gian hoặc khơng gian xác định, từ đó làm bật ra
tư tưởng chủ đề tác phẩm. Phim tài liệu được xây dựng trên chất liệu thật của
cuộc sống, phải xuất phát từ những hình ảnh người thực, việc thực đã hoặc
đang tồn tại trong cuộc sống, với những chức năng và nhiệm vụ chính trị
giống nhau; vì thế, nó ln bao hàm yếu tố khách quan, những giá trị thời
cuộc, thời điểm, ý nghĩa... Sức hấp dẫn của phim tài liệu trước hết là ở chỗ nó
cho người ta nhìn thấy cuộc sống thực, cuộc sống không bị sắp đặt, dàn dựng,
tơ vẽ và nhờ những yếu tố đó phim tài liệu có giá trị bền vững, được lưu giữ
để có thể phát sóng nhiều lần. Phim tài liệu hiện đại rất chú trọng khai thác
triệt để tiếng động hiện trường. Tiếng động hiện trường là một trong những
yếu tố cực kỳ quan trọng để thể hiện cái thực trong phim. Những nhà làm
phim tài liệu hiện đại cũng không cần quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ ánh
sáng như đèn điện, đèn pin, tấm phản quang, bởi sử dụng các thiết bị này sẽ
làm mất vẻ tự nhiên của yếu tố thời gian, không gian. Người làm phim tài liệu
khai thác và sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ góp phần làm tăng sự chân thực của
bộ phim. Tuy vậy, không phải hiện thực nào cũng được đưa vào phim tài liệu.
Hiện thực trong phim tài liệu phải được cân nhắc, chọn lọc, tránh sự dung tục,
trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa. Các cảnh quay về tai nạn giao thơng, nạn nhân
chất độc da cam, các bệnh ngồi da... nếu khơng có liều lượng, khơng có sự
tiết chế cần thiết thì rất dễ gây phản cảm. Trên màn hình, nếu ta nhìn thấy một


18

người khiếm thị mang kính râm thì rõ ràng dễ chịu hơn nhiều so với nhìn thấy
người khơng mang kính.
Bên cạnh đó, do đặc trưng thơng tấn, thời sự và sự hiện diện của phim
tài liệu ở khắp mọi nơi (nhất là phim tài liệu truyền hình) nên nó có thể tác
động tới rất nhiều người trong cùng một thời điểm. Thơng qua những hình

ảnh chân thực về con người, sự việc, sự kiện, vấn đề... với tất cả sự phong phú
và đa dạng của nó, phim tài liệu giúp nâng cao nhận thức và tư duy của người
xem, thậm chí là góp phần định hướng tư tưởng và thay đổi hành vi của họ.
Bộ phim tài liệu thường có một cải cách mạnh mẽ hoặc mục đích xã hội. Khi
xem, khán giả được trải nghiệm trong những cảm xúc khác nhau. Phim tài
liệu có tính tác động vào cảm xúc mạnh, nhằm thay đổi suy nghĩ của người
xem. Bằng việc nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tượng và sự kiện thông
qua việc sử dụng các chi tiết điển hình, kết hợp với âm nhạc, tiếng động, lời
bình, các thủ pháp dựng phim...; các bộ phim đã tác động mạnh mẽ tới cảm
xúc người xem, tạo nên một thứ “hiệu ứng dây chuyền”, lan rộng trong xã
hội. Có những phim chỉ cần phần nhạc nền cũng đủ tạo điểm nhấn, trở thành
chất xúc tác để khán giả có thể cảm nhận rõ hơn từng cảm xúc mà tác giả
truyền đến trong bộ phim. Có lẽ do tầm quan trọng như thế, nên phim tài liệu
đã được người ta tôn vinh là “lương tâm thời đại”.
1.1.3. Phim tài liệu truyền hình

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về khái niệm phim tài liệu. Từ những năm
hai mươi của thế kỷ trước, các bậc thầy của điện ảnh Xô viết đã gọi phim tài
liệu là “Điện ảnh mắt” hay “Điện ảnh sự thật”, khơng hư cấu, khơng dàn
dựng, khơng có sự xuất hiện của diễn viên. Hiện thực cuộc sống phải được
phản ánh một cách khách quan, trung thực nhất. Như vậy, phim tài liệu được
hiểu như một nhóm thể loại phim trình bày các tư liệu mang tính chất cụ thể,
xác thực để làm sáng tỏ một vấn đề nào đấy của đời sống. Tuy vậy, trong quá


19

trình phát triển, phim tài liệu cũng chịu tác động từ nhiều ý kiến. Đến nay,
vẫn còn tồn tại quan điểm phim tài liệu là tác phẩm nghệ thuật, hay là báo chí.
Bản thân tác giả luận văn cho rằng phim tài liệu là sự giao thoa giữa nghệ

thuật (điện ảnh) và báo chí (truyền hình). Phim tài liệu truyền hình là một thể
loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó
nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thơng qua việc xây
dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong
đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây
dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định
hướng cách nhận thức sự thật đó cho cơng chúng.
Về mặt báo chí, ta khơng thể phủ nhận rằng: phim tài liệu cũng giống
như các thể loại tác phẩm báo chí truyền hình, đều phải xuất phát từ những
chất liệu có thật đã và đang tồn tại trong cuộc sống. Thông thường, phim tài
liệu phản ánh hiện thực cuộc sống phải một cách khách quan, trung thực nhất.
Ít có trường hợp hư cấu, dàn dựng và thường khơng có sự xuất hiện của diễn
viên. Nếu có diễn viên thì cũng khơng mang tính diễn xuất như phim nghệ
thuật, các diễn viên chỉ là minh chứng cho một vấn đề trong cuộc sống mà
thơi. Nó dùng sự chân thực để thuyết phục người xem thừa nhận sự tồn tại của
những sự vật đó. Phim tài liệu có thể đưa ra một cách nhìn, một chính kiến và
cách giải quyết vấn đề của người làm phim. Sự thực trong phim tài liệu phải
được đặt trong bối cảnh đã sinh ra nó, nằm trong mối quan hệ biện chứng với
những sự kiện, hiện tượng khác. Cái quan trọng nhất trong tác phẩm phim tư
liệu là tư liệu chân thực. Đồng thời, muốn có phim tài liệu tốt, cần phải tổ
chức ghi hình tư liệu cho tốt. Có thể thấy bài học đó qua việc ghi hình ảnh
buổi duyệt binh trong ngày Quốc tế Lao động tại 5 địa điểm lớn trên toàn lãnh
thổ Liên Xơ vào năm 1989. Những hình ảnh ấy sau này thành tư liệu lịch sử
quý báu nói về thời kỳ liên bang Liên xơ cịn tồn tại. Ngay sau đó, Liên Xơ có


×