Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thông điệp về di sản văn hóa hát xoan trên báo phú thọ hiện nay (khảo sát báo phú thọ điện tử, báo phú thọ cuối tuần, báo phú thọ hàng ngày, báo phú thọ miền núi các năm 2016, 2017, 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG VĨNH HÀ

THƠNG ĐIỆP VỀ DI SẢN VĂN HỐ HÁT XOAN
TRÊN BÁO PHÚ THỌ HIỆN NAY
(Khảo sát Báo Phú Thọ điện tử, Báo Phú Thọ Cuối tuần, Báo Phú Thọ hàng
ngày, Báo Phú Thọ miền núi các năm: 2016, 2017, 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐẶNG VĨNH HÀ

THƠNG ĐIỆP VỀ DI SẢN VĂN HỐ HÁT XOAN
TRÊN BÁO PHÚ THỌ HIỆN NAY
(Khảo sát Báo Phú Thọ điện tử, Báo Phú Thọ Cuối tuần, Báo Phú Thọ hàng
ngày, Báo Phú Thọ miền núi các năm: 2016, 2017, 2018)

Chuyên ngành: Báo chí
Mã số

: 8 32 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thu Hà

Hà Nội, 2019


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA
THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Chủ tịch Hội đồng

PGS,TS Hà Huy Phượng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
được hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thu Hà. Các kết quả, số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, Những kết luận trong
luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đặng Vĩnh Hà



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới TS.
Lê Thu Hà, người trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho tôi về đề tài, phương
pháp nghiên cứu và hoàn thiện luận văn!
Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng
góp ý đề cương và hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của Học viện đã đóng góp
nhiều ý kiến q báu để tơi có thể hồn thành luận văn! Trân trọng cảm ơn
các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp cho tôi hệ thống kiến thức lý luận
và thực tiễn giá trị, thiết thực! Những kiến thức này đã và sẽ giúp ích cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu, cơng tác hiện tại cũng như trong tương
lai. Trân trọng cảm ơn các thầy, cơ tại Viện Báo chí, Ban Quản lý Đào tạo đã
tận tình giúp đỡ và chỉ bảo chúng tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
tại Học viện Báo chí và Tun truyền!
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ban Biên tập
Báo Phú Thọ, các đồng nghiệp, gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ, tạo
điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đặng Vĩnh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ..................................... 12
1.2. Vai trò, đặc điểm và tiêu chí của thơng điệp về di sản văn hố Hát

Xoan trên báo chí ...................................................................................... 21
1.3. Vấn đề bảo tồn, quảng bá Di sản văn hoá Hát Xoan tại Phú Thọ hiện
nay ............................................................................................................ 25
1.4. Tổng quan về Báo Phú Thọ ................................................................ 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP VỀ DI SẢN
VĂN HOÁ HÁT XOAN TRÊN BÁO PHÚ THỌ ..................................... 37
2.1. Thơng điệp về bảo tồn và giữ gìn di sản văn hố Hát Xoan ................ 38
2.2. Thơng điệp quảng bá Di sản văn hố Hát Xoan .................................. 42
2.3. Thơng điệp phát huy, nhân rộng mơ hình nghệ nhân, phường Hát Xoan . 46
2.4. Đánh giá chung .................................................................................. 49
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THƠNG ĐIỆP VỀ DI
SẢN VĂN HĨA HÁT XOAN TRÊN BÁO PHÚ THỌ ............................ 58
3.1. Về tần suất xuất hiện .......................................................................... 58
3.2. Về thể loại tác phẩm ......................................................................... 61
3.3. Về giao diện, chuyên trang, chuyên mục, phương thức tương tác .......... 63
3.4. Về dung lượng, ngôn ngữ thể hiện ..................................................... 66
3.5. Đánh giá chung .................................................................................. 67
CHƯƠNG 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƠNG ĐIỆP VỀ DI SẢN VĂN
HĨA HÁT XOAN TRÊN BÁO PHÚ THỌ .............................................. 72
4.1. Một số vấn đề đặt ra ........................................................................... 72
4.2. Một số giải pháp................................................................................. 76
4.3. Một số khuyến nghị............................................................................ 84
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96
PHỤ LỤC.................................................................................................... 99
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 116


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nội dung các thông điệp về Di sản văn hoá Hát Xoan trên Báo

Phú Thọ ................................................................................ 37
Bảng 2.2. Đánh giá của cơng chúng về vai trị của Báo Phú Thọ trong truyền
tải các thông điệp về Hát Xoan ...................................................... 52
Bảng 3.1: Tần suất tin, bài, ảnh về Hát Xoan trên Báo Phú Thọ từ 2016 - 2018 .... 58
Bảng 3.2: Thể loại tác phẩm về Hát Xoan trên các ấn phẩm của Báo Phú Thọ từ
2016 - 2018 .................................................................................... 62
Bảng 3.3: Đánh giá của công chúng về hình thức thể hiện về Hát Xoan trên
Báo Phú Thọ ................................................................................. 68

DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Mức độ công chúng đọc Báo Phú Thọ .......................................... 50
Biểu 2.2. Đánh giá của công chúng về chất lượng tin, bài viết về Hát Xoan
trên Báo Phú Thọ .......................................................................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Cơng nghiệp hố – Hiện đại hoá
KT-XH
NXB
VHDG
UNESCO

Kinh tế - Xã hội
Nhà xuất bản
Văn hoá dân gian
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc)



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được UNESCO cơng nhận là Di sản văn
hố phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là niềm tự hào của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ bởi Hát Xoan là
di sản văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ, chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa cổ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mang tính chất nghi lễ
phong tục, được trình diễn ở cửa đình vào hội làng mùa xn. Đồng thời, Hát
Xoan có q trình ra đời và phát triển gắn liền với chặng đường dài của lịch
sử, phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, có sự dung hòa giữa ca hát nghi lễ
thờ thần linh, thành hoàng và ca hát dân gian nguyên thủy. Trải qua hàng
nghìn năm, từ buổi đầu ra đời là hình thức nghi lễ hát thờ Vua Hùng đến nay
Hát Xoan đã trở thành di sản độc đáo và là nét sinh hoạt văn hóa mang đặc
trưng của người dân Phú Thọ, được nhân dân tại các làng Xoan đã gìn giữ,
bảo tồn.
Với các giá trị đặc sắc, độc đáo của Hát Xoan, thơng qua biểu diễn Hát
Xoan, tinh thần đồn kết cộng đồng tại các vùng Xoan ngày càng bền chặt.
Đặc biệt, Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có mối quan hệ rất
mật thiết. Nghệ thuật Hát Xoan được hình thành từ thời kỳ Hùng Vương dựng
nước, gắn với đời sống tín ngưỡng thờ lúa, thờ Vua Hùng của người Việt cổ.
Các ngơi đình, đền có Hát Xoan đều thờ Hùng Vương và vợ con, tướng lĩnh
thời Hùng Vương. Nội dung của Hát Xoan mang đậm tính chất nghi lễ, hát
trước bàn thờ vua. Đó là lời mời các Vua Hùng về dự tiệc làng, nghe Hát
Xoan và khẩn cầu các vua phù hộ cho dân làng được phong đăng hịa cốc, nhà
nhà no đủ, mn nghề sung túc an lành. Xuyên suốt các chặng Hát Xoan là tín
ngưỡng thờ Hùng Vương, thờ lúa nước của cư dân nông nghiệp từ thời kỳ
Văn Lang - Âu Lạc còn lưu truyền cho đến nay. Tại nhiều địa phương, nghi lễ



2

Hát Xoan còn được gắn kết với phong tục, nghi lễ cúng tế, rước sách và sinh
hoạt văn hóa trong lễ hội tưởng niệm các Vua Hùng.
Mặc dù có nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, tuy nhiên, khi nhân loại
bước sang thiên nhiên kỷ mới, thiên niên kỷ của sự phát triển, hội nhập, Hát
Xoan không được duy trì thường xuyên. Việc truyền dạy Hát Xoan chủ yếu
phát triển tự phát, do khơng có điều kiện và mơi trường phát huy nên dù là
một di sản quý báu nhưng Hát Xoan đang đứng trước nguy bị mai một và thất
truyền nhanh chóng bởi giới trẻ khơng được truyền dạy kịp thời và các nghệ
nhân đang mất dần do tuổi cao, sức yếu. Mơi trường trình diễn Hát Xoan là
các di tích, một số bị mất hồn tồn, số cịn lại phần lớn đã xuống cấp, chế độ,
chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân chưa được quan tâm, thiếu các kế hoạch
bảo tồn... Bên cạnh đó, q trình tồn cầu hóa ngồi việc thúc đẩy sự xích lại
gần nhau giữa các dân tộc, kích thích giao lưu, trong đó có giao lưu văn hóa,
góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
vùng, miền, mở ra những chân trời văn hóa và kiến thức mới thì cũng tiềm ẩn
những nguy cơ cả nhân loại đang phải đối mặt. Trong đó, nguy cơ nghiêm
trọng nhất là đánh mất bản sắc dân tộc, đe dọa và làm mai một các di sản văn
hố. Và như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, Hát Xoan Phú Thọ cũng
đang chịu tác động của xã hội hiện đại, công nghệ thông tin, nhiều loại hình
giải trí ra đời, lấn át nghệ thuật dân gian truyền thống. Q trình hiện đại hóa,
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa phát triển nhanh làm biến đổi mơi trường văn
hóa, khơng gian văn hố Hát Xoan là các làng xã truyền thống đang bị thu
hẹp dần...
Trước thực tế trên, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan
được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm với mong muốn từ đó sẽ góp phần quan
trọng tạo động lực thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, từ
sau khi Hát Xoan được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hố phi vật thể của

nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp, tỉnh Phú Thọ đã đề ra những giải pháp cụ thể


3

để Hát Xoan thoát khỏi nguy cơ thất truyền và đi vào cuộc sống đương đại
phù hợp và đáp ứng tốt nhất có thể cho những địi hỏi của thực tế, của con
người mới hơm nay, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân
dân và phát triển KT - XH của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trong
khu vực và thế giới.
Kết quả, vào lúc 8h52 (giờ Việt Nam) ngày 8-12-2017, tại Phiên họp
lần thứ 12 của Ủy ban liên chính phủ Cơng ước 2003 của UNESCO diễn ra tại
Jeju, Hàn Quốc, di sản Hát Xoan Phú Thọ đã chính thức rút khỏi danh sách di
sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại danh sách di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là lần đầu tiên, Ủy ban liên chính phủ
quyết định rút một di sản ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp để chuyển
sang danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Để có được kết quả đó, trong sự cố gắng, nỗ lực chung của tỉnh Phú
Thọ có vai trị đặc biệt quan trọng của các cơ quan báo chí nói chung, Báo
Phú Thọ nói riêng đối với công tác truyền thông, quảng bá Hát Xoan. Bởi
thực tế cho thấy, những sự kiện văn hoá nổi bật trong đó có sự kiện Hát Xoan
được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại là nguồn đề tài
“nóng”, thu hút đơng đảo cơng chúng, nhiều bài viết trên các trang báo. Có
thể nói, báo chí nói chung, Báo Phú Thọ nói riêng hiện nay đang có những hoạt
động tích cực và hiệu quả trong việc xây dựng và truyền tải thông điệp về Hát
Xoan đến tất cả mọi người; đặc biệt là tạo được hiệu ứng, dư luận xã hội rộng
khắp, góp phần định hướng tư tưởng, giáo dục về giá trị, tầm quan trọng của các
di sản văn hố.
Tuy nhiên, những thơng điệp đó đã thực sự phát huy hiệu quả, các loại
hình báo chí đã có thể phát huy những ưu thế nổi bật để truyền tải các thông

điệp một cách hiệu quả nhất hay chưa? Thông điệp đã thực sự đa dạng, hấp
dẫn, có phương thức và mức độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của đông đảo công
chúng không? Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về những câu hỏi


4

trên nên tác giả lựa chọn đề tài “Thông điệp về Di sản văn hóa Hát Xoan
trên Báo Phú Thọ hiện nay” cho luận văn thạc sĩ báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà
khoa học, nhà báo liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Trong phạm vi luận văn, tác giả đề cập tới
các cơng trình tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu về di sản văn hoá và di sản văn
hố Hát Xoan
Có nhiều sách đã xuất bản tại Việt Nam, điển hình như các cuốn: “Văn
hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay” của NXB Chính trị
Quốc gia, năm 1996; “Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín
ngưỡng”, Lê Hồng Lý, NXB Văn hóa Thơng tin, năm 2008; “Bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam” – Nhiều tác giả, Viện Văn hóa
nghệ thuật Việt Nam, năm 2009...
Một số luận án, luận văn như luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử của
Đàm Hoàng Thụ, năm 1996: “Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nghệ
thuật trong giai đoạn hiện nay”. Luận án nghiên cứu các vấn đề xoay quanh
việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di sản văn hóa dân tộc, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện thời của đất nước.
Nhiều đề tài, đề án, sách, bài báo khoa học đề cập tới như:
- Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo
vệ khẩn cấp của nhân loại – Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013 – 2020) (Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch).
- “Cẩm nang du lịch Phú Thọ” - Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh
Phú Thọ chủ biên, năm 2004;
- “Hát Xoan Phú Thọ” của Nhà nghiên cứu VHDG Nguyễn Khắc
Xương, NXB Văn hóa - Thơng tin, năm 2008;


5

- “Về cội nguồn” - Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, năm 2011.
- “Lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ” - Sở Văn hoá Thể thao Phú Thọ,
Hội Văn nghệ dân gian phát hành năm 2005;
- “Hát Xoan – Hát Ghẹo – Dấu ấn một chặng đường” – Cao Khắc
Thùy; Nhà xuất bản âm nhạc, năm 2011;
- “Hát Xoan – dân ca cội nguồn” – Dương Huy Thiện, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, năm 2015;
- “Hát Xoan: Dân ca nghi lễ - phong tục” – PGS Tú Ngọc, Viện Âm
nhạc, Nhà xuất bản âm nhạc, năm 1997;
- “Âm nhạc dân gian Phú Thọ” – Trần Văn Thục (chủ biên), Cao Hồng
Phương, Tạ Thị Thu Hiền, Bùi Mai Lan, Trường Đại học Hùng Vương, năm
2009...
2.2. Về thông điệp trên báo chí về văn hố và di sản văn hố
Các cơng trình như bài báo khoa học, đề tài và một số cơng trình
nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ chủ yếu đề cập đến vấn
đề liên quan đến báo chí với di sản văn hố như:
+ Luận văn thạc sĩ báo chí học của Hồng Thị Thu Hiền, năm 2016:
“Giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình
của Đài Phát thanh – Truyền hình n Bái hiện nay”. Luận văn đã nêu một số
vấn đề về giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hố các dân tộc thiểu số trên sóng
truyền hình địa phương và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chương

trình nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc thiểu số của truyền
hình n Bái.
+ Luận văn báo chí học của Nguyễn Ngọc Tồn, năm 2016 với đề tài:
“Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh miền núi Việt Bắc với vấn đề bảo
tồn và quảng bá làn điệu dân ca các dân tộc thiểu số”. Luận văn đã đề cập
đến một số đặc điểm, tâm lý dân tộc và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí
của đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi Việt Bắc; phương thức bảo tồn và


6

quảng bá các làn điệu dân ca trên sóng truyền hình; u cầu đối với việc góp
phần và quảng bá làn điệu dân ca của các dân tộc thiếu số; thực trạng, bài học
kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và quảng bá làn
điệu dân ca các dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình.
+ Luận văn báo chí học của Phạm Thị Hồng Phương, năm 2016 về
“Báo chí Quảng Ninh với vấn đề bảo tồn và quảng bá giá trị di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” trong đó có đề cập đến một số vấn đề, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quảng bá giá trị di sản thiên nhiên
thế giới của Vịnh Hạ Long trên Báo chí Quảng Ninh. Luận văn cũng đã đưa
ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam ra quốc tế.
+ Luận văn báo chí học của Chu Thị Minh, năm 2012: “Tuyên truyền việc
bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ trên sóng truyền hình”, khảo sát Đài
Phát thanh – Truyền hình Bắc Ninh và Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Giang.
Bên cạnh cơ sở lý luận tác giả cũng đã nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ
trên sóng truyền hình đặc biệt là đối với đài Bắc Giang và Bắc Ninh.
Luận văn báo chí học của Đỗ Ngọc Việt Hà năm 2012: “Báo chí Phú
Thọ với vấn đề tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Đất Tổ” là cơng

trình liên quan gần nhất đến đề tài, tuy nhiên tác giả tập trung vấn đề tuyên
truyền, quảng bá phát triển du lịch.
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến vấn đề
vai trị của báo chí đối với việc gìn giữ, tuyên truyền, quảng bá, phát triển các
giá trị văn hoá dưới nhiều góc độ khác nhau, đều khẳng định các thành tựu, di
sản văn hố có giá trị đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng; tầm quan
trọng đối với việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho các di sản, giá trị văn
hoá; đề xuất các giải pháp hữu hiệu đối với hoạt động này.


7

Kế thừa thành quả đó, tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ góp phần
làm rõ thêm về một một số lý luận chung về giá trị của các di sản văn hố
trong đó cụ thể là Hát Xoan Phú Thọ, vai trị của báo chí đối với việc góp
phần đưa Hát Xoan ra khỏi danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
cần bảo vệ khẩn cấp, đồng thời đưa ra cách nhìn về cách thức truyền tải thông
nhằm quảng bá, phát triển Hát Xoan trên báo chí ở tỉnh Phú Thọ.
Riêng ở tỉnh Phú Thọ, tính đến thời điểm này, chưa có một đề tài nào
nghiên cứu, đánh giá về công tác này. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thông
điệp về Di sản văn hóa Hát Xoan trên Báo Phú Thọ hiện nay” là đề tài
mới, cần thiết với Báo Phú Thọ, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không chỉ đối
với tỉnh Phú Thọ mà cịn đối với các tỉnh có các di sản văn hoá cần bảo vệ
trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng nội dung và hình thức
thơng điệp về Di sản văn hoá phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ, tìm ra được
ngun nhân thành cơng và hạn chế, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông điệp truyền thôngvề các di sản

văn hố nói chung và Di sản văn hố Hát Xoan Phú Thọ nói riêng trên Báo
Phú Thọ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ CNH-HĐH.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí,
về di sản văn hố nói chung và Di sản văn hố Hát Xoan Phú Thọ nói riêng;
từ đó xây dựng cơ sở cho lý luận cho việc khảo sát, đánh giá.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về nội dung và phương thức thơng
điệp về Di sản văn hố Hát Xoan Phú Thọ trên Báo Phú Thọ.


8

- Phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra trong thơng điệp về di sản văn
hố, đặc biệt là Di sản văn hoá Hát Xoan Phú Thọ của Báo Phú Thọ trước và
sau thời điểm được chuyển từ di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
của nhân loại sang di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao
hiệu quả thơng điệp truyền thơng Di sản văn hố Hát Xoan Phú Thọ trên Báo
Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung, phương thức thông điệp về Di sản
văn hoá Hát Xoan Phú Thọ của Báo Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thông điệp Hát Xoan Phú Thọ trên
Báo Phú Thọ với các ấn phẩm: Báo Phú Thọ hàng ngày, Báo Phú Thọ cuối tuần,
Báo Phú Thọ miền núi và Báo Phú Thọ điện tử 3 năm: 2016, 2017, 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn căn cứ vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ,
chính quyền tỉnh Phú Thọ có liên quan đến hai lĩnh vực: Báo chí, truyền
thơng và gìn giữ, bảo tồn, phát triển di sản văn hoá, đặc biệt về Di sản văn
hoá Hát Xoan Phú Thọ.
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết truyền thông,
lý thuyết về công chúng truyền thông.
- Luận văn kết hợp vận dụng các lý thuyết về các khoa học liên ngành
như báo chí học, văn hố học, xã hội học…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội như: Nghiên cứu tài liệu, phân tích nội dung, phỏng vấn sâu, phỏng vấn


9

anket,; cùng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp… để thu thập
những cứ liệu đa dạng, phong phú và khách quan về đối tượng nghiên cứu.
Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành xử lý và phân tích nhằm đạt được
mục đích đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để thu thập, nghiên cứu,
khảo sát những tài liệu về thông điệp trên báo chí và về Hát Xoan Phú Thọ đã
được cơng bố.
- Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để khảo sát, đánh giá
nội dung, hình thức thơng điệp các tác phẩm, sản phẩm trên Báo Phú Thọ có
liên quan đến di sản văn hoá Hát Xoan Phú Thọ. Cụ thể: Tác giả khảo sát 771
tin, bài, ảnh đưa thông tin về Hát Xoan đăng trên 4 ấn phẩm của Báo Phú Thọ
trong 3 năm 2016 - 2018.
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp rút ra những kết luận khoa

học cần thiết, phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát anket: Chúng tôi đã tiến hành phát ra 300
phiếu, số phiếu thu về đáp ứng đầy đủ thông tin là 297 phiếu (đạt 99%). Đối
tượng được khảo sát, lấy ý kiến là công chúng tập trung tại Phú Thọ: Thành
phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng và 4
phường Xoan được thành lập đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, gồm
phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường
Xoan Kim Đái cùng các đối tượng là cán bộ cơng chức, đồn viên, nhà
nghiên cứu văn hố, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ thường xuyên đọc Báo Phú Thọ đánh giá về nội dung thơng điệp, hình
thức truyền tải thơng điệp… về Hát Xoan trên Báo Phú Thọ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với lãnh đạo Hội Văn
nghệ Dân gian tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú
Thọ, các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, công chúng thường
xuyên theo dõi Báo Phú Thọ về nội dung, hình thức truyền tải thơng điệp


10

Hát Xoan trên Báo Phú Thọ… nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tìm ra
giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác này của Báo Phú Thọ. Số lượng: 5
phỏng vấn sâu (PVS).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về nội dung,
phương thức truyền tải thơng điệp Di sản văn hố Hát Xoan Phú Thọ trên Báo
Phú Thọ; vừa mang tính nghiên cứu lý luận, vừa có tính tổng kết thực tiễn về
vai trò, tầm quan trọng của Báo Phú Thọ đối với vấn đề phát triển Di sản văn
hoá phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng thơng điệp về Di sản văn
hoá phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ, từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thông điệp về Di sản văn hoá phi vật thể Hát
Xoan Phú Thọ trên Báo Phú Thọ trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, các cơ quan báo chí
tỉnh Phú Thọ đặc biệt là Báo Phú Thọ có thêm thơng tin về Di sản văn hố
Hát Xoan Phú Thọ, đánh giá về hiệu quả hoạt động của Báo Phú Thọ trong
công cuộc đồng hành với các giá trị di sản văn hố nói chung và di sản văn
hố phi vật thể Hát Xoan nói riêng. Thơng qua đó, có những chính sách đồng
bộ, khả thi, nhằm đổi mới cách thức quản lý, truyền thông, quảng bá theo
hướng phù hợp, nâng cao chất lượng; đồng thời khuyến khích các nhà báo,
cộng tác viên nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung tiếp tục sáng tạo ra
những sản phẩm báo chí hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả để tiếp tục khẳng định
vai trò quan trọng đối với việc gìn giữ, truyền thơng, quảng bá Di sản văn hoá
Hát Xoan Phú Thọ.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các học viên, nghiên cứu sinh, nhà
khoa học, sinh viên.


11

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung chính của luận văn có 4 chương, 16 tiết. Trong đó, chương 1: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu; chương 2: Thực trạng nội
dung thơng điệp về di sản văn hố Hát Xoan trên Báo Phú Thọ; chương 3:
Thực trạng phương thức thông điệp về di sản văn hoá Hát Xoan trên Báo Phú
Thọ; chương 4: Nâng cao hiệu quả thông điệp về di sản văn hoá Hát Xoan
trên Báo Phú Thọ.



12

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Thông điệp và thông điệp truyền thơng trên báo chí
1.1.1.1. Thơng điệp
Thơng điệp (tiếng Anh: message) là một hệ thống các ký hiệu hàm chứa
nội dung thông tin cụ thể. Hệ thống các ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát
và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu này phải được mã hố bởi đầu
nhận. Các ký hiệu ấy có thể là lời nói (tiếng động, âm nhạc), chữ viết, đường
nét, màu sắc, cử chỉ, thái độ, hành động...
Thông điệp truyền thông được hiểu là một phát ngơn hồn chỉnh cả nội
dung và hình thức dành cho một hoặc một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh
cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Theo cuốn sách “Nhà báo hiện đại”, The Missouri Group cho rằng: “Với
mỗi thông điệp bạn viết, trước hết bạn hy vọng đạt được điều gì, ngay cả khi
mục đích của bạn chỉ là thơng tin” [28, tr. 24].
Trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả
Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng:
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận. Thơng điệp chính là những tâm tư, tình cảm,
mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa
học - kỹ thuật... được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ
thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có
chung cách viết - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ
thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng
để chuyển tải thông điệp [8, tr13].



13

Các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang trong
“Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” đưa ra định nghĩa: Thông điệp là tin tức
được thể hiện bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên
khơng trung hoặc bằng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và
được trình bày ra một cách có ý nghĩa. “Điều quan trọng là thông điệp phải
được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận hiểu
được. Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ kỹ
thuật khoa học, hay ngôn ngữ văn học trong nghệ thuật” [31, tr.20].
Tác giả luận văn nhìn nhận khái niệm thông điệp một cách khái quát như
sau: Thơng điệp là thơng tin cốt lõi, có mục đích, được diễn đạt bằng thứ
ngôn ngữ quy ước để người gửi và người nhận có thể hiểu được nhau. Thơng
điệp cần thể hiện một cách cô đọng, đơn giản, bất ngờ, gây được cảm xúc cho
người nhận.
1.1.1.2. Thông điệp truyền thơng trên báo chí
Báo chí là một bộ phận của truyền thơng đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thơng đại
chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thơng
đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thơng đại chúng - trước hết phải nói đến
báo chí.Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận
khơng giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau.
Căn cứ những nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng, thông điệp
truyền thơng trên báo chí là những nội dung thơng tin mà báo chí muốn
truyền tải đến cơng chúng nhằm một mục đích nào đó thơng qua những
phương thức như ngơn ngữ, cách thức trình bày, tần suất đăng tải,
phương thức tương tác…



14

1.1.2. Di sản văn hoá và Di sản văn hoá phi vật thể
1.1.2.1. Di sản văn hố
Theo cách hiểu thơng thường thì di sản là sản phẩm thời trước truyền
lại cho thời sau, cũng như di chúc là lời dặn của người trước lúc đi xa trao cho
người ở lại. Di sản văn hố là tồn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm
chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện ra dưới dạng biểu tượng và
được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Di sản văn hoá” khác với
“tài sản văn hoá”. “Di sản văn hoá” là một thuật ngữ triết học mang tính trừu
tượng, chỉ tồn bộ tạo phẩm văn hố do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
Còn “tài sản văn hoá” chỉ những tạo phẩm văn hoá cụ thể, thuộc về một chủ
sở hữu nào đó, nó là danh từ luật học.
Theo Luật Di sản văn hoá, Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hố
nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta. Đây cũng là cách hiểu của tác giả luận văn về Di sản văn hoá.
1.1.2.2. Di sản văn hố phi vật thể
Theo tổ chức UNESCO, tồn bộ di sản của thế giới chia làm ba nhóm:
- Di sản văn hoá (nhân tạo)
- Di sản thiên nhiên (thiên tạo)
- Và di sản hỗn hợp (kết hợp giữa nhân tạo và thiên tạo)
Riêng về Di sản văn hoá được chia thành hai phạm trù:
- Di sản văn hoá vật thể (hay cịn gọi là hữu hình)
- Di sản văn hố phi vật thể (hay cịn gọi là vơ hình)
Tuỳ theo góc độ xem xét nghiên cứu của các nhà khoa học, di sản văn
hố phi vật thể có thể được đặt cho những tên gọi khác nhau như: Di sản văn
hoá tinh thần, di sản văn hoá truyền thống, di sản văn hoá dân gian và di sản

văn hoá đại chúng.


15

Xung quanh các thuật ngữ trên có nhiều ý kiến tranh luận về mặt học
thuật. Để tránh những tranh cãi xung quanh vấn đề thuật ngữ và xuất phát từ
mục tiêu tối cao là khuyến nghị cộng đồng quốc tế sớm tập trung và chú trọng
nhiều hơn vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá thuộc loại hình này,
dựa theo Nghị quyết về việc Bảo vệ văn hoá truyền thống và văn hoá dân gian
được UNESCO thơng qua tại Đại hội đồng khố 25 (tháng 11 năm 1989) và
dựa vào tài liệu soạn thảo tại Hội nghị tư vấn quốc tế tổ chức tại Pari (tháng
6/1993), UNESCO đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này như sau: Di sản văn
hoá phi vật thể bao gồm toàn bộ những sáng tác dựa trên cơ sở truyền thống
của một cộng đồng văn hố, được nhìn nhận như là sự phản ánh sống động
những khát vọng mọi mặt trong cuộc sống của cộng đồng đó, được lưu truyền
và biến tấu bằng nhiều phương thức khác nhau như truyền khẩu, mơ phỏng,
bắt chước… theo dịng thời gian và thơng qua một q trình khơng ngừng
được tái tạo mang tính tập thể rộng rãi. Những sáng tác, sáng tạo đó đã xây
dựng và hình thành nên một hệ thống các giá trị và chuẩn mực mà dựa trên đó
từng cộng đồng dân tộc tự khẳng định bản sắc văn hoá và xã hội riêng của
mình. Cũng theo UNESCO thì di sản văn hố phi vật thể bao gồm các loại
hình văn học nghệ thuật chủ yếu sau: Âm nhạc, ca múa, sân khấu, ngôn ngữ,
truyền thuyết, huyền thoại, lễ hội, nghi lễ, phong tục, tập quán, y học dân tộc,
nghệ thuật nấu ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ…
Sau khi tham khảo định nghĩa của UNESCO về Di sản văn hoá phi vật
thể, áp dụng với thực tiễn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã đưa
ra nội hàm như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể là những sáng tạo của nhân dân các dân
tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử. Nó phản ánh cuộc sống giữ

nước và dựng nước; thể hiện nguyện vọng tư tưởng tình cảm của
nhân dân và mang bản sắc dân tộc rõ nét. Di sản văn hoá phi vật thể
được lưu giữ trong trí nhớ con người và được xuất hiện trong các


16

trình diễn, diễn kể và được lưu truyền theo phương pháp truyền
miệng, truyền ngơn, truyền bí quyết nghề [42, tr.75].
Cịn theo Luật Di sản văn hoá Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2001, tại
khoản 1, điều 4 giải thích: “Di sản văn hoá phi vật thể” là sản phẩm tinh thần
có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học
cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những
tri thức dân gian khác.
Điều này được sửa đổi, bổ sung ngày 18 tháng 6 năm 2009 như sau: “Di
sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, khơng ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác”. Đây cũng là cách hiểu của tác giả luận văn
về Di sản văn hoá phi vật thể.
Di sản văn hoá phi vật thể được thể hiện trong lĩnh vực sáng tạo và hoạt
động của tồn xã hội trong khơng gian văn hố dân tộc và thời gian lịch sử
dân tộc. Có thể có 5 lĩnh vực chủ yếu gồm:
- Những nhận thức, hiểu biết về thiên nhiên, môi trường để tiến hành sản
xuất; những hiểu biết về cơ thể con người và những phương pháp giữ gìn sức

khoẻ, phịng bệnh, chữa bệnh; những hiểu biết về ẩm thực, y học và các bí
quyết nghề nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Đây là những sáng tạo văn hố nhằm
khai thác thiên nhiên vì cuộc sống con người đồng thời bảo vệ sự tái tạo cân
bằng của thiên nhiên (Folk-knowledges).


17

- Những phong tục, tập quán, quy chế, quy ước nhằm giải quyết các mối
quan hệ xã hội giữa người với người, giữa tổ tiên với thần linh (Customary law).
- Những sáng tạo sử dụng ngôn ngữ như ca dao, thành ngữ, tục ngữ,
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, vè… gọi chung là nghệ thuật ngôn từ hay
văn học dân gian (Folk-literature).
- Những sáng tạo sử dụng âm thanh, nhịp điệu cơ thể con người và các đạo
cụ như ca, múa, nhạc, sân khấu, múa rối, Tuồng, Chèo, Cải lương, Dá hai, Rơ
băm… gọi chung là nghệ thuật biểu diễn dân gian (Folk – performing arts).
- Những sáng tạo sử dụng đường nét, màu sắc, kết cấu như tranh Đông
Hồ, trang trí hoa văn trên vải, trên quần áo, đồ đan lát và kiểu dáng, cách thức
của cửa, gọi chung là nghệ thuật tạo hình dân gian (Folk-fine arts).
1.1.3. Hát Xoan Phú Thọ
Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý của vùng Đất Tổ nói riêng
và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Ngồi Phú
Thọ, tại Việt Nam cịn có hát Xoan Vĩnh Phúc. Hát Xoan là loại hình dân ca
nghi lễ, phong tục, cịn gọi là hát cửa đình hay “Khúc mơn đình”, là hình thức
nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng
đồng. Mỗi địa phương có những đặc thù về Hát Xoan riêng.
Hát Xoan Phú Thọ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ gắn với tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nội dung Hát Xoan gồm phần hát nghi lễ
mang tính chất cầu chúc, ước nguyện và phần hát hội mang đậm chất giao
duyên trữ tình. Những người tham gia Hát Xoan được tập hợp thành một tổ

chức gọi là Phường Xoan, các thành viên của Phường sinh sống trong cùng
một làng, thể hiện tính cố kết cộng đồng cao.
Nghệ thuật Hát Xoan được hình thành từ thời kỳ Hùng Vương dựng
nước, gắn với đời sống tín ngưỡng thờ lúa, thờ vua Hùng của người Việt cổ.
Trải qua một chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan phát triển trong cộng
đồng, được dung hòa giữa ca hát nghi lễ thờ thần linh, thành hoàng và ca hát


×