Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNGHỌCTÂP̣ CỦASINHVIÊNTRƯỜNGĐẠIHỌCBÁCHKHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI 2:
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LỚP CC02 --- NHÓM 2 --- HK 211
NGÀY NỘP 28/10/2021
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện
Võ Quang Bảo
Phan Anh Trường Sơn
Đào Công Tài
Trần Tiền Hào
Liêu Mạnh Hưng

Mã số sinh viên
2010155
2053403
2053409
2052972
2053070

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY.............3
1.1 Ý thức và tính sáng tạo của ý thức....................................................................3
1.1.1 Ý thức.............................................................................................................3
1.1.2 Tính sáng tạo của ý thức..............................................................................11
1.1.3 Vai trị tính sáng tạo của ý thức...................................................................12
1.2 Vai trị tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên......13
1.2.1 Hoạt động học tập và đặc điểm của nó........................................................13
1.2.2 Những năng lực cần có để việc học tập đạt được hiệu quả..........................15
1.2.3 Tính cấp thiết sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập.........................17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.........................................................................................17
CHƯƠNG 2: VAI TRỊ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.............................................................18
2.1 Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại
Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.............................................18
2.1.1 Tổng quan hoạt động học tập của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa
Thành Phố Hờ Chí Minh hiện nay.........................................................................18
2.1.2 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong việc phát huy tính sáng tạo của ý
thức trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành
Phố Hồ Chí Minh hiện nay....................................................................................19
2.1.3 Nguyên nhân của những tích cực và hạn chế...............................................20

2.2 Giải pháp phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của
sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.........22
2.2.1 Căn cứ của giải pháp...................................................................................22
2.2.2 Đề xuất giải pháp phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập
.............................................................................................................................. 24
của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay......24


2.2.3 Đánh giá tính hiệu quả của giải pháp..........................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.........................................................................................29
KẾT LUẬN................................................................................................................30
TÀI LIÊU
̣ THAM KHẢO.........................................................................................31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phai triết học quan tâm
nghiên cứu, nhưng tùy theo cách lý giải khác nhau mà có những quan niệm rất khác
nhau, là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường lối cơ
bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm 1. Đứng vững trên lập
trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái quát những thanh tựu mới nhất của khoa
học tự nhiên và bám sát thực tiễn xã hội, triết học Mác-Lênin đã góp phần làm sáng tỏ
vấn đề ý thức, qua đó giúp con người thấy được ý thức phát triển và thay đổi đồng thời
với chuyển biến của xã hội.
Trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, việc học tập đóng một vai trị rất
quan trọng. Thông qua việc học, con người tự ý thức được vị trí của bản thân trong thế
giới tự nhiên, họ phát triển xã hội từ những việc săn, bắn, hái, lượm, đưa xã hội loài
người lên nhiều nền văn minh tiên tiến hơn, tạo nên những bước đột phá về công nghệ
bằng những cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến hiện tại nhân loại đang bước tới

cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả những thứ con người tạo ra đều bắt đầu từ việc học
tập. Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao
trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết
suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vơ cùng phong phú, nó như biển cả
mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Hiện nay với một trường đại học
kĩ thuật như trường Đại học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh,
sinh viên trường ta luôn phải khơng ngừng tìm tịi, học hỏi và trao dồi kiến thức lẫn
kinh nghiệm để phát triển trong công việc và cuộc sống sau này.
Vì vậy, với vai trị to lớn của ý thức, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là làm sáng tỏ
nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức theo triết học Mác – Lênin đồng thời phân tích
tính sáng tạo của ý thức, xác định rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế
cần khắc phục trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại
Học Quốc Gia Thành Phớ Hờ Chí Minh, từ đó, đưa ra các biện pháp học tập hiệu quả
để sinh viên có thể tham khảo và vâ ̣n dụng vào việc học tập để khắc phục những hạn
1

Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo (2010): Giáo trình Triết học Mác – Lênin (tái bản có sửa chữa, bở sung), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, trang 77.

1


chế cịn cản bước sinh viên trong cơng cuộc tạo ra một môi trường học tập và phát
triển tốt.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức theo triết học Mác – Lênin.
- Tìm hiểu tổng quan hoạt động học tập của sinh viên Bách Khoa hiện nay.
- Phân tích thực trạng của hoạt động học tập của sinh viên Bách khoa hiện nay và
tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Điểm ra những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp làm tư liệu hữu ích để đóng góp

vào việc nâng cao và phát huy tính sáng tạo của ý thức đối với trong hoạt động học
tâ ̣p của sinh viên ĐHBK TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về mảng kiến thức triết học nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức và
nghiên cứu, đánh giá tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi tìm hiểu trong giáo trình bộ mơn triết học Mác- Lênin và các tài liệu khác
về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức thuộc phần II chương V “Vật chất và ý
thức” Giáo trình Triết học Mác – Lênin Lênin (tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội (2010) từ trang 84 - 91. Ngồi ra, phạm vi tìm hiểu cịn dựa
vào các hoạt động thúc đẩy tinh thần học tập của các bạn sinh viên Đại Học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây (2018-2021).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận biện chứng và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MácLênin.
- Phương pháp đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu.
- Phương pháp so sánh.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02 chương và 04
tiểu tiết.

2


CHƯƠNG 1: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN
NAY
1.1 Ý thức và tính sáng tạo của ý thức
1.1.1 Ý thức
1.1.1.1 Nguồn gốc của ý thức

Khi lý giải về nguồn gốc của ý thức, các trường phái triết học khác nhau có
những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của ý thức. Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý
thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự
tồn tại, biến đổi của toàn bô ̣ thế giới vâ ̣t chất. Chủ nghĩa duy tâm khách quan với
Platôn hay G. Hêghen khẳng định “ý niê ̣m tuyê ̣t đối” là bản thể, sinh ra toàn bô ̣ thế
giới hiê ̣n thực. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan với những đại diê ̣n tiêu biểu như G.
Béccơli, E. Makhơ lại cho rằng ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, mà “cảm
giác” đó chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân, tồn tại tách rời, biê ̣t lâ ̣p với thế giới bên
ngoài. Đó là những quan điểm hết sức phiến diê ̣n và sai lầm của chủ nghĩa duy tâm.
Đối với chủ nghĩa duy vâ ̣t siêu hình, do trình đô ̣ phát triển khoa học đương thời còn
nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những quan niê ̣m về ý thức
còn mắc nhiều sai lầm. Các nhà duy vâ ̣t siêu hình đã đồng nhất vâ ̣t chất với ý thức, coi
ý thức là mô ̣t dạng vâ ̣t chất đă ̣c biê ̣t do vâ ̣t chất sinh ra. Tiểu biểu là Đêmôcơrít với
quan niê ̣m ý thức là do những nguyên tử đă ̣c biê ̣t liên kết với nhau tạo thành. Những
sai lầm, hạn chế của của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vâ ̣t siêu hình trong quan
niê ̣m về ý thức đã được các giai cấp bóc lô ̣t, thống trị triê ̣t để lợi dụng, lấy đó làm cơ
sở lý luâ ̣n, công cụ nô dịch tinh thần quần chúng lao đô ̣ng.
Đối với chủ nghĩa duy vâ ̣t biê ̣n chứng, dựa trên những thành tựu mới của khoa
học tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã cho thấy được ý thức
xuất hiê ̣n đầu tiên là kết quả lâu dài của quá trình tiến hóa của giới tự nhiên; đồng thời,
nó là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hô ̣i – lịch sử của con người. Qua đó, chủ nghĩa
duy vâ ̣t biê ̣n chứng đã nêu lên nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hô ̣i của ý thức.
 Nguồn gốc tự nhiên:

3


Dựa trên cơ sở của những thành tựu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật
biện chứng cho rằng, ý thức khơng phải có nguồn gốc siêu tự nhiên, khơng phải ý thức
sản sinh ra vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc

người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc
người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc con người , do đó khi bộ óc người bị tổn
thương thì hoạt động của ý thức sẽ khơng bình thường. Vì vậy, khơng thể tách rời ý
thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức khơng thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ óc người.
Khoa học đã xác định con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời đã xác
định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp
bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với
các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ với nhau, điều khiển hoạt động của
cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngồi qua các phản xạ mang tính ý thức. Khi
khoa học kỹ thuật tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của
con người thì khơng có nghĩa là máy móc có ý thức như con người. Máy móc là một
kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc
khơng thể thay thế cho hoạt động trí tuệ của con người, khơng thể sáng tạo lại hiện
thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như trong con người. Do đó chỉ có con
người với bộ óc mới có ý thức.
Nhưng tại sao bộ óc con người – một tổ chức vật chất cao – lại có thể sinh ra
được ý thức? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mối liên hệ vật chất giữa
bộ óc với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất này hình thành nên quá trình
phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc người.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là sự tái
tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai
vật (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình này, vật nhận tác động bao giờ
cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn
gốc tự nhiên của ý thức.

4



Trong q trình tiến hố của thế giới vật chất, các vật thể càng ở nấc thang
cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu.
+ Phản ánh vật lý, hố học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô
sinh. Phản ánh vật lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hố (thay đổi kết
cấu, vị trí, tính chất lý – hố qua q trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vơ sinh. Hình thức phản ánh này mang
tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
+ Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản
ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích
là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh
trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc, v.v. khi nhận sự tác động trong
môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng
lực cam giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế
phản xạ khơng điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngồi mơi trường lên cơ thể sống.
+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến
trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thơng qua cơ chế phản xạ có điều
kiện đối với những tác động của môi trường sống. Tuy vâ ̣y, tâm lý động vật chưa phải
là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý
cơ thể và do quy luật của sinh học chi phối.
+ Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo chỉ có ở con
người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vâ ̣t chất. Ý thức chỉ nảy sinh ở
giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. Ý thức
bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh phát triển thành.ý thức ra
đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý
thức là thơng tin về thế giới bên ngồi, về vật được phản ánh. Ý thức là sự phản ánh
thế giới bên ngồi vào đầu óc con người. Bộ óc là cơ quan phản ánh, song chỉ riêng bộ
óc thơi thì chưa thể có ý thức. Khơng có sự tác động bên ngoài của thế giới khách quan
lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động của ý thức khơng thể xảy ra.

Như vậy, bộ óc con người (cơ quan phản ánh thế giới vật chất xung quanh)
cùng với thế giới bên ngồi tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

5


Tuy nhiên, sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do
nguồn gốc xã hô ̣i. Nguồn gốc tự nhiên chỉ là điều kiê ̣n cần, còn điều kiê ̣n đủ để quyết
định con người có ý thức chính là nguồn gốc xã hô ̣i.
 Nguồn gốc xã hô ̣i:
Để tôn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thoả mãn nhu cầu của
mình. Hoạt động lao động sáng tạo của lồi người có nhiều ý nghĩa thật đặc biệt. Ph.
Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đây sự ra đời của ý thức:
"Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yêu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dân
dân biên chuyên thành bộ óc con người" 2. Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế
giới khách quan mà con người dã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày
càng sâu sắc về thế giới.
Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động
cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng
tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động con người tách ra khỏi giới động vật.
Mô ̣t trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật
sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, cịn con người thì nhờ lao động mà
bắt giới tự nhiên phục vụ lợi ích của mình. Chính thơng qua hoạt động lao động nhằm
cải tạo thế giới khách quan mà con người có thể phản ánh được thế giới khách quan,
mới có ý thức về thế giới đó.
Sự hình thành ý thức khơng phải là q trình thu nhận thụ động, mà đó là kết
quả hoạt động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách
quan, bắt thế giới khách quan bộc lơ ̣ những thuộc tính những kết cấu, những quy luật
vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động

vào bộ óc con người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Như vậy,
nếu khơng có lao động thì thế giới tự nhiên vẫn xa lạ, vẫn bí ẩn đối với con người, con
người khơng thể có cách nào khác ngồi lao động để có thể phản ánh đúng đắn thế giới
khách quan.
Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quan của con người, làm biến đổi thế giới đó.Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh
2

C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tâ ̣p, t. 20, Sđd. tr. 646.

6


sáng tạo khơng thể có được ở bên ngồi q trình con người lao động làm biến đổi thế
giới xung quanh.Vì thế, có thể nói khái qt rằng lao động tạo ra ý thức, tư tưởng,
hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu
óc con người trong q trình lao động của con người.
Khi nghiên cứu về con người, C, Mác đã khẳng định: “Trong tính hiê ̣n thực
của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hê ̣ xã hội” 3. Vâ ̣y nên, lao động
không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì
vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện.
Chính nhu cầu đó địi hỏi xuất hiện ngơn ngữ. Ngơn ngữ do nhu cầu của lao động và
nhờ lao động mà hình thành nên. Nên ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội
dung ý thức. Khơng có ngơn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và phát triển được.
Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp
trong xã hội, vừa là công cụ tư duy nhằm khái quát hoá,trừa tượng hoá hiện thực. Nhờ
ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải thuần tuý là hiện tượng cá nhân mà là
hiện tượng xã hội, do đó khơng có phương tiện xã hội về mặt ngơn ngữ thì ý thức
khơng thể hình thành và phát triển được.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan
vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, ý thức là sản
phẩm cuả xã hội, là một hiện tượng xã hội.
1.1.1.2 Bản chất của ý thức
Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người một cách năng động sáng tạo.
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.4
Trước hết, để hiểu bản chất của ý thức, chúng ta thừa nhận cả vật chất và ý thức
đều là hiện thực nghĩa là đều tồn tại nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối
lập. Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh còn vật chất là cái được phản ánh. Cái được
3
4

C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 3, Sđd. tr.11.
V.I. Lênin (1980), Toàn tâ ̣p, t.18, Sđd. tr. 138.

7


phản ánh tức là vật chất, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là
ý thức. Cái phản ánh tức là ý thức là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan hay là
hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan lấy cái khách quan làm tiền đề bị cái khách
quan quy định khơng có tính vật chất.
Vì vậy, khơng thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh tức vật chất với cái
phản ánh tức ý thức, nếu coi phản ánh tức ý thức là hiện tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn
giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất ý nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Thứ hai, khi nói đến cái phản ánh – tức ý thức – là hình ảnh của thế giới khách
quan, thì đó khơng phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý

thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý
thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con
người mang tính năng động, sáng tạo, lại hiện thực theo nhu cầu của xã hội. Theo C.
Mác, ý thức chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải
biến đi trong đó.
Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có
trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái khơng
có trong thực tế, có thể tiên đốn, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tượng,
những huyền thoại, những giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao.
Những khả năng này càng nói lên tính phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý – ý
thức ở con người mà khoa học con phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản
chất của những hiện tượng ấy.
Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, ý thức đã ra đời. Cho nên quá trình
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là q trình lao động sáng tạo,
thống nhất giữa ba mặt sau:


Trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi,
sông, mưa,…). Sự trao đổi thông tin này mang tính hai chiều, có định hướng,
có chọn lọc thơng tin cần thiết.

 Mơ hình hố (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư duy dưới dạng
hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình “ sáng tạo” lại hiện thực theo
nghĩa mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.

8


 Chuyển mơ hình từ tư duy sang hiện thực khách quan tức là q trình hiện
thực hố tư tưởng, thông qua những hoạt động thực tiễn biến đổi quan niệm

thành cái thực tại, biến đổi các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các
dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lùa chọn
những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách
quan nhằm hiện thực hố mục đích của mình. Ví dụ như con người sẽ xây
cầu qua sơng, làm đường xun núi… theo mơ hình thiết kế đã có ở bước 2 ở
trên.
Sáng tạo là th ̣c tính đă ̣c trưng bản chất nhất của ý thức. Tính sáng tạo của ý
thức khơng có nghĩa là ý thức tạo ra vật chất. Sáng tạo ấy của ý thức là sáng tạo của sự
phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng
là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt của bản chất ý thức. Ý
thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội đã tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng
động, sáng tạo của bộ óc.
Từ kết quả nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức là
hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiê ̣n thực khách quan trên cơ sở
thực tiễn xã hô ̣i – lịch sử.
1.1.1.3 Kết cấu của ý thức
Để nhâ ̣n thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm rõ tổ chức kết cấu của nó,
tiếp câ ̣n từ các góc đô ̣ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mă ̣t về cấu trúc, hoă ̣c
cấp đô ̣ của ý thức.
 Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình
cảm, niềm tin, lý trí ….trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
+ Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện
thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và
diễn đạt chúng dưới hình thức ngơn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức có
nhiều loại khác nhau: tri thức về tự nhiên, về xã hội, vế con người. Tri thức có nhiều
cấp độ khác nhau như: tri thức thơng thường được hình thành do hoạt động hàng ngày
của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngồi và rời rạc. Tri thức khoa
học phản ánh trình độ con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. Ngày nay, vai trò

9



động lực của tri thức với sự phát triển kinh tế, xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật . Loài
người đang bước vào nền kinh tế tri thức, là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra tri thức
giữ vai trò quyết định. Trong nền kinh tế tri thức , đa số các ngành kinh tế dùa vào tri
thức, dùa vào thành tựu mới nhất của khoa học và cơng nghệ, vì vậy đầu tư vào tri
thức là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.
+ Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực
tế xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm là một thái độ đặc biệt của sự phản
ánh thực tại, nó phản ánh quan hệ của con người đối với nhau, cũng như đối với thế
giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ một vị trí
quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. Tình cảm có thể mang tính
chất chủ động, chứa đựng sắc thái tình cảm tích cực, hoặc thụ động chứa sắc thái tiêu
cực. Tình cảm tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực sống của con
người. Tri thức kết hợp với xúc cảm, tình cảm hình thành nên niềm tin, nâng cao ý trí
tích cực biến thành hành động thực tế mới phát huy được sức mạnh của mình.
+ Sự hòa quyê ̣n giữa tri thức với tình cảm và trải nghiê ̣m thực tiễn đã tạo
nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt đô ̣ng vươn lên trong mọi hoàn
cảnh.
+ Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy đô ̣ng mọi tiềm năng
trong mỗi con người vào hoạt đô ̣ng để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra.
Nhâ ̣n rõ vị trí, vai trò các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hê ̣ giữa các yếu
tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tâ ̣p, rèn luyê ̣n nâng cao tri thức, tình
cảm, niềm tin, ý chí trong nhâ ̣n thức và cải tạo thế giới.
 Theo chiều dọc, khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con
người, cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vơ thức… Tất cả những
yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú,
nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người.
+ Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh

dấu trình độ phát triển của ý thức. Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, con
người cũng tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với thế giới đó để đánh giá mình
thơng qua các mối quan hệ. Nhờ vậy ,con người tự nhận thức về bản thân mình như

10


một thực thể hoạt động có cảm giác tư duy, có hành vi đạo đức và có một vị trí trong
xã hội. Tự ý thức không chỉ là tự ý thức cá nhân mà còn là tự ý thức của một xã hội,
của một giai cấp hay một tầng lớp xã hội về địa vị và về vai trò của mình trong hệ
thống những mối quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội
mình, của giai cấp mình. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp, hiện đại
hố đất nước, trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi mỗi
chúng ta tự ý thức được vai trị của mình đối với đất nước.
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng
đã biến gần như thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể,
là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động
tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm sốt chúng một cách trực tiếp. Tiềm
thức có vai trị quan trọng trong đời sống và tư duy khoa học. Tiềm thức gắn bó rất
chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại nhiều lần. Khi tiềm thức hoạt
động sẽ góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc, khi cơng việc lặp lại nhiều lần, mà
vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
+ Vô thức là những hiện tượng tâm lý khơng phải do lý trí điều khiển, nằm
ngồi phạm vi của lý trí mà ý thức khơng kiểm sốt được trong một lúc nào đó. Trong
đời sống của con người, có những hành vi do bản năng chi phối hoặc do những động
tác được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen đến mức chúng tự động xảy ra
ngay cả khi khơng có sự điều khiển của lý trí. Vơ thức là hoạt động tầng sâu của tâm lý
- ý thức, tuy nhiên, khơng nên cường điệu hố, tuyệt đối hố và thần bí hố vơ thức.
Trong hoạt động của con người, ý thức vẫn giữ vai trò chủ đạo, quyết định hành vi của

cá nhân. Nhờ có ý thức điều khiển, các hiện tượng vô thức được điều chỉnh, hướng tới
các giá trị chân, thiện, mỹ. Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của
con người.
1.1.2 Tính sáng tạo của ý thức
Ý thức mang bản tính phản ánh, ý thức mang thông tin về thế giới bên ngoài, từ vật
gây tác động được truyền đi trong quá trình phản ánh. Bản tín phản ánh quy định tính
khách quan của ý thức, tức là ý thức phải lấy tính khách quan làm tiền đề,bị cái khách
quan quy định và có nội dung phản ánh thế giới khách quan.

11


Ý thức có bản tính sáng tạo do ý thức gắn liền với lao động. Bản thân lao đô ̣ng là
hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con người. Ý thức không chụp lạc
một cách nguyên si, thụ động sự vật mà đã có cải biến, q trình thu thập thơng tin gắn
liền với q trình xử lý thơng tin. Tính sáng tạo của ý thức cịn thể hiện ở khả năng
phản ánh gían tiếp khái quát thế giới khách quan ở quá trình chủ động tác động vào thế
giới để phản ánh thế giới đó. Bản tính sáng tạo quy định mặt chủ quan của ý thức, ý
thức chỉ có thể xuất hiện ở bộ óc người, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu
tượng hóa, có định hướng, có chọn lọc tồn tại dưới hình thức chủ quan, là hình ảnh chủ
quan phân biệt về nguyên tắc hiện thực khách quan và sự vật, hiện tượng, vật chất,
cảm tính.
Phản ánh và sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nhau khơng thể tách rời. Hiện thực
cho thấy: khơng có phản ánh thì khơng có sáng tạo, vì phản ánh là điểm xuất phát, là
cơ sở của sáng tạo. Ngược lại khơng có sáng tạo thì khơng phải là sự phản ánh của ý
thức. Đó là mối liên hệ biện chứng giữa hai q trình thu nhận và xử lý thơng tin, là sự
thống nhất giữa các mặt khách quan và chủ quan trong ý thức. Vì vậy, C. Mác đã gọi ý
thức, ý niệm là hiện thực khách quan (hay là cái vật chất) đã được di chuyển vào bộ
não người và được cải biến đi trong đó. Nói cách khác, ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Biểu hiện của sự phản ánh và sáng tạo, giữa chủ quan và

khách quan của ý thức là quá trình thực hiện hóa tư tưởng. Đó là q trình tư tưởng
tìm cách tạo cho nó tính hiện thực trực tiếp dưới hình thức tính hiện thực bên ngồi,
tạo ra những sự vật hiện tượng mới, tự nhiên "mới" tự nhiên "thứ hai" của con người.
1.1.3 Vai trị tính sáng tạo của ý thức
Vai trị của tính sáng tạo của ý thức là trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản,
xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo là
sinh viên với ý thức của mình xác định các biện pháp thực hiện tổ chức các hoạt động
thực tiễn. Cuối cùng bằng sự nỗ lực và lý trí của mình, con người có thể quyết định
làm cho mình hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan,
vì tính sáng tạo của ý thức là cơ sở quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương
hướng và đề ra biện pháp chính xác và mang hiệu quả cao nhất.

12


Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức đồng thời cũng vạch rõ sự tác động ngược lại vô cùng quan trọng của ý thức đối
với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có
tính độc lập tương đối nên có sự tác động ngược trở lại vật chất thơng qua hoạt động
thực tiễn của con người.
1.2 Vai trị tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên
1.2.1 Hoạt động học tập và đặc điểm của nó
1.2.1.1 Khái niê ̣m
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt đô ̣ng học tâ ̣p:
+ Theo N. V. Cudomina coi học tâ ̣p là nhâ ̣n thức cơ bản của sinh viên được thực
hiê ̣n dưới sự hướng dẫn của cán bô ̣ giảng dạy. Trong quá trình đó, viê ̣c nắm vững nô ̣i
dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt đô ̣ng nghề
ngiê ̣p tương lai.
+ Theo I. B. Intenxon xác định học tâ ̣p là loại hoạt đô ̣ng đă ̣c biê ̣t của con người
có mục đích nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các hình thức nhất định của

hành vi. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhâ ̣n thức và thực tiễn…
Nhìn chung, hoạt động học tập có thể được coi là hoạt động chuyên hướng vào sự
tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Và để
tái tạo lại, người học khơng có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân
(động cơ, ý chí,…) càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo càng diẽn ra tốt bấy
nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi người học. Việc học không chỉ dừng lại ở
việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa
học, những tri thức có tính chọn lựa cao đã được khái qt hố, hệ thống hố.
Hoạt đơ ̣ng học tâ ̣p của sinh viên cũng có bản chất như vâ ̣y và có thể định nghĩa:
Hoạt đô ̣ng học tâ ̣p ở đại học là mô ̣t loại hoạt đô ̣ng tâm lí được tổ chức mô ̣t cách đô ̣c
đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia
phát triển toàn diê ̣n sáng tạo và có trình đô ̣ nghiê ̣p vụ cao.
1.2.1.2 Đặc điểm

13


 Về đô ̣ng cơ học tâ ̣p: Động cơ học tập khơng có sẵn hay tự phát, mà được
hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết”
và bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân
chính yếu để hình thành động cơ học tập. Ngồi ra, động cơ nói chung và động cơ
học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của mỗi người. Nhờ có hứng
thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế vai trị của hứng thú trong học tập là rất
lớn. Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà cịn phải có hứng thú
bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.
 Về phương tiê ̣n học tâ ̣p: Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng
cụ thể, và chủ thể phải có những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh
đối tượng. Trong hoạt động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách,
giáo trình, máy tính… mà nó cịn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là

mọi yếu tố của q của nó đều được hình thành trong q trình học tập. Phương tiện
của học tập khơng có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong quá trình
chủ thể tham gia hoạt động học tập. Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập đó là
các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích, khái qt hố… Trong đó, so
sánh, phân loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho việc hình
thành những khái niệm kinh nghiệm, cịn phân tích, khái qt hố là phưong tiện để
hình thành nên những khái niệm khoa học. Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học,
phương tiện chủ yếu là tư duy. Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan
trọng và cần thiết.
 Về điều kiê ̣n học tâ ̣p: Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện
của nó. Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực)
như: có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ
hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học hay cịn gọi là yếu tố nội lực.
Đó là những tri thức mà người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học,
động cơ, ý chí, hứng thú của người học… Có đầy đủ những điều kiện đó, người học
dù trong hồn cảnh có thầy với trị, hay khơng có đối mặt với thầy thậm chí khi ra
trường, hoạt động học vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các

14


yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố
nội lực ở đây đóng vai trị quan trọng trong hoạt động học của người học.
 Về mục đích học tâ ̣p: Q trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình
thành trong chủ thể dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thực
hố biểu tượng trên thực tế, và khi thực tế có hồn thành được thì mục đích được
hồn thành. Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành như vậy, chỉ có điều
nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành mục đích học tập hướng đến là để thay
đổi chính chủ thể ở đây là người học. Và mục đích này chỉ có thể được bắt đầu hình
thành khi chủ thể bắt đầu bắt tay vào thực hiện hành động học tập của mình. Trên con

đường chiếm lĩnh đối tượng nó ln diễn ra q trình chuyển hố giữa mục đích và
phương tiện học tập. Mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ nó lại trở thành cơng
cụ để chiếm lĩnh các mục đích tiếp theo.
1.2.2 Những năng lực cần có để việc học tập đạt được hiệu quả
- Mô ̣t là, Sinh viên cần phải thay đổi nhận thức của sinh viên về việc “ học đại
học” . Học đại học khác học phổ thông ở chỗ lên đại học thì tự học là chính, thời gian
học ở nhà phải chiếm đa số. Nhưng phần lớn sinh viên hiện nay vẫn còn dành quá
nhiều thời gian của mình để phục vụ cho việc giải trí như là: sinh nhật, tiệc tùng, đi
chơi …
- Hai là, Triết học đã chỉ ra rằng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan trong
thế giới đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các môn học cũng vậy, chúng ta có thể
bắt gặp nhiều sự liên kết kiến thức giữa các mơn học, lấy ví dụ các phạm trù “Quan hệ
sản xuất”, “Lực lượng sản xuất”, “Phương thức sản xuất” trong mơn kinh tế - chính trị
có thể bắt gặp trong triểt học. Chỉ ra như vậy để thấy rằng chúng ta cần có sự liên hệ
giữa các môn học với nhau, giữa các bài học với nhau bởi hệ thống kiến thức được
trình bày theo một trật tự nhất định, bài sau có liên quan tới bài trước. Chúng ta cần
tránh tình trạng tách rời các mơn học với nhau, coi như khơng có liên quan tới nhau.
- Ba là, sự liên hệ trong suy nghĩ và trong nhận thức khi học về một vấn đề nào đó
là rất quan trọng nhưng như vậy là chưa đủ bởi đó mới chỉ là mối liên hệ bên trong.
Chúng ta cịn cần phải mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, cần thẳng thắn trao đổi và
bàn luận với bạn bè, với giảng viên. Cần đối chiếu lập trường, quan điểm của mình với

15


mọi người để tìm ra cái đúng, cái sai trong nhận thức về vấn đề bàn luận, đó chính là
mối liên hệ bên ngoài. Như vậy, liên hệ là một cách học mà chúng ta nên vận dụng.
Cần phải có cả liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài để nhằm bổ sung và hồn chỉnh
hiểu biết của mình.
- Bốn là, sự học sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ tiếp thu kiến thức trên lớp và

dừng lại ở đó. Cái quan trọng là phải biết vận dụng được những điều mình đã học vào
thực tế cuộc sống và liên hệ với thực tế để làm rõ hơn kiến thức ở trên lớp. Bác Hồ đã
từng dạy chúng ta: “Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tế”. Lý
thuyết mà không đựoc thực tế chứng minh thì chỉ là lý thuyết sng, cịn thực tiễn mà
khơng dựa trên cơ sở của lý thuyết thì chỉ là lý thuyết sáo rỗng.
- Năm là, cần có sự nghiên cứu trước bài học ở nhà để khi vào lớp ta chỉ cần lắng
nghe và ghi chép ý chính, như vậy đã có thể giúp sinh viên nắm chắc được bài ngay
trên lớp, khi về nhà chỉ cần xem lại một lượt là có thể hiểu tồn bộ bài giảng. Ngồi ra
cần có sự nghiên cứu thêm tài liệu từ các nguồn khác nhau để bổ sung và hồn thiện
hơn kiến thức của mình.
- Sáu là, cần đổi mới cả cách giảng dạy của giảng viên và cách tiếp thu của sinh
viên, chúng ta cần thẳng thắn loại bỏ phương pháp học đọc–chép truyền thống rất dễ
gây nhàm chán cho cả người dạy và người học. Chúng ta cần có thêm nhiều sự trao
đổi, thảo luận giữa các sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên để biến cách học một
chiều thành cách học hai chiều có hiệu quả hơn.
- Bảy là, một điều rất quan trọng nhưng có lẽ khơng phải ai cũng biết đó là học ở
trên lớp khơng bao giờ là đầy đủ. Có lẽ một thói quen đã ăn sâu trong ý nghĩ các bạn
sinh viên đó là cứ phải đến trường thì mới gọi là học cịn khi ở ngồi trường thì việc
học đối với chúng ta chỉ là thứ yếu. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ tiêu cực này bởi
như Galileo đã từng nói: “Anh khơng thể dạy cho người khác bất cứ điều gì, mà anh
chỉ có thể giúp cho người ấy tìm ra chân lý”. Vì vậy giáo dục nhà trưịng chỉ mang tính
chất gợi mở cịn tương lai của chúng ta phụ thuộc vào chính chúng ta. Những con
người thành công trong cuộc sống là những con người biết học ở mọi nơi, mọi lúc, học
mọi người, bằng mọi cách và qua mọi nội dung.

16


- Vấn đề cuối cùng là sự quản lý thời gian học tập của sinh viên hiện nay. Từ thực
trạng đáng buồn là ngồi thời gian trên líp cịn khi đã về nhà thì thời gian học tập một

cách tự giác của sinh viên là rất hạn chế. Vậy họ lãng phí thời gian đó vào việc gì, có
nghìn lẻ một lý do cho câu hỏi trên: ngủ, sinh nhật, đi chơi, đi shopping và thậm chí là
những việc khơng lành mạnh khác. Do đó khi ngồi vào bàn học là chân tay rã rời, hao
mắt, mệt mỏi và chẳng mấy chốc là không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ ập đến. Bao
nhiêu kiến thức họ tích luỹ được trên lớp khơng có cơ hội đựoc củng cố. Bài học rút ra
ở đây là cần phải sắp xếp thời gian giữa học tập và các hoạt động khác, trong đó, thời
gian dành cho học tập phải chiếm đa số và chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ thời
gian biểu đó.
1.2.3 Tính cấp thiết sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập
Trong quá trình rèn luyện và học tập ở mơi trường Đại học, tính sáng tạo của ý thức
giúp cho sinh viên có thêm nhiều phương pháp học tập mới cho phù hợp với hồn
cảnh và mơi trường học tập.
Thực trạng hiện nay, vẫn có một số sinh viên chưa tìm được hướng đi phù hợp cho
chính mình, họ vẫn áp dụng những lối tư duy và cách làm việc của các cấp học trước
đây. Sự thụ động trong học tập đã khơng cịn phù hợp với sinh viên, như việc một bạn
sinh viên đợi giảng viên cho bài và về nhà làm xong đem đi nộp.
Điều đó cho thấy sự thiếu tính sáng tạo trong phương pháp học và cả tính chủ động
trong việc học. Một trường hợp khác, khi áp dụng những phương pháp mới cho việc
học tập, sinh viên vẫn còn khá cứng nhắc, áp dụng toàn bộ những phương pháp ấy mà
chưa xem xét đến tính chất và điều kiện của mỗi người là khác nhau, phải biến đổi linh
hoạt để có được kết quả tốt nhất.
Nhằm đem đến cho sinh viên nhiều hơn những cơ hội học tập và tiếp xúc với những
kiến thức mới, góp phần nâng cao nền giáo dục của nước Việt Nam, việc áp dụng tính
sáng tạo của ý thức vào thực tiễn sao cho phù hợp với những tính chất và điều kiện
hiện có của sinh viên là vô cùng cần thiết.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tổng kết lại, qua Chương1, ta thấy được nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý
thức; ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Sáng

17



tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Sức sáng tạo của ý thức trong tinh
thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác nhau về bản chất nhưng chỉ là
những biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của con người
trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách
chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động. Phải phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tổ thế giới
khách quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động,
ỷ lại. Qua đó, vâ ̣n dụng tính sáng tạo của ý thức vào hoạt đô ̣ng học tâ ̣p của sinh viên
Viê ̣t Nam nói chung và sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
nói riêng.

CHƯƠNG 2: VAI TRỊ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1 Tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại
Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.1.1 Tổng quan hoạt động học tập của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên cả thế giới, Việt Nam không thể
tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định về nhiều mặt như kinh tế, xã hội,… Nền giáo
dục nước ta cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng, khi các hoạt động giáo dục trực tiếp tại
trường lớp khơng thể diễn ra, thay vào đó thầy cơ và học sinh, sinh viên phải tham gia
dạy - học trực tuyến.
Tuân thủ theo đúng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Bách
Khoa trực thuộc Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có những giải pháp
nhằm thích ứng với điều kiện khó khăn trong thời buổi dịch bệnh, khi chuyển hẳn sang
phương pháp học trực tuyến (online) thay vì học phối hợp (blended). Đồng thời, về

phía sinh viên đã có những đóng góp, sẻ chia với nhà trường cũng như nổ lực để có thể
tiếp thu một cách hiệu quả khối lượng kiến thức.

18


Về phía nhà trường, sau khi đã củng cố hệ thống dạy – học trực tuyến (BK
Elearning) kể từ khóa K19, đã bổ sung hệ thống thi cử online (BK Exam), các hình

thức kiểm tra khác như vấn đáp, thuyết trình nhóm nhằm đánh giá các mơn học một
cách cơng bằng, khách quan. Ngồi ra nhà trường cịn hỗ trợ sinh viên về tài liệu học
tập theo nhiều cách khác nhau như gửi bưu cục về tận nhà cho Tân sinh viên (Khóa
K21), cung cấp các giáo trình mơn học trên BK-Elearning, …
Hình 1. Sinh viên tình nguyện Trường ĐH Bách khoa (Đại Học Quốc gia Thành Phố
Hồ Chí Minh) đóng thùng gửi tặng giáo trình cho tân sinh viên
Về phía sinh viên, ngồi việc học online theo thời khóa biểu đăng ký mơn học, các
bạn cịn tối ưu hóa các nền tảng học trực tuyến (Google meet, Zoom, …) để học nhóm,
trao đổi bài, đăng hỏi bài vào các nhóm hỗ trợ học tập của trường (nhóm Chúng Ta
Cùng Tiến trên Facebook,… ). Song song đó, khi việc ghi chép bài cũng được sinh
viên tối ưu hóa bằng các ứng dụng ghi chép trực tiếp trên điện thoại, máy tính,… bằng
các cơng cụ ghi chép online giúp có thể tham gia học mọi lúc mà không cần đến sách
vở, bút viết.
Tuy đã có sự cố gắng từ cả nhà trường, thầy cơ và sinh viên để có thể học tập tại
nhà hiệu quả như ở trường nhưng vẫn có một số hạn chế không thể tránh khỏi.

19


2.1.2 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong việc phát huy tính sáng tạo của ý thức
trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí

Minh hiện nay
 Mă ̣t tích cực:
+ Trong quá trình học tập trực tuyến, các bạn sinh viên Bách Khoa đã tiếp
thu kiến thức một cách sáng tạo, chủ động thơng qua nhiều hình thức: tự tra cứu thơng
tin, học nhóm trực tuyến, trao đổi bài trên các nền tảng mạng xã hội, … Chính điều
này đã giúp ích cho việc phát triển các kỹ năng khác thông qua học tập như kỹ năng về
tin học cơ bản, kỹ năng tra cứu và chọn lọc thông tin từ nguồn mở, vơ hạn (internet),…
+ Chính sự sáng tạo của các bạn sinh viên đã đảm bảo cho sự tiếp thu một
cách liền mạch kiến thức khi chuyển sang hình thức học online, đảm bảo tiêu chí
“khơng đến trường, nhưng khơng ngừng học”. Ngồi ra, khai thác tối đa mạng internet
giúp sinh viên rèn luyện không chỉ kỹ năng về học thuật, tra cứu mà còn là hoạt động
cùng nhau (teamwork) bất kể khoảng cách trong thời đại 4.0 mà mọi giới hạn bị phá
vỡ và mọi thứ được kéo gần lại với nhau.
 Mă ̣t tiêu cực:
+ Khơng thể phủ nhận lợi ích to lớn mà sang tạo trong học tập, nhưng bên
cạnh đó sự sáng tạo cũng tạo ra vơ số tiêu cực, có thể kể đến như tiêu cực trong kiểm
tra thi cử do hình thức thi online, điểm danh rồi bỏ đi làm chuyện khác, sao chép bài
tập Bk Elearning, cùng vô số các mánh mẹo khác. Chính sự hình thức, thiếu ý thức ấy
vơ tình là rào cản đối với sinh viên, làm nảy sinh tâm lý lười học, học cho qua môn là
rào cản đến với thành cơng của chính bản thân sinh viên. Khơng dừng lại ở đó mà sự
sang tạo trong việc học của sinh viên gắn liền với thiết bị điện tử, nên khi xảy ra sự cố
kết nối, hoặc nguồn điện sẽ dễ bị động, lệ thuộc. Chưa kể đến sự tập trung sẽ không
thể đạt được như khi học offline, bởi sự đa tác vụ (multi-task) mà chiếc điện thoại hay
laptop mang lại, khi bạn có thể vừa nghe giảng vừa lướt web, vừa nhắn tin cũng như
vơ số các tác vụ khác, mà chính điều đó cũng là yếu tố làm giảm sự tập trung cho việc
học, tiếp thu từ giảng viên.
+ Có thể nói sự sang tạo là một trong những yếu tố tiên quyết cần có trong học tập,
sinh viên Bách Khoa cần chủ động sáng tạo để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả,
tuy vậy cũng cần hạn chế những tiêu cực từ việc sáng tạo.


20


2.1.3 Nguyên nhân của những tích cực và hạn chế
Đứng trước một không gian mở, đối với sinh viên Bách Khoa mà nói là cơ hội đồng
thời cũng là thách thức to lớn, nên bên cạnh những mặt tích cực từ sự sáng tạo mang
lại cũng tồn tại những tiêu cực. Các nguyên nhân của tiêu cực và hạn chế cũng đến từ
nhiều khía cạnh từ khách quan và chủ quan mỗi sinh viên.
 Về mặt khách quan, cùng với sự phát triển của các sản phẩm công nghệ kỹ
thuật, có thể nói học tập tại nhà mang đến những tiềm năng vô hạn về sáng tạo với
muôn vàng cách học, tìm tịi, nghiên cứu tùy theo cách mà mỗi sinh viên Bách Khoa
khai thác tìm kiếm kiến thức. Chưa kể đến việc được lưu lại video sau mỗi buổi học,
tạo điều kiện để sinh viên có thể sắp xếp chủ động các môn học, cũng như xem lại
phần kiến thức chưa vững, khơng tham gia được do có việc đột xuất. Tuy vậy chính
sự thoải mái này lại là dao hai lưỡi đối với những sinh viên lười biếng, chủ quan, ỷ
lại vào video xem lại. Bởi vì tiếp thu kiến thức là một q trình dài hạn có hệ thống,
nên khi để dồn nhiều video đến lúc gần thi mới xem, mới ơn thì sẽ dễ q tải và kết
quả thất bại trong các bài kiểm tra, thi cuối kỳ là không thể tránh khỏi. Chưa kể hậu
quả có thể dẫn đến tư duy gian lận thi cử, khi mà không học hành vẫn muốn điểm
cao, qua môn, và chính sự sáng tạo lúc này lại là nguồn cơn của muôn vàn kiểu gian
lận và qua mặt giám thị, có thể kể đến là một loạt email hướng dẫn gian lận được các
bạn sinh viên phản ánh trên group K20.

21


Hình 2. Email hướng dẫn gian lận cho bài thi trực tuyến được chia sẻ đến nhiều sinh
viên Đại học Bách Khoa.
Tuy vậy việc sử dụng đa dạng các hình thức như bài thực hành, tự luận, bài
tập nhóm, thuyết trình; xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá đặc biệt cho tình huống

đặc biệt, đã giảm thiểu các gian lận, cũng như đánh giá khách qua quá trình học tập
của sinh viên.
 Về mặt chủ quan, những sự cố về đường truyền, kết nối kém cũng như
những hạn chế khách quan khác là không thể tránh khỏi trong quá trình học, nhưng
chiếm phần thiểu số, có thể chủ động liên hệ với thầy cơ, bạn bè sau đó để được hỗ
trợ bổ túc phần kiến thức bị hổng.
Đã có khơng ít những sự cố gắng đổi mới, sáng tạo được ghi nhận trong công tác
dạy và học trực tuyến của nhà trường và sinh viên, khi phần lớn các bạn cảm thấy
thoải mái, khơng gặp nhiều khó khan với việc học tập, thi cử đánh giá của nhà trường.
Cũng như chuyển đổi nhịp nhàng giữa dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến.
Ngồi ra một số mơn thí nghiệm cũng có thể thực hiện mơ phỏng ngay tại nhà nhờ áp
dụng các ứng dụng thực tế ảo, video hướng dẫn từ phía các thầy cơ, giảng viên. Bên
cạnh đó cũng có những hạn chế khơng thể tránh khỏi, tuy vậy phần lớn có thể cải thiện
dựa trên ý thức chủ động, học tập của sinh viên.
2.2 Giải pháp phát huy tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động học tập của sinh
viên trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.1 Căn cứ của giải pháp
Quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của một học sinh hoặc sinh viên đều bị tác
động bới các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các yếu tố chủ quan đồng thời
cũng bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan có thể là mơi
trường học tập, thời gian ôn tập, kiến thức, phương pháp dạy,...Các yếu tố này đều ảnh
hưởng sự ý thức trong học tập và sự tiếp thu kiến thức của học sinh,viên sinh. Do đó,
địi hỏi mỗi học sinh, sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Bách Khoa Thành Phố
Hồ Chí Minh nói riêng cần có sự điều chỉnh, sáng tạo trong tự ý thức học tập để phù
hợp với từng môn học ở bậc đại học cũng như làm giảm ảnh hưởng tiêu cực mà các
yếu tố khách quan mang lại. Sự điều chỉnh này có thể dựa trên thống kê của báo “Top

22



×