Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý xã hội đối với công tác xóa đói, giảm nghèo ở thị xã an khê, tỉnh gia lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN NGỌC THIỆN

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CƠNG TÁC XĨA ĐĨI, GIẢM NGHÈO
Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

ĐẮK LẮK - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN NGỌC THIỆN

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CƠNG TÁC XĨA ĐĨI, GIẢM NGHÈO
Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý xã hội
Mã số: 60 31 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Thị Thu Quyên

ĐẮK LẮK - 2016


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.

Hà Nội, ngày…… tháng…..năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói,
giảm nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

TRẦN NGỌC THIỆN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH

: An sinh xã hội


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HDI

: Chỉ số phát triển con ngƣời

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị

LĐ-TB&XH


: Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

LHQ

: Liên hợp quốc

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

QLXH

: Quản lý xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB

: Ngân hàng thế giới

XĐGN

: Xóa đói, giảm nghèo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ......................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................. 8
1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói
giảm nghèo ............................................................................................ 24
1.3. Nội dung, phƣơng pháp quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói
giảm nghèo ............................................................................................ 29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA
ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY .......... 38
2.1. Những yếu tố tác động đến quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói,
giảm nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay. ............................ 38
2.2. Kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong quản lý xã hội đối với cơng tác
xóa đói, giảm nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay ............... 47
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN
LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở THỊ XÃ
AN KHÊ, TỈNH GIA LAI HIỆN NAY .......................................................... 69
3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói,
giảm nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay ............................ 69
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói, giảm
nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay ...................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là hiện tƣợng kinh tế - xã hội, nó đã và đang diễn ra phức
tạp ở khắp các châu lục, các quốc gia trên thế giới. Nó ảnh hƣởng trực tiếp

đến đời sống của con ngƣời, của gia đình, cộng đồng và tồn xã hội. Xố đói,
giảm nghèo đã trở thành vấn đề có tính tồn cầu, là thách thức lớn đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, xóa đói, giảm nghèo (XĐGN)
đƣợc coi là một nội dung quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển
của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tùy vào thể chế chính trị của mỗi
quốc gia, ở những giai đoạn, thời kỳ khác nhau mà việc quan tâm đến XĐGN
theo mức độ khác nhau.
Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta là đi đôi với
tăng trƣởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và tiến bộ
xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng, miền trong cả nƣớc, hạn chế
tốc độ gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Thực hiện chủ trƣơng đó, trong
những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong công
tác XĐGN. Với những nội dung, cách thức, giải pháp khác nhau, các nhà
quản lý đã và đang hƣớng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của ngƣời
dân, xóa bỏ hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về XĐGN.
Trong những năm qua, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều chủ trƣơng,
giải pháp triển khai công tác XĐGN phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phƣơng. Với sự tham gia hƣởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các tổ
chức và đông đảo quần chúng nhân dân, thành tựu về XĐGN đã thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn thị xã, đƣợc tỉnh công nhận và
đánh giá cao. Khi triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, tỷ
lệ hộ nghèo giảm nhanh, giúp ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch


2
vụ y tế, văn hóa, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất tăng thu nhập, ổn
định cuộc sống vƣơn lên thoát nghèo. Phong trào XĐGN đã đƣợc xã hội hóa,
thu hút đƣợc sự tham gia của tồn xã hội; diện mạo nơng thơn có nhiều thay
đổi, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra hộ nghèo theo hƣớng đa chiều thì trên
địa bàn tỷ lệ hộ nghèo tăng cao, chủ yếu là dân nghèo sống ở nông thôn, đồng
bào dân tộc thiểu số, lao động phổ thông thiếu đất canh tác; tỷ lệ hộ dân sống
bằng sản xuất nơng nghiệp có mức thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ
thiết yếu của xã hội thấp (tiệm cận với ngƣỡng nghèo) đã tăng cao; sự bứt phá
về kinh tế gia đình của một bộ phận đã làm cho phân hoá giàu nghèo đang
diễn ra nhanh trong cộng đồng dân cƣ; mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng có
những tác động khơng nhỏ tới sự cơng bằng và bình đẳng trong xã hội. Đặc
biệt, trong quá trình quản lý xã hội (QLXH) đối với cơng tác XĐGN cịn bộc
lộ một số vấn đề cần quan tâm, bắt đầu từ việc thu thập, nghiên cứu xây dựng
đề án, kế hoạch, chƣơng trình, xác định bƣớc đi, huy động nguồn lực đến việc
tổ chức chỉ đạo thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Những vấn đề nêu trên cần đƣợc phân tích đánh giá, tìm ra ngun
nhân và sớm có những giải pháp khắc phục kịp thời, nếu không các mục tiêu
về phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới sẽ khơng hồn thành.
Là một cán bộ cơng tác tại địa phƣơng, bản thân có nhiều trăn trở và
mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ bé cơng sức của mình vào nghiên
cứu và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý công tác XĐGN tại
địa phƣơng. Hơn nữa, bản thân cũng đã đƣợc học tập, nghiên cứu hệ thống lý
luận về QLXH tại Học viện Báo chí và Tun truyền nên tơi chọn vấn đề
“Quản lý xã hội đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo ở thị xã An Khê, tỉnh
Gia Lai hiện nay” làm đề tài thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý xã hội. Đây
cũng là nhu cầu cấp bách cần có cơng trình nghiên cứu khoa học về xóa đói,
giảm nghèo tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới vấn đề XĐGN là vấn đề có tính tồn cầu đƣợc
nhiều quốc gia dành sự quan tâm đặc biệt, vì nó khơng chỉ là vấn đề kinh tế

mà cịn là vấn đề chính trị - xã hội, vấn đề nhân đạo, nhân văn. Bởi vậy, vấn
đề XĐGN đã thu hút nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong, ngoài
nƣớc nghiên cứu, cụ thể là:
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài nghèo đói, tiêu
biểu nhƣ Hati Z.A. Pasha và T. Palanivel với “Chính sách tăng trưởng vì người
nghèo - kinh nghiệm châu Á”.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng có nhiều đề tài nghiên cứu
về vấn đề này, nhƣ:
- Trong quá trình triển khai Chƣơng trình XĐNG giai đoạn 1998-2000,
có một số nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện nhằm hỗ trợ
cho Việt Nam xây dựng chƣơng trình XĐGN tổng thể và tồn diện. Có thể kể
đến là nghiên cứu của WB “Báo cáo tình hình phát triển Việt Nam – Tấn cơng
đói nghèo” năm 2000 đã đánh giá tác động của hệ thống chính sách XĐGN
trên phạm vi quốc gia. Trên cơ sở đó, Báo cáo đã chỉ ra những tác động của
một số chính sách giúp cho việc hoạch định chính sách ở nƣớc ta về vấn đề
XĐGN giai đoạn 2001-2005;
- Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với một số cơ quan,
tổ chức quốc tế trong q trình nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, XĐGN nhƣ:
“Đánh giá cuối kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và Chương trình
135-1” năm 2004; “Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức” năm 2009… Các
nghiên cứu này chủ yếu đƣa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng, hoạch định
chính sách XĐGN trong tƣơng lai;
- Lê Xuân Bá (2001) có cuốn “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt
Nam”, đã phân tích một số vấn đề cơ bản về đói nghèo và XĐGN ở Việt Nam.


4
Đồng thời tác giả cũng khái quát vấn đề đói nghèo trên thế giới, thực trạng đói
nghèo ở Việt Nam qua nghiên cứu thực tiễn 1 địa phƣơng cụ thể (tỉnh Quảng
Bình), từ đó đƣa ra định hƣớng XĐGN ở Việt Nam;

- Hà Quế Lâm có cuốn“Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số hiện
nay - thực trạng và giải pháp” do Nxb. Chính trị quốc gia ấn hành năm 2002;
- Bùi Minh Đạo (2005) đã có “Thực trạng đói nghèo và một số giải
pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” do
Nxb. Khoa học xã hội phát hành. Đây là các cơng trình nghiên cứu phân
tích khá chi tiết hiện trạng đói nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS), đồng thời tác giả đề cập đến những giải pháp giảm nghèo cho
vùng đồng bào DTTS;
- Đề tài Tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách XĐGN ở
nước ta giai đoạn 2001-2010, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp XĐGN
phục vụ cơng tác quản lý và điều hành của Đảng trong giai đoạn 2011-2020 do
PGS,TS. Lê Quốc Lý chủ nhiệm. Đề tài đã tổng kết 10 năm thực hiện công tác
XĐGN, chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của nó trong
thực hiện chính sách XĐGN giai đoạn 2001-2010; đồng thời đã đề xuất những
kiến nghị để xây dựng cơ chế, chính sách cho 10 năm tiếp theo;
- Năm 2010, Phạm Thái Hƣng và các cộng sự có nghiên cứu về Nghèo
của đồng bào DTTS ở Việt Nam – Thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt
khó khăn thuộc Chương trình 135-II;
- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hằng năm 1999: “Vấn đề xố
đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, đã luận giải khá rõ nét
ngun nhân của đói nghèo và cơng tác XĐGN ở nơng thơn trong giai đoạn
đó. Tác giả cũng nhấn mạnh tác hại của đói nghèo đối với phát triển kinh tế ở
vùng nơng thơn nƣớc ta, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm huy động sức
mạnh XĐGN ở khu vực nông thôn Việt Nam;


5
- Bên cạnh đó cịn có 1 số luận án, luận văn nhƣ: Luận án tiến sĩ kinh tế
của Trần Thị Hằng (2001): “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay” bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thế Hạnh (1998): "Thực trạng và những giải
pháp kinh tế chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở vùng định canh định cư tỉnh
Thanh Hố", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ kinh
tế của Tào Bằng Huy (1999): "Những giải pháp cơ bản nhằm xố đói giảm
nghèo ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010" Đại học kinh tế Quốc dân;
Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Lý (2000): “Vấn đề xố đói giảm nghèo
ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Luận
văn Thạc sĩ của Trần Thanh Hà (2011): “Xóa đói giảm nghèo ở huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội”, Học viện Báo chí và Tun truyền;
Ngồi ra cịn nhiều tác giả khác đã đề cập đến vấn đề này ở các khía cạnh
khác nhau. Đây là những cơng trình khoa học có giá trị tham khảo để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn. Nhìn chung, các cơng trình khoa học của các
tác giả nghiên cứu về vấn đề nghèo đói và XĐGN dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, nghiên cứu dƣới góc độ quản lý xã hội về thực trạng và các giải
pháp tăng cƣờng QLXH đối với công tác XĐGN ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
thì chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và trực diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực
trạng QLXH đối với công tác XĐGN ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, luận văn
chỉ ra phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp tăng cƣờng QLXH đối với công tác
XĐGN ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:


6
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về QLXH đối với cơng tác XĐGN;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng QLXH đối với công tác XĐGN
của thị xã An Khê tỉnh Gia Lai hiện nay;

Ba là, chỉ ra phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp tăng cƣờng QLXH đối
với công tác XĐGN của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai hiện nay.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc QLXH đối với công tác XĐGN của thị xã An
Khê giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo, quản lý đối với công tác XĐGN
của thị xã An Khê từ năm 2010 đến nay; tập trung nghiên cứu sâu hơn ở một số
xã có nhiều đồng bào DTTS dễ bị đói, nghèo tăng cao nhƣ: xã Tú An, xã Song
An, phƣờng Tây Sơn;
Phƣơng hƣớng và giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phƣơng pháp luận của phƣơng pháp nghiên
cứu quản lý; luận văn dựa vào các quy luật quản lý và quan điểm, đƣờng lối,
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để làm cơ sở phân tích, đánh
giá, đề xuất giải pháp quản lý công tác XĐGN của thị xã An Khê hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng phƣơng
pháp biện chứng duy vật: Bằng cơ sở lý luận với những khái niệm, quan niệm
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích làm rõ các vấn đề đã và
đang đặt ra trong quản lý xã hội và quản lý xã hội đối với công tác xóa đói
giảm nghèo;


7
Luận văn tiến hành nghiên cứu về quản lý xã hội đối với công tác
XĐGN; xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu kết quả thực hiện từng

chính sách, từng đối tƣợng, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác
giảm nghèo của địa phƣơng.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về QLXH đối với công tác XĐGN;
- Hệ thống hóa quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc trong
cơng tác XĐGN;
- Phân tích thực trạng đói nghèo và thực trạng QLXH đối với cơng tác
XĐGN của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi, phù hợp điều kiện đặc thù của thị xã
An Khê nhằm tăng cƣờng QLXH đối với công tác XĐGN của thị xã An Khê,
tỉnh Gia Lai đến năm 2020.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận về QLXH, QLXH về công tác XĐGN ở cấp huyện;
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho công tác quản lý XĐGN của các địa phƣơng nhất là các địa phƣơng
trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy và học tập tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chƣơng với 07 tiết.


8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CƠNG TÁC XĨA ĐĨI, GIẢM NGHÈO
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo

Đói nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó
hiện hữu trong cuộc sống nhƣ một yếu tố lịch sử, có thể sinh ra, tồn tại, phát
triển và cũng có thể mất đi ở mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi quốc gia hay
mỗi xã hội.
Q trình nhận thức về đói nghèo của con ngƣời ngày càng đa dạng và
phong phú, mở rộng và đầy đủ hơn. Đầu những năm 1970, đói nghèo chỉ
đƣợc coi là sự đói nghèo về tiêu dùng, với tƣ tƣởng cốt lõi và căn bản nhất để
một ngƣời bị coi là nghèo đói đó là sự "thiếu hụt" so với mức sống nhất định.
Mức thiếu hụt này đƣợc xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào
không gian, thời gian. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, mức sống của
con ngƣời ngày càng cao hơn, những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng nhiều
hơn và quan niệm về nghèo đói cũng đƣợc mở rộng ra rất nhiều. Các yếu tố
nhƣ nguồn lực ngƣời nghèo, mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia vào các
hoạt động văn hóa, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các rủi ro đã đƣợc
đƣa vào nội dung của quan niệm đói nghèo. Trong Báo cáo phát triển con
ngƣời năm 1997, Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đề cập
đến đói nghèo về năng lực, khác với quan niệm đói nghèo về thu nhập. Theo
đó, đói nghèo đƣợc tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con ngƣời cơ
bản. Trong Báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên
hợp quốc (LHQ) năm 2003, đã nhấn mạnh sự cần thiết đƣa phƣơng pháp tiếp
cận đói nghèo trên cơ sở quyền lợi cơ bản của con ngƣời về kinh tế, văn hóa,
xã hội, chính trị và dân sinh.


9
Hiện nay, chƣa có định nghĩa duy nhất về nghèo và chƣa có một sự
thống nhất tuyệt đối trong quan niệm về nghèo bởi vì quá trình nhận thức về
nghèo của con ngƣời ngày càng đa dạng và phong phú, bản thân của ngƣời
nghèo cũng thay đổi rất nhanh chóng trong suốt những thập kỷ qua.
Để xây dựng các chủ trƣơng, giải pháp XĐGN cần phải có các quan niệm

đúng về đói nghèo và có sự thống nhất chung, tƣơng đối cho các quốc gia về các
quan niệm nghèo đói. Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khác
nhau về cách tiếp cận chứ khơng phải khác nhau về bản chất của đói nghèo.
Quan niệm về đói nghèo đƣợc nêu ra tại Hội nghị bàn về XĐGN ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, do Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái
bình dƣơng (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 cũng đáng đƣợc chú
ý. Hội nghị này cho rằng: nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội phong tục tập quán
của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận. Đây là quan
niệm tƣơng đối đầy đủ và bao quát, nên có thể coi đây là quan niệm chung
nhất và có tính hƣớng dẫn về phƣơng pháp nhận diện nét chính yếu phổ biến
về đói nghèo của các quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chí và chuẩn mực về mặt
lƣợng hóa chƣa đƣợc xác định, vì cịn phải tính đến sự khác biệt về chênh
lệch giữa các điều kiện tự nhiên xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng,
miền khác nhau.
Theo quan điểm của LHQ thì, ngƣời nghèo là những ngƣời có thu nhập
dƣới đƣờng ranh giới nghèo, đƣợc xác định bằng số tiền cho nhu cầu thiết yếu
về ăn, mặc, ở… mà trƣớc mắt là lƣơng thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống
với mức tiêu dùng nhiệt lƣợng 2.100 - 2.300 Calo/ngƣời/ngày.
Thực tế thế giới thƣờng dùng quan niệm nghèo khổ mà khơng
dùng quan niệm đói nghèo nhƣ ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo


10
bốn khía cạnh: (i) Về thời gian: Phần lớn ngƣời nghèo khổ là ngƣời có
mức sống dƣới mức “chuẩn” trong một thời gian dài cũng có một số
ngƣời nghèo khổ tình thế nhƣ những ngƣời thất nghiệp, những ngƣời
mới nghèo do suy thoái kinh tế hoặc thiên tai, rủi ro…; (ii) Về khơng
gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, vùng điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn (vùng 3). Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành
thị, trƣớc hết ở các nƣớc đang phát triển cũng có xu hƣớng gia tăng; (iii)
Về giới tính: Ngƣời nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Nhiều hộ gia
đình nghèo nhất do nữ giới là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn
ơng làm chủ hộ thì ngƣời phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới; (iv) Về mơi
trường: Phần lớn ngƣời thuộc diện đói nghèo sống ở những vùng khắc
nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và xuống cấp của môi trƣờng đều
đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ nhận dạng và tình hình trên LHQ đƣa ra hai quan niệm về đói nghèo
đƣợc thể hiện là nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối:
- Nghèo tuyệt đối: Là bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng đầy đủ những
nhu cầu cơ bản tối thiểu, những nhu cầu cơ bản đó là những đảm bảo tối thiểu
về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục;
+ Nghèo tương đối: Là bộ phận dân cƣ đƣợc hƣởng đầy đủ những nhu
cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống.
Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta
và thực trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cƣ hiện nay có thể đánh
giá đói nghèo theo 4 tiêu chí chính: Thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, tƣ
liệu sản xuất và vốn liếng để dành. Song, ở nƣớc ta do nền văn hóa và bản sắc
dân tộc Việt Nam, nên quan niệm về đói nghèo khơng chỉ đơn thuần đề cập
đến vấn đề thu nhập vật chất mà còn liên quan đến khía cạnh bản sắc văn hóa,
đạo đức, nhân văn…


11
Trong các tiêu chí nhƣ thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chỉ tiêu gia
đình, hƣởng thụ văn hóa… thì tiêu chí thu nhập kinh tế là đáng chú ý hơn cả.
Ở nƣớc ta chỉ tiêu đánh giá hộ gia đình giàu, nghèo, đói, có thể dựa trên chỉ
tiêu chính là thu nhập bình qn nhân khẩu một tháng (hoặc năm) đƣợc đo
lƣờng bằng chỉ tiêu giá trị quy đổi hoặc hiện vật quy đổi. Khái niệm thu nhập

ở đây đƣợc hiểu là thu nhập thuần túy. Đối với hộ dân cƣ ở nơng thơn, thu
nhập đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu thu nhập
bình qn nhân khẩu/tháng là tiêu chí cơ bản nhất để xác định mức độ nghèo.
Ngoài ra, cịn căn cứ vào tiêu chí phụ là dinh dƣỡng bữa ăn, mặc, nhà ở và các
điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại…
Trong điều kiện giá cả không ổn định nhƣ nƣớc ta hiện nay cần phải sử
dụng hình thức hiện vật, phổ biến là quy ra gạo để xác định đói nghèo. Việc sử
dụng hình thức hiện vật quy ƣớc này có tác dụng loại bỏ đƣợc yếu tố giá cả, từ
đó có thể so sánh mức thu nhập của ngƣời dân theo thời gian và không gian dễ
dàng, thuận tiện. Đặc biệt đối với ngƣời nghèo nói chung và nơng dân nghèo nói
riêng, chỉ tiêu số lƣợng kg gạo bình qn đầu ngƣời/tháng rất có ý nghĩa thực tế.
Một hộ có thu nhập cao thì nhất thiết khơng phải là nghèo và ngƣợc lại.
Cịn mức độ chi tiêu và cơ cấu chi tiêu không thể thay thế thu nhập, vì chi tiêu
cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: sở thích, phong tục tập quán, điều
kiện khí hậu, quan hệ thị trƣờng. Tƣơng tự nhƣ vậy, vấn đề mặc, nhà ở,
phƣơng tiện đi lại cũng không thể thay thế chỉ tiêu thu nhập, ngƣợc lại chỉ có
tác dụng bổ sung cho chỉ tiêu thu nhập.
Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và đi đến thống nhất ở các Bộ,
ngành Trung ƣơng, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã
đƣa ra quan niệm đói nghèo ở Việt Nam nhƣ sau:
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống;


12
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn
một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện;
Hộ đói là hộ cơm khơng đủ ăn, áo khơng đủ mặc, con cái thất học, ốm
đau khơng có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát;

Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và
không đủ ấm, khơng có khả năng phát triển sản xuất.
Nhƣ vây, đói nghèo là một phạm trù lịch sử, có tính tƣơng đối. Đói
nghèo có nguồn gốc căn ngun từ kinh tế nhƣng với tƣ cách là hiện tƣợng
tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, nghèo đói thực chất
là hiện tƣợng kinh tế xã hội phức tạp, chứ không đơn thuần chỉ là hiện tƣợng
kinh tế, cho dù các yếu tố đánh giá của nó trƣớc hết và chủ yếu dựa trên các
tiêu chí về kinh tế. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp xóa đói giảm
nghèo ở nƣớc ta.
Để đánh giá mức nghèo của quốc gia hay địa phƣơng, có nhiều tiêu chí
nhƣ: chỉ số nghèo của con ngƣời HPI, hệ số GINI, GDP, Theil. WB đã đƣa ra
thƣớc đo đói nghèo bằng con số định lƣợng cho các khu vực khác nhau:
- Các nƣớc nghèo, thu nhập dƣới 0,5 USD/ngƣời/ngày;
- Các nƣớc đang phát triển là 1 USD/ngƣời/ngày;
- Các nƣớc thuộc Mỹ latinh và vùng Caribê là 2 USD/ngƣời/ngày;
- Các nƣớc Đông Á là 4 USD/ngƣời/ ngày;
- Các nƣớc công nghiệp phát triển là 14 USD/ngƣời/ngày.
Những con số trên đây không phải là chuẩn bắt buộc chung cho các
quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng chuẩn đói nghèo riêng của mình. Chuẩn
nghèo là công cụ để đo lƣờng và giám sát nghèo đói. Một thƣớc đo nghèo đói
tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèo đói,


13
cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các
nƣớc khác và giám sát chỉ tiêu xã hội theo hƣớng có lợi cho ngƣời nghèo.
Các quốc gia xác định chuẩn nghèo dựa trên sự thiếu hụt của cá nhân,
hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt đƣợc. Có quốc gia xác định chuẩn
này dựa trên 1/2 thu nhập bình qn, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập

bình quân.
Trên thế giới hiện nay, trừ Mỹ chuẩn nghèo hầu nhƣ không đổi trong
suốt 4 thập kỷ qua, còn lại tất cả các nƣớc khi giàu lên họ thƣờng có hƣớng
điều chỉnh lại chuẩn nghèo. Cộng đồng Châu Âu định nghĩa nghèo là có thu
nhập bình qn đầu ngƣời thấp dƣới 50% thu nhập của đối tƣợng trung lƣu.
Khi thu nhập của đối tƣợng trung lƣu tăng lên thì chuẩn nghèo cũng tăng lên.
Ở Canada ngƣời ta sử dụng chuẩn nghèo tƣơng đối để theo dõi nghèo đói:
Năm 1993 thu nhập bình qn một gia đình 4 ngƣời là 62.000 USD và họ
quan niệm chuẩn nghèo của Canada là những gia đình 4 ngƣời có thu nhập
dƣới 31.000 USD.
Trong những năm qua, nƣớc ta tồn tại song song một số phƣơng pháp
xác định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau. Đó là cách xác định
chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ LĐ-TB&XH công bố và chuẩn nghèo của
Tổng cục Thống kê, của Ngân hàng Thế giới.
- Tổng cục Thống kê với vai trị thu thập, cơng bố và đánh giá số liệu
cấp quốc gia, có thể so sánh quốc tế, đã cùng Ngân hàng Thế giới áp dụng
phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo theo phƣơng pháp đo lƣờng mức sống
của Ngân hàng Thế giới, đƣợc triển khai vào đầu thập niên 80 cho các nƣớc
đang phát triển. Phƣơng pháp này cho phép các kết quả tính tốn có thể so
sánh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và so sánh theo thời gian;
- Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan thƣờng trực chƣơng trình quốc gia xóa
đói, giảm nghèo đã tiến hành rà sốt chuẩn nghèo qua các thời kỳ. Lúc đầu


14
chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang sử
dụng chỉ tiêu thu nhập. Mục đích của Bộ LĐ-TB&XH là xác định đƣợc đối
tƣợng cụ thể của chƣơng trình trợ cấp thơn, xã, lên danh sách hộ nghèo, chỉ
ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó
giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế với

XĐGN, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện đời sống dân cƣ và
ngƣời nghèo.
+ Giai đoạn 1993-1995:
Hộ đói: Bình qn thu nhập đầu ngƣời quy gạo/tháng dƣới 13kg đối với
hộ thành thị và dƣới 8kg đối với hộ nơng thơn.
Hộ nghèo: Bình qn thu nhập đầu ngƣời quy gạo/tháng dƣới 20kg đối
với khu vực thành thị và dƣới 15kg đối với khu vực nơng thơn.
+ Giai đoạn 1995-1997:
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một ngƣời trong một tháng
quy ra gạo dƣới 13kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập quy ra gạo theo mức quy định dƣới đây:
Vùng nông thôn miền núi hải đảo: dƣới 13kg/ngƣời/tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng: dƣới 20kg/ngƣời/tháng.
Vùng thành thị: dƣới 25kg/ngƣời/tháng.
+ Giai đoạn 1997-2000 :
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập một ngƣời trong một tháng quy ra gạo
dƣới 13kg, tƣơng đƣơng 45.000 đồng (giá năm 1997) tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập quy ra gạo theo mức quy định dƣới đây:
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dƣới 15kg/ngƣời/tháng (tƣơng
đƣơng 55.000 đồng ).
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dƣới 20kg/ngƣời/tháng (tƣơng
đƣơng 70.000 đồng ).


15
Vùng thành thị: dƣới 25 kg/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 90.000 đồng ).
+ Giai đoạn 2001-2005:
Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/tháng.
Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/ngƣời/tháng.
Thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng.

+ Giai đoạn 2006-2010:
Ở nơng thơn có mức thu nhập bình qn dƣới 200.000
đồng/ngƣời/tháng (2,4 triệu đồng/ ngƣời/năm) đƣợc coi là hộ nghèo. Ở khu
vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dƣới 260.000
đồng/ngƣời/tháng (dƣới 3,12 triệu đồng/ngƣời/năm) đƣợc coi là hộ nghèo.
+ Giai đoạn 2010-2015:
Hộ nghèo ở nông thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000
đồng/ngƣời/tháng (từ 4.800.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 500.000
đồng/ngƣời/tháng (từ 6.000.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
+ Giai đoạn 2016-2020: Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn
2016- 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ
tƣớng Chính phủ [35]:
(i) Các tiêu chí về thu nhập:
Nghèo: thu nhập 700.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống ở khu vực nông
thôn và 900.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống ở khu vực thành thị.
Cận nghèo: thu nhập 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn
và 1.300.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị.


16
(ii) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc
sạch và vệ sinh; thông tin;
Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của ngƣời lớn;

tình trạng đi học của trẻ em; chất lƣợng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu
ngƣời; nguồn nƣớc sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có
thu nhập bình qn đầu ngƣời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu
nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và
thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên;
- Hộ nghèo ở thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
nhập bình quân đầu ngƣời/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập
bình quân đầu ngƣời/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu
hụt từ 03 chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên;
- Hộ cận nghèo ở nông thôn: là hộ có thu nhập bình qn đầu
ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dƣới 03 chỉ
số đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Hộ cận nghèo ở thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu
ngƣời/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dƣới 03 chỉ
số đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


17
Ý nghĩa rất lớn của tiếp cận nghèo đa chiều là giúp đo đếm đƣợc đối
tƣợng, xác định đối tƣợng và trên cơ sở đó xây dựng chính sách cho từng
nhóm đối tƣợng phù hợp, phân loại bằng một thƣớc đo là chuẩn nghèo hay
chuẩn cuộc sống tối thiểu. Điều này cũng là lý do mục tiêu giảm nghèo bền
vững của Việt Nam đến năm 2020 không chỉ tiếp tục ƣu tiên nguồn lực cho
các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, mà quan

trọng là chuyển đổi phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đói từ đơn chiều sang đa
chiều, tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tƣợng. Xóa nghèo khơng chỉ
tăng thu nhập cho các hộ nghèo mà còn tăng mức độ thụ hƣởng của các thành
viên trong các dịch vụ xã hội khác. Nguy cơ tái nghèo cao, chênh lệch giữa
các vùng miền tồn tại dai dẳng; một bộ phận ngƣời nghèo khơng muốn thốt
nghèo. Trong khi đó các dạng nghèo đơ thị mới đã xuất hiện. Đó đều là thách
thức trong việc đảm bảo tính bền vững của các kết quả đã đạt đƣợc. Cốt lõi
của xóa nghèo bền vững mang tầm tƣơng lai là giải quyết cho đƣợc các thách
thức này và hơn thế.
1.1.2. Quan niệm về xóa đói giảm nghèo
Xóa đói, giảm nghèo là một trong 8 trụ cột của Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ đã đƣợc 189 quốc gia phê chuẩn và là một trong 10 vấn đề của
phát triển xã hội đã đƣợc Hội nghị Thƣợng đỉnh về phát triển xã hội tại
Copenhaghen tháng 5/1995 thơng qua. Xóa đói giảm nghèo chính là làm cho
bộ phận dân cƣ nghèo nâng cao mức sống, từng bƣớc thốt khỏi tình trạng
nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lƣợng ngƣời nghèo giảm xuống. Ở
khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn
sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi
mặt của mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó ln bao hàm xóa đói và cũng giống nhƣ khái
niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tƣơng đối. Bởi nghèo có thể tái sinh,


18
hoặc khi khái niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Do đó, việc đánh giá mức
độ giảm nghèo phải đƣợc đánh giá trong một thời gian, không gian nhất định.
Giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do đó chỉ có
thể từng bƣớc giảm nghèo, chứ chƣa thể xóa sạch đƣợc nghèo. Chỉ khi nào
xã hội lồi ngƣời đạt tới trình độ xã hội cộng sản nhƣ chủ nghĩa Mác Lênin dự đốn thì hiện tƣợng nghèo sẽ khơng cịn nữa và giảm nghèo cũng
khơng cần.

Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều
quan niệm về giảm nghèo khác nhau. Nếu hiểu nghèo là dạng đình đốn của
phƣơng thức sản xuất đã bị lạc hậu, song vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo chính
là q trình chuyển đổi sang phƣơng thức mới tiến bộ hơn; Nếu hiểu nghèo là
do phân phối thặng dƣ trong xã hội một cách bất công đối với ngƣời lao động,
do chế độ sở hữu tƣ bản chủ nghĩa thì giảm nghèo chính là q trình xóa bỏ
chế độ sở hữu và chế độ phân phối này; Nếu hiểu nghèo là hậu quả của tình
trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm sự phát triển ở các nƣớc thuộc địa,
phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nƣớc thuộc địa, phụ thuộc giành lấy
độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội; Nếu hiểu nghèo là
do sự bùng nổ gia tăng dân số vƣợt quá tốc độ phát triển kinh tế thì phải tìm
mọi cách để giảm gia tăng dân số lại; Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất
nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo
chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định và phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay nghèo đói khơng phải là do bóc lột của giai cấp tƣ
sản và địa chủ đối với lao động nhƣ trƣớc đây, mà do nền kinh tế nƣớc ta
đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang
nền kinh tế phát triển hiện đại. Trong nền kinh tế này, tồn tại và đan xen nhiều
trình độ sản xuất khác nhau. Có trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn cịn trong
khi đó trình độ sản xuất mới, tiên tiến lại chƣa đóng vai trị chủ đạo, thay thế


19
các trình độ sản xuất cũ. Do đó, dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau trong
các tầng lớp dân cƣ.
Ở góc độ ngƣời nghèo: XĐGN là q trình tạo điều kiện giúp đỡ ngƣời
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn, giúp họ từng bƣớc
thốt ra khỏi tình trạng nghèo.
Trong tiến trình phát triển, tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo có mối

quan hệ biện chứng. Tăng trƣởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để
giảm nghèo. Ngƣợc lại, giảm nghèo là nhân tố đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế
mang tính bền vững. Tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là
yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào yếu tố tăng trƣởng kinh tế. Trong nền
kinh tế, nếu tăng trƣởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế nhƣ:
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao
động… thì giảm nghèo lại chịu tác động quy luật phân hóa giàu nghèo, vấn đề
phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội….
Trong q trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trƣởng
kinh tế và giảm nghèo theo nhiều chiều hƣớng, có khi trái ngƣợc nhau. Do
vậy, để đảm bảo đƣợc tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo đòi hỏi Nhà nƣớc có
sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hƣớng đồng thuận. Đây
là vấn đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng làm đƣợc trong
q trình phát triển.
Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc quán triệt trong các chủ trƣơng, chính sách, quy định phù hợp với
thực tiễn về đói nghèo của cả nƣớc và đói nghèo của từng khu vực. Ngồi
việc góp phần ổn định chính trị - xã hội, XĐGN có vai trị to lớn đối với q
trình phát triển đất nƣớc, nâng cao trình độ dân trí, kinh nghiệm, kỹ năng hoạt
động kinh tế và làm giàu của dân cƣ.


×