Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và kết quả tư vấn cho người bệnh gout tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.73 KB, 106 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Gout là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và
đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng acid uric tích tụ trong máu
gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng nhất của bệnh Gout là những cơn
đau đột ngột điển hình là về đêm gây sưng tấy ở khớp bàn ngón chân cái (6070%), ngồi ra có thể gặp ở các khớp khác ở chân như ở ngón chân, cổ chân,
khớp gối, ít khi gặp ở các khớp chi trên [1]. Gout được đánh giá là một căn
bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ người
mắc bệnh này ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại
một phần do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý [2].
Trong 20 năm gần đây tỷ lệ bệnh Gout đã tăng hơn gấp đơi, khơng cịn
là vấn đề của riêng nam giới tuổi trung niên, sự gia tăng này cùng với sự xuất
hiện thường xuyên của các bệnh đồng mắc và các yếu tố tim mạch tạo nên
một thách thức lớn cho sức khoẻ ở cộng đồng. Các số liệu thống kê ở nhiều
nước trên thế giới cho thấy: Bệnh Gout ngày một gia tăng ở các nước Châu Mỹ
và các nước khác như Nhật Bản, Newzeland và Trung Quốc, chiếm 0,02-0,2%
dân số, tuổi trung niên 40 -60 tuổi, nhưng hiện nay có nhiều người trẻ ở độ tuổi
30 cũng mắc bệnh này, gặp chủ yếu ở nam giới ( 95%), một số trường hợp mang
tính chất gia đình [3], [4].
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tăng acid uric máu có liên quan
chặt chẽ đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự thay đổi lối sống và
chế độ ăn. Nồng độ acid uric máu có mối liên quan mật thiết với tình trạng
thừa cân, béo phì, rối loạn lipd máu và các bệnh lý tim mạch, thần kinh. Tỷ lệ
người trưởng thành bị tăng acid uric máu có xu hướng gia tăng nhanh trong
hai thập kỷ qua ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Kết quả
nghiên cứu ở Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu


2


trong khoảng 13-25% tùy từng khu vực. Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển
cũng chiếm khoảng từ 10-15% dân số trưởng thành [5], [6].
Tại Việt Nam, điều kiện kinh tế xã hội phát triển tỷ lệ bệnh Gout được
phát hiện cao hơn, bệnh đã và đang trở thành một gánh nặng kinh tế cho xã hội.
Nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Bệnh Gout đứng hàng thứ tư
trong các bệnh khớp nội trú thường gặp chiếm tỷ lệ 1,5%. Nghiên cứu của tác
giả Đào Hùng Hạnh cho thấy các yếu tố liên quan ở người bệnh Gout là tuổi,
tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, hút thuốc lá, uống rượu, bia, ít hoạt động
thể dục, béo phì, thời gian mắc bệnh, nồng độ acid uric máu [7]. Dinh dưỡng,
đặc biệt là khẩu phần là một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới khởi
phát cơn Gout cấp. Purin trong chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng AU
máu và tiến triển bệnh Gout, người bệnh Gout có xu hướng tiêu thụ một
lượng lớn thịt hoặc hải sản trong nhiều năm và khi sử dụng thực phẩm có hàm
lượng purin cao (khoảng 3,48g purin) thì nguy cơ tái phát các cơn Gout cấp
cao gấp năm lần so với nhóm tiêu thụ purin thấp (khoảng 0,85g purin).
Các nghiên cứu về tình tạng dinh dưỡng cho người bệnh Gout ở Việt
Nam cũng đã được đề cập, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thực
trạng dinh dưỡng và những can thiệp tư vấn dinh dưỡng góp phần nâng cao
nhận thức của người bệnh về chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện. Chính vì lý do trên
nên chúng tơi tiến hành nghiên cứ đề tài: “ Tình trạng dinh dưỡng và kết quả
tư vấn cho người bệnh Gout tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm
2020”. với hai mục tiêu:
1. Mơ tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc Gout đang điều trị
nội trú tại khoa Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020.
2. Đánh giá kết quả tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh Gout đang điều trị
nội trú tại khoa Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hiểu biết về bệnh Gout
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về tăng acid uric máu
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của nucleotid có nhân
purin. Sản phẩm này được hình thành từ 3 nguồn: Nguồn thoái giáng các
nucleotid từ thức ăn, thoái giáng các nucleoprotein do quá trình hủy tế bào
trong cơ thể hoặc tạo ra từ sự tổng hợp nội sinh các nucleoprotein [1].
Việc tổng hợp và chuyển hóa purin xảy ra ở mọi tổ chức nhưng sự tổng
hợp acid uric chỉ diễn ra ở các tổ chức có chứa enzym xanthin oxydase (thực
hiện chủ yếu ở gan và ruột non). Bình thường lượng acid uric được tạo ra
hàng ngày từ tổng hợp nội sinh khoảng 350mg và từ purin của thức ăn khoảng
300mg. Lượng acid uric đào thải ra khỏi cơ thể hàng ngày cũng tương đương,
khoảng 650 mg, chủ yếu qua thận (80%) và một phần thải qua đường tiêu
hóa. Ở pH 7,4 trong huyết tương, acid uric tồn tại chủ yếu dưới dạng
monosodium urat.
Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình ở nam giới là 50 ± 29mg/l
(hay 180-420 µmol/l) và ở nữ là 40 ± 20mg/l (hay 150 -360 µmol/l). Tăng
acid uric huyết thanh được xác định khi nồng độ > 420 µmol/l ở nam và > 360
µmol/l ở nữ. Ngưỡng xác định này dựa trên các yếu tố vật lý, hóa học, tính
đến sự hịa tan của sodium urat ở 370C, với pH khoảng 7,4 trong huyết tương.
Tăng acid uric có 2 loại nguyên phát, thứ phát và được phân biệt theo cơ chế
bệnh sinh và chẩn đốn. Vì thế tăng acid uric huyết thanh được phân loại theo
3 nhóm tăng acid uric do tăng tổng hợp, do giảm đào thải hoặc phối hợp cả
tăng tổng hợp và giảm đào thải [1].


4


1.1.1.2. Bệnh Gout
Bệnh Gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt
viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô,
gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân
purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa [8], [4]. Từ khi có tăng acid uric
máu đến cơn Gout đầu tiên có thể kéo dài 20 - 30 năm và khoảng 10 - 40%
người bệnh Gout có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp [1].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
AU trong huyết thanh dao động trong khoảng 120 - 180µmol/L ở hầu hết
các lồi động vật vì chúng có uricase, enzym phân huỷ AU để hoà tan
allantoin. AU trong huyết thanh cao hơn ở các lồi linh trưởng trong đó có
lồi người hoặc các loài vượn lớn do đột biến gen trong gen uricase, xảy ra 10
triệu năm trước. Tăng AU máu khởi phát do sản xuất quá mức (tăng phân huỷ
purin ngoại sinh hoặc nội sinh) hoặc do giảm thải trừ AU qua thận. Thận bài
tiết khoảng 70% urat và chủ yếu qua ống lượn gần. Gần đây, một số chất vận
chuyển đã được xác định trong ống lượn gần, trong ống góp và cũng có cả
trong đường tiêu hố; sự khác biệt trong hoạt động của các chất vận chuyển
urat dẫn đến tăng AU máu. Điều này nâng cao nhận thức về sinh bệnh học của
tăng AU máu [3].

Hình 1.1. Vận chuyển urat trong thận
A- Cơ chế tái hấp thu AU. B- Cơ chế bài tiết AU


5

Q trình tích lũy AU ở mơ, tạo nên các microtophi. Khi các hạt tophi tại
sụn khớp vỡ sẽ khởi phát cơn Gout cấp do sự lắng đọng vi tinh thể tại khớp,
trong màng hoạt dịch, trong mô sụn và mơ xương sẽ dẫn đến bệnh xương

khớp mạn tính do Gout, sự có mặt vi tinh thể urat tại mơ mềm, bao gân tạo
nên hạt tophi và cuối cùng viêm thận kẽ là do tinh thể urat lắng đọng tại tổ
chức kẽ của thận (Hình 1.2). Acid uric niệu tăng và sự toan hóa nước tiểu dẫn
đến sỏi tiết niệu trong bệnh Gout [1].

Hình 1.2. Sự lắng đọng AU tại mơ khớp ngón chân cái
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn
Tiêu chuẩn Bennett và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt
Nam trong nhiều năm do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm
nhưng hiện nay tiêu chuẩn chẩn đốn theo ACR/EULAR 2015 có ưu điểm vượt
trội so với các tiêu chuẩn trước về độ nhạy (92%) và độ đặc hiệu (89%) [9].
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ACR/EULAR 2015
Các bước chẩn đoán
Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào

Bước 2: Tiêu chuẩn vàng

Tiêu chuẩn
Điểm
1 đợt sưng đau 1 khớp Có/
ngoại vi hay bao hoạt dịch Khơng
(bao thanh mạc)
Phát hiện tinh thể urat trong 1 Có/
khớp có triệu chứng hay bao Khơng
hoạt dịch (tức là trong dịch
khớp) hoặc hạt tophi


6


Bước 3: Nếu không phát hiện
được tinh thể MSU
Lâm sàng
1. Đặc điểm của viêm một hay
vài khớp

+ Khớp cổ chân hay giữa bàn
chân (ngoại trừ khớp bàn ngón
chân cái)
+ Khớp bàn ngón chân cái

2. Tính chất đợt viêm cấp:
- Đỏ khớp
+ 1 tính chất
- Khơng chịu được lực ép
hoặc sờ vào khớp viêm
+ 2 tính chất
- Khó khăn khi đi lại hay vận
động khớp
+ 3 tính chất
3. Đặc điểm thời gian (có
2
đợt đau cấp, khơng sử dụng 1 đợt điển hình
thuốc kháng viêm):
- Thời gian đau tối đa < 24h
- Khỏi triệu chứng đau
14
ngày
Nhiều đợt tái phát điển hình
- Khỏi hồn tồn giữa các đợt

cấp
Khơng
4. Hạt tophi

Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm AU máu (tốt nhất
< 4 mg/dl (< 240
vào thời điểm người bệnh không
mol/l)
4-6mg/dl
được điều trị thuốc hạ urate và cách
(
240 - < 360
4 tuần kể từ lần điều trị trước)
mol/l)
6–8 mg/dl
(360 - < 480
mol/l)
8–10 mg/dl
(480 - < 600
mol/l)
>10 mg/dl (
600
mol/l)
6. Xét nghiệm dịch khớp
Không phát hiện tinh thể

1

2

1
2
3
1

2
0
4
-4
0

2
3
4
-2


7

urat
7. Chẩn đốn hình ảnh
- Siêu âm: dấu hiệu đường viền đôi
- DECT-scanner
(dual-energy
computer tomography scanner): bắt
màu urat đặc biệt
8. X quang có hình ảnh bào mịn
xương ở bàn tay hoặc bàn chân
Chẩn đốn Gout


Có 1 trong 2 bằng chứng

4

Có hình ảnh

4

Tổng điểm

8

1.1.4. Phân loại Gout theo nguyên nhân
a. Gout nguyên phát
Bệnh Gout nguyên phát là thể bệnh chưa rõ nguyên nhân gây ra. Đây là
thể bệnh thường gặp nhất (chiếm 95% các trường hợp). Bệnh có liên quan với
các yếu tố gia đình, lối sống - chế độ ăn và một số bệnh rối loạn chuyển hóa
khác (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch…)[1].
- Yếu tố di truyền với tính chất gia đình: 1/3 người bệnh Gout có cha
mẹ bị bệnh Gout, trong gia đình người bệnh Gout có tới 20% trường hợp có
tăng AU máu. Tổn thương thận có nguồn gốc di truyền làm giảm sự thanh thải
urat qua thận (90%), kết quả là gây tăng AU máu. Tỷ lệ người bệnh có tăng
sản xuất AU chỉ gặp trong khoảng 10% .
- Yếu tố thức ăn:
+ Rượu bia: Bia chứa nhiều purin có nguy cơ cao nhất. Ethanol tăng sản
xuất AU do đẩy nhanh chu chuyển adenosine triphosphate (ATP). Uống rượu
vang số lượng trung bình không làm tăng nguy cơ Gout.
+ Thức ăn: Ăn nhiều hải sản làm tăng 50% nguy cơ Gout, ăn nhiều thịt
tăng 40% nguy cơ Gout. Dùng các thực phẩm giàu purin như bột kiều mạch,
đậu Hà lan, nấm, đậu lăng, rau bina, súp lơ không làm tăng nguy cơ Gout.

Dùng sữa hay sữa chua làm giảm nồng độ urat huyết thanh. Chế độ ăn trong
Gout làm giảm nồng độ AU máu 10 mg/l [10].
b. Gout thứ phát


8

Bệnh Gout thứ phát: Là thể bệnh xuất hiện sau một số bệnh lý khác dẫn
đến tăng sản xuất acid uric trong máu hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả
hai. Chiếm tỷ lệ 2-5%. Hai nguyên nhân chính là bệnh thận mạn và sử dụng
thuốc lợi tiểu [1]. Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di
truyền).
- Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của
cầu thận nói chung.
- Các bệnh về máu: Bệnh bạch cầu cấp.
- Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…
- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc
chống lao (ethambutol, pyrazinamid)…
Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng
chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
1.1.5. Yếu tố nguy cơ của bệnh Gout
Nhiều nghiên cứu gần đây đã được thực hiện với mục đích là định tính
và định lượng các yếu tố nguy cơ có tác động đến khởi phát và tiến triển bệnh
Gout. Phần lớn hiện nay các yếu tố nguy cơ chia thành hai loại là yếu tố nguy
cơ có thể thay đổi được và yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Trong đó
yếu tố nguy cơ khơng thể thay đổi bao gồm tuổi, giới, di truyền và chủng tộc;
còn các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là thay đổi chế độ ăn và lối sống.
1.1.5.1. Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm giới tính, tuổi,
chủng tộc.

a. Giới tính
Trong số những người dưới 65 tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh Gout cao
gấp 4 lần so với nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống còn 3:1 với những
người trên 65 tuổi [11]. Đối với cả hai giới, nồng độ AU cao làm tăng nguy cơ
mắc bệnh Gout. Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy nữ có nồng độ AU >


9

5mg/dL có nguy cơ mắc bệnh Gout thấp hơn đáng kể so với nam giới [6].
Tuổi trung bình khởi phát bệnh Gout ở nữ giới muộn hơn 10 tuổi so với
nam giới [12], [13]. Tuổi khởi phát muộn này được cho là do sự tăng cường
bài tiết urat ở ống thận do estrogen dẫn đến giảm nguy cơ tăng AU và bệnh
Gout ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn ở phụ nữ mãn
kinh phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trước khi tắt kinh hoàn toàn và mãn kinh
sớm (<45 tuổi) so với những người có tuổi mãn kinh tự nhiên và trung bình. Lý
do dẫn tới ở đây là do estrogen và progesteron làm giảm các biểu hiện của hệ
thống tái hấp thu urat bao gồm chất vận chuyển urat 1 (URAT 1), chất vận
chuyển glucose 9 (GLUT 9), chất vận chuyển monocarboxylate gắn Natri
(Smct1), do đó làm giảm tái hấp thu urat thận. Một cơ chế thứ hai làm tăng
nguy cơ ở phụ nữ sau mãn kinh xuất phát từ sự gia tăng tỷ lệ kháng insulin ở
những người sau mãn kinh. Nồng độ insulin tăng cao làm giảm bài tiết urat
thận, tác dụng này rõ rệt hơn ở nữ so với nam giới và có khả năng qua trung
gian hormon giới tính [12], [14].
b. Tuổi
Tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ tăng AU và mắc bệnh Gout. Tỷ lệ
mắc và lưu hành bệnh Gout tăng dần theo tuổi. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
Gout theo tuổi được thể hiện trong dữ liệu từ nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Tỷ
lệ các yếu tố khác liên quan đến bệnh Gout như tăng huyết áp, đái tháo đường
và sử dụng thuốc lợi tiểu cũng tăng theo tuổi [5], [15]. Nghiên cứu của tác giả

Jasvinder A. Singh về các yếu tố nguy cơ đối với bệnh Gout và phòng ngừa
cũng cho thấy tuổi tác cùng với tăng acid uric máu, BMI, tăng huyết áp,
cholesterol và rượu là yếu tố dự báo cho bệnh Gout [16].
c. Chủng tộc
Nguy cơ phát triển tăng AU máu và bệnh Gout khác nhau giữa các nhóm
dân tộc theo chủng tộc và dân tộc. Tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh Gout cao


10

hơn cũng được ghi nhận ở người Maori ở New Zealand, với một nửa dân số
Polynesia của New Zealand bị tăng acid uric máu dựa trên các tiêu chuẩn của
Châu Âu và Bắc Mỹ. Mười phần trăm nam giới Maori ở New Zealand trên 20
tuổi bị bệnh Gout. Người Maoris cũng có tỷ lệ béo phì, đái tháo đường, tăng
huyết áp và rối loạn mạch máu thối hóa liên quan cao hơn, đây không chỉ là
những bệnh liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn mà còn là yếu tố nguy cơ của
bệnh Gout [17].
Theo một nghiên cứu của Gaffo A.L. và cộng sự, trong hơn 20 năm theo
dõi, nam giới người Mỹ gốc Phi và người da trắng có nguy cơ tăng AU máu
tương đương nhưng phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng ure máu cao gấp 2,3
lần so với phụ nữ da trắng [18].
1.1.5.2. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
B
T
H
F

ia , r ư ợ u
h ịt
ả i s ả n

r u c to s e / đ ồ
R
S
C
V
C

u ố n g

a u
ữ a
à p h ê
ita m in
h e r r y

c ó

đ ư ờ n g

C

Hình 1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được tới bệnh gout
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm chế độ ăn và lối sống.
Chế độ ăn đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển tăng hay giảm acid
uric huyết thanh bởi vì trên 50% purin của ARN và 20% của ADN có nguồn
gốc từ thức ăn. Một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật có chứa nhiều
purin như gan lợn, gan gà, bầu dục lợn, cá mịi, cá chép…Do đó, nồng độ acid
uric có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong khẩu phần như thịt, cá và
các sản phẩm từ sữa. Thịt và cá có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu



11

vì hàm lượng purine động vật cao của các loại thực phẩm. Các sản phẩm từ
sữa có thể làm giảm nồng độ acid uric bằng cách gia tăng sự bài tiết acid uric
và các sản phẩm chuyển hóa trung gian. Do đó, việc tiêu thụ hay khơng tiêu
thụ một hoặc nhiều các nhóm thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ
acid uric huyết thanh [19].
Tác giả Nguyễn Thị Lâm so sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa
người bình thường, tăng acid uric huyết thanh và người bệnh Gout cho thấy
mức tiêu thụ cá, hải sản ở nhóm người bệnh tăng acid uric huyết thanh cao
hơn nhóm bình thường một cách có ý nghĩa thống kê. Tổng lượng protein
nguồn gốc động vật ở nhóm tăng acid uric là 42,8g/ngày cao hơn một cách có
ý nghĩa so với nhóm bình thường và nhóm người bệnh Gout. Nghiên cứu
cũng khơng tìm thấy sự khác nhau về mức độ tiêu thụ gạo, thịt, trứng, đậu đỗ,
rau xanh, quả chín giữa các nhóm đối tượng [20].
Lối sống lười vận động có nguy cơ cao gây tích tụ mỡ, thừa cân béo phì.
Trọng lượng cơ thể càng lớn càng làm chậm quá trình đào thải acid uric của
thận. Nồng độ acid uric máu càng tăng cao, người bệnh càng có nguy cơ mắc
bệnh Gout. Theo các thống kê gần đây, 50% người bệnh Gout có thừa cân trên
20% trọng lượng cơ thể [21]. Tỷ lệ bệnh Gout tăng rõ rệt ở những người có
trọng lượng cơ thể tăng trên 10%. Uống rượu quá mức (hơn 2 ly/ngày ở nam
giới và hơn 1 ly/ngày ở nữ giới) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
1.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến bệnh Gout
Dinh dưỡng không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh và làm
tái phát bệnh. Nhiều người bệnh xuất hiện đợt Gout cấp sau khi tiêu thụ nhiều
các loại thực phẩm có tác động đến nồng độ AU trong huyết thanh như hải
sản, thịt chó, thịt thú rừng hay dạ dày, lịng lợn tiết canh. Vì vậy chế độ ăn
uống của người bệnh Gout có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp hạ acid uric
huyết bằng hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (acid uric được tạo nên do ôxy



12

hố nhân purin).
1.2.1. Các loại thực phẩm có nguy cơ

 Rượu, bia
Theo các nghiên cứu mới của các chuyên gia y học thì rượu đặc biệt là
bia chính là ngun nhân số một gây ra bệnh Gout. Trong rượu, bia có chứa
một lượng acid uric chính vì thế uống càng nhiều rượu bia thì lượng acid uric
trong cơ thể càng tăng lên. Nếu lượng acid uric cung cấp vào cơ thể hàng
ngày không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể thì nguy cơ tích tụ lại rất
cao. Nghiên cứu của Tuhina Neogi cho thấy có sự gia tăng nguy cơ bị Gout
tái phát khi lượng rượu tiêu thụ ngày càng tăng, với những người tiêu thụ > 24 đơn vị rượu có nguy cơ bị Gout cao hơn 1,67 lần so với khơng uống [22].
Uống rượu có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Nguy cơ này thay đổi đáng kể tùy theo loại đồ uống có cồn: Bia có nguy cơ
cao hơn rượu mạnh, trong khi uống rượu vừa phải không làm tăng nguy cơ.
Nghiên cứu của tác giả Hyon K Choi trên 730 trường hợp bệnh Gout, kết quả
cho thấy so với nam giới không uống rượu, nguy cơ tương đối đa biến (RR)
của bệnh Gout là 1,32 (KTC 95% 0,99-1,75) khi uống rượu 10,0-14,9 g/ngày,
1,49 (1,14-1,94) khi uống rượu 15,0-29,9 g/ngày, 1,96 (1,48-2,60) khi uống
rượu 30,0-49,9g/ngày và 2,53 (1,73-3,70) khi uống rượu > 50g/ngày (p
<0,0001). Tiêu thụ bia cho thấy mối liên hệ độc lập mạnh nhất với nguy cơ
mắc bệnh Gout. Tiêu thụ rượu mạnh cũng có liên quan đáng kể với bệnh Gout
(RR =1,15; KTC 95% 1,04-1,28); tuy nhiên, tiêu thụ rượu vang thì khơng
(RR=1,04; KTC 95% 0,88-1,22) [23].

 Thực phẩm giàu purin
Các loại thực phẩm giàu purin bao gồm thịt, hải sản, một số loại rau và

protein động vật. Kết quả nghiên cứu của tác giả Yuqing Zhang cho thấy
lượng purine cấp tính tiêu thụ từ các thực phẩm giàu purin làm tăng nguy cơ


13

bị các cơn Gout tái phát gấp gần 5 lần ở những người bệnh bị Gout. Tác động
từ nguồn purin động vật về cơ bản lớn hơn đáng kể so với tác động từ nguồn
purin thực vật. Tránh hoặc giảm lượng thức ăn giàu purin, đặc biệt là nguồn
gốc động vật, có thể giúp giảm nguy cơ tái phát cơn Gout [24].

 Tiêu thụ nhiều đường
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tiêu thụ đồ uống có đường có
thể gây ra tăng AU. Nghiên cứu của tác giả Martin Underwood cho thấy có
mối liên hệ chặt chẽ giữa nước ngọt có đường, thường chứa đường fructose
và bệnh Gout. Tiêu thụ hai phần nước ngọt có đường mỗi ngày làm tăng nguy
cơ phát triển bệnh Gout lên 85% (nguy cơ tương đối 1,85, CI 95% 1,08 đến
3,16). Việc hấp thụ nhiều đường fructose tự nhiên cũng làm tăng nguy cơ phát
triển bệnh Gout; uống hai ly nước ép trái cây trở lên mỗi ngày làm tăng 81%
nguy cơ (1,81, 1,12 đến 2,93) và ăn một quả táo hoặc cam mỗi ngày làm tăng
nguy cơ lên 64% (1,64, 1,05 đến 2,56). Những dữ liệu dịch tễ học này cung
cấp thông tin hữu ích để đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống thích hợp có thể
làm giảm bệnh Gout tái phát [25].

 Sữa
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sữa và sữa chua với bệnh
Gout. Tác giả Choi và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh Gout và
các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa và sữa chua. Nghiên cứu này cho thấy mối
quan hệ nghịch đảo đáng kể giữa những người uống sữa một hoặc nhiều lần
mỗi ngày và mức acid uric trong huyết thanh so với những người không uống

sữa. Nó cũng cho thấy mức acid uric trong huyết thanh thấp hơn đáng kể ở
những người ăn sữa chua ít nhất một lần mỗi ngày so với những người không
ăn sữa chua [26]. Tương tự tác giả Zgaga cho thấy rằng sữa tách béo và sữa
chua ít calo có mối liên hệ nghịch đảo và đáng kể với nồng độ acid uric trong
huyết thanh. Đối với mối liên hệ giữa sữa chua và sữa với nguy cơ mắc bệnh


14

Gout ở nam giới, nghiên cứu cũng cho thấy rằng đối với những người đàn ông
uống hai hoặc nhiều ly sữa tách béo mỗi ngày so với những người đàn ông
uống ít hơn một ly mỗi tháng, RR đa biến là 0,54 (KTC 95%, 0,40–0,73; P
cho xu hướng <0,001) [27].
Phân tích đa yếu tố có thể giải thích mối liên quan giữa sữa và nồng độ
acid uric trong huyết thanh và giảm tái phát bệnh Gout. Đầu tiên, acid orotic
trong sữa thúc đẩy quá trình bài tiết urat qua thận. Thứ hai, sữa có chứa casein
và lactalbumin, cả hai đều đã được chứng minh là làm giảm acid uric trong
huyết thanh. Thứ ba, cả glycomacropeptide, đoạn 64 ‐ acid amin carboxyt của
к ‐ casein, và chiết xuất chất béo sữa G600, một phần lipid phức tạp trong đó
phospholipid và ganglioside, đặc biệt là disialo ganglioside 3, có tác dụng
chống viêm trong bệnh Gout cấp tính và có thể làm giảm các đợt bùng phát
bệnh Gout thông qua việc ức chế phản ứng viêm đối với các tinh thể urat
monosodium trong khớp. Cuối cùng, vitamin D được tìm thấy trong sữa, và
một nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh Gout có thể có mức 1,25‐ (OH) 2 ‐
vitamin D3 thấp hơn đáng kể. Sau khi sử dụng thuốc hạ urat trong nghiên cứu
này, đã có sự giảm acid uric trong huyết thanh có liên quan đến sự gia tăng
đáng kể mức 1,25‐ (OH) 2 ‐ vitamin D3 [28].

 Vitamin C
Lượng vitamin C cao có liên quan độc lập với việc giảm nguy cơ mắc

bệnh Gout. Bổ sung vitamin C có thể có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh Gout.
Nghiên cứu của tác giả Hyon K. Choi cho thấy so với nam giới có lượng
vitamin C hấp thụ <250mg/ngày, nguy cơ tương đối đa biến (RR) của bệnh
Gout là 0,83 (95% [CI], 0,71 đến 0,97) đối với tổng lượng vitamin C 500–999
mg/ngày, 0,66 ( 0,52 đến 0,86) cho 1.000–1,499 mg / ngày, và 0,55 (0,38 đến
0,80) cho ≥ 1500 mg / ngày (p <0,001). RR đa biến trên mỗi 500mg tăng tổng
lượng vitamin C hàng ngày là 0,83 (KTC 95%, 0,77 đến 0,90). So với nam


15

giới không sử dụng vitamin C bổ sung, RR đa biến của bệnh Gout là 0,66 đối
với lượng vitamin C bổ sung 1.000–1.499 mg / ngày và 0,55 đối với ≥ 1500
mg/ngày (p <0,001) [29].
1.2.2. Phương pháp chế biến
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ về thực phẩm thì phương pháp chế biến,
đặc biệt là ở các thực phẩm giàu purin, cũng có ảnh hưởng đến khởi phát và
tiến triển bệnh. Việc chế biến thực phẩm đối với người bệnh Gout làm giảm
một phần hàm lượng purine trong thực phẩm. Sau khi rửa trong 2 đến 5 phút,
tổng hàm lượng purine của thịt bị xay loại có 7% béo giảm từ 7,8 mg/1g
Protein xuống 5,07-5,59 mg/1g Protein. Sau khi rửa và nấu, mức giảm còn
lớn hơn từ 4,38- 5,52mg/1g Protein. Nghiên cứu này cho thấy việc rửa với
nước có hiệu quả làm giảm tổng hàm lượng purine và tiếp tục nấu thì hàm
lượng giảm nhiều hơn [30].
1.3. Một số nghiên cứu về thực trạng mắc và tình trạng dinh d ưỡng
của người bệnh Gout trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại khoa y tế và phẫu thuật
của Bệnh viện Sir Ganga Ram và Bệnh viện Đại học Lahore, Lahore từ tháng
12 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Kết quả cho thấy có 50% người bệnh

thừa cân và 33% thuộc khu vực nông thôn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiêu
thụ nhiều thịt, các loại đậu, đồ tráng miệng, đồ uống có ga và nước ngọt sẽ
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn [31].
Nghiên cứu của tác giả Desmawati Desmawat trên 138 người bệnh cho
thấy tỷ lệ đối tượng thừa cân, béo phì là 65,7%. 7,3% đối tượng bị thiếu năng
lượng trường diễn. Kết quả kiểm tra thống kê cho thấy có mối quan hệ có ý
nghĩa giữa tình trạng dinh dưỡng và nồng độ acid uric huyết thanh của đối
tượng nghiên cứu (p <0,05). Người bệnh có tình trạng dinh dưỡng thừa cân,


16

béo phì có nồng độ acid uric cao hơn tình trạng dinh dưỡng bình thường [32].
Tác giả Stephen P. Juraschek khi khảo sát mối liên quan và tỷ lệ mắc
Gout dân số Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh Gout là 1–2% ở những người có
BMI bình thường (18,5–24,9), 3% ở những người thừa cân, 4–5% với người
béo phì loại I và 5–7% với béo phì loại II hoặc III. Đối với một người Mỹ
trưởng thành trung bình cao 1,76m (5 feet, 9 inch), chỉ số BMI cao hơn 1 đơn
vị, tương ứng với trọng lượng lớn hơn 3,1 kg (~ 6,8 lbs), có nguy cơ mắc
bệnh Gout cao hơn 5%, ngay cả sau khi điều chỉnh acid uric huyết thanh (p
<0,001) [33]. Nghiên cứu của tác giả Nurshad Ali trên người lớn Bangladesh
cho thấy tuổi trung bình và BMI của những người tham gia lần lượt là 32,5 ±
13,3 tuổi và 24,9 ± 3,8 kg/m2. Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là
294 ± 90 μmol/L với sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p<0,001). Nhìn
chung, tỷ lệ tăng acid uric máu ước tính là 9,3% với 8,4% ở nam và 10,2% ở
nữ. Có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ béo phì (lần lượt là 17,4%, 22,2%, 28,6%
và 31,8%, p <0,01 đối với xu hướng) trên những đối tượng có mức acid uric
huyết thanh cao [26].
Nghiên cứu của tác giả Takako Shirasawa phân tích dữ liệu thu được từ
96.863 người tham gia (69.241 nam và 27.622 nữ). Tỷ lệ tăng acid uric máu ở

nam và nữ lần lượt là 21,4% và 11,0% và ở những người béo phì lần lượt là
15,6 và 30,0% [27].
Tác giả Natalie McCormick cũng cho thấy yếu tố nguy cơ của bệnh Gout
với BMI, với RR là 1,29 (KTC 95%, 1,06-1,57), 1,9 (KTC 95%; 1,59-2,25)
và 2,65 (KTC 95%, 2,18-3,22) đối với nam giới với chỉ số BMI lần lượt là 2324,9 (cao hơn mức bình thường), 25-29,9 (thừa cân) và 30 trở lên (béo phì).
Trong số những người tham gia, 31% (KTC 95%, 26-35) các trường hợp bệnh
Gout xảy ra là do thừa cân hoặc béo phì. Uống rượu, chế độ ăn giàu purin và
sử dụng thuốc lợi tiểu cũng đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển


17

bệnh Gout. Nhóm nghiên cứu nhận thấy 22% (95% CI, 11-32) các trường hợp
bệnh Gout biến chứng về mặt lý thuyết có thể được ngăn ngừa thơng qua việc
tn thủ chế độ ăn [28].
1.3.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ trên người bệnh có chẩn đốn
Gout, điều trị nội trú tại khoa Nội CXK, BV Thống Nhất cho thấy có 78,4%
người bệnh có tuổi từ 60 trở lên, 97,3% là nam. 75,7% có học vấn từ cấp 3 trở
lên, 97,3% có mức sống trung bình khá. 86,5% có bệnh lý rối loạn chuyển
hóa, tim mạch, bệnh thận mạn đi kèm. 86,5% người bệnh có hiểu biết về bệnh
Gout nhưng chỉ 29,7% điều trị bệnh liên tục. Ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu
bia là những yếu tố thúc đẩy được người bệnh biết đến nhiều nhất (94,6% và
83,3%). 83,8% có nồng độ acid uric máu trên 360µmol/L [34].
Nghiên cứu của tác giả Doãn Thị Tường Vi tiến hành trên 711 người
bệnh tuổi từ 30-60 tại bệnh viện 19.8 Hà Nội thấy tỷ lệ tăng acid uric máu và
bệnh Gout là 4,9%, trong đó nam là 6,0%, nữ là 2,5% (P<0,05). Trong số
những người tăng acid uric máu có 2,2% bị mắc bệnh Gout và đều là nam
giới. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu đã được xác định
là: Tần suất tiêu thụ thực phẩm giàu đạm và có nhiều purin như thịt lợn, tôm,

cua, hải sản, cá nục, cá chép, đậu đỗ, phủ tạng và rượu, bia cao (p<0,001).
Những người uống rượu, bia hàng tuần và hàng ngày có nguy cơ tăng acid
uric máu gấp 4,07 lần so với những người không sử dụng rượu, bia. Cân nặng
và BMI càng cao thì nguy cơ tăng acid uric máu càng tăng. Những người tăng
acid uric máu có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,0 lần, nguy cơ tăng
cholesterol máu gấp 4,5 lần và nguy cơ tăng Triglycerit máu gấp 3,7 lần so
với những người không tăng acid uric (p<0,05) [35].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lâm đánh giá thực trạng khẩu
phần, thói quen ăn uống của người tăng acid uric máu và người bệnh Gout.


18

Kết quả cho thấy: Nhóm bệnh Gout có tần suất tiêu thụ trên 3 lần/ tuần các
thực phẩm giàu purin như thịt nạc các loại, phủ tạng, cá và hải sản, đậu đỗ,
đậu phụ, bia/ rượu nhiều hơn nhóm khơng bị bệnh (p<0,05, p<0,01, p<0,001).
Ở nhóm bệnh Gout mức tiêu thụ trung bình/ ngày về gạo, thịt, dầu/ mỡ thấp
hơn nhóm khơng bị bệnh và mức tiêu thụ quả chín nhiều hơn nhóm khơng bị
bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mức tiêu thụ các thực phẩm
như cá, hải sản, đậu phụ, rau, đường mật ở nhóm bệnh nhiều hơn nhóm khơng
bị bệnh, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức tiêu thụ đậu đỗ,
trứng sữa, vừng/ lạc, bia/ rượu ở nhóm bệnh Gout thấp hơn nhóm khơng bị
bệnh, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [36].
Tác giả Đào Hùng Hạnh tìm hiểu các yếu tố liên quan ở người bệnh
Gout ngun phát. Tuổi trung bình của nhóm người bệnh Gout trong nghiên
cứu là 49,3 ± 15,6, thời gian mắc bệnh 2,5 ± 1,6 năm. So với nhóm chứng,
người bệnh Gout có các thơng số huyết áp cao hơn (p <0,001) như: huyết áp
tâm thu (124,7± 17,9 so với 118,7 ± 16,7 mmHg), huyết áp tâm trương (77,6
± 9,7 so với 74,3 ± 8,7 mmHg), tỷ lệ THA (40,9 so với 31,5%). Các yếu tố
liên quan ở người bệnh Gout là tuổi, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, hút

thuốc lá, uống rượu, bia, ít hoạt động thể dục, béo phì, thời gian mắc bệnh,
nồng độ acid uric trong máu [7].
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Nam trên 62 người bệnh, trong đó
nam 59 (95,1%), nữ 3 (4,9%). Tỷ lệ bệnh Gout ở nam giới 95,1 % cao hơn
nhiều so với bệnh Gout ở nữ giới 4,9%. Trong các đối tượng nghiên cứu tỷ lệ
nhóm đối tượng có HA TT ≥ 130; TTR ≥ 85 mmHg cao nhất chiếm 83,9%,
thấp nhất là nhóm đối tượng có Glucose ≥ 6,1mmol/L chiếm 33,9%. 37,1% số
đối tượng có vịng eo cao. Nhóm người bệnh Gout có tăng acid uric có HCCH
chiếm 75,9% cao hơn nhóm người bệnh Gout tăng acid uric khơng có HCCH
24,2% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [37].


19

Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thanh Tâm trên 44 người bệnh, gồm
nam 42 (95,5%), nữ 2 (4,5%). Tỷ lệ nam/nữ: 21/1. Tuổi trung bình 72,5 ± 7,9
tuổi; đa số người bệnh ở giai đoạn Gout mạn (86,3%). Nồng độ acid uric máu
trung bình 499,8 ± 97,0µmol/L; 11,8% đợt cấp Gout mạn không tăng acid
uric máu. Bệnh lý kèm theo: thường gặp tăng huyết áp 70,5%; thiếu máu cơ
tim 40,9%; rối loạn lipid máu 34,1% và đái tháo đường type 2 29,5% [38].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Dung tiến hành trên 70 người bệnh
chẩn đoán Gout tại 2 xã huyện Vũ Thư cho thấy đối tượng mắc bệnh chủ yếu
là nam giới chiếm 97,1%. Chỉ có 32,9% người bệnh tuân thủ chế độ ăn kiêng.
48,6% người bệnh thừa cân hoặc bị thiếu năng lượng trường diễn kém trong
đó thừa cân béo phì chiếm 40,0% [39].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Liễu xác định tỷ lệ tăng acid
uric máu và mô tả một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu của cán bộ
nhân viên trường Đại học Y Hà Nội, kết quả cho thấy tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 39,2± 10,2. Tỷ lệ nam là 33,7% và nữ là 66,3%. Tỷ lệ
tăng acid uric máu là 23,3% (45,5% đối với nam và 12,1% đối với nữ). Theo

nhóm tuổi, tỷ lệ tăng acid uric máu có xu hướng tăng dần. Các yếu tố liên
quan có ý nghĩa thống kê với tăng acid uric máu là: giới nam, tuổi từ 40 trở
lên, thừa cân béo phì, béo bụng, chỉ số vịng eo/ vịng mơng cao, tăng
cholesterol, tăng triglycerid, tần suất sử dụng thịt đỏ thường xuyên và tần suất
sử dụng bia thường xuyên (p<0,05) [40].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo cho thấy có mối liên quan
giữa các phân độ BMI với tăng acid uric máu (p<0,001): những người có chỉ
số khối cơ thể là bình thường thì tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh là 0,59 lần so
với người có chỉ số khối cơ thể là béo phì, với khoảng tin cậy 95% từ 0,47
đến 0,74. Tương tự, có mối liên quan giữa các phân độ tăng huyết áp với tăng
acid uric máu (p<0,001): những người tăng huyết áp độ 1 thì tỷ lệ tăng acid


20

uric huyết thanh là 0,31 lần so với người tăng huyết áp độ 3, với khoảng tin
cậy 95% từ 0,22 đến 0,45. Những thay đổi có tính khuynh hướng giữa độ tăng
huyết áp với nồng độ acid uric huyết thanh được thể hiện rõ hơn ở bảng 3 và
biểu đồ 1 cho thấy nồng độ trung bình của acid uric huyết thanh ngày càng gia
tăng theo phân độ tăng huyết áp [41]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lê
Liêm cho thấy trong số 206 người bệnh Gout có 20,4% người bệnh có thừa
cân béo phì [42].
1.4. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc đối v ới bệnh Gout
1.4.1. Chế độ ăn
Mặc dù hiện nay đã có nhiều thuốc dùng để điều trị cho người bệnh
Gout nhưng việc ăn uống điều độ và đúng mực không chỉ rất quan trọng mà
còn là cơ sở cho việc điều trị bệnh Gout bởi vì chế độ ăn hợp lý cũng góp
phần đáng kể vào việc giảm acid uric máu. Có thể phịng tránh được bệnh
Gout bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa
học. Ăn kiêng một cách có hiệu quả nhất là sử dụng những thực phẩm ít purin

để hàng ngày cơ thể phải tiếp nhận ít hơn. Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm
ngặt việc ăn kiêng nhất là kiêng sử dụng những thực phẩm giàu protein
(thường đồng nghĩa với thực phẩm giàu lượng purin) là một thách thức lớn
đối với người bệnh. Vì vậy cần phải có sự dung hồ giữa một chế độ ăn kiêng
hiệu quả và nhu cầu chính đáng của người bệnh là xác định được khẩu phần
ăn hợp lý, ngon miệng và hợp khẩu vị. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối
với người bệnh Gout là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo
phì) và uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng
kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).


21

Hình 1.5. Yếu tố nguy cơ và chế độ ăn cho người bệnh Gout [43]

 Nguyên tắc ăn điều trị bệnh Gout
- Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gout cần cung cấp đủ năng lượng, cân
đối các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ.
- Người bị Gout nên bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
- Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, khuyến nghị khoảng 1,5 –
2 lit/ ngày.
- Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hầm (nhiều nước) nhất là với
thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước.
- Người bệnh cần được kiểm sốt cân nặng, khơng bị thừa cân, béo phì,
nhưng cũng không để người bệnh bị suy dinh dưỡng.

 Phân chia nhóm thực phẩm ăn theo mức độ
Bảng 1.2. Hàm lượng Purin trong một số loại thực phẩm
(tính theo mg trong 100 mg thực phẩm)


Ngũ cốc

Nhóm II
Nhóm III
(50-150 mg)
(trên 150mg)
Thịt nạc
Ĩc

Rượu, thức uống

Bơ, dầu, mỡ



Gan

có rượu

Đường

Hải sản

Bầu dục

Bia

Trứng

Gia cầm


Nước luộc thịt

Cà phê, chè

Nhóm I (0-15mg)

Nhóm IV


22

Sữa

Đỗ đậu

Cá sardin

Pho mát

Nấm

Rau, quả

Măng tây

Các loại hạt
Để điều trị bệnh Gout có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế
độ ăn theo bệnh và sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ
điều trị.

Bảng 1.3. Thực phẩm nên ăn và thực phẩm hạn chế ăn
Mức độ ăn

Thực phẩm nên ăn
- Uống nhiều nước
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin C từ nguồn quả chín (lựu,

Nên ăn

cam, bưởi..), rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại đậu, sản phẩm của đậu (đậu phụ và sữa đậu nành).
- Trứng và các sản phẩm sữa.
- Rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống ngọt, đồ uống có ga.

Hạn chế ăn

- Thức ăn nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và một
số loại hải sản như cá cơm, cá trích, cá mịi và cá ngừ.

 Khẩu phần ăn cho người bệnh Gout
Nên lựa chọn thực phẩm có hàm lượng purin thấp và chế biến nên ở
dạng luộc hoặc hầm và bỏ nước luộc đi.
- Năng lượng: 30-35 Kcalo/kg cân nặng lý tưởng/ ngày.
- Protein: 12-15% tổng nhu cầu năng lượng.
- Chọn thực phẩm nhóm purin thứ 1 và 2 ( < 150mg/ ngày).
- Không dùng thực phẩm gây Gout cấp: Rượu, bia, chè, cà phê.
- Nếu người bệnh có suy thận độ 1-2: thì tổng lượng Proten hàng ngày:
12-14% tổng nhu cầu năng lượng, và cũng chọn thực phẩm thấp purin.



23

- Lipid: 18-25% tổng năng lượng. Tỷ lệ lipid động vật/ thực vật không
quá 60%. acid béo no ≤ 10% tổng chất béo. Acid béo không no: 11-15% tổng
năng lượng.
- Glucid: 63-67% tổng nhu cầu năng lượng. Glucid phức hợp trên 70%.
- Vitamin C: 500 - 1000 mg/ ngày.
Nước: 2 - 3 lít / ngày. Nên uống nước khống kiềm.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị.
- Số bữa ăn: 4 - 6 bữa/ ngày.
1.4.2. Thay đổi hành vi, lối sống
Các nghiên cứu đã xem xét vai trò của hoạt động thể chất và trọng
lượng cơ thể đối với nguy cơ mắc Gout. Những người đàn ông chạy hơn 4
km/ngày hoặc nhanh hơn 4 mét/giây có tỷ lệ mắc bệnh Gout thấp hơn, mặc dù
điều này một phần là do BMI của họ thấp hơn [44].
“Lối sống là một yếu tố góp phần quan trọng trong sự tiến triển của
tăng AU máu và bệnh Gout”. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu
để chứng minh sự tác động của lối sống đến sự phát triển của bệnh. Béo phì
làm tăng AU và tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, giảm cân bằng
cách tập thể dục hằng ngày và hạn chế lượng calo dư thừa được khuyến khích.
Tuy nhiên, tập thể dục gắng sức, gây suy thối adenine nucleotide; tế bào bị
đói, làm giảm bài tiết acid uric; và mất nước có thể làm tăng mức độ acid uric
trong huyết thanh và kích hoạt cơn Gout cấp [45].
- Giữ mức cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
- Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh,
tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương.
- Giữ ấm cơ thể, tránh lạnh.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các



24

yếu tố gây khởi phát cơn Gout cấp) [46].
1.5. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng tại các bệnh vi ện
Báo cáo tại Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện thông tư 08/2011/TTBYT của Bộ Y tế cho thấy tại một số bệnh viện chưa được đầu tư đầy đủ nhân
lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chưa có chỉ đạo… Tổ chức dinh dưỡng, tiết
chế chưa được hoàn thiện ở nhiều bệnh viện (thiếu bộ phận dinh dưỡng điều trị
hoặc thiếu bộ phận tiết chế, chưa thành lập mạng lưới dinh dưỡng). Một số lãnh
đạo khoa Dinh dưỡng có chun mơn chưa phù hợp với cơng tác dinh dưỡng,
tồn tại hiện tượng cử cán bộ từ khoa khác kiêm nhiệm công tác dinh dưỡng nên
hạn chế trong triển khai các hoạt động chuyên môn về chăm sóc dinh dưỡng.
Cán bộ làm cơng tác dinh dưỡng cịn thiếu nên chưa thực hiện đầy đủ, công tác
tư vấn cho người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý, chưa bàn giao suất ăn cho
người bệnh tại khoa. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ dinh dưỡng chưa
đầy đủ: khơng có phịng ăn ở tại khoa, thiếu xe chuyên dụng để chở thức ăn tới
các khoa. Công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng bị hạn chế do
nhiều bệnh viện khơng có phịng tư vấn dinh dưỡng riêng, chưa có góc tư vấn
về dinh dưỡng ở các khoa và thiếu dụng cụ, mơ hình để tư vấn cho người bệnh.
Nhiều nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc về dinh dưỡng như đánh giá tình trạng
dinh dưỡng, hội chẩn dinh dưỡng, xây dựng và cung cấp chế độ ăn bệnh lý
chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định [47].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân, mô tả cắt ngang trên
213 điều dưỡng ở 13 khoa lâm sàng tại bệnh viện Phổi Trung ương, kết quả
cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về hiểu biết nhiệm vụ chăm sóc
dinh dưỡng cho người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,8%, tiếp đó là kiến
thức đạt về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng là 69,5%, kiến thức đạt về chế độ
ăn thường dùng tại bệnh viện là 60,1%; kiến thức đạt về đánh giá tình trạng
dinh dưỡng là 58,2%, thấp nhất là kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho người



25

bệnh 51,2%. Kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của
điều dưỡng tại Bệnh viện Phổi Trung ương có tỷ lệ đạt là 57,3% [48].
Nghiên cứu Nguyễn Thị Lan Hương mơ tả cắt ngang có phân tích được
thực hiện trên 150 điều dưỡng viên tại 22 khoa Lâm sàng và phỏng vấn sâu 10
lãnh đạo - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ nhằm đánh giá thực trạng việc
thực hành chăm sóc dinh dưỡng của các khoa Lâm sàng và xác định một số
yếu tố liên quan tại BVĐK tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu cho thấy có 82% ĐDV
coi rằng chăm sóc dinh dưỡng là nhiệm vụ của họ, khoảng (70%) ĐDV đã
từng xây dựng chế độ ăn cho người bệnh, trong đó chủ yếu tập trung cho đối
tượng người bệnh nặng (58.2%). Tỷ lệ ĐDV được tập huấn về chăm sóc dinh
dưỡng chiếm 75.3%, trong đó có sự quan tâm, giám sát thường xuyên của
lãnh đạo (95.3%) cũng như sự phối hợp thường xuyên với cán bộ khoa Dinh
dưỡng (100%). Nhân lực bị hạn chế, cộng với trình độ chun mơn và tình
trạng cơng việc q tải của điều dưỡng là những khó khăn ảnh hưởng tới hoạt
động chăm sóc dinh dưỡng người bệnh một cách toàn diện [49].
Trong 114 người bệnh COPD, 99,1% người bệnh có biểu hiện chán ăn
mệt mỏi, 65,8% người bệnh có khó thở khi ăn, 95,6% người bệnh được cân
đo khi nhập viện nhưng chỉ có 26,3% người bệnh được tư vấn chế độ ăn trong
thời gian nằm viện. Tỷ lệ người bệnh COPD ăn theo suất ăn của bệnh viện là
69,3%, trong đó 63,3% hài lịng với suất ăn dinh dưỡng tại bệnh viện. Tỷ lệ
bác sỹ và điều dưỡng có đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh khi
vào viện rất cao (98,2%), và 100% bác sỹ và điều dưỡng có chỉ định can thiệp
dinh dưỡng cho người bệnh khi vào viện. 90,9% bác sỹ và điều dưỡng có tư
vấn dinh dưỡng cho người bệnh khi vào viện, hình thức tư vấn chủ yếu là trao
đổi cá nhân, trao đổi nhóm nhỏ, qua ti vi/ báo/ tờ rơi. 96,4% bác sỹ và điều
dưỡng đề nghị khoa dinh dưỡng là nơi cung cấp thức ăn cho người bệnh [50].



×