Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ho mạn tính: Nguyên nhân & cách khắc phục docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.52 KB, 5 trang )

Ho mạn tính: Nguyên nhân &
cách khắc phục

Ho mạn tính (Chronic cough) là căn bệnh được xác định với thời gian kéo
dài trên 8 tuần, 40% rơi vào nhóm người không hút thuốc lá và được coi là 1 trong
5 loại bệnh thường gặp.
Năm 2006, tại Mỹ người ta đã làm một cuộc điều tra và phát hiện thấy phụ
nữ tuổi 48 trung bình có trận ho kéo dài tới 6 tháng, 39% có liên quan đến hen, 9%
là mắc hội chứng mạn tính về đường hô hấp trên (chảy nước mũi), 9% mắc bệnh
trào ngược dạ dày (GERD) và 11% mắc bệnh phổi và dưới đây là 8 nguyên nhân
gây bệnh chính.
1. Hen và dị ứng
Hen là căn bệnh phổi mạn tính làm cho đường khí ra vào trong phổi bị viêm
và sưng. Cùng với triệu chứng như tức ngực khó thở, hắt hơi, ho là những dấu hiệu
thường gặp ở người mắc bệnh hen, nhất là vào ban đêm hoặc sáng thức dậy. Đôi
khi bệnh hen xuất hiện đột ngột hay còn gọi là cơn hen gây khó thở. Bệnh hen
xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở nhóm trẻ nhỏ và do nhiều nguyên
nhân, kể cả lý do luyện tập thể thao, trời lạnh, hút thuốc lá, do những chất gây
bệnh có trong không khí, các loại thực phẩm và đôi khi kéo theo các bệnh dị ứng.
Ngay cả những người khỏe mạnh không mắc bệnh hen nhưng hít thở không khí có
chứa các phấn hoa, bụi bẩn có trong không khí cũng có thể mắc bệnh viêm mũi dị
ứng.
- Cách khắc phục: Trước hết là phải tìm được nguyên nhân. Ví dụ, do dị
ứng, do môi trường xung quanh hoặc do máy điều hòa nhiệt độ. Khi đã biết được
nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể thử test da, thử máu và có phương pháp điều trị
thích hợp. Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ duy trì độ ẩm thích hợp cho phòng ngủ.
2. Bệnh tắc nghẽn không khí trong phổi
Tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi gây khó thở còn gọi là bệnh
COPD. Đây là căn bệnh các vách của đường dẫn khí bị xơ hóa, các túi phế nang bị
phá hủy dẫn đến suy hô hấp và nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Chuyên môn gọi
căn bệnh này là sát thủ vô hình bởi nó phát triển âm thầm, không có dấu hiệu nhận


biết cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn nặng với những triệu chứng khó thở, ho
và đờm kéo dài. COPD thường có liên quan đến người hút thuốc lá, hít phải khói
thuốc trong thời gian dài, nhất là ở nhóm tuổi sau 45 trở ra.
- Cách khắc phục: Phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, triệu chứng lâm sàng
và chụp X quang không giúp gì việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu mà phải dùng
đến máy đo chức năng thở (máy hô hấp ký). Bỏ thuốc lá là phương pháp phòng
bệnh tối ưu, tránh tiếp xúc bụi và môi trường dễ gây bệnh, nhất là những người
làm việc trong môi trường độc hại.
3. Bệnh OERD
OERD (Gastroesophageal replux discase) là bệnh trào ngược dạ dày - thực
quản hay còn gọi là bệnh ợ chua. Bệnh xảy ra do chất dịch từ dạ dày chảy ngược
vào thực quản, axit có trong dạ dày làm tổn thương niêm mạc thực quản. Đây là
căn bệnh dễ nhầm với các bệnh tai mũi họng, tim mạch. Triệu chứng thường gặp
là ợ chua, trớ, buồn nôn. Nguyên nhân rất đa dạng, chủ yếu là thuốc lá, bệnh dạ
dày do thực phẩm, do béo phì, bệnh tiểu đường vv Để phòng bệnh nên thay đổi
lối sống, ăn uống khoa học, không nên ăn quá no, sử dụng chất kích thích đặc biệt
là thuốc lá.
4. Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Ho là một trong số những dấu hiệu thường thấy của căn bệnh viêm đường
hô hấp do virus gây nên, thường đi kèm chứng cảm cúm nhức mũi, sốt Một
trong số những triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh này là viêm phổi, do virus
hoặc vi khuẩn, tạo ra những cơn ho kèm theo dịch đờm xanh, sốt, cảm lạnh, đau
ngực, mệt mỏi, buồn nôn, cũng có trường hợp hợp ho nhưng không có đờm. Cách
điều trị thường dùng kháng sinh để khỏi bệnh trong 2-3 tuần. Một dạng viêm phổi
khác có tên là mycoplasma thường gặp ở nhóm người dưới 40 tuổi, có các triệu
chứng giống như viêm phổi. Những người mắc bệnh COPD thường dễ mắc bệnh
viêm nhiễm đường hô hấp, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
5. Ô nhiễm không khí
Không khí, nhất là do bụi bẩn các loại hóa chất độc hại, khói, hơi độc khí
xả phương tiện giao thông vv là những nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng, hen và

phát sinh những cơn ho kéo dài. Để phòng ngừa, hạn chế tiếp xúc môi trường độc
hại, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là những vùng bị bão lụt, vệ sinh bị ô nhiễm.
6. Do viêm phế quản cấp
Đặc thù của căn bệnh này là niêm mạc trong phế quản bị viêm, tạo ra
những cơn ho khan và ho có đờm. Phần lớn là do virus nhưng cũng có trường hợp
là do vi khuẩn. Bệnh cần điều trị lâu dài, nên bỏ thuốc lá, chất kích thích, nếu
không sẽ làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên trầm trọng.
7. Do dùng các loại thuốc ức chế ACE
Đây là nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh tim và bệnh cao huyết áp. Loại
thuốc này được xếp là thuốc generic drugs (thuốc dùng chung). Phản ứng phụ
thường gặp là ho khan, tỷ lệ mắc bệnh là 1/5. Nếu không thể bỏ thuốc được thì nên
tư vấn bác sĩ dùng các loại thuốc khác thay thế để hạn chế gây ho.
8. Ho gà
Đây là căn bệnh gây nên bởi khuẩn Bordetella pertussis nhưng lại phòng
ngừa được, thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu thường thấy là chảy nước mũi, ho nhẹ
hai tuần, sau đó ho nhiều hơn và dẫn đến ho từng cơn, ho sặc sụa. Do ho nhiều lại
không đủ thời gian hít hơi nên trẻ thường ráng hít mạnh sau cơn ho, không khí vào
nhanh qua đường hô hấp có nhiều chất nhầy nên tạo âm thanh như tiếng rít của gà.
Sau 1-2 tháng cơn ho bớt dần và người bệnh bình phục. Cách phòng bệnh, tốt nhất
là tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh, sau 10 năm tiêm các mũi phụ. Tiêm nhầm vacxin là
lý do gây tái phát bệnh vì vậy khi tiêm phòng cho trẻ cần thận trong và tư vấn bác
sĩ đầy đủ.

×