Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

Bài giảng loạn trương lực cơ cấp do an thần kinh môn tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.12 KB, 12 trang )

LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ CẤP DO
AN THẦN KINH


Định nghĩa
Loạn trương lực cơ cấp do an thần kinh được mơ
tả là sự duy trì tư thế bất thường hoặc co cứng cơ
khởi phát trong vòng 7 ngày từ khi bắt đầu dùng
an thần kinh hoặc tăng nhanh liều an thần kinh
hoặc giảm liều các thuốc An thần kinh đang điều trị
sẽ gây nên các triệu chứng ngoại tháp cấp.


II.Nguyên nhân
Bệnh nguyên và bệnh sinh của loạn trương lực cơ
cấp do an thần kinh cịn chưa rõ ràng, vì tất cả các
thuốc an thần kinh đều gắn với Receptor D2, do
đó người ta cho rằng việc chặn Receptor này tại
các vị trí như nhân đi, hạch nhân, cầu nhạt đóng
góp phần quan trọng gây nên loạn trương lực cơ
cấp. Điều này cũng có thể giải thích lý do vì sao
loạn trương lực cơ cấp ít khi xảy ra ở người cao
tuổi, vì hoạt động của D2 giảm đi theo tuổi.


III. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định
Một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu xuất hiện liên quan đến việc dùng thuốc
an thần kinh:
-Tư thế bất thường của đầu, cổ so với cơ thể: xoắn vặn các cơ cổ, ưỡn
cổ ra sau...có thể gây sai khớp hàm ;


- Co thắt các cơ hàm: cứng hàm, há hốc miệng, nhăn nhó...;
- Khó nuốt, khó nói, khó thở (do co thắt các cơ hầu họng)...có thể gây
ngạt thở;
- Nói ngọng, nói cứng lưỡi (do cứng lưỡi hoặc to lưỡi), loạn vận ngôn;
lưỡi thập thò hoặc rối loạn chức năng lưỡi; mắt bị kéo xếch lên trên,
xuống dưới hay về một bên, có khi có hiện tượng đảo lộn nhãn cầu;


- Tư thế bất thường của các chi, ngọn chi hoặc
thân mình.
Các dấu hiệu trên xuất hiện vài ngày (trong vòng 7
ngày) sau khi bắt đầu, hoặc tăng nhanh liều thuốc
an thần kinh, hoặc khi giảm liều, khi ngừng các
thuốc dùng để dự phòng các triệu chứng ngoại
tháp.
Các dấu hiệu trên không do các rối loạn tâm thần
gây ra như căng trương lực trong tâm thần phân
liệt.


2. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán loạn trương lực cơ cấp do an thần kinh
chỉ đặt ra khi bệnh nhân có dùng an thần kinh trong
vài ngày gần đây, tuy nhiên cần nhớ rằng khi bệnh
nhân loạn thần thì việc cung cấp thông tin của bệnh
nhân cũng không đáng tin cậy, hoặc bệnh nhân có
thế được tiêm một loại an thần kinh nào đó trước
đó mà khơng được giải thích. Đôi khi các thuốc
chống nôn như Metoclopramide cũng gây loạn
trương lực cơ cấp, cũng có khi trẻ em vơ tình sử

dụng thuốc an thần kinh mà không biết.


2.1 Giả bệnh hoặc chuyển di (phân ly)
Giả bệnh và chuyển di (phân ly) là một chẩn đoán
phân biệt quan trọng. Loạn trương lực cơ nguyên
nhân tâm lý cần được để ý nếu như loạn trương
lực cơ đó ở trạng thái tĩnh, và hết đi khi bệnh nhân
nghĩ rằng không ai đang quan sát mình, khi những
rối loạn vận động khác do nguyên nhân tâm lý
hoặc các triệu chứng thần kinh mà khơng có
ngun nhân thực thể cũng tồn tại, hoặc khi bệnh
nhân được lợi gì đó (ví dụ về kinh tế) từ việc này.


2.2 Căng trương lực
Căng trương lực tương đồng với loạn trương lực cơ.
Căng trương lực thường có các triệu chứng như cứng,
mất vận động, giữ nguyên dáng, câm, những biểu hiện
này không gặp trong loạn trương lực cấp. Trái ngược
với loạn trương lực cấp, căng trương lực không liên
quan tới việc bắt đầu dùng hay tăng liều an thần kinh
và điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic cũng
khơng nhanh chóng phục hồi giống như loạn trương
lực cấp.


2.3 Loạn động muộn
Trên thực tế đặc điểm của loạn trương lực cơ cấp
và loạn động muộn giống nhau, tuy nhiên loạn động

muộn chỉ xảy ra sau nhiều tháng nhiều năm sử
dụng an thần kinh, và không đáp ứng tốt với các
thuốc kháng cholinergic.
2.4 Những nguyên nhân khác
Động kinh thái dương có thể gây đến những hành vi
và động tác dị thường có thể nhầm với loạn trương
lực cơ. Hạ canxi máu cũng có thể nhầm với loạn
trương lực cơ, do vậy nếu điều trị theo hướng loạn
trương lực cơ không đỡ nên định lượng canxi máu.


4.Điều trị và chăm sóc
4.1 Ngun tắc điều trị
• Loạn trương lực cơ cấp cần được khám phát hiện và xử
trí kịp thời. Bệnh nhân cần được đánh giá mức độ nặng
và có điều trị tương ứng, nên nhớ rằng bệnh nhân có thể
khó nuốt.
• Dùng đường tiêm bắp khi bệnh nhân không uống được
Biperiden 5mg hoặc hoặc thuốc kháng histamin
(promethazine 50mg). Chỉ sử dụng đường tĩnh mạch nếu
loạn trương lực cơ cấp đe dọa tính mạng.
• Sử dụng thuốc tiêm bắp có thể hiệu quả trong 20 phút,
nếu khơng hiệu quả có thể cần đến mũi tiêm thứ hai hoặc
ba cách nhau khoảng nửa giờ.


• Sau khi loạn trương lực cơ được kiểm soát, các thuốc kháng cholinergic
nên được tiếp tục dùng dự phòng khoảng 4 – 7 ngày rồi giảm dần.
• Xem xét giảm liều an thần kinh hoặc chuyển sang sử dụng an thần kinh
ít tác dụng phụ ngoại tháp.

4.2 Điều trị cụ thể
• Sử dụng các thuốc kháng cholinergic đường uống : Trihexyphenidyl
2mg : uống 2- 4v/ 24 giờ
Tiêm bắp các thuốc kháng Cholinergic khi bệnh nhân không uống được:
Biperiden 5mg hoặc Procyclidine 5mg; hoặc sử dung Atropin 0,25mg X 2
ống tiêm dưới da
• Thuốc kháng Histamine như Promethazine 50mg, thường có hiệu quả
sau 20 phút, có thể tiêm 2- 3 lần cách nhau 30 phút. Nếu bệnh nhân có
cơn xoay mắt mà không đáp ứng điều trị với kháng Cholinergic thì có thể
dùng Clonazepam 0,5-4 mg. Sau khi tình trạng tăng trương lực cơ được
hồi phục thì việc điều trị bằng kháng Cholinergic vẫn nên được tiếp tục
dùng cùng với các thuốc ATK từ 4-7 ngày. Ngồi ra, có thể tiêm tĩnh
mạch những thuốc kháng Cholinergic (Benztropine) hoặc
Diphenhydramine HCl khi thực sự cần thiết trong những trường hợp
loạn trương lực cơ cấp đe dọa đến tính mạng (ngạt thở).  


• Ngồi ra, cịn thể dùng nhóm thuốc bình thần để điều trị trạng
thái loạn trương lực cơ cấp (Diazepam 5 – 10mg tiêm tĩnh
mạch khi bệnh nhân ít đáp ứng với các thuốc đặc hiệu nói
trên)
• Độc tố vi khuẩn ngộ độc thịt bất hoạt (Botilium toxin )hoặc
kích thích từ xuyên sọ có thể có tác dụng
Tiên lượng và biến chứng
• Loạn trương lực cơ cấp nếu được chẩn đốn và xử trí kịp thời
sẽ cải thiện nhanh chóng và gần như ln ln điều trị được
hiệu quả
• Biến chứng ít gặp nhưng nặng nề nhất là gây tắc nghẽn đường
hô hấp trên do co thắt các cơ hầu họng – thanh quản, tiếp đó
là các biến chứng khác như trật khớp thái dương hàm, rối

loạn vận động nuốt.



×