Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Bài giảng nghiện rượu và các rối loạn tâm thần do rượu môn tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.09 KB, 10 trang )

NGHIỆN RƯỢU VÀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO
RƯỢU


I. Định nghĩa nghiện rượu
Theo tổ chức Y tế thế giới:

-

Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xun đồ uống có cồn,
Từ đó hình thành thói quen sử dụng
Đưa đến rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe.


II. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, cần phải có ít nhất là 3 trong 6 triệu
chứng sau:
+ Thèm muốn mãnh liệt dùng rượu và không thể ngăn cản được việc sử dụng rượu (lệ
thuộc về mặt tâm thần)
+ Mất khả năng kiểm soát việc dùng rượu (giảm, ngừng uống là việc rất khó khăn)
+ Ngừng sử dụng rượu sẽ xuất hiện hội chứng cai (lệ thuộc về thể chất)
+ Liều sử dụng rượu ngày càng tăng (trạng thái dung nạp này càng tăng)
+ Ln tìm cách tìm cho bằng được rượu để uống, xao nhãng nhiệm vụ và các thích
thú khác
+ Biết tác hại nặng nề nhưng vẫn tiếp tục sử dụng rượu.


III. Các rối loạn tâm thần do rượu
1. Say rượu thông thường
Đây là một trạng thái ngộ độc ethylic cấp, nó biểu hiện qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn kích thích: Nồng độ rượu trong máu chừng 1,5g – 2,5g/l, người uống cảm thấy khoan


khối, vui vẻ, nói nhiều, tăng hoạt động nhưng có suy giảm về khả năng phê phán, về trí nhớ, về sự
chú ý.
+ Giai đoạn say lảo đảo: Nồng độ rượu trong máu chừng 2,5g – 3,5g/l, cảm giác và các hoạt động bị
rối loạn nặng. Dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, giọng nói lè nhè, cảm xúc hay thay đổi từ vui vẻ sang giận
dữ, có hiện tượng nhìn đơi, tồn thân đầm đìa mồ hôi
+ Giai đoạn hôn mê: Nồng độ rượu trong máu chừng 4g/l, có biểu hiện hơn mê sâu, hạ thân nhiệt,
giảm trương lực cơ, phản xạ gân xương giảm, thở khị khè, có thể trụy tim mạch và tử vong.


2. Say rượu bệnh lý
- Là một bệnh loạn thần cấp trong một thời gian ngắn, đặc điểm là không có sự tương xứng giữa số
lượng rượu uống với triệu chứng tâm thần trầm trọng và sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng
này.
- Ý thức trở nên mù mờ, năng lực định hướng bị rối loạn, có thể có ảo thị, ảo thanh, hoang tưởng bị
theo dõi, bị đe dọa, các triệu chứng này lẻ tẻ và tản mạn, cảm xúc thường hằn học, giận dữ và độc
ác, hành vi do tư duy, ảo giác chi phối nên thường tấn công người, đốt, phá nhà và đồ đạc, phạm
pháp...
- Cơn say kéo dài hơn say rượu thông thường, sau cơn khơng nhớ gì xảy ra, cơn này xảy ra có đặc
tính hay tái phát và có biểu hiện giống nhau.


3. Nghiện rượu mạn tính
- Đây là một chứng nghiện chất độc và có tất cả các triệu chứng sau: Hội chứng cai rượu, sự
thay đổi sự dung nạp rượu, sự biến đổi nhân cách và sa sút tâm thần.
+ Hội chứng cai rượu: Khi người nghiện không dùng rượu sẽ xuất hiện bồn chồn khó chịu, bất
an, khí sắc trầm, lo âu, sợ hãi một cách mơ hồ. Giấc ngủ nơng, có ác mộng, hay mơ. Đặc biệt
có nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, HA tăng, run tay.
- Nặng hơn thì có thể có co giật kiểu động kinh, cũng như các ảo giác thị giác, thính giác, đặc
biệt về chiều và đêm. Đặc điểm của hội chứng này là dịu đi hoặc mất đi khi uống một lượng
rượu nhỏ. Hội chứng cai ngày càng tăng dần với các rối loạn TK thực vật, rối loạn giấc ngủ,

run càng tiến triển, ở mức độ nặng hơn gọi là trạng thái cai rượu có mê sảng . Hội chứng cai
có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày có thể hàng tuần tùy theo mức độ nghiện rượu.


4. Trạng thái cai rượu (Cơn sảng rượu)
-Xuất hiện khi ngừng rượu 1- 3 ngày, biểu hiện mê sảng nặng, rối loạn định hướng về không gian,
thời gian, bản thân,
- Có nhiều loại ảo giác xuất hiện như ảo giác lúc thức lúc ngủ, ảo thanh, ảo thị , ảo giác xúc giác. Các
ảo giác hay xuất hiện vào hoàng hơn, buổi tối vì thế làm cho người nghiện rất sợ, hốt hoảng. Cảm
giác như có các cơn trùng đang bò trên cơ thể, cảm giác đau do các con vật cắn.
-Tất cả những vấn đề trên thì người bệnh cho đó là thật. Chính vì thế mà các hành vi của họ bị ảo
giác chi phối. Tình trạng này nặng hơn về đêm, người nghiện khó ngủ, có thể có kích động, tấn cơng
một cách dữ dội. Mất ngủ kéo dài


5. Bệnh loạn thần Korsakov
- Đây là một bệnh não thực tổn do rượu. Biểu hiện chủ yếu là mất trí nhớ, viêm đa dây thần kinh, xuất
hiện vào giai đoạn cuối cùng của nghiện rượu. Họ mất trí nhớ nặng nề, đặc biệt là trí nhớ gần, lập
tức, cịn trí nhớ xa cịn được, khơng tiếp nhận được các thông tin mới, bịa chuyện, lờ đờ vô cảm dần
dần dẫn đến sa sút trí tuệ
6. Trạng thái ảo giác do rượu
- Ít gặp hơn sảng rượu, người nghiện ít có rối loạn về năng lực định hướng, các rối loạn tâm thần
khác như trong sảng rượu. Ảo thanh chiếm ưu thế, nội dung thường đe dọa, sỉ nhục, chửi rủa, buộc
tội...Thời gian có thể kéo dài 1-8 tuần nhưng cũng có thể trở thành mạn tính.


7. Hoang tưởng do rượu
- Phát triển trên cơ sở nghiện rượu mạn tính. Hoang tưởng ghen tng, và hoang tưởng bị truy hại là
những triệu chứng chủ yếu, nội dung hoang tưởng liên quan tới những sự kiện có thật xung quanh
người nghiện như là vợ, con, hàng xóm, đồng nghiệp...

-Hoang tưởng ghen tuông thường kèm theo ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
8. Các rối loạn tâm thần khác do rượu
+ Giả liệt: Giống như liệt tuần tiến, có biểu hiện giảm chú ý, giảm trí nhớ, , tổn thương khu trú thần
kinh ( yếu chi, nói khó, rối loạn phản xạ)
+ Bệnh não thực tổn Gayet- Wernicke: Biểu hiện hưng phấn, vận động, lú lẫn ngôn ngữ, có thể có
cơn co giật kiểu động kinh, rối loạn trí nhớ, thất điều, rối loạn vận nhãn, ngoại tháp...




×