Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 5 trang )

Những bài thuốc hay chữa
bệnh tiểu đường

Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc chữa trị
bằng Tây y, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để bạn đọc tham
khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bài thuốc từ dâm bụt
Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi
khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng
nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.
Hoa hái từ tháng 7 - 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào
mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.
Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp,
lương huyết.
Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát
trùng, trị ngứa.
Liều dùng: Hoa 6 - 12g. Vỏ rễ 3 - 10g.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 - 60g. Sắc uống thay nước trà.
Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước
uống.
Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.
Vỏ dưa hấu
Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên
gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.
Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay
sấy khô.
Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để
riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.
Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.
Liều dùng: 10 - 30g.


Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.
Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:
Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.
Rễ cây chối già
Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba
tiêu đầu.
Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi
khô.
Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương
huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.
Liều dùng: 30 - 120g.
Người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Một số bài thuốc chữa tiểu đường:
Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt
lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.
Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.
Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.
Lá ổi
Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan
đào diệp, phan cẩm diệp.
Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.
Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.
Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm
chỉ huyết, hạ đường huyết.
Liều dùng: Khô 10 - 15g, tươi 15 - 30g.
Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.
Chữa tiểu đường:
Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.
Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.
Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước
uống cả ngày.

×