Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 91 trang )

TÓM TẮT
Họ và tên học viên: Đặng Văn Của
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Niên khóa: 2019 -2021
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THĂNG
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, trong các nguồn lực để tạo ra sự phát triển
nền kinh tế thì nguồn lực con ln là nguồn lực quan trọng nhất. Con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nâng cao chất lượng đào tạo chính là làm
cho sản phẩm của quá trình đào tạo có giá trị cao thể hiện qua tri thức sâu, kỹ năng
và kỹ xảo nghề nghiệp tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt
là trong thời kì cơng nghệ hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, “đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao là xu thế phát triển chung trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ 4.0
trong đào tạo nghề sẽ mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Giáo dục nghề nghiệp
phải đào tạo nghề mà nhu cầu xã hội cần, người lao động tương lai có kỹ năng tốt,
chun mơn giỏi”1. Nâng.cao chất lượng.đào.tạo.nghề.nghiệp để hình.thành.năng lực
thực sự trong bản thân người lao động đang trở thành vấn đề bức thiết trong giai đoạn
hiện nay. Trong.chiến.lược phát.triển.nguồn.nhân.lực (NNL),.thì đào tạo nghề (ĐTN)
ln được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ lao động lành nghề có trình độ
kiến thức chun mơn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động.
Để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Tây Ninh góp phần nâng cao hiệu quả trong q trình đào tạo ra lao động có trình độ
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

1

xiv




tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu lao động cho tỉnh nhà và cho xã hội là một nhiệm
vụ vừa cấp bách vừa thiết thực. Là giảng viên giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề,
với tâm huyết nghề nghiệp và sự tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nhà trường
nên tôi xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường cao đẳng
Nghề Tây Ninh” để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác đào
tạo giai đoạn 2019 - 2030 làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tổng quan tài liệu đánh giá về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại trường
Cao đẳng nghề Tây Ninh.
Sử dụng công cụ thống kê, phỏng vấn, phân tích, định lượng để đánh giá chất
lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại trường Cao đằng nghề Tây Ninh.
Các thông tin, số liệu sử dụng cho nghiên cứu có thể là thơng tin, số liệu sơ
cấp do tác giả tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu thứ cấp cho cơ quan cung cấp.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Về mặt lí luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn
về ĐTN và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Tây Ninh
theo quá trình: Đầu vào – quá trình đào tạo - đầu ra, phù hợp với đặc thù đào tạo nhân
lực trong nền kinh tế thị trường cơng nghệ hóa hiện nay;
Về mặt thực tiễn: Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng ĐTN; chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới ĐTN tại trường Cao
Đằng nghề Tây Ninh. Làm rõ định hướng, chiến lược phát triển của trường Cao đằng
nghề nghề Tây Ninh trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ĐTN của
trường.

xv


SUMMARY OF THE THESIS OF ECONOMIC SCIENCE SCIENCE

Full name of student: Dang Van Cua
Maor: Political Economy School year: 2019 -2021
Scientific instructors: PhD. PHAM THANG
Title of subect: IMPROVING THE QUALITY OF VOCATIONAL
TRAINING AT TAY NINH Vocational College
1. The urgency of the topic
In the current technology era 4.0, among the resources to create the economic
development, the sub-resource is always the most important one. People are both the
target and the driving force for development. Improving the quality of training is to
make the products of the training process of high value, reflected through deep
knowledge, good skills and professional skills, to meet the in creasing requirements
of special society. is in today's modern technology era. In addition, “training highquality human resources is a common development trend in the world, the application
of 4.0 technology in vocational training will bring about high and sustainable
economic value. Vocational education must provide ob training that needs social
needs, future workers with good skills and good expertise ”. Improving the quality of
vocational training to form real capacity in the employees themselves is becoming an
urgent problem in the current period. In the human resource development strategy
(human resources), vocational training (MSM) is always considered a key issue to
create a skilled workforce with professional knowledge, skills and attitudes. careers
are suitable to socio-economic development requirements, economic structure
changes, and labor restructuring needs. To enhance and improve the quality of
vocational training at Tay Ninh Vocational College contribute to improving
efficiency in the process of training highly skilled workers to meet the labor
requirements of the province and for Social is an urgent and practical task. As a
lecturer at the Vocational College, with passion for the profession and absolute
confidence in the school's development, I would like to choose a topic. “Improve the
quality of vocational training now. Tay Ninh Vocational College ”to contribute to

xvi



improving the quality of training and effectiveness of training in the period of 2019 2030 to do a master's thesis in economic management.
1. Research Methods
Literature review on the quality and effectiveness of vocational training at Tay
Ninh Vocational College.
Using statistical, interviewing, analyzing, and quantitative tools to evaluate the
quality and effectiveness of vocational training at Tay Ninh Vocational College.
Information and data used for research can be primary data or information
collected by the author itself or information, secondary data provided by the agency.

xvii


MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài

i

Lý lịch cá nhân

x

Lời cam đoan

xii

Cảm ơn

xiii


Tóm tắt

xiv

Mục lục

xviii

Danh sách các chữ viết tắt

xxi

Danh sách các hình

xxii

Danh sách các bảng

xxiii

Mở đầu

24

1.

Lý do chọn đề tài

24


2.

Phần tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

24

3.

Mục tiêu nghiên cứu

26

4.

Phương pháp nghiên cứu

27

5.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

27

6.

Giả thuyết nghiên cứu

27


7.

Phạm vi nghiên cứu

28

8.

Đóng góp của luận văn

28

9.

Cấu trúc của luận văn

28

Nội dung

29

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

29

1.1. Những vấn đề chung về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề

29


1.1.1. Khái niệm về nghề

29

1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề

30

1.1.3. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề

31

1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề

32

1.2.1 Chất lượng đầu vào

32

xviii


1.2.2. Chương trình đào tạo

32

1.2.3. Đội ngũ giáo viên


33

1.2.4. Phương pháp dạy học

33

1.2.5. Tổ chức quản lý đào tạo

34

1.2.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

34

1.2.7. Tài chính cho đào tạo

35

1.2.8. Mơi trường xã hội

36

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề

36

1.3.1. Đáp ứng nhu cầu xã hội

37


1.3.2. Đội ngũ giảng viên phải được đào tạo và cập nhật công nghệ số

39

1.3.3. Trang thiết bị vật chất nghiên cứu theo hướng phải hiện đại

39

1.4. Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề

40

1.4.1. Xây dựng chương trình

40

1.4.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy

41

1.4.3. Quản lý đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên

41

1.4.4. Tuyển sinh và quản lý HSSV

42

1.4.5. Xây dựng cơ sở vật chất


42

1.4.6. Kiểm tra đánh giá, đảm bảo chất lượng

44

1.5. Sự cần thiết phải đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

45

1.6. Kinh nghiệm của một số đơn vị trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

48

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH

49

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

49

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

49

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn


50

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

52

2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh
từ năm 2016 đến năm 2019

53

xix


2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đào tạo nghề

53

2.2.2. Yếu tố đánh giá đào tạo nghề

69

2.3. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh
73
2.3.1. Ưu điểm

73

2.3.2. Hạn chế


74

2.3.3. Nguyên nhân

76

2.3.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc đào tạo nghề tại trường Cao đẳng
nghề Tây Ninh

77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

79

Chương 3:

80

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2019 – 2030

80

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của nhà trường

80

3.1.1. Nhu cầu nguồn nhân lực lành nghề trong nước


80

3.1.2. Mục tiêu phát triển của trường Cao Đẳng nghề Tây Ninh

84

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Tây Ninh

85

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý

85

3.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

88

3.2.3. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp

89

3.2.4. Hồn thiện cơng tác kiểm định chất lượng dạy nghề

91

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm

91


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

93

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

xx


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
NNL

Nguồn nhân lực

ĐTN

Đào tạo nghề

ILO


Tổ chức lao động quốc tế

HSSV

Học sinh sinh viên

CLĐTN

Chất lượng đào tạo nghề

xxi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

xxii

52


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê số liệu tuyển sinh năm 2015-2018

54

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả học tập năm 2018-2019

55


Bảng 2.3. Báo cáo tổng hợp tỷ lệ việc làm của sinh viên

56

Bảng 2.4. Kế hoạch cử cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ 58
Bảng 2.5. Tổng hợp cơ sở vật chất của trường Cao đằng Nghề Tây Ninh

65

Bảng 2.6. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học

71

xxiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, trong các nguồn lực để tạo ra sự phát triển nền
kinh tế thì nguồn lực con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất. Con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nâng cao chất lượng đào tạo chính là làm cho sản
phẩm của q trình đào tạo có giá trị cao thể hiện qua tri thức sâu, kỹ năng và kỹ xảo nghề
nghiệp tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt là trong thời kì cơng
nghệ hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là xu thế
phát triển chung trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo nghề sẽ mang
lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Giáo dục nghề nghiệp phải đào tạo nghề mà nhu cầu
xã hội cần, người lao động tương lai có kỹ năng tốt, chun mơn giỏi”2 . Nâng cao chất
lượng đào tạo nghề nghiệp để hình thành năng lực thực sự trong bản thân người lao động
đang trở thành vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong chiến lược phát triển nguồn

nhân lực (NNL), thì đào tạo nghề (ĐTN) luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội
ngũ lao động lành nghề có trình độ kiến thức chun mơn, có kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế,
đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
Để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây
Ninh góp phần nâng cao hiệu quả trong q trình đào tạo ra lao động có trình độ tay nghề
cao đáp ứng được yêu cầu lao động cho tỉnh nhà và cho xã hội là một nhiệm vụ vừa cấp
bách vừa thiết thực. Là giảng viên giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề, với tâm huyết nghề
nghiệp và sự tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của nhà trường nên tôi xin chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh” để góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 làm luận
văn thạc sĩ quản lý kinh tế.

2. Phần tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Con người là mục tiêu và vừa là động lực của sự phát triển của mọi tổ chức, đặc biệt
trong giáo dục và đào tạo, việc phát triển nguồn nhân lực lại càng quan trọng. Bên cạnh
đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một chủ đề lớn được nhiều sự quan
tâm của các học giả đi sâu vào nghiên cứu và đã chỉ ra rằng sự nghiệp xây dựng và phát

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
24

2


triển đất nước hiện nay đòi hỏi ngày càng cao hơn vai trị của đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề
như sau:
1- Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Tổ chức lao động quốc tế dựa trên các công
.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


ước thoả thuận của các tổ chức quốc tế, kết quả từ các cuộc đánh giá, khảo sát và đưa ra

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

các quy định để bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động, đảm bảo công việc ổn định

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

của người lao động và cải thiện điều kiện làm việc của họ trên quy mơ tồn cầu.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

2- Werther W.B và Davis K chủ biên năm (2006), Nguồn nhân lực và quản lý nguồn
nhân lực.
3- Hiệp hội phát triển giáo dục Vương quốc Anh đã nghiên cứu và công bố quyển
sách với tên gọi “Measuring efectiveness in development education”. Nghiên cứu này đưa
ra các nguyên tắc khi phân tích, đánh giá một hệ thống giáo dục, các mục tiêu đánh giá, đo
lường hiệu quả, định nghĩa các khái niệm về đánh giá, hiệu quả, tác động lan tỏa, các chỉ
số đo lường hiệu quả; các cấp độ hiệu quả.
4- Hội thảo “Nhân tài với thịnh suy đất nước” do Trung ương hội khoa học phát
triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam tổ chức ngày 27/9/2011. Hội thảo cũng đã tổng
kết đánh giá về thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam là “Nhân thì có, cịn tài thì ít”,
ngày 27/9/2011 ban Tun giáo Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo” trong đó nhiều ý kiến của các chuyên gia về giáo dục là cần phải
đổi mới tồn diện và đổi mới tận gốc để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong thời
gian tới.
5- Chính phủ đã thảo luận về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến
năm 2020” là đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức kỹ năng
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực,
nhất là lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
đảm bảo cơng bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời đối với mỗi người dân.
6- Thạc sĩ Huỳnh Quang Thái (2011) với đề tài: “Phát triển NNL ngành giáo dục
đào tạo tỉnh Gia Lai”. Tác giả đã hệ thống hoá những kiến thức về đào tạo và phát triển
NNL trong giáo dục đào tạo tại tỉnh. Qua phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại tỉnh Gia Lai tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực và
phù hợp nhằm nâng cao công tác phát triển NNL giáo dục tại tỉnh.

25


7- Thạc sĩ Phạm Minh Tú (2011) với đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo
dục tỉnh Bình Định”. Tác giả đã hệ thống hóa được những lý luận thực tiễn về chiến lược
nói chung phát triển NNL trong lĩnh vực giáo dục tai tỉnh và đúc rút kinh nghiệm và đưa
ra các giải pháp nhất định của trong lĩnh vực phát triển NNL này.
8 - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng (2013) với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trong các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực
phía Bắc”. Tác giả đã làm rõ, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay đang đòi
hỏi ngày càng cao hơn vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, kinh
tế, quản trị kinh doanh.
9- Thạc sĩ Trần Hoàng Việt Vân (2014) với đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên”. Tác giả đã đề cập đến
chính sách và giải pháp thu hút, duy trì và đào tạo nguồn lực nhằm hồn thiện nâng cao
chất lực nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực và tâm lực; điều chỉnh hợp
lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực mộc cách bền vững và hiệu quả.
10- Tác giả Nguyễn Việt Sự với nghiên cứu “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề
và giải pháp”. Trong nghiên cứu này, tác giả nhận diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ
giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với mơi trường làm việc, tác phong
nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục
nghề nghiệp.
Từ góc độ trực tiếp của đề tài luận văn cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên
cứu việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề tây ninh. Vì vậy, tác
giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với tư cách là đề tài độc lập ở trình độ luận văn
thạc sĩ nhằm đóng góp phần vào việc từng bước hồn chỉnh và nâng cao chất lượng đào
tạo nghề tại trường Cao đằng nghề Tây Ninh.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất
lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh nhằm đáp ứng thời kỳ cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể

26


Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về ĐTN, chất lượng ĐTN, hiệu quả ĐTN, chỉ
tiêu đánh giá chất lượng ĐTN, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN.
Tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về thực trạng ĐTN của trường Cao
đẳng nghề Tây Ninh trong thời gian vừa qua, từ đó phân tích những ưu nhược điểm và
nguyên nhân.
Đưa ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng ĐTN tại trường
Cao đẳng nghề Tây Ninh và các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp cơng lập trong tồn
tỉnh.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Tổng quan tài liệu đánh giá về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại trường Cao
đẳng nghề Tây Ninh.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Những thông tin thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận văn là
những số liệu đã được công bố. Đây là các số liệu được lựa chọn sử dụng làm căn cứ, công
cụ, minh chứng cho phần cơ sở lý luận và thực trạng. Các nguồn tài liệu được sử dụng như:
sách, giáo trình, bài báo khoa học, cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, luận văn – luận án,
niên giám thống kê, tài liệu trên internet; các báo cáo tổng kết của trường, của tỉnh và của
ngành.
Số liệu sơ cấp: Để có đánh giá đầy đủ về những nội dung nghiên cứu về thực trạng

đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh thời gian qua.
Sử dụng công cụ thống kê, phỏng vấn, phân tích, định lượng để đánh giá chất lượng
và hiệu quả đào tạo nghề tại trường Cao đằng nghề Tây Ninh.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Hoạt động đào tạo nghề tại trường Cao đẳng Nghề Tây Ninh
Đối tượng: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong thời kỳ số hóa.

6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp như áp dụng số hóa, nâng cao năng lực
quản lý, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như chất lượng đầu vào
của học sinh sinh viên (HSSV) sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề của trường Cao
đẳng nghề Tây Ninh.

27


7. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Do tình hình đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Tây Ninh, đồng thời để đảm
bảo thời gian, kinh phí thực hiện đề tài chúng tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu thực
hiện đề tài trong phạm vi tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh và các văn bản về đào tạo
nghề mới nhất hiện nay.
Thời gian: Giai đoạn 2016 – 2019

8. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về
ĐTN và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Tây Ninh theo quá
trình: Đầu vào – quá trình đào tạo - đầu ra, phù hợp với đặc thù đào tạo nhân lực trong nền
kinh tế thị trường cơng nghệ hóa hiện nay;
Về mặt thực tiễn: Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng ĐTN; chỉ rõ những kết

quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới ĐTN tại trường Cao đẳng nghề Tây
Ninh. Làm rõ định hướng, chiến lược phát triển của trường Cao đẳng nghề Tây Ninh trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ĐTN của trường.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được phân
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời đại kỹ thuật
số
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Tây Ninh trong thời gian qua
Chương 3: Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo
nghề trong thời đại kỹ thuật số

28


NỘI DUNG
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO NGHỀ TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ
1.1. Những vấn đề chung về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo
nghề
1.1.1. Khái niệm về nghề
Trong đời sống sản xuất của xã hội, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo cơng
nhân chúng ta thường nói đến một khái niệm khác. Đó là nghề.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần
nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề thường được hiểu là một việc làm

có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người. Nghề
không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị
của bản thân.
“Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà
qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào
những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích,
yêu cầu và lợi ích của con người”3.
Nghề nghiệp trong xã hội khơng phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp
cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự
phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành cơng nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão
của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc
thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ vv… Công nghệ các hợp
chất cao phân tử tách ra từ cơng nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ,
du lịch tiếp nối ra đời…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong
cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức
Nguyễn Hùng, “Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề", Nhà xuất bản Giáo Dục, xuất bản
năm 2008, trang 11
29
3


tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động
này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón
nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao
động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của
cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững
một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động

mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm
ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã
hội.
1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề, học nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần
thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất
lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014: “đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học
hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Hay nói theo cách khác, “đào tạo nghề là q
trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một
cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản
thân người học nghề” 4.
Đào tạo nghề gồm đào tạo nghề dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn. Đào tạo nghề dài
hạn được thực hiện dưới hình thức đào tạo mới và đào tạo lại nhằm cung cấp một đội ngũ
công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành
thạo các phương tiện kĩ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng nguồn nhân lực có kĩ thuật
cho các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn, dạy
nghề tổ chức theo lớp học - vừa học lí thuyết vừa thực hành; dạy nghề theo hình thức kèm
cặp tại xưởng hoặc tại nơi sản xuất - chủ yếu rèn luyện kĩ năng thực hành nghề; chuyển
giao công nghệ - truyền lại cho người học nghề những công nghệ mới, bí quyết cơng nghệ

Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, tr.331
30

4



được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhằm tạo cơ hội cho
người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.
1.1.3. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề (CLĐTN) được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người
sử dụng lao động, người học, gia đình người học và cả xã hội. Chất lượng là một phạm trù
triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định
tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan
của sự vật, biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của
sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không
tách khỏi sự vật.
Từ điển giáo dục học đưa ra khái niệm: “CLĐTN là kết quả của quá trình ĐTN được
phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng
lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể”5.
Theo tác giả Mạc Văn Trang: “CLĐTN đối với mỗi con người nói chung là: Có sức
khỏe tốt, năng lực hoạt động hiệu quả và biết quan hệ ứng xử xã hội đúng đắn”6.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về
CLĐTN không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường thể hiện ở
người tốt nghiệp trong những điều kiện nhất định, mà cịn phải tính đến sự phù hợp và
thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động. Quá trình thích ứng với thị trường
lao động khơng chỉ phụ thuộc vào CLĐTN mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị
trường lao động như: quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí
việc làm của nhà nước và người sử dụng lao động.
Như vậy, CLĐTN được xem như chất lượng của q trình đào tạo, nó được thể hiện
ở kết quả đem lại giá trị gia tăng của học sinh, sinh viên như: khối lượng, nội dung, trình
độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng
những phẩm chất nhân văn được đào tạo; thể hiện ở sự hoàn hảo trong thực hiện mục tiêu
đào tạo của cơ sở; thể hiện ở mức độ xứng đáng với sự đầu tư của học sinh, cơ sở đào tạo,
Trần Khánh Đức - Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, link: />6
(2017), Mạc Văn Trang, Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng

sản xuất và quan hệ sản xuất, link: />5

31


nhà nước và xã hội; và thể hiện ở sự hài lòng của học sinh, sinh viên khi theo học chương
trình.

1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề
1.2.1 Chất lượng đầu vào
Chất lượng đầu vào là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu chương trình đào
tạo, chất lượng đầu vào sẽ quyết định đến:
- Năng lực học tập hay khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên, Đây là tiêu chí
dùng để đánh giá mức độ thông minh của người học. Nếu trường tuyển được những sinh
viên giỏi thì việc tiếp thu chương trình học của sinh viên sẽ dễ dàng hơn và do đó sinh viên
cũng có kiến thức, kỹ năng tốt hơn sau khi tốt nghiệp.
- Mức độ chuyên cần và tâm lý ổn định, yên tâm học tập của sinh viên. Năng lực
tiếp thu kiến thức là điều kiện cần để sinh viên có thể học tập. Nếu người họ có năng lực
tốt nhưng tâm lý khơng ổn định, khơng chuyên tâm vào học hành thì lượng kiến thức tiếp
thu sẽ khơng nhiều. Tuy nhiên tiêu chí này cũng rất khó để lượng hóa.
Thực tế trong q trình đào tạo đã chúng minh rằng: học sinh lớp được tuyển từ kết
quả thi đại học, cao đẳng điểm cao có sức học tốt hơn, kết quả tốt nghiệp cao hơn và làm
việc tốt hơn những học sinh tuyển trực tiếp từ xét tuyển.
1.2.2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của nhà trường là một trong các yếu tố quyết định chất lượng
đào tạo. Chương trình đào tạo được thể hiện thông qua những nội dung sau:
- Thời gian đào tạo;
- Kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức (cơ bản, cơ sở, ngành và bổ trợ);
- Thời lượng của từng học phần và kết cấu lý thuyết, thực hành;
- Thời gian thực tập.

Chất lượng của nội dung chương trình đào tạo phụ thuộc vào mức độ phù hợp của
tất cả nội dung trên. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh các hệ đào tạo
nghề thì cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Bổ sung hồn thiện chương trình đạo tạo, đàm bảo mức độ phù hợp giữa lý thuyết
và thực tiễn;
- Tăng cường tỷ trọng thời lượng giữa các môn ngành;
- Tăng trọng thời lượng thực hành nghiệp vụ;
32


- Hồn thiện nội dung mơn học;
- Đảm bản tính linh hoạt, thống nhất giữa các môn.
Như vậy, nội dung chương trình là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo. Vì
vậy việc rà sốt, bổ sung và hồn chỉnh nội dung chương trình là nhiệm cụ thường xuyên,
quan trọng hàng đầu của các cơ sở đào tạo.
1.2.3. Đội ngũ giáo viên
Có chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, thiết bị đầy đủ, thời lượng hợp lý nhưng
giáo viên yếu năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức kém thì khơng thể dạy tốt và sẽ
khơng có chất lượng đào tạo tốt được. Vì vậy việc đảm bảo đội ngũ về số lượng và chất
lượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo.
Số lượng giáo viên thể hiện ở tỉ lệ học sinh trên một giáo viên, đặc biệt cơ cấu giáo
viên hợp lý theo ngành đào tạo, khoa, tổ bộ môn. Chất lượng giáo viên thể hiện ở đạo đức
nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và sư phạm. Năng lực dạy học của giáo viên không chỉ
được đánh giá thông qua bằng cấp mà quan trọng hơn là phải nắm vững kiến thức chun
mơn, có phương pháp dạy học tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, hướng dẫn học sinh
ứng dụng thực tế có hiệu quả và cần thường xuyên lắng nghe, khảo sát ý kiến người học.
Đối với cơ sở đào tạo nghề thì yêu cầu về đội ngũ giáo viên càng phải địi hỏi tồn
diện về cả phẩm chất đạo đức và cả kinh nghiệp thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu về
giáo dục, rèn luyện nhân cách và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.
1.2.4. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh giữa giáp
viên và học sinh hướng vào việc giả quyết các nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong quá
trình dạy học.
Các phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng và được xếp vào nhiều kiểu phân
loại khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định. Những phương pháp dạy học phổ biến
thường được áp dụng là: diễn giảng, trình diễn, thảo luận nhóm, tự học, bài luyện, tham
quan thực tế... Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Thực tế, ở tất cả các
cơ sở đào tạo thì tùy từng học phần và năng lực giáp biên mà sử dụng phương pháp giảng
dạy khác nhau. Tuy nhiên nếu kết hợp được hài hòa các phương pháp dạy học cho từng
học phần thì mới phát huy được hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Đặc biệt với các cơ sở đào tạo nghề thì cần lựa chọn những nội dung cơ bản, cốt lõi
để trang bị cho học sinh theo phương pháp dạy học phối hợp giữa thuyết giảng, trình diễn
33


với bài luyện, nghiên cứu điển hình, tham quan thực tế. Điều này yêu cầu giáo viên phải
có kinh nghiệm thực tế, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ từng nội dung của học phần
phụ trách.
1.2.5. Tổ chức quản lý đào tạo
Công tác tổ chức quản lý đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện quản lý đào tạo
theo chương trình đào tạo và quy chế đào tạo hiện hành thông qua kế hoạch đào tạo học
kỳ, năm học và khóa học đã duyệt.
Nguyên tắc chung của tổ chức quản lý đào tạo là:
- Triển khai đúng chương trình và kế hoạch khóa học đã duyệt;
- Thực hiện đúng quy chế đào tạo hiện hành;
- Không tự điều chỉnh, sửa đổi, vận dụng sai quy định. Trong trường hợp cần thiết
phải có ý kiến phê duyệt của Ban giám hiệu.
- Đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn, tra cứu nhanh các tài liệu khi cần tìm.
Việc thực hiện tốt quy trình đào tạo là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng
đào tạo. Đặc biệt là cơng tác kiểm tra q trình dạy của giáo viên, quá trình học của học

sinh và tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
1.2.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy ngày càng đóng vai trị to lớn trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin, kiến thức ngày
càng nhanh, mức độ phụ thuộc của con người vào máy móc thiết bị ngày càng cao. Trong
lĩnh vực đào tạo, các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành công cụ đắc lực
không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như máy tính, mạng internet,
máy chiếu, micro...
Hệ thống phòng học
Trong trường dạy nghề các xưởng thực tập, phịng học chun mơn đóng vai trị vơ
cùng quan trọng. Đó là nơi tổ chức các hoạt động dạy thực hành cơ bản trong chương trình
đào tạo của nhà trường, ngồi ra nó có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác như sản xuất
ra sản phẩm, trưng bày giới thiệu ngành nghề đào tạo.
Các xưởng thực tập phịng học chun mơn có thể là xưởng tổng hợp hoặc chun
dụng, có thể ở trong nhà hoặc ngồi trời, phịng học thí nghiệm với các quy mơ khác nhau
phù hợp với lượng học sinh sinh viên thực tập.
Quy hoạch các xưởng thực tập, phịng học chun mơn như: CNC, PLC, hàn, công
nghệ ô tô, điện tử công suất, cơng nghệ thơng tin, điện lạnh, kế tốn, cắt gọt kim loại,...
34


phải đảm bảo về an toàn lao động, ánh sáng, độ thơng gió, cách ly tiếng ồn,... Bảo đảm sự
đi lại hợp lý trong và ngoài xưởng, phù hợp với các đặc điểm của ngành nghề đào tạo.
Hệ thống thiết bị dạy học
Căn cứ theo đặc điểm của từng nhóm nghề, người ta chia thiết bị dạy học ra làm 2
loại:
+ Các thiết bị dạy học dùng chung cho nhiều ngành nghề, thường là những thiết bị
truyền tin để hỗ trợ cho sự truyền đạt nội dung bài giảng của giảng viên, giáo viên cũng
như giúp cho quá trình nhận thức của học sinh sinh viên được thuận lợi như: máy chiếu,
máy ghi âm, ti vi, camera, máy vi tính...

+ Các thiết bị chuyên dùng cho từng ngành nghề gồm thiết bị mang tin (sách giáo
khoa, tranh ảnh, bản vẽ, sơ đồ,...), các mơ hình học cụ, các trang thiết bị để thực hành (Xe
ơ tơ các loại, mơ hình các nghề, các máy thuộc các ngành nghề đào tạo, máy điện, máy
hàn, máy tiện, máy phay….)
Tuy nhiên, để có thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo đối với các trường
nghề trong điều kiện đất nước cịn khó khăn như hiện nay là rất khó và đặc biệt với sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ càng là cản trở lớn cho các trường trong việc đầu
tư thiết bị dạy học. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo, mỗi trường phải coi trọng công tác
tự làm các thiết bị, phương tiện dạy học, điều đó cịn giúp giảng viên giáo viên và học sinh
sinh viên hiểu sâu hơn về bài học cũng như rèn luyện tay nghề. Để học sinh sinh viên có
điều kiện tiếp cận với cơng nghệ mới hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất thì nhà trường
cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1.2.7. Tài chính cho đào tạo
Tăng cường nguồn lực tài chính trong đào tạo là một trong những nhân tố quan
trọng để nâng cao chất lượng đầu ra. Vấn đề tài chính bao gồm cả thu và chi. Để nguồn lực
tài chính phát huy hiệu quả cao trong đào tạo thì hai quá trình thu và chi đều phải được
thực hiện tốt.
Các nguồn thu phải thỏa mãn nhu cầu về chi tiêu cho đào tạo về việc mua sắm sửa
đổi nội dung chương trình nâng cấp cơ sở vật chất mới đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
và một mức thu nhập thỏa đáng mới thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi. Đây là những nền
tảng của việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Các khoản chi tiêu hợp lý nhằm sử dụng các nguồn lực về tài chính một cách hiệu
quả. Chi tiêu hợp lý là chi tiêu vào những vấn đề cần thiết nằm trong khả năng chi trả của
35


trường. Việc chi tiêu cần ưu tiên cho những vấn đề cấp thiết nhất của việc đào tạo và phải
luôn chú ý tính hiệu quả của nó.
1.2.8. Mơi trường xã hội
Các yếu tố của mơi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Bổ trợ cho nhau và ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người. Nếu môi trường xã hội tốt thì các nhân tố
cấu thành mơi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các
quyền: sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ. Ngược lại, môi trường xấu, các nhân tố
cấu thành loại trừ nhau và tác động tiêu cực đến sự sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ
của con người. Chúng ta có thể thấy sự tác động này qua một số biểu hiện sau đây:
- Sự ổn định về chính trị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước ta trong
những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập ngày càng sâu và đầy đủ vào
nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên
nước ta. Tỷ lệ học sinh theo học khối ngành kinh tế - xã hội rất lớn trái ngược hẳn với
thời kỳ bao cấp trước đây.
- Sự bùng nổ của thông tin đang là công cụ hữu hiệu giúp học sinh học tập tốt hơn
thơng qua việc dễ dàng tìm kiếm cập nhật thơng tin, tiếp cận nhanh chóng với tri thức nhân
loại tăng cường khả năng tự học, đa dạng hóa q trình học tập, cơ hội học tập. Mặt trái
của nó là ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa độc hại bạo lực vừa tốn nhiều thời gian lại
vừa tác động xấu đến đạo đức của học sinh và từ đó làm giảm chất lượng học tập.
- Xu hướng sống độc lập trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, nhất là học
sinh. Họ ngày càng bớt phụ thuộc vào gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp, ngành
học. Sự năng động của họ ngày càng cao đã tác động tích cực đến kết quả học tập, rèn
luyện nhờ sự chủ động hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng không thể tự nhiên có mà là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Luận
văn này quan niệm “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các
yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và q trình đào tạo vận hành trong mơi trường
nhất định”.
Vậy những yếu tố nào có thể đánh giá được chất lượng của q trình đào tạo? Khó
có thể đo lường trực tiếp chất lượng đào tạo và thường người ta đo bằng các tiêu chí gián
tiếp. Với quan niệm về chất lượng đào tạo nghề như trên, có thể đánh giá chất lượng đào
tạo nghề thông qua các tiêu chí sau đây:
36



1.3.1. Đáp ứng nhu cầu xã hội
Bản chất của dạy nghề là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của dạy nghề là cung
cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội hiệu quả và bền vững thì nhân tố con người
là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách và tổ chức q trình đào tạo. Vì vậy điều quan trọng nhất là: Xây dựng
cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm, quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực
lượng xã hội tham gia với tư cách là chủ thể trong hoạt động đào tạo nghề.
Ngày 11/01/1979 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị
quyết số 14 – NQ/TW để thực hiện cải cách giáo dục lần thứ 3 (bắt đầu từ năm học 19811982). Theo đó, một trong những định hướng có tính ngun lý cho giáo dục đã được xác
định là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã
hội”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII – Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị
quyết 4 – Khóa VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo và nêu định
hướng: “Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong
xã hội…”.
Điều 3 Luật Giáo dục 2005 khẳng định nguyên lý giáo dục: “Hoạt động giáo dục
phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội”.
Ngày 09/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1230/QĐ-TTg về
việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008-2015.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Chính phủ tổ chức và chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội,
đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu
cầu xã hội cho thấy:
- Đào tạo hiện nay đã có những dấu hiệu xa rời bản chất vốn có là đáp ứng nhu cầu
xã hội và nhu cầu thị trường lao động;

- Khẳng định tầm quan trọng trong định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo nghề là
tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội.

37


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 định hướng: “Thực hiện liên kết
chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sự dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để
phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 nêu quan điểm:
“Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào
tạo theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm”.
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 nêu quan điểm: “Phát triển dạy
nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến
lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; địi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ,
các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động
để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động”.
Đáp ứng nhu cầu xã hội là bản chất và định hướng chủ yếu để đổi mới và phát triển
dạy nghề trong thời gian tới.
Một là: Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung – Cầu”.
Nếu xét mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế - xã hội với hệ thống đào tạo nhân lực dễ dàng
nhận thấy mối quan hệ đào tạo với nhu cầu xã hội rất chặt chẽ và khăng khít với nhau.
Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu
ngành nghề và cơ cấu trình độ phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lao động
có kỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện để phát triển và ngược lại.
Do vậy đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm. Việc làm trong thị trường lao động
là thước đo nhu cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất
hiện hiện tượng mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu nhân lực như hiện nay. Tuy nhiên mối

quan hệ “cung – cầu” này ln tồn tại dưới dạng “cân bằng động” điều đó cho thấy đào
tạo nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi.
Hai là: Quan hệ giữa nhu cầu xã hội thông qua thị trường lao động đối với đào tạo
nghề thực chất là mối quan hệ khách hàng.
Để đào tạo nghề thích ứng với nhu cầu xã hội cần xây dựng phương pháp tiếp cận
hiệu quả trong đó quan trọng nhất là có sự tham gia của các đối tượng liên quan đến đào
tạo nghề bao gồm:
- Cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (Các cơ sở dạy nghề);
- Cơ sở sử dụng lao động (nhu cầu xã hội mà đại diện là các doanh nghiệp);
38


×