Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội các huyện phía đông, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 206 trang )

v

TÓM TẮT
(bản Tiếng Việt)
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở Vùng kinh tế – đơ thị
phía Đơng tỉnh Tiền Giang (Chợ Gạo, Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng, Tân Phú
Đơng) với lợi thế về kinh tế biển và các cụm cơng nghiệp phía Đơng sông Tiền cần
đi trước một bước để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường Quốc phịng An ninh.
Kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên quan, trên cơ sở lý thuyết về phát
triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, các dữ liệu thứ cấp, kinh ngiệm của một
số quốc gia và các tỉnh thành trong nước, tác giả tiến hành phân tích thực trạng phát
triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã
hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang, trong đó phân tích thực trạng 05 nội dung
cốt lõi liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là: phát triển mạng lưới
giao thông đường bộ, phát triển hệ thống phương tiện vận tải, phát triển hệ thống
bến bãi, tổ chức và quản lý giao thông, đảm bảo an tồn giao thơng. Song song đó,
tác giả phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển hạ tầng giao thông
vận tải đường bộ như: điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế; chính trị, văn hóa, xã
hội; quản lý nhà nước; nhân tố khác, đồng thời các nhân tố này cũng được tác giả cụ
thể hóa thành các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến phát triển hạ tầng giao
thông vận tải đường bộ.
Dựa trên thực trạng vừa phân tích, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng phát
triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã
hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang thơng qua việc xác định những thành quả
đạt được, những vấn đề tồn tại và ngun nhân.
Ngồi ra, tác giả cịn tổng hợp các dự báo, quy hoạch đã được các cơ quan có
thẩm quyền và các bên hữu quan cơng bố, sau đó tác giả tính tốn cơ bản các tiêu
chíđánh giá đề làm rõ mức tác động đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường
bộ (phạm vi ngoài nội dung 03 chương của Luận văn – Phụ lục). Bên cạnh các


phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng


vi
vấn chuyên gia nhằm làm tăng giá trị cơ sở, kết hợp các dự báo, quy hoạch và các
tiêu chí đánh giá đảm bảo có góc nhìn tồn diện trên quan điểm nhà quản lý kinh tế
kịp thời đưa ra các giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.
Đóng góp của Luận văn là nghiên cứu thực tế để trả lời cho các câu hỏi: “Phát
triển hạ tầng giao thơng vận tải đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang là
phát triển những nội dung nào? Cần làm gì để phát triển hạ tầng giao thơng vận tải
đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
– xã hội?”. Đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các cơng trình
khoa học đã cơng bố trong và ngoài nước.
Đề tài luận văn được thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu cuối cùng là
giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang, cụ thể:
- Hàm ý chính sách về nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao
thông vận tải đường bộ.
- Hàm ý chính sách quản lý nhà nước về giao thơng vận tải.
- Hàm ý chính sách về an tồn giao thơng và bảo vệ môi trường.


vii

THE ABSTRACT OF THESIS
(In English)
Investing in the development of road transport infrastructure in the Eastern
economic – urban region of Tien Giang province (Cho Gao, Go Cong Tay, Go
Cong Dong, Tan Phu Dong) with advantages of marine economy and clusters

Industry in the East of Tien River needs to be one step ahead to create a driving
force for socio–economic development, to attract investment, to serve the
industrialization and modernization of the country, to meet the process of economic
integration of the zone and the world, contributing to strengthening national
security.
Inheriting relevant research works, on the theoretical basis of road transport
infrastructure development, secondary data, experiences of some countries and
provinces in the country, the author analyzing the situation of road transport
infrastructure development to meet the needs of socio–economic development in the
eastern districts of Tien Giang province, in which analysis of the current situation of
05 core issues related to development Transport infrastructure development is:
developing the road traffic network, developing the system of means of transport,
developing the system of wharves and yards, organizing and managing traffic,
ensuring traffic safety. At the same time, the author analyzes the current situation of
factors affecting road transportation infrastructure development such as natural
conditions; economic conditions; politics, culture, society; state management; Other
factors, at the same time, these factors are concretized by the author into criteria to
evaluate the impact on the road transport infrastructure development.
Based on the analyzed situation, the author conducts the assessment of the
current situation of road transport infrastructure development to meet the needs of
socio–economic development in the eastern districts of Tien Giang province
through the identification of achievements, problems and causes.
In addition, the author also synthesizes the forecasts and plans announced by
the competent authorities and stakeholders, then the author basically calculates the
evaluation criteria to clarify the impact level developing road transport


viii
infrastructure (outside the content of the 03 chapters of the thesis – Appendix). In
addition to the synthesis, analysis and comparison methods, the author also uses

expert interviewing methods to increase the baseline value, combining forecasts,
planning and evaluation criteria to ensure there is a Comprehensive perspective
from the point of view of economic managers to promptly propose solutions to
Develop road transport infrastructure to meet the needs of socio–economic
development in the eastern districts of Tien Giang province.
The contribution of the thesis is practical research to answer the
questions:“What is the development of road transport infrastructure in the eastern
districts of Tien Giang province? What should be done to develop road transport
infrastructure in eastern districts of Tien Giang province to meet the needs of
socio–economic development?”. This is an independent topic, not the same name
and content with scientific works published at home and abroad.
The dissertation is done to achieve the ultimate research goal as solutions to
road transport infrastructure development to meet the needs of socio–economic
development in the eastern districts of Tien Giang province, specifically:
- Policy implication on investment capital sources for road transport infrastructure
development.
- Implication of State management policy on transportation.
- Policy Implications of Traffic Safety and Environmental Protection.


ix

MỤC LỤC
TRANG
Tờ bìa luận văn
Quyết định giao đề tài
Biên bản chấm của Hội đồng
Nhận xét của Giảng viên phản biện 1
Nhận xét của Giảng viên phản biện 2
Lý lịch khoa học


i

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt (bản Tiếng Việt)

v

Tóm tắt (bản Tiếng Anh)

vii

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xiii

Danh sách các hình

xv


Danh sách các bảng

xvi

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan………………………………………..3
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 8
8. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 8

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢIĐƯỜNG BỘ .......................................................................... 9
1.1 Các khái niệm.................................................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....................................... 9


x
1.1.2 Khái niệm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....................... 9
1.1.3 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ................................ 11
1.1.4 Đặc điểm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ................................... 12
1.2 Vai trị của phát triển hạ tầng giao thơng vận tải đường bộ .................... 12
1.2.1 Vai trò của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển
kinh tế .............................................................................................................. 12
1.2.2 Vai trò của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển xã

hội....... .............................................................................................................. 14
1.2.3 Vai trị của phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ đối với quản lý nhà
nước... ............................................................................................................... 15
1.3 Nội dung phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ........................ 15
1.3.1 Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ .............................................. 15
1.3.2 Phát triển phương tiện vận tải .................................................................. 16
1.3.3 Phát triển hệ thống bến bãi ....................................................................... 16
1.3.4 Tổ chức và quản lý giao thông ................................................................. 17
1.3.5 Đảm bảo an tồn giao thơng .................................................................... 17
1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ..... 17
1.4.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên ....................................................................... 18
1.4.2 Nhân tố điều kiện kinh tế ......................................................................... 18
1.4.3 Nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội ............................................................ 22
1.4.4 Nhân tố quản lý nhà nước ........................................................................ 23
1.4.5 Nhân tố khác ............................................................................................ 25
1.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia, địa phương về phát triển hạ tầng giao
thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ............ 26
1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 26
1.5.2 Kinh nghiệm của Singapore ................................................................... 28
1.5.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
ở Việt Nam ........................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ –
XÃ HỘI CÁC HUYỆN PHÍA ĐƠNG TỈNH TIỀN GIANG ......................... 32
2.1 Tổng quan về kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang và các huyện phía Đơng tỉnh
Tiền Giang............................................................................................................ 32


xi
2.1.1 Kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang.............................................................. 32

2.1.2 Kinh tế – xã hội huyện các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang ................ 33
2.2 Phân tích thực trạng phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ các
huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang ..................................................................... 38
2.2.1 Phân tích các nội dung phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ các
huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang .................................................................... 38
2.2.1.1 Thực trạng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ............... 38
2.2.1.2 Thực trạng phát triển hệ thống phương tiện vận tải .................... 43
2.2.1.3 Thực trạng phát triển hệ thống bến bãi ....................................... 47
2.2.1.4 Thực trạng tổ chức và quản lý giao thông .................................. 50
2.2.1.5 Thực trạng đảm bảo an tồn giao thơng...................................... 52
2.2.2 Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải
đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng
tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 53
2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 58
2.2.2.2 Điều kiện kinh tế ......................................................................... 59
2.2.2.3 Chính trị, văn hóa, xã hội ............................................................ 60
2.2.2.4 Quản lý nhà nước ........................................................................ 61
2.2.2.5 Nhân tố khác ............................................................................... 65
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng Tiền Giang .. .66
2.3.1 Những thành quả đạt được ....................................................................... 66
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân...................................................... 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN
TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ –XÃ HỘI
CÁC HUYỆN PHÍA ĐƠNG TỈNH TIỀN GIANG ......................................... 73
3.1 Cơ sở đề xuất ............................................................................................... 73
3.1.1 Bối cảnh kinh tế – xã hội ........................................................................ 73
3.1.2 Định hướng phát triển ............................................................................. 73
3.1.3 Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 82
3.1.4 Quan điểm ............................................................................................... 83

3.2 Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.......... 83
3.2.1 Hàm ý chính sách về nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận

tải đường bộ.......................................................................................................... 83


xii
3.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển mạng giao thơng chính ........................... 83
3.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn ................... 84
3.2.1.3 Sử dụng huy động lao động cơng ích hàng năm để phát triển giao
thơng nơng thơn ...................................................................................... 84
3.2.1.4 Vốn cho vận tải và công nghiệp vận tải ..................................... 84
3.2.2 Hàm ý chính sách quản lý nhà nước về giao thông vận tải .................... 85

3.2.2.1 Phát triển mạng lưới giao thông theo quy hoạch, kế hoạch ....... 85
3.2.2.2 Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ................. 85
3.2.2.3 Tổ chức tốt công tác bảo trì hệ thống đường bộ ........................ 86
3.2.2.4 Các giải pháp kỹ thuật cơng nghệ .............................................. 86
3.2.2.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực........................................ 87
3.2.2.6 Quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả ................................... 87
3.2.3 Hàm ý chính sách về an tồn giao thơng và bảo vệ mơi trường ............. 87

3.3 Kiến nghị với chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước. .............................. 88
C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 89
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 1-2
Phỏng vấn chuyên gia về phát triển KCHTGT đường bộ............................. 1-8
Phụ lục .............................................................................................................. 1-78
Bài báo Tạp chí quốc tế được cơng bố........................................................... 1-17



xiii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ATGT
BĐKH
BTCT
BTXM
CCN
CNĐK
CSGT–TTCĐ
CSHTGTĐB
ĐBSCL
ĐH
ĐT
GPMB
GTNT
GTVT
HH
HLATGTĐB
HTGTVTĐB
HK
KCHT
KCHTGT
KT – XH
KTTĐPN
LĐCI
NSNN


QL
QPAN
SS
T
UBND
TCN
TCVN
TĐTTBQ
TNGT
TP
TP. HCM
TTCN
TTATGT
TX
XDCB

Diễn giải
An tồn giao thơng
Biến đổi khí hậu
Bê-tơng cốt thép
Bê-tơng xi măng
Cụm công nghiệp
Chứng nhận đăng ký
Cảnh sát giao thông – Trật tự cơ động
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Đồng bằng sơng Cửu Long
Đường huyện
Đường tỉnh
Giải phóng mặt bằng
Giao thơng nơng thơn

Giao thơng vận tải
Hàng hóa
Hành lang an tồn giao thông đường bộ
Hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
Hành khách
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng giao thông
Kinh tế – Xã hội
Kinh tế trọng điểm phía nam
Lao động cơng ích
Ngân sách nhà nước
Quyết định
Quốc lộ
Quốc phịng An ninh
So sánh
Tấn
Ủy ban nhân dân
Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng bình qn
Tai nạn giao thơng
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu thủ cơng nghiệp
Trật tự an tồn giao thơng
Thị xã
Xây dựng cơ bản


xiv

Ký hiệu

Tên đầy đủ

Diễn giải

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực tự do mậu dịch ASEAN

AH

ASEAN highway

Đường xuyên Á

BOT

Build – Operate – Transfer

FDI
GDP

GO

Foreign Direct Investment
Gross Domestic Product
Gross Output
Incremental Capital – Output
Hệ sốđầu tư tăng trưởng
Ratio
Japan Bank for International Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật
Cooperation
Bản

ICOR
JBIC
LTA
PCI
ODA
WB
WTO

Xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị sản xuất

Land Transport Authority

Cục Quản lý giao thông


Provincial Competitiveness
Index
Official Development
Assistance

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh

World Bank

Ngân hàng thế giới

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Hỗ trợ phát triển chính thức


xv

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang

32


Hình 2.2 Bến xe Gị Cơng Tây

48

Hình 2.3 Bến phà Tân Long

49

Hình 2.4 Tác động của ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải

59


xvi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Tổng hợp khối lượng vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Chợ Gạo

44

Bảng 2.2 Tổng hợp khối lượng vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây

45

Bảng 2.3 Tổng hợp khối lượng vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Gị Cơng Đông 46
Bảng 2.4 Tổng hợp khối lượng vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Tân Phú Đông 47



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao thông vận tải (GTVT) đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu
hạ tầng (KCHT) kinh tế – xã hội (KT – XH) nói chung và kết cấu hạ tầng giao
thơng (KCHTGT) nói riêng. Xây dựng hệ thống KCHTGT trong nước đồng bộ,
hiện đại để kết nối với KCHTGT khu vực, trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để
đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó việc ưu tiên xây dựng các cơng trình có
tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, các
vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng gắn với với
mạng lưới hạ tầng giao thông trong các liên kết khu vực là việc làm hết sức cần
thiết,thể hiện tầm nhìn chiến lược trong tương lai.
Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải (GTVT) đường bộ cần đi trước
một bước để tạo động lực phát triển KT – XH, thu hút đầu tư, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, góp phần tăng cường Quốc phịng An ninh (QPAN) đất nước. Kế hoạch
phát triển GTVT đường bộ hợp lý, đồng bộ tạo thành mạng lưới giao thơng thơng
suốt, có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển KT – XH của Việt Nam tương
đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao
thông đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển
hiện tại về KT – XH. Tuy nhiên, hệ thống KCHTGT ở Việt Nam đa số có quy mơ
nhỏ, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu
giao thơng và an tồn giao thơng cịn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong
khu vực, hệ thống KCHTGT của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
Tỉnh Tiền Giang với vị trí “trục nan hoa” (hub) nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (KTTĐPN), là trung tâm trung chuyển khối lượng lớn nơng sản,
hàng hóa các loại từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến thành phố
Hồ Chí Minh (TP. HCM), các tỉnh Đông Nam bộ và ngược lại. Tiền Giang được

xem như là “cầu nối kinh tế” kể từ khi các cây cầu trọng điểm quốc gia được xây
1


dựng giúp phá vỡ thế cô lập về giao thông đường bộ và rút ngắn thời gian di chuyển
góp phần giao lưu kinh tế, thơng thương hàng hóa của các tỉnh Vĩnh Long – Cầu
Mỹ Thuận, Bến Tre – Cầu Rạch Miễu, Long An – Cầu Mỹ Lợi.
Kinh tế tỉnh Tiền Giang phát triển nhanh trong những năm gần đây (GDP tăng
từ 10 - 12%), song Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn xếp hạng thấp hơn
các tỉnh láng giềng. Năm 2019, Tiền Giang xếp hạng thứ 46 về PCI so với Đồng
Tháp (hạng 2), Vĩnh Long (hạng 3), Bến Tre (hạng 7), Long An (hạng 8), cùng với
đó, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao và sự gia tăng nhanh của phương tiện giao
thông (khoảng 8%/năm với xe máy và 10 - 11%/năm đối với ôtô) tạo ra áp lực lớn lên
KCHTGT, nhất là giao thơng đường bộ trong bài tốn phát triển KT – XH của tỉnh.
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Tiền Giang về
phát triển kinh tế – đô thị 3 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có việc đầu tư hạ tầng
giao thông ở từng Vùng kinh tế – đô thị, đặc biệt là Vùng kinh tế – đơ thị phía Đơng
với lợi thế về kinh tế biển và các cụm cơng nghiệp phía Đơng sơng Tiền. Thực hiện
chủ trương chung và tận dụng những ưu thế sẵn có của mình, thời gian vừa qua tỉnh
Tiền Giang cũng như huyện các huyện phía Đơng trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy
mạnh đầu tư xây dựng, phát triển hồn thiện hệ thống KCHTGT đường bộ, tuy
nhiên, nhìn chung hệ thống KCHTGT đường bộ trong vùng vẫn chưa đồng bộ, tình
trạng phát triển cịn hạn chế, chưa xứng tầm, với đặc thù địa hình đặc biệt là hệ
thống trục dọc ven biển, việc phát triển KCHTGT kết nối khu vực ven biển với các
khu vực khác mới chỉ dừng ở quy mô đường huyện và đường liên xã, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển KT–XH và đảm bảo QPAN của địa phương.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH của tỉnh Tiền Giang nói chung và các
huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang nói riêng cần phải có một định hướng cụ thể phát
triển hệ thống GTVT của các huyện để đảm bảo hệ thống giao thơng thơng suốt, kết

nối hồn thiện với các trục giao thơng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang” để làm Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2


2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Ngồi nước
Tiếp cận theo khía cạnh ảnh hưởng của đầu tư phát triển KCHT tới tăng
trưởng và phát triển kinh tế: Alfredo M. Pereira và cộng sự (2010) đã thực hiện
công trình nghiên cứu của mình để tổng quan lại những ảnh hưởng đến kinh tế của
hoạt động đầu tư KCHT sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (NSNN).
Tác giả thu thập dữ liệutừ những nghiên cứu trước đó đã thực hiện liên quan đến
các ảnh hưởng của đầu tư KCHT đến hiệu quả kinh tế ở các nước khác nhau trên
thế giới và từ nước Mỹ. Kết quả tổng hợp của tác giả cho thấy, có rất nhiều các
phương pháp nghiên cứu khác nhau được các áp dụng từ phương pháp hồi quy
đường thẳng đến việc sử dụng hàm hồi quy VAR để xem xét ảnh hưởng này khi
tính đến độ trễ của đầu tư.
Trong khi đó, tác giả Glen Weisbrod (2009) khi nghiên cứu về tác động kinh
tế của đầu tư công vào giao thông đã chỉ ra rằng sự phát triển của giao thông sẽ giúp
tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo tính di động trong hoạt động kinh tế, tạo ra việc làm,
tăng trưởng cho nền kinh tế,… Đầu tư vào hệ thống giao thơng sẽ có ảnh hưởng về
lâu dài, chính vì vậy cần phải coi trọng việc xem xét lợi ích, chi phí và mức độ đầu
tư tối ưu cho giao thông.
Tương đồng với quan điểm của Glen Weisbrod, tác giả Susan Handy (2005)
trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc đầu tư hệ thống giao
thơng trong đó chú trọng xây dựng hệ thống đường cao tốc, Susan Handy cho rằng
việc xây dựng hệ thống đường cao tốc sẽ đóng góp vào sự phát triển các trung tâm
mua sắm, phát triển du lịch, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng trưởng kinh tế nhanh

hơn và làm tăng khát vọng của người nội thành ra ngoại thành sinh sống.
2.2 Trong nước

Tại Việt Nam, đầu tư phát triển KCHTHT đường bộ đã được nghiên cứu bởi
nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Cụ thể, tác giả Cù Thanh Thủy (2018) trong Luận
án tiến sĩ kinh tế của mình đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam”. Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đó, tác
3


giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu cho luận án, trình bày những chỉ tiêu
phân tích. Từ những dữ liệu được thu thập được từ báo cáo tổng kết hàng năm, báo
cáo tổng kết giai đoạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, tác giả đã phân tích thực
trạng hoạt động đầu tư phát triển KCHTHT đường bộ sử dụng NSNN, những mặt
đạt được, những mặt hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển KCHT sử dụng NSNN
đã được tác giả phân tích thơng qua những biến động về lượng vốn đầu tư trong kỳ
nghiên cứu, quy trình và thực trạng quản lý hoạt động đầu tư phát triển KCHTHT
đường bộ sử dụng NSNN ở Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư phát triển KCHTHT đường bộ sử
dụng NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Khác với việc tiếp cận dưới góc độ chi NSNN cho hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản của tác giả Cù Thanh Thủy, tác giả Phạm Hoài Chung (2012) đã tiếp cận
dưới góc độ hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
trong nghiên cứu “Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị”,
làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động này với hoạt động vận tải, từ đó đề xuất mơ hình
đánh giá tác động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cho 02 đô thị
lớn nhất cả nước là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy:

Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao
thơng vận tải đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang. Các cơng trình
nghiên cứu ở trước đó chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phát triển hạ tầng
giao thông vận tải với quy mô lớn (đô thị) hay tập trung vào một lĩnh vực liên quan
đến quản lý vốn trong giao thông (đầu tư xây dựng bằng NSNN) hoặc quá đi sâu
vào một khía cạnh kinh tế liên quan (lợi ích, chi phí). Trong Luận văn này, tác giả
hệ thống hóa các vấn đề lý luận và nghiên cứu phát triển hạ tầng giao thông vận tải
đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh KT – XH cho một vùng cụ thể của một
tỉnh với vị trí chiến lược về quốc phịng và điều kiện kinh tế cịn hạn chế – các
huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang, tập hợp và phân tích các thực trạng, đề xuất giải
pháp thông qua khảo sát các chuyên gia. Đây là tài liệu tham khảo về lĩnh vực hạ
4


tầng giao thông vận tải đường bộ riêng cho 04 huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang, có
giá trị cho các nhà hoạch định chính sách phát triển, các nhà nghiên cứu lý luận khi
đưa ra các quyết định quản lý và hoạch định chính sách giao thơng đường bộ và
phát triển KT – XH. Cần thiết trả lời cho câu hỏi: “Phát triển hạ tầng giao thông
vận tải đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang là phát triển những nội
dung nào? Cần làm gì để phát triển hạ tầng giao thơng vận tải đường bộ các huyện
phía Đơng tỉnh Tiền Giang đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội?”. Đây
chính là một khoảng trống về mặt nghiên cứu lý luận và thực tiễn mà luận văn sẽ
tập trung làm rõ một cách cơ bản, có hệ thống. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, khơng
trùng tên và nội dung với các cơng trình khoa học đã cơng bố trong và ngồi nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang phù hợp với
quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang.
 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng giao thơng vận tải đường bộ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa
bàn các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang, tập trung
vào 05 nội dung cốt lõi: phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, phát triển hệ
thống phương tiện vận tải, phát triển hệ thống bến bãi, tổ chức và quản lý giao
thơng, đảm bảo an tồn giao thơng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là công tác phát triển hạ tầng giao
thông vận tải đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn phân tích, đánh giá từ các số liệu do Sở Giao thông vận tải
(SGTVT) Tiền Giang cung cấp trên cơ sở tổng hợp các quy hoạch, chiến lược phát
5


triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ của tỉnh Tiền Giang được Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh giao công bố, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc
triển khai thực hiện theo quy định.
Đề tài luận văn giới hạn phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ;
phương tiện vận tải; hệ thống bến bãi; tổ chức và quản lý giao thông; an tồn giao
thơng của các huyện phía Đơng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Chợ Gạo, Gị Cơng
Tây, Gị Cơng Đơng, Tân Phú Đông).
Thời gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu từ năm 2019 đến năm
2020, trong đó số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu lý
thuyết, tổng hợp tài liệu, phân tích, so sánh và phỏng vấn chuyên gia. Từ đó, Luận
văn đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải làm cơ sở đề xuất các giải

pháp thiết thực nhằm phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang và các kiến
nghị với chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, đề tài luận văn sử dụng một
số phương pháp sau:
6.1 Phương pháp tổng hợp

Thu thập các tài liệu, dữ liệu và tổng hợp từ các cơng trình nghiên cứu trước
đây, các giáo trình, sách, báo,… (thơng tin thứ cấp) về hạ tầng giao thơng đường bộ,
chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước, kinh nghiệm quản lý
và phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ trong và ngồi nước.
6.2 Phương pháp phân tích

Phân tích số liệu được thu thập từ các quy hoạch, chiến lược phát triển, kế
hoạch trung và dài hạn, báo cáo tổng hợp phát triển KCHTGT đường bộ từ năm
2015 đến năm 2019, tạp chí chuyên ngành kinh tế,... và xử lý thông tin về thực trạng
phát triển KCHTGT đường bộ các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.
6.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đánh giá hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải đường bộ trong mối quan hệ
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hộithông qua việc so sánh, đối chiếu với các chỉ
6


tiêu phát triển hạ tầng giao thông áp dụng cho địa bàn nghiên cứu. Đã làm được gì?
Vấn đề nào còn tồn tại? Giải pháp để xử lý?...
6.4 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phỏng vấn các chuyên gia là những cán bộ làm việc trực tiếp trong hoạt động
đầu tư phát triển KCHTGT đường bộ,… về tình hình phát triển KCHTGT đường
bộ, xem xét ý kiến đánh giá của các đối tượng được phỏng vấn nhằm có dữ liệu

phân tích, làm cơ sở đề xuất giải pháp các nội dung phát triển KCHTGT các huyện
phía Đơng tỉnh Tiền Giang. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý Nhà
nước trong đó có: 05 cán bộ quản lý Nhà nước thuộc SGTVT tỉnh Tiền Giang; 03
cán bộ quản lý thuộc Đoạn Quản lý giao thông Tiền Giang; 02 cán bộ quản lý Nhà
nước thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các cơng trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Tiền Giang, 02 cán bộ quản lý Nhà nước thuộc Ban quản lý dự án và
đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng Tiền Giang; 02 cán bộ Viện Chiến lược
và Phát triển Giao thông vận tải; 01 cán bộ quản lý thuộc Ban quản lý dự án đường
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, các cán bộ này có hiểu biết sâu sắc về hoạt động
đầu tư phát triển KCHTGT đường bộ. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn
sâu 03 cán bộ, trong đó 02 cán bộ thuộc đơn vị thi cơng và 01 cán bộ đơn vị giám
sát dự án đầu tư phát triển KCHTGT đường bộ.
Phỏng vấn sâu được tác giả thực hiện từ ngày 01/8/2020 đến ngày 15/8/2020,
tác giả xin lịch hẹn với người được phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn tại văn phòng
với các cán bộ quản lý Nhà nước và tại công trường với các cá nhân là cán bộ đơn
vị thi công và cán bộ giám sát. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phiếu phỏng vấn đã
được chuẩn hóa để gửi đi phỏng vấn các cán bộ trực tiếp làm việc tại các đơn vị, cơ
quan liên quan đến đầu tư phát triển KCHTGT đường bộ sử dụng vốn NSNN, nếu
không gặp được trực tiếp được các cán bộ này tác giả lựa chọn các phương án thay
thế: gửi thư điện tử phiếu phỏng vấn để chờ phúc đáp hoặc gửi lại phiếu phỏng vấn
tại cơ quan và sẽ đến nhận lại phiếu sau 15 ngày.
Quy trình thiết kế bảng hỏi (Chi tiết bảng hỏi xem Phụ lục)
Bước 1: Tác giả kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trước đó khi xem
xét các nội dung phát triển KCHTGT đường bộ và xây dựng bảng hỏi các nội dung
7


phát triển KCHTGT đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH các huyện phía
Đơng tỉnh Tiền Giang.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn 18 cán bộ, chuyên gia làm việc trực tiếp trong

hoạt động đầu tư phát triển KCHTGT đường bộ. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn
chuyên gia, tác giả kết hợp với kết quả phân tích số liệu thu thập từ các chỉ tiêu kinh
tế liên quan làm cơ sở đề xuất giải pháp.
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng
giao thông vận tải đường bộ.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng phát triển hạ tầng giao thông vận tải
trên địa bàn các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là phân tích tổng thể và chi tiết thực trạng
phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ (mạng lưới giao thông đường bộ;
phương tiện vận tải; hệ thống bến bãi; tổ chức và quản lý giao thơng; an tồn giao
thơng) của các huyện phía Đơng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sau đó đưa ra giải pháp.
8. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
Chương 2. Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang
Chương 3. Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội các huyện phía Đơng tỉnh Tiền Giang.

8


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam (2008) quy định: “Kết cấu hạ tầng
giao thơng đường bộ gồm cơng trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ
và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thơng và hành lang an
tồn đường bộ”. Như vậy có thể thấy, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ rất đa
dạng, gồm nhiều bộ phận khác nhau, mang cả hai hình thái vật chất và hình thái phi
vật chất. “Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những cơng trình vật chất
kỹ thuật, các cơng trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang
tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế”.
1.1.2 Khái niệm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Phạm Hoài chung (2012): Phát triển là một q trình vận động đi lên, lâu
dài, ln thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện. Từ đó,
khái niệm phát triển kinh tế cũng được lý giải như là một quá trình thay đổi theo
hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và
thể chế trong một thời gian nhất định.
GTVT là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt của nền kinh tế quốc
dân vì nó khơng sản xuất ra hàng hố mà chỉ lưu thơng hàng hố. Đối tượng của vận
tải chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người làm ra. Chất lượng
sản phẩm vận tải là đảm bảo cho hàng hố khơng bị hư hỏng, hao hụt, mất mát và
đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện, an tồn, nhanh chóng và rẻ tiền. Trong
vận tải đơn vị đo lường là tấn/km, hành khách/km. Sản phẩm giao thông vận tải
không thể dự trữ và tích luỹ được. Vận tải chỉ có thể tích luỹ được sức sản xuất dự
trữ đó là năng lực vận tải. Mặt khác sản phẩm này cùng được “sản xuất” ra và cùng
được “tiêu thụ”.
9


GTVT là một ngành sinh sau đẻ muộn so với các ngành sản xuất vật chất khác
như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trị hết sức quan trọng là tiếp tục q
trình sản xuất trong khâu lưu thơng, góp phần tích cực phát triển KT – XH. Theo
Rostow (1960): “Giao thông là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát

triển”. Hilling và Hoyle (Transportan development London,1993) thì cho rằng
“Giao thơng có vai trị liên kết sự phát triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã
hội”. Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả
về lượng lẫn về chất. Giao thông vận tải trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh
chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến
nhanh, vững chắc.
Ngành GTVT thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi trình độ góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Giao thông vận tải thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại.
Ngày nay, vận tải được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ chủ yếu có liên
quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và đời sống của tồn xã hội. Nhờ có dịch vụ
này mới tạo ra được sự gặp gỡ của mọi hoạt động KT – XH, từ đó tạo ra phản ứng lan
truyền giúp các ngành kinh tế cùng phát triển. Ngược lại chính sự phát triển của các
ngành kinh tế lại tạo đà thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển. Nhà kinh tế học
Johnson (The organization of space in developing countries – USA, 1970) cho rằng:
“Mạng lưới đường là một trong các nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh
tế khu vực”. Ơng cịn nhận định “Một trong các nguyên nhân làm cho sản xuất của
các nhà máy ở thành thị đình đốn chính là do đường sá, cầu cống dẫn đến nơi tiêu
thụ quá thiếu và xấu. Đây cũng chính là nguyên nhân buộc người nơng dân phải bán
sản phẩm của mình ngay tại nơi thu hoạch hay tại nhà cho các lái bn với giá rẻ”.
Chúng ta tán thành nhận định đó và kết luận: Sự thiếu thốn một hệ thống các loại
đường giao thông đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân cơ bản của tình trạng sản xuất yếu
kém của một vùng lãnh thổ hoặc một vùng. Một hệ thống giao thông thuận tiện, đảm
bảo sự đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ sẽ đảm đương vai trò mạch
máu lưu thơng làm cho q trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục và thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh ở mọi khu vực kinh tế.
10


Phát triển KCHTGT đường bộ là sự biến đổi tích cực về quy mô, số lượng và

chất lượng của hệ thống KCHTGT đường bộ thông qua hoạt động quản lý, đầu tư,
khai thác có hiệu quả như xây dựng cơng trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm
dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và
HLATĐB, nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra thêm các tài sản vật chất, gia tăng năng
lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu vận tải hành khách, hàng hóa, tạo động lực phát triển KT – XH (Phạm Hoài
Chung, 2012).
1.1.3 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Cù Thanh Thủy (2018): Do KCHTGT đường bộ là một bộ phận của
KCHTKT – XH nên KCHTGT đường bộ cũng có những đặc điểm của kết cấu hạ tầng
KT – XH nói chung, đồng thời có những đặc điểm riêng như sau:
KCHTGT đường bộ mang tính thống nhất liên hồn, các bộ phận bổ sung cho
nhau. Do vậy, việc đầu tư và xây dựng hệ thống cầu, đường bộ phải tính đến nhân
tố đầu tư toàn diện, đảm bảo hoàn thành đầy đủ toàn bộ các nhân tố thuộc
KCHTGT đường bộ.
KCHTGT đường bộ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên trong công tác
phân bổ vốn đầu tư hàng nằm cần phải cân đối nguồn vốn thích hợp giữa dự án xây
dựng mới với việc nâng cấp, mở rộng và phải dành một lượng vốn nhất định cho
cơng tác bảo trì bảo dưỡng cầu, đường bộ.
Vốn đầu tư xây dựng KCHTGT đường bộ thường rất lớn, thời gian thi công
kéo dài nhiều năm. Vì vậy, phải huy động nguồn vốn đầu tư lớn cũng như phải có
một q trình theo dõi, quản lý vốn đầu tư và giám sát quá trình thi cơng chặt chẽ
nhằm tránh tiêu cực thất thốt, tham nhũng.
Do đặc điểm của các cơng trình giao thơng mang tính cố định, đi qua nhiều địa
bàn thuộc các địa phương khác nhau quản lý, cho nên khi chọn địa điểm xây dựng
cần phải cân nhắc đầy đủ toàn diện để chọn phương án tuyến cho phù hợp, vừa đảm
bảo yêu cầu phát triển KT – XH của một địa phương vừa đảm bảo yêu cầu phát
triển KT – XH của một vùng và cả nước. Mặt khác, trong quá trình tổ chức xây
dựng, đòi hỏi các địa phương cần phối hợp với nhau từ khâu chuẩn bị đầu tư cho
11



đến khi xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
Hiệu quả đầu tư xây dựng vào các cơng trình giao thơng đường bộ đối với nền
kinh tế mang tính gián tiếp. Bên cạnh những cơng trình có thể thu hồi vốn bằng
hình thức thu phí sử dụng đường bộ, cịn có những cơng trình khơng thể thu hồi vốn
bằng hình thức thu phí như các cơng trình cầu, đường bộ ở khu vực nơng thơn, miền
núi. Vì vậy, cần phân loại rõ thành các trường hợp để đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
hay huy đồng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.
Lợi ích mang lại của KCHTGT đường bộ thường phát huy trong một thời gian
dài, không chỉ người dân đang sống hiện tại ở địa phương được hưởng lợi mà các thế
hệ sau này cũng vẫn được hưởng những lợi ích đó. Điều này, cho phép Nhà nước và
các địa phương có thể huy động nguồn lực tài chính dưới hình thức vay và trả nợ từ
tổ chức, cá nhân bằng phát hành công trái quốc gia hoặc trái phiếu đầu tư địa phương.
1.1.4 Đặc điểm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Phạm Hoài Chung (2012): Đặc điểm của phát triển KCHTGTvận tải nói
chung và KCHTGT đường bộ nói riêng là ngành sản xuất vật chất đặc biệt bởi nó
có những đặc điểm như sau:
Hoạt động đầu tư xây dựng KCHTGT đường bộ khơng chỉ mang lại lợi ích là
lợi nhuận đơn thuần cho các tổ chức thực hiện mà quan trọng hơn, nó tạo điều kiện
tiền đề cho các ngành sản xuất khác khai thác phát triển và khôi phục nhu cầu đi lại
của nhân dân, là điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế trong hiện tại cũng như
trong tương lai. Chủ đầu tư hầu như không có lợi nhuận trực tiếp trong đầu tư xây
dựng KCHTGT đường bộ mà lợi ích mong đợi là cho KT – XH của đất nước.
Phát triển KCHTGT đường bộ với bản chất là loại hình đầu tư phát triển cần
khối lượng vốn lớn, thời gian tiến hành thi công dài.
Sản phẩm đầu tư là những cơng trình giao thơng đường bộ, là những hàng hóa
cơng cộng, do nhiều thành phần tham gia khai thác, sử dụng.
1.2 Vai trò của phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
1.2.1 Vai trị của phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ đối với phát triển


kinh tế
Theo Cù Thanh Thủy (2018): Phát triển KCHTGT đường bộ là điều kiện tiền
12


đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì KCHTGT đường bộ là một trong những loại cơ
sở vật chất – kỹ thuật nền tảng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia hay vùng miền. Phát triển KCHTGT đường bộ sẽ mở ra cơ hội phát triển
cho các vùng miền hay quốc gia, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa. Nếu
như trước khi có đường giao thơng, điều kiện đi lại khó khăn, nhiều khu vực vùng
sâu, vùng xa ít được quan tâm đầu tư khai phá. Khi có đường giao thơng, các luồng
vốn đầu tư sẽ chảy về khu vực này, đánh thức tiềm năng kinh tế, hình thành nên
những vùng sản xuất mới, làm ra thêm nhiều của cả cho xã hội qua đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, phát triển KCHTGT đường bộ là một phận trong phát
triển toàn xã hội, do vậy phát triển KCHTGT đường bộ cũng tác động trực tiếp tới
tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi một cơng trình giao thơng được đầu tư xây dựng sẽ
tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng cơng trình đó, tạo ra việc
làm và thu nhập cho người lao động. Từ đó các doanh nghiệp và những người lao
động này lại sử dụng các khoản thu nhập của mình để mua sắm hàng hố và dịch
vụ. Do đó họ lại góp phần làm tăng sản lượng và GDP của nền kinh tế. Cứ như thế
sẽ có một chuỗi gia tăng sản lượng, việc làm và GDP của nền kinh tế.
Tiếp theo phát triển KCHTGT đường bộ sẽ tác động trực tiếp đến việc phân
bố các cơ sở sản xuất. Đại đa số các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những địa điểm có điều
kiện KCHTGT thuận lợi để đặt các cơ sở sản xuất kinh doanh của mình. Vì chỉ ở
những nơi có điều kiện giao thơng thuận lợi thì việc vận chuyển hàng hoá đầu ra và
đầu vào cho sản xuất mới thuận lợi, dễ dàng nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể tiết
kiệm được chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và thu lợi nhuận cao. Ngược
lại, ở những nơi mặc dù giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai phì nhiêu, màu mỡ
nhưng đường giao thơng khơng có hoặc đi lại khó khăn thì khơng thể thu hút được

các nhà đầu tư đến vì họ lo ngại hàng hố được sản xuất ra sẽ khơng đem được đến
thị trường tiêu thụ. Do vậy, cải thiện điều kiện KCHTGT đường bộ tại một địa
phương sẽ có tác động lôi kéo các nhà đầu tư đến địa phương đó, nhờ vậy các ngành
kinh tế sẽ phát triển và dần tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của địa phương.
Mặt khác phát triển KCHTGT đường bộ cũng làm tăng sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Sức cạnh tranh của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến 2 nhân tố là giá thành
13


×