Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tăng cường công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách tại tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 112 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: Tăng cường cơng tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách tại Tây Ninh.
2. Họ và tên tác giả: Hoàng Phương Nam
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
4. Năm bảo vệ: 2020.
5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn luận giải, làm rõ những
vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực tiễn qua đó đề xuất những định hướng, giải
pháp tăng cường về thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách tại Tây Ninh.
7. Những đóng góp của luận văn:
- Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về lý luận, thực tiễn một
cách tồn diện, sâu sắc đến cơng tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại
tỉnh Tây Ninh.
- Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận và pháp lý, xác định các nhân tố tác
động; làm rõ thực trạng bằng quá trình tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá những
mặt đạt được cũng như tồn tại để từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp tăng
cường công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhưng ai quan tâm đến
vấn đề thanh tra các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2020
Ngƣời hƣớng dẫn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng
Hoàng Phương Nam
iii



SUMMARY OF THESIS
1. Thesis title: Strengthening the inspection of capital construction
investment projects with budget capital in Tay Ninh.
2. Name of Author: Hoang Phuong Nam.
3. Major: Economic Management.
4. Year of thesis defense: 2020.
5. Name of Supervisor: Assoc. Prof Nguyen Quyet Thang.
6. Research purposes and tasks: Thesis, dissertation, clarification of
theoretical issues, analysis, practical evaluation, thereby proposing orientations and
solutions to enhance the inspection of investment projects. capital construction with
budget capital in Tay Ninh.
7. The contributions of the thesis:
- Thesis is the first work going in-depth research on theory and practice in a
comprehensive and profound way to the inspection of capital construction
investment projects in Tay Ninh province.
- Thesis generalizes theoretical and legal basis, identifies the impacting
factors; clarifying the situation by synthesizing, analyzing data, evaluating the
achievements and existence to give some orientations and solutions to enhance the
inspection of construction investment projects. Fundamentally from the budget.
- Thesis can be a useful reference for those who are interested in the
inspection of construction investment projects with budget capital.
Date: 15/12/2020
Thesis author

Supervisor

Assoc. Prof Nguyen Quyet Thang

Hoang Phuong Nam


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... iii
SUMMARY OF THESIS ............................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................1
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................6
7. Đóng góp của luận văn .............................................................................7
8. Kết cấu của luận văn .................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................9
Chƣơng 1 .........................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC .........................................................................................................................9

v



1.1. Khái niệm cơ bản liên quan về thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. ...............................................................9
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra. .......................................9
1.1.2 Dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.....................................13
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN ...............................................................................................15
1.2. Vai trò của thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN...15
1.3. Nội dung thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. ....18
1.3.1 Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra ....................................18
1.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra ............................................19
1.3.3 Xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra ....................................28
1.3.4 Tổng kết và báo cáo kết quả thanh tra............................................28
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước..............................................................................28
1.4.1 Những nhân tố liên quan đến cơ chế, thể chế, luật pháp................28
1.4.2 Những nhân tố liên quan đến tổ chức thực hiện cuộc thanh tra .....30
1.4.3 Điều kiện làm việc của thanh tra ....................................................34
1.4.4 Nhận thức của các cấp các ngành...................................................34
1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra dự án đầu tư XDCB sử
dụng vốn NSNN.....................................................................................................35
1.5.1 Trên góc độ một cuộc thanh tra ......................................................37
1.5.2 Trên góc độ hoạt động thanh tra nói chung....................................38
1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. ...................................................39
1.6.1 Kinh nghiệm của một số địa phương .............................................39

vi


1.6.2 Bài học kinh nghiệm về thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Tây Ninh. .......................................41
Chƣơng 2 .......................................................................................................43
THỰC TRẠNG THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI TỈNH TÂY NINH ...................43
2.1 Khái quát chung về tỉnh Tây Ninh và ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh .43
2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Tây Ninh .................................................43
2.1.2 Khái quát chung về ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh .......................44
2.1.3 Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2015-2019 ..................................................................................46
2.2 Thực trạng thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019 ..........................................................48
2.2.1 Việc thực hiện các cuộc thanh tra dự án đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019 ............................48
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ....................................................59
2.3 Đánh giá thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019 ..........................................................69
2.3.1 Những thành quả đạt được .............................................................69
2.3.2 Những vấn đề tồn tại ......................................................................71
2.3.3 Nguyên nhân những vấn đề tồn tại.................................................73
Chƣơng 3 .......................................................................................................76
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THANH TRA CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
TẠI TỈNH TÂY NINH............................................................................................76

vii


3.1 Định hướng chủ yếu tăng cường thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ..................................................76

3.1.1 Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm tới ....................................76
3.1.2 Phương hướng tăng cường công tác thanh tra các dự án đầu tư
XDCB trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay .......................................................78
3.2 Giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác thanh tra các dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .......................................82
3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức ............82
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức quản lý, thực thi trách nhiệm, chỉ đạo, phối
hợp, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra ...........84
3.2.3 Tăng cường các điều kiện làm việc của thanh tra ..........................86
3.3 Kiến nghị ..............................................................................................87
3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ .........................................................87
3.3.2 Đối với các Bộ, Ngành liên quan ...................................................88
3.3.3 Đối với UBND tỉnh Tây Ninh ........................................................89
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................94
PHỤ LỤC ......................................................................................................96

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Từ viết tắt
XDCB

Xây dựng cơ bản

NSNN


Ngân sách nhà nước

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

ODA

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

DT

Dự tốn


TDT

Tổng dự toán

BOT

Dự án xây dựng - vận hành - chuyển giao

BTO

Dự án xây dựng - chuyển giao - vận hành

BT

Dự án xây dựng - chuyển giao

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

CNTT


Công nghệ thông tin

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (hay tổng sản phẩm quốc nội)

KCN, CCN

Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ/ Biểu đồ

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức ngành thanh tra tỉnh Tây Ninh

45

Biểu đồ 2.1


Trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ ngành thanh tra
tỉnh Tây Ninh năm 2019

64

Biểu đồ 2.2

Thực trạng trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ ngành
thanh tra tỉnh Tây Ninh 2015-2019

65

Biểu đồ 2.3

Tình hình trang bị thiết bị CNTT ngành thanh tra Tây
Ninh từ năm 2015 - 2019

67

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1


Cơ cấu chi NSNN tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019

46

Bảng 2.2

Cơ cấu nguồn chi đầu tư XDCB theo nguồn (2015-2019)

47

Bảng 2.3

Kết quả xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của
tỉnh Tây Ninh 2015-2019

48, 49

Bảng 2.4

Kết quả thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019

50

Bảng 2.5

Kết quả thanh tra hành chính về đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019


54

Bảng 2.6

Kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2015-2019

55

Bảng 2.7

Kết quả xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Tây Ninh 2015-2019

57

Bảng 2.8

Kiến nghị xử lý bổ sung sau rà soát các cuộc thanh tra
(2015-2019)

58

Bảng 2.9

Thống kê số liệu đội ngũ cán bộ thanh tra tỉnh Tây Ninh
2019

63


Bảng 2.10

Thống kê thực trạng, kết quả đào tạo đội ngũ cán bộ
thanh tra của tỉnh Tây Ninh năm 2019

66

Bảng 2.11

Công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực
hiện về thanh tra tại Tây Ninh 2015-2019

68-69

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư XDCB được đánh giá là một trong những lĩnh vực quan trọng, có vai
trị hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi
địa phương, nó là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Hàng năm,
NSNN dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư XDCB. Chính vì vậy, trong những năm
qua công tác quản lý đầu tư XDCB luôn được Chỉnh phủ, các Bộ, Ngành, địa
phương chú trọng và giám sát chặt chẽ.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của đầu tư XDCB đối với sự nghiệp đối mới
đất nước, trong những năm qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư khá lớn nguồn lực từ
NSNN cho các cơng trình XDCB, Đảng và Nhà nước đã chú trọng cơng tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm tốn. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp đã

quan tâm chỉ đạo thực hiện thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Kết quả đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và phát huy hiệu
quả các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn
vốn ngân sách còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chất lượng, hiệu quả thanh tra
không cao, thu hồi kinh tế do vi phạm còn thấp, phát hiện hành vi tham nhũng qua
thanh tra cịn ít…bên cạnh đó thất thốt, lãng phí, vi phạm về đầu tư XDCB vẫn là
vấn đề gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến quá tình điều hành, hoạt động
và phát triển của các địa phương.
Tây Ninh, một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa
Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một
trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Được sự quan tâm
đầu tư của Trung ương, của tỉnh, công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng được
triển khai tích cực theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, từng bước hịa mình vào sự
phát triển chung của cả nước. Tỉnh Tây Ninh luôn chú trọng công tác thanh tra các

1


dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách. Hoạt động thanh tra có nhiều chuyển
biến tích cực, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp đã quan tâm xây
dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh
tra, định kỳ sơ kết, tổng kết…Hoạt động thanh tra cơ bản đảm bảo nguyên tắc, trình
tự, thủ tục theo quy định, chất lượng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, công tác thanh tra nói chung và thanh tra các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng trong
thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; hiệu quả công tác thanh tra chưa cao,
đặc biệt là việc xử lý sau thanh tra chưa triệt để. Có nhiều nguyên nhân khách quan
lẫn nguyên nhân chủ quan dẫn đến những bất cập, hạn chế nêu trên, trong đó đáng

chú ý là cơ chế, chính sách, pháp luật cịn thiếu đồng bộ, chồng chéo chưa theo kịp
thực tiễn; việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng của tổ chức, cá
nhân còn hạn chế, chưa nghiêm. Các tổ chức thanh tra, Đoàn thanh tra chưa phát
huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao, việc góp phần bổ sung, hồn thiện cơ chế,
chính sách qua thanh tra chưa thể hiện rõ nét. Việc đúc rút kinh nghiệm, đề xuất cơ
chế, giải pháp cũng như tăng cường nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh
tra còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ thanh tra đang còn thiếu về số lượng và yếu
về chất lượng, biên chế chưa ổn định. Điều kiện, phương tiện vật chất phục vụ cho
hoạt động thanh tra còn thiếu, chưa đảm bảo...
Với mục đích đóng góp một số ý kiến nhằm tăng cường thanh tra các dự án
đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngấn sách tại tỉnh Tây Ninh, đồng thời với mong muốn
nghiên cứu, phân tích rõ hơn một số vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra các dự án
đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn hiện nay, tác giả chọn nghiên
cứu đề tài: “Tăng cường công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách tại Tây Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều chuyên đề, bài tham luận, bài báo cũng như các đề tài khoa học,
cơng trình khoa học nghiên cứu tổng kết một số nội dung liên quan đến công tác

2


quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
trong thời gian qua như:
- Đề tài trọng điểm cấp bộ, Chủ nhiệm: Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra
Chính phủ, năm 2009: “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngành Thanh
tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Luận cứ khoa học và
hoàn thiện pháp luật về thanh tra”. Đề tài đã nghiên cứu một cách sâu rộng về tổ
chức và hoạt động của ngành Thanh tra, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn có liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, qua đó xác lập những

luận cứ khoa học cho việc sửa đổi Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh
tra. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động ngành Thanh
tra, tác giả đã đưa ra những định hướng mới liên quan đến tổ chức và hoạt động
ngành Thanh tra; từ đó đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức và
hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Công Tuyên, năm 2014: “Quản lý chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Luận văn cũng đã khái quát hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách
Nhà nước và chi chi ngân sách Nhà nước; quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn Ngân
sách Nhà nước. Trên cơ sở hệ thống lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý chi đầu tư XDCB của huyện Hoa Lưu, tác giả rút ra những kết quả đạt được,
những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, đề xuất phương hướng và kiến nghị một số
biện pháp có tính thiết thực nhằm hồn thiện quản lý chi đầu tư XDCB của địa
phương.
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Mộng, năm 2012: “Pháp luật về thanh
tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản
chất, đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của thanh tra xây dựng; khái niệm, đặc điểm và
nội dung của pháp luật về thanh tra xây dựng, tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện
pháp luật thanh tra xây dựng. Đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của
thanh tra xây dựng, thực trạng pháp luật về thanh tra xây dựng, thực tiễn tổ chức
thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng, làm rõ những vướng mắc, bất cập trong

3


pháp luật về thanh tra xây dựng và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra
xây dựng; Trên cơ sở đánh giá những khó khăn, vướng mắc, bất cập để đưa ra giải
pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra xây dựng ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Như Thủy, năm 2017: “Hiệu quả
thanh tra hành chính - từ thực tiễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn

đã hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về khái niệm, mục đích, ý nghĩa,
các nguyên tắc liên quan đến hoạt động thanh tra hành chính; phân biệt, phân tích
những đặc điểm cơ bản cũng như phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng. Trên cơ sở những
đánh giá, phân tích thực trạng tình hình hoạt động thanh tra hành chính tại huyện
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Luận văn đã đưa một số định hướng chung về cơng tác
thanh tra hành chính nói chung và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Lương, năm 2016: “Tăng cường thanh
tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo
dục tại tỉnh Lai Châu”. Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục;
Đánh giá thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực
giáo dục tại tỉnh Lai Châu, đưa ra những mặt làm được, những hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế; Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn, Luận văn khuyến nghị
phương hướng và giải pháp tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Anh Tuấn, năm 2015: “Công tác thanh tra
dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng đường bộ”. Luận văn đã khảo sát,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực
xây dựng nói chung và các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thơng đường bộ
nói riêng; Trên cơ sở kết quả phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn, tác giả đưa ra các
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng công trình

4


giao thông đường bộ. Luận văn chủ yếu đi sâu các vấn đề liên quan đến công tác
thanh tra chuyên ngành lĩnh vực xây dựng.
- Luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Bình, năm 2011:“Nâng cao hiệu

quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở
Việt Nam”. Bài nghiên cứu đã làm sang tỏ những vấn đề cơ bản có liên quan đến
hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước cả
phương diện lý luận và thực tiễn; trên cơ sở đánh giá thực trạng, hiệu lực hoạt động
thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam, tác giả
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phịng
chống tham nhũng, lãng phí vốn đầu tư trong thời kỳ thực hiện CNH – HĐH ở Việt
Nam.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh
khác nhau liên quan đến cơng tác thanh tra và thanh tra các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chỉ đề cập bước đầu đến vấn đề thanh
tra hành chính hoặc công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra
chuyên ngành một giai đoạn nhất định trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đến
thời điểm hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về lý luận ,
thực tiễn, đề cập tồn diện, sâu sắc đến cơng tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản trên một địa phương cụ thể như tỉnh Tây Ninh.
Trong luận văn này, tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu
trước đó và tập trung nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác tổ chức và thực hiện thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn
ngân sách tại tỉnh Tây Ninh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách tại Tây Ninh.

5


- Phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2019, từ đó xác định những

ưu điểm, hạn chế về thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách tại Tây Ninh.
- Đề xuất những định hướng, giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách tại Tây Ninh và kiến nghị
một số vấn đề đối với công tác thanh tra các dự án đầu tư XDCB.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Luận văn nghiên cứu công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh
- Phạm vi về không gian:
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2019.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập và hồi cố thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu: (1) Tình hình nghiên cứu đề tài (2)
Chương 1 của luận văn và (3) Chương 2 của luận văn.

6


- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Được sử dụng trong việc tổng hợp, phân
tích số liệu, phân tích các quy định của của pháp luật về thanh tra các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được được sử dụng trong việc

thống kê các số liệu, những vấn đề có liên quan đến thực trạng thanh tra đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phương pháp chuyên gia.
7. Đóng góp của luận văn
Sau khi hồn thành, luận văn dự kiến sẽ có những đóng góp như sau:
Về mặt lý luận:
- Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận và pháp lý về thanh tra các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Xác định các nhân tố tác động đến công tác thanh tra các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách.
Về mặt thực tiễn:
- Luận văn làm rõ thực trạng công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Tây Ninh.
Qua đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhưng ai quan tâm
đến vấn đề thanh tra các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

7


Chƣơng 2: Thực trạng thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách tại tỉnh Tây Ninh.
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thanh tra các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Tây Ninh.


8


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC
1.1. Khái niệm cơ bản liên quan về thanh tra các dự án đầu tƣ xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra.
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động thanh tra
Thanh tra xuất phát từ nguồn gốc Latinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào
bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng
nhất định. Theo Từ điển Pháp luật Anh - Việt động từ “inspectare” có nghĩa là
“thanh tra” và được giải thích là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê đối với đối
tượng bị thanh tra; cịn theo nghĩa của danh từ “inspectorate” lại có nghĩa là một cơ
quan, tổ chức, bộ phận thanh tra, ví dụ như ban thanh tra, cơ quan thanh tra… Từ
điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối
tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất
định - sự tác động có tính trực thuộc”. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thanh tra
(người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa
phương, cơ quan, xí nghiệp”; thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định:
“Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền
hành của một chủ thể nhất định” (Phê, 2016).
Từ những nghĩa như vậy, thanh tra với vai trị là danh từ chung có thể được
hiểu là một thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ quan, tổ
chức thanh tra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định (Thủy, 2017). Tùy thuộc

vào chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước hoặc quan niệm về quyền lực mà các quốc
gia hiện đại đã sử dụng thiết chế thanh tra theo những cách khác nhau. Có quốc gia
chỉ sử dụng thanh tra nhà nước (thanh tra của Quốc hội); thanh tra của Chính phủ

9


(thanh tra hành pháp); kiểm tốn; có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra chuyên ngành;
có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra như một lực lượng cảnh sát (hoặc bán cảnh sát)
hoặc phân về các ngành quản lý để phục vụ quyền lực (Lương, 2016). Đồng thời,
thanh tra với ý nghĩa là một động từ còn là khái niệm để chỉ hoạt động kiểm tra,
kiểm soát của cơ quan, tổ chức, người được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhằm “Kiểm
tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” (Phê, 2016).
Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được thể
hiện qua mơ hình các cơ quan nhà nước, các quy định của Hiến pháp và pháp luật
và được đề cập ở các giác độ khác nhau:
- Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chưa được sử dụng nhưng có các
chức quan làm cơng việc giống như thanh tra, đó là: Thời Lý có chức quan Gián
nghị đại phu (tả, hữu gián nghị đại phu); thời Trần có cơ quan gọi là Ngự sử đài với
chức năng gần giống như cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay và có chức Quan ngự
sử đứng đầu Ngự sử đài (Thủy, 2017).
Ngày 23/11/1945, chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra
đời, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Sắc lệnh
nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám
sát tất cả các công việc và các nhân viên của UBND và các cơ quan của Chính
phủ”, từ đây, thuật ngữ “thanh tra” xuất hiện, quyền thanh tra được xác định và
chính thức giao cho Chính phủ. Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra năm
2010 khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan thanh tra Nhà nước.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá,

xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân (Quốc hội, 2010).
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động thanh tra
* Thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước

10


Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý Nhà
nước, thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước, tất cả các giai đoạn của chu trình
quản lý Nhà nước đều phải thơng qua thanh tra, kiểm tra để có thơng tin đầy đủ,
chính xác.
Thanh tra là một phạm trù lịch sử, thanh tra gắn với q trình lao động xã
hội. Chính bản chất của q trình lao động xã hội đã địi hỏi tính tất yếu phải có
quản lý để điều hịa hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự
khác nhau giữa vận động của cả cơ chế sản xuất với sự vận động của các yếu tố
khách quan, độc lập hợp thành cơ chế sản xuất đó (Truyền, 2009).
Như vậy, việc xem xét, định hướng, đánh giá kết quả quản lý là một phương
diện của quản lý xã hội. Quản lý nhà nước là một bộ phận của quản lý xã hội và ở
đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.
* Thanh tra ln mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ với
tính quyền uy - phục tùng của quản lý nhà nước. Là một chức năng của quản lý nhà
nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực
của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Không thể khơng có quyền lực mà
khơng gắn với một tổ chức. Nói về quyền lực nhà nước trong q trình thanh tra
cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra.
Vì vậy, thanh tra phải được nhà nước sử dụng như một cơng cụ có hiệu quả trong
q trình quản lý. Khi nhấn mạnh tính quyền lực của các tổ chức thanh tra, Lê nin

nói: “Thanh tra thiếu quyền lực là thanh tra suông” (Lê nin, 1978).
Thanh tra chỉ xuất hiện khi từ khi Nhà nước ra đời trong lịch sử và nó cũng
sẽ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của Nhà nước. Điều 1, Pháp lệnh Thanh tra quy
định: “thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, thực
hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
* Thanh tra có tính độc lập tương đối

11


Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lý nhà
nước tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên
trách. Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhà nước khác, cơ quan
thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên các điểm
sau: Chỉ tuân theo pháp luật; tự mình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; ra các kết
luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra, chịu
trách nhiệm về các quyết định thanh tra của mình (Lương, 2016).
1.1.1.3 Mục đích hoạt động thanh tra
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động thanh tra là nội dung quan trọng được đề
cập trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các bài giáo
huấn của Bác Hồ khi nói về thanh tra. Chỉ thị số 38/CT-TW, ngày 20/02/1984 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: “Mục đích của thanh tra là đánh giá chính
xác những mặt làm đúng, làm sai trong việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước… Trước mắt cũng như lâu dài cơng tác
thanh tra có tác dụng quan trọng, trực tiếp giữ gìn pháp luật Nhà nước, tăng cường
trách nhiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội của bộ máy Nhà nước, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân lao động”.
Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Mục đích thanh tra nhằm phát
hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, nhà nước, cá nhân”.

12


Điều đó khẳng định hoạt động thanh tra khơng có mục đích tự thân mà để
phục vụ cho cơng tác quản lý, điều hành của Nhà nước ngày càng có hiệu quả, hiệu
lực, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy cơng tác thanh tra phải
hướng vào việc đánh giá, thực hiện các cơ chế, chính sách đó trong thực tiễn cuộc
sống. Trong cơ chế pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra cũng
như thực tiễn tiến hành các cuộc thanh tra thì đây phải được coi là ưu tiên hàng đầu.
Điều này càng trở nên cực kỳ quan trọng khi chúng ta đang trong q trình đổi mới
tồn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong bối cảnh đó,
các tiêu chí đánh giá ln có sự biến động. Bản thân các văn bản pháp luật cũng
được thay đổi thường xuyên nhưng nhiều khi vẫn không phản ánh hết thực tiễn
cuộc sống, các quan hệ xã hội mới phát sinh. Chính vì vậy, ngành thanh tra và cụ
thể là những người đi thanh tra phải có quan điểm đúng và nhìn nhận vấn đề với
nhãn quan biện chứng, trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng để
đánh giá chính xác các vấn đề mà mình thanh tra. Từ đó đưa ra các kiến nghị xác
đáng để xử lý bản thân các vấn đề đó, đồng thời đưa ra các giải pháp và dự kiến cho
tương lai. Thanh tra lấy pháp luật làm chuẩn mực nhưng hơn thế nữa phải thấy được
mục đích tối thượng trong quản lý nhà nước là hiệu quả quản lý, tính phục vụ nhân
dân để xem xét đánh giá đúng sai, công và tội...(Chiến, 2014).

1.1.2 Dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây
dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác có liên
quan đến xây dựng cơng trình; hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các
hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
(Quốc hội, 2014).
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác
định, gồm có dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng (Bình, 2011).

13


Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình xây dựng theo
mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và
cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội (Tuấn, 2015).
Vốn của dự án đầu tư XDCB nói chung được cấu thành bởi các nguồn:
Nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, nguồn vốn đóng
góp tự nguyện và nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó nguồn vốn của Nhà nước
bao gồm: NSNN cấp phát, vốn của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ
NSNN, bao gồm vốn từ khấu hao cơ bản để lại, từ lợi nhuận sau thuế, từ đất đai,
nhà xưởng còn chưa sử dụng đến... được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh; vốn góp của Nhà nước trong liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế
trong nước và nước ngồi. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà Chính
phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc Nhà nước đi vay để cho
vay lại đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch Nhà nước
đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Vốn vay nợ, viện trợ từ
bên ngoài của Chính phủ thơng qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trên

thực tế, một phần vốn này sẽ đưa vào ngân sách đầu tư, còn phần ODA cho các
doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Từ những phân tích trên có thể hiểu dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN là quá trình bỏ vốn từ nguồn vốn NSNN để tiến hành các hoạt động XDCB
nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tạo ra các tài sản cố định trong
nền kinh tế (Lương,2016). Đây là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế-xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.
Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu
tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thơng qua nhiều hình thức như xây dựng
mới, mở rộng, hiện đại hóa hay khơi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.

14


1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của thanh tra các dự án đầu tƣ XDCB từ
nguồn vốn NSNN
Kết hợp các quan niệm trên đây có thể nêu khái niệm về thanh tra đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN như sau: Thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đầu tư XDCB sử dụng
vốn NSNN, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố
tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hồn hiện cơ chế quản lý, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đặc điểm của thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có đặc điểm
chung của hoạt động thanh tra, đồng thời có một số đặc điểm riêng:
- Hoạt động thanh tra luôn gắn liền với hoạt động của cơ quan quản lý nhà
nước và phục vụ cho quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB sử dụng vốn

NSNN.
- Hoạt động thanh tra do các cơ quan thanh tra nhà nước (cấp tỉnh, huyện) và
thanh tra sở tiến hành, thực hiện quyền lực nhà nước trong các hoạt động thanh tra.
- Đối tượng của thanh tra là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cấp có thẩm
quyền liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt phân bổ và sử dụng nguồn vốn
NSNN; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; việc quản lý và thực hiện dự án
đầu tư có sử dụng vốn NSNN.
1.2. Vai trị của thanh tra các dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN
Thứ nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN, tăng cường kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư,
xây dựng lành mạnh, trong sáng.
Là một giai đoạn trong chu trình quản lý, hoạt động thanh tra có vai trị kiểm
định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Hoạt động này nhằm phát hiện kịp

15


thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý đồng thời đề xuất những kiến
nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý nhà nước và sử
dụng hợp lý các nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thơng
qua hoạt động thanh tra những sai sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật được phát hiện và khắc phục kịp thời. Cùng với việc phát hiện và xử lý
các vi phạm pháp luật, thanh tra cịn đóng vai trị như một biện pháp phịng ngừa
hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám
sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng ln có tác dụng hạn chế, răn đe
những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp
được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật,
ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật, tăng cường kỷ

cương, xây dựng môi trường đầu tư, xây dựng lành mạnh, trong sáng.
Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN, phòng ngừa và chống lãng phí, thất thốt, tham nhũng trong đầu tư xây
dựng.
Hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN để giúp cơ quan nhà
nước hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm huy
động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng đầu tư; điều
này có ý nghĩa quan trọng, khi cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng,
đúng thiết kế sẽ góp phần rất quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động thanh tra có thể phát hiện được những sai sót, vi phạm trong việc
quản lý đầu tư XDCB một cách nhanh chóng và kịp thời và với cách thức hoạt động
của mình, thanh tra sẽ phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ về nguyên nhân, động cơ,
mục đích, tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Từ đó, đưa ra các giải pháp hữu
hiệu trong việc khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật và trong các quyết
định quản lý. Cùng với đó, thơng qua việc thanh tra các hoạt động quản lý đầu tư
XDCB của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ

16


×