Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Xử lí ngoại lệ phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.03 KB, 15 trang )

CÁC LỚP CƠ SỞ .NET




· Lớp đối tượng trong .NET Framework
• Common Language
Specification(CLR)
• Kiểu dữ liệu trong namespace
• Tiêu chuẩn ECMA
• Tìm hiểu những lớp Framework

· Lớp Timer

· Lớp về thư mục & hệ thống

· Lớp Math

· Lớp thao tác tập tin
• Sao chép một tập tin

Lấy thông tin về tập tin

· Làm việc với tập tin dữ liệu
• Luồng nhập xuất
• Thứ tự của việc đọc một tập tin
• Các phương pháp cho việc tạo và mở
một tập tin
• Viết vào một tập tin văn bản
• Đọc tập tin văn bản
• Viết thông tin nhị phân vào tập tin



• Đọc thông tin nhi phân từ tập tin

· Câu hỏi & bài tập


Cho đến lúc này thì chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều các lớp đối tượng mà ngôn
ngữ C# cung cấp cho chúng ta. Và hiện tại chúng ta đã có thể viết được các chương
trình C# thuần túy dùng console làm giao diện kết xuất. Đối với việc tìm hiểu bất cứ
ngôn ngữ lập trình nào thì việc viết các chương trình mà giao diện càng đơn giản thì
càng tốt. Trong phần thứ hai (từ ch
ương 14) của giáo trình chúng ta sẽ tìm hiểu xây
dựng các ứng dụng Windows thông qua Visual C#.
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lớp cơ sở mà .NET cung cấp, các lớp này
đơn giản giúp chúng ta thực hiện tốt các thao tác nhập xuất, các thao tác truy cập hệ
thống, thực thi các phép toán học,

Lớp đối tượng trong .NET Framework

NET Framework chứa số lượng nhiều những kiểu dữ lớp, những kiểu liệt kê,
những cấu trúc, những giao diện và nhiều kiểu dữ liệu khác nữa. Thật vậy, có hàng
ngàn số lượ
ng các kiểu như trên. Những lớp này điều cho phép chúng ta sử dụng trong
chương trình C#.
Chúng ta sẽ tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu thường sử dụng trong chương này. Các lớp
được trình bày thông qua các ví dụ minh họa đơn giản. Từ những ví dụ minh họa cách sử
dụng các
lớp cơ sở này chúng ta có thể mở rộng để tạo ra các chương trình phức tạp hơn.

Common Language Specification (CLR)

Những lớp bên trong Framework được viế
t với ngôn ngữ được xác nhận là
chung nhất (CLR). CLR đã được đề cập vào phần đầu của sách khi chúng ta thảo luận
về MS.NET trong chương 1.

CLS là một tập hợp các luật hay các quy tắc mà tất cả các ngôn ngữ thực hiện bên
trong .NET platform phải tuân thủ theo. Tập hợp luật này cũng bao gồm kiểu dữ liệu
hệ thống chung, các kiểu dữ liệu cơ bản mà chúng ta được tìm hiểu trong chương 3 -
Nề
n tảng ngôn ngữ C#. Bằng cách đưa vào các tập luật này, môi trường thực thi
chung sẽ có thể thực thi một chương trình
mà không quan tâm đến cú pháp của ngôn ngữ được sử dụng.
Lợi ích theo sau của CLS là mã nguồn được viết trong một ngôn ngữ có thể được gọi sử
dụng
bởi một ngôn ngữ khác Bởi vì thông thường bên trong Framework với CLS, chúng
có thể sử dụng không chỉ ngôn ngữ C# mà còn bất cứ ngôn ngữ tương thích với
CLS như là Visual Basic.NET và JScript.NET.
Kiểu dữ liệu trong namespace

Mã nguồn bên trong Framework được tổ chức bên trong namespace. Có
hàng trăm namespace bên trong Framework được sử dụng để tổ chức hàng ngàn lớp
đối tượng và các kiểu dữ liệu khác.
Một vài namespace thì được lưu trữ bên trong namespace khác. Ví dụ chúng ta đã
sử dụng kiểu dữ liệu DateTime được chứa trong namespace System. Kiểu Random
cũng được chứa trong namespace System. Nhiều kiểu dữ liệu phục vụ cho thao tác
nhập xuất c
ũng được lưu trữ trong một namespace chức trong namespace System là
namespace System.IO. Nhiều kiểu
dữ liệu thường dùng để làm việc với dữ liệu XML thì được đặt bên trong
namespace System.XML. Chúng ta có thể tìm hiểu các namespace này trong các tài

liệu trực tuyến của Microsoft như MSDN Online chẳng hạn.
Tiêu chuẩn ECMA

Không phải tất cả kiểu dữ liệu bên trong namespace thì cần thiết phải tương thích
với tất
cả những ngôn ngữ khác. Hơn thế nữa, những công cụ phát triển được tạo bởi những
công ty khác cho ngôn ngữ C# có th
ể không bao hàm phải tương thích với mã nguồn
thông thường.
Khi ngôn ngữ C# được hình thành. Microsoft xác nhận đưa ra một số lượng lớn các
kiểu dữ liệu cho cùng một bảng tiêu chuẩn cho C# để chuẩn hóa. Bằng cách xác nhận
những kiểu dữ liệu theo một tiêu chuẩn, điều này xem như việc mở cánh cửa cho
những nhà phát triển khác tạo ra các công cụ và trình biên dịch C# cùng sử dụng
những namespace và kiểu dữ liệu. Khi đ
ó những mã nguồn bên trong những công cụ
của Microsoft tương thích với bất cứ công cụ của các công ty khác.
Những lớp đối tượng được chuẩn hóa thì được định vị bên trong namespace System.
Những namespace khác chứa những lớp không được chuẩn hóa. Nếu một lớp không
phải là một phần của tiêu chuẩn, nó sẽ không được hỗ trợ trong tất cả hệ điều hành và
môi trường thực thi mà chúng được viết để
hỗ trợ C#. Ví dụ, Microsoft thêm vào một
vài namespace với SDK của nó như Microsoft.VisualBasic, Microsoft.CSharp,
Microsoft.Jscript và Microsoft.Win32. Những namespace này không phải là một
phần của tiêu chuẩn ECMA. Do đó chúng có thể không có giá trị trong tất cả môi
trường phát triển.

Tìm hiểu những lớp Framework

Như chúng ta đã biết là có hàng ngàn những lớp và những kiểu dữ liệu khác bên
trong thư viện cơ sở. Có thể sẽ tốn vài cuốn sách có kích thước như giáo trình này

để nói toàn bộ về chúng. Trước khi chúng ta tìm hiểu những lớp cơ bản, bạn có thể
xem tổng quan tài liệu trực tuyến để biết thêm các lớp cơ cở. Tất cả các lớp và
những kiểu d
ữ liệu khác được trình bày trong chương này điều là một phần của tiêu
chuẩn được xác nhận bởi ECMA.
Lưu ý: Không những chúng ta có thể sử dụng những kiểu dữ liệu bên trong những
lớp thư viện mà chúng ta còn có thể mở rộng những kiểu dữ liệu này.
Lớp Timer

Chúng ta bắt đầu với ví dụ đầu tiên 12.1. Ví dụ minh họa này hết sức đơn giản và được
thiế
t
kế không được tốt.
Ví dụ 12.1: Hiển thị thời gian.


// Timer01.cs: Hiển thị ngày và thời gian

// nhấn Ctrl+C để thoát
namespace
Programming_CSharp
{


using System;

public class Tester

{



public static void Main()

{

while (true)

{


Console.WriteLine(“\n {0}”, DateTime.Now);

}

}

}

}



Kết quả:

12/24/2001 3:21:20 PM






Như chúng ta có thể thấy, kết quả chương trình được thực thi vào lúc 3:21 vào ngày 24
tháng 12. Danh sách này thể hiện một đồng hồ xuất hiện ở dòng lệnh, và chúng dường
như là được cập nhật trong mỗi giây đồng hồ. Thật vậy, nó thông thường được cập
nhật nhiều hơn một lần, do đó chúng ta lưu ý là giây đồng hồ thay đổi chỉ khi giá trị
xuất hiện thật sự khác nhau. Chương trình sẽ ch
ạy mãi đến khi nào ta nhấn thoát bằng
Ctrl + C.
Trong chương trình ta sử dụng kiểu dữ liệu DateTime, đây là một cấu trúc được chứa
trong namespace System bên trong thư viện cơ sở. Cấu trúc này có một thuộc tính tĩnh
là Now trả về thời gian hiện hành. Có nhiều dữ liệu thành viên và những phương thức
được thêm vào trong cấu trúc DateTime. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về DateTime
trong thư viện trực tuyến về các lớp cơ sở của .NET Framework.
Cách tố
t nhất để hiện thị ngày giờ trên màn hình là sử dụng Timer. Một Timer cho phép
một xử lý (hình thức của một delegate) được gọi tại một thời gian xác định hay sau
một chu kỳ nào đó trôi qua. Framework chứa một lớp Timer bên trong namespace
System.Timers. Lớp này được sử dụng trong ví dụ 12.2 theo sau:
Ví dụ 12.2: Sử dụng Timer.


// Timer02.cs: hiểu thị ngày giờ sử dụng Timer

// nhấn Ctrl+C hay ‘q’ và Enter để thoát
namespace Programming_CSharp
{


using System;

using System.Timers;


public class Tester

{


public static void Main()

{

Timer myTimer = new Timer();

// khai báo hàm xử lý

myTimer.Elapsed += new ElapsedEventHandler( DisplayTimeEvent);

// khoảng thời gian delay
myTimer.Interval =
1000; myTimer.Start();
// thực hiện vòng lặp để chờ thoát
while ( Console.Read() != ‘q’)
{

; // không làm gì hết!

}

}

public static void DisplayTimeEvent( object source, ElapsedEventArgs t)


{




Console.Write(“\n{0}”, DateTime.Now);

}

}

}



Kết quả:

12/24/2001 3:45:20 PM





Kết quả thực hiện cũng giống như ví dụ trước. Tuy nhiên, chương trình này thực hiện
tốt hơn nhiều so với chương trình ban đầu. Thay vì cập nhật không ngừng ngày giờ
được hiển thị, chương trình này chỉ cập nhật sau khoảng 1 giây. Chúng ta hãy xem
kỹ cách mà Timer làm việc. Một đối tượng Timer mới được tạo ra, thuộc tính
Interval đượ
c thiết lập. Tiếp theo phương thức sẽ được thực hiện sau khoảng thời

gian interval được gắn với Timer. Trong trường hợp này là phương thức
DisplayTimeEvent sẽ đựơc thực thi, phương thức được định nghĩa ở bên dưới.
Khi Timer thực hiện phương thức Start thì nó sẽ bắt đầu tính interval. Một thuộc
tính thành viên khác của Timer là AutoReset mà chúng ta cũng cần biết là: nếu chúng
ta thay đổi giá trị mặc định của nó từ
true sang false, thì sự kiện Timer chỉ thực
hiện duy nhất một lần. Khi AutoReset có giá trị true hay ta thiết lập giá trị true thì
Timer sẽ kích hoạt sự kiện và thực thi phương thức mỗi một thời gian được đưa ra
(interval).
Trong chương trình này vẫn chứa một vòng lặp thực hiện đến khi nào người dùng nhấn
ký tự ‘q’ và Enter. Nếu không chương trình thực hiện tiếp tục vòng lặp. Không có gì
thực hiện trong vòng lặp này, nếu muốn chúng ta có th
ể thêm vào trong vòng lặp
những xứ lý khác. Chúng ta cũng không cần thiết phải gọi phương thức
DisplayTimeEvent trong vòng lặp bởi vì nó sẽ được gọi tự động vào khoảng thời gian
xác định interval.
Timer trong chương trình này dùng để thể hiện ngày giờ trên màn hình. Timer và
những sự kiện của Timer cũng có thể được sử dụng cho nhiều chương trình khác. Như
chúng ta có thể tạo Timer để tắt một chương trình khác vào một thời điể
m đưa ra.
Chúng ta cũng có thể tạo chương trình backup thường xuyên để sao chép những dữ
liệu quan trọng theo một định kỳ thời gian nào đó. Hay chúng ta cũng có thể tạo một
chương trình tự động log off một người sử dụng hay kết thúc một chương trình sau một
khoảng thời gian mà không có bất cứ hoạt động nào xảy ra. Nói chung là có rất nhiều
cách sử dụng Timer này, và lớp Timer này rất hữa ích.
Lớp về thư mục và hệ thống
Đôi khi chúng ta cần biết thông tin hệ thống của máy mà chương trình đang thực
hiện, điều này không khó khăn gì, .NET hỗ trợ một số lớp cơ bản để thực hiện việc này.
Trong vídụ minh họa 12.3 bên dưới sẽ trình bày cách lấy các thông tin về máy tính và
môi trường của nó. Việc thực hiện này thông qua sử dụng lớp Environment, trong lớp

này chứa một số d
ữ liệu thành viên tĩnh và chúng ta sẽ thú vị với thông tin của chúng.
Ví dụ 12.3: Sử dụng lớp Environment.


// env01.cs: hiển thị thông tin của lớp Environment
namespace Programming_CSharp
{


using System;

class Tester

{


public static void Main()

{

// các thuộc tính
Console.WriteLine(“**************************”);
Console.WriteLine(“Command: {0}”,
Environment.CommandLine); Console.WriteLine(“Curr Dir: {0}”,
Environment.CurrentDirectory); Console.WriteLine(“Sys Dir:
{0}”, Environment.SystemDirectory);
Console.WriteLine(“Version: {0}”, Environment.Version);
Console.WriteLine(“OS Version: {0}”, Environment.OSVersion);
Console.WriteLine(“Machine: {0}”, Environment.MachineName);

Console.WriteLine(“Memory: {0}”, Environment.WorkingSet);
// dùng một vài các phương thức
Console.WriteLine(“**************************”
); string [] args =
Environment.GetCommandLineArgs(); for( int i = 0; i
< args.Length; i++)
{


Console.WriteLine(“Arg {0}: {1}”, i, args[i]);

}


Console.WriteLine(“**************************”);

string [] drivers = Environment.GetLogicalDrives();

for( int i = 0; i < drivers.Length; i++)

{


Console.WriteLine(“Drive {0}: {1}”, i, drivers[i]);

}


Console.WriteLine(“**************************”
); Console.WriteLine(“Path: {0}”,

Environment.GetEnvironmentVariable(“Path”)
);





Console.WriteLine(“**************************”);

}

}

}



Kết quả thực hiện với máy tính của tác giả (kết quả sẽ khác với máy tính của bạn:)

**************************

Command: D:\Working\ConsoleApplication1\bin\Debug\Env01.exe

Curr Dir: D:\Working\ConsoleApplication1\bin\Debug

Sys Dir: C:\WINDOWS\System32

Version: 1.0.3705.0

OS Version: Microsoft Windows NT 5.1.2600.0


Machine: MUN
Memory:
4575232
**************************

Arg 0: D:\Working\ConsoleApplication1\bin\Debug\Env01.exe

************************
** Drive 0: A:\
Drive 1: C:\
Drive 2: D:\
Drive 3: E:\
************************
** Path:
C:\WINDOWS\system32;C:\WINDOWS;C:\WINDOWS\System32\Wbem;C:\WINDO
WS;C:\WINDO WS\COMMAND;C:\NC
**************************

Như chúng ta thấy thì những thành viên tĩnh của lớp Environment cung cấp cho ta
những thông tin hệ thống và môi trường. Đầu tiên là lệnh thực hiện được đưa ra
chính là ch
ương trình đang thực thi tức là chương trình Env01.exe, thuộc tính được
dùng để lấy là Command- Line. Thư mục hiện hành chính là thư mục chứa chương
trình thực thi thông qua thuộc tính CurrentDirectory. Tương tự như vậy các thuộc
tính hệ thống như: thư mục hệ thống, phiên bản OS, tên máy tính, bộ nhớ cũng được
lấy ra.
Tiếp theo là hai phương thức của lớp Environment trả về mảng chuỗi ký tự, bao gồm
phương thức lấy đối mục dòng lệnh GetCommandLineArgs và phương thức nhận
thông tin về ở đĩa logic trong máy tính GetLogicalDrives. Hai vòng lặp đơn giản là

để xuất giá trị từng thành phần trong mảng ra.Cuối cùng là phương thức
GetEnvironmentVariable nhận biến môi trường và những giá trị của chúng trong hệ
thống hiện thời.
Lớp Math

Từ đầu tới giờ chúng ta chỉ thực hiện các phép toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia,
chia dư. Còn rất nhiều các phép toán mạnh hơn và cũng thường sử dụng mà chúng chưa
được đề cập tới. C# cung cấp một tập hợp các phép toán toán học bên trong những lớp
cơ sở. Chúng được chứa bên trong của namespace System.Math. Bảng 12.1 sau liệt kê
những hàm toán học.
Lớp Math là lớp sealed, do đó chúng ta không th
ể xây dựng một lớp mới mà kế thừa
từ lớp này được. Thêm vào đó tất cả những lớp và dữ liệu thành viên đều là tĩnh, do
vậy chúng ta không thể tạo một đối tượng có kiểu Math. Thay vào đó chúng ta sẽ
sử dụng những thành viên và phương thức với tên lớp.


Lớp
Math
Phương thức Mô tả
Abs
Trả về trị tuyệt đối của một số
Ceiling
Trả về giá trị nhỏ nhất hay bằng giá trị đưa ra
Exp
Trả về giá trị e với mũ đưa ra
Floo
r

Trả về giá trị lớn nhất hay bằng giá trị đưa ra

IEEERemainder
Trả về phần dư của phép chia hai hai số thực.
Phép chia này theo tiêu chuẩn của IEEE cho phép
toán dấu
chấm động nhị phân.
Log
Trả về giá trị logarit của giá trị đưa ra
Log10
Trả về giá trị logarit cơ số 10 của số đưa ra
M
a
x
Trả về số lớn trong hai số
Min
Trả về số nhỏ trong hai số
Pow
Trả về kết quả x
y

Round
Trả về giá trị được làm tròn
Sign
Trả về giá trị dấu của một số. -1 nếu số âm và 1
nếu
số dương
S
q
rt
Trả về căn bậc hai của một số
Acos

Trả về giá trị một góc mà cosin bằng với giá trị đư
a
ra
Asin
Trả về giá trị một góc mà sin bằng với giá trị đưa
ra
Atan
Trả về giá trị của một góc mà tang bằng với góc
đưa
ra
Atan2
Trả về giá trị của một góc mà tang bằng với tang
của
điểm(x,y)đưa ra
Cos
Trả về giá trị cosin của một góc đưa ra
Cosh
Trả về giá trị hyperbolic cosin của góc đưa ra
Sin
Trả về giá trị sin của góc đưa ra


Sinh
Trả về giá trị hyperbolic của góc đưa ra
Ta
n

Trả về giá trị tang của góc
Tan
h


Trả về giá trị hyperbolic tang của góc.
Hình 12.1 : Phương thức của Math.
Ngoài ra lớp Math này cũng đưa vào hai hằng số: PI và số E, PI trả về giá trị pi trong toán
học như là 3.14159265358979323846 Giá trị E trả về giá trị 2.7182818284590452354.
Hầu hết các hàm toán học trong bảng 12.1 trên dễ hiểu và dễ sử dụng. Ví dụ 12.4 sau
minh họa việc sử dụng một số hàm toán học như sau:

×