Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tuan 26 Ren luyen ki nang mo bai ket bai trong bai van nghi luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.66 KB, 8 trang )

1, Việt Bắc
MB1:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Đã từ lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương
của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng ân tình khiến ai đã đặt
chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ
cho những ai đã từng đến rồi lại phải đi. Có người đã từng nói : “ Thơ chỉ trào ra khi trong
tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy”, chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấyđã tạo ra
những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu – Một ngườ lính đã từng
gắn bó với mảnh đất này viết nên tác phẩm “Việt Bắc” – tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là
một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài
thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người
kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình- chính trị, đậm tính
dân tộc và ngịi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.
MB2:
Tố Hữu đã từng tâm sự: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân


tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Thật vậy mỗi trang thơ của Tố Hữu là một bản tình ca
về quê hương Tổ quốc và người dân đất Việt. “Việt Bắc” là bài thơ thể hiện rõ nhất điều ây.

2, Tây Tiến
MB1:
“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai bồng

“Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau””
( Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)
Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hồi niệm về những tháng năm khơng thể


nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo
thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để
đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như
những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện
thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài
thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành cơng bức tượng đài người lính Tây Tiến trong
những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
MB2:
Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh
hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm
hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước
mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu
biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945-1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng
đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây
Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.

3, Sóng
MB1:
Từ trước đến nay, tình u ln là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con
người. Xuân Diệu đã từng viết:
“Làm sao sống được mà ko yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
( Bài thơ tuổi nhỏ – Xn Diệu)
Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn
cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình
u nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt
Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến
người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân
Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người
con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của

mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực
cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất
của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được
tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.
MB2:
Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ sĩ đã


dùng bút lực của mình để lí giải tình u nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà
thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình u là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Đến Xuân
Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn Mạc Tử cũng phải
“nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta khơng thể khơng nhắc đến
“Sóng” của Xn Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức
tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình u với khát vọng hạnh phúc mn
thuở của con người.

4, Người lái đị Sơng Đà
MB1:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xơi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Hịa chung với khơng khí sơi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã
hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sơng, đầy cầu
thì Nguyễn Tn đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình.
Ơng khơng đi theo lối mịn khi viết về những “cái tơi” cịn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên
– Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cơ đơn giữa dịng đời. Nguyễn Tn đã khéo léo
để “cái tơi” cá nhân của mình hịa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu
văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó

chính là “ Tùy bút Người lái đị Sông Đà”. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời say mê đi tìm
cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ thuật, mà khi nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp,
với Nguyễn Tuân, con người chính là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban
tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của
Tây Bắc, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất
vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của người lái đị sơng Đà, dưới ngịi bút điêu luyện của Nguyễn
Tn đó vừa là người anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.
MB2:
Một nhà phê bình đã từng nói: "Người nghệ sĩ phải xâm nhập sâu vào đời sống nhân dân.
Anh phải nhập đến một mức độ nào đó thơ mới hình thành. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim anh
cuộc sống đã thật ứ đầy." Cả cuộc đời cần mẫn như con ong hút nhụy từ những con ong của
cuộc sống, Nguyễn Tuân đã để lại trên thi đàn văn chương Việt Nam một sự nghiệp sáng tác
đồ sộ. Ơng khẳng định vị trí của mình bằng một phong cách rất đặc biệt mà giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh đã gói gọn trong chữ "ngơng" của một người tài ba uyên bác. Nếu trước cách
mạng ông dùng cái ngông để phê phán xã hội và viết về vẻ đẹp của những con người kì vĩ lớn
lao ở một thời vang bóng thì sau cách mạng tháng Tám, cái "ngông" của Nguyễn Tuân lại
được dùng để ca ngợi tình u q hương đất nước. Đồng thời, ơng cũng đi tìm cho mình một
chủ nghĩa anh hùng ở đời sống của nhân dân lao động bình thường. một trong những tác
phẩm thể hiện rất rõ phong cách của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám đó là tập tùy
bút "Sơng Đà" gồm mười lăm bài kí sáng tác năm 1958 – 1960khi nhà văn đi thực tế trên
mảnh đất Tây Bắc. Linh hồn của tập tùy bút là bài kí "Người lái đị sơng Đà". Tác phẩm được
đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nguyễn Tn ở thể
kí. Thành cơng của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này bên cạnh việc xây dựng được hình
tượng con sơng Đà chân thực, sống động là ta phải kể đến tác giả đã thể hiện được hình tượng
Người lái đị sơng Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng


định không quá lời rằng với tác phẩm "Người lái đị sơng Đà", ngịi bút của Nguyễn Tn
cũng nở hoa trên dịng sơng văn chương của mình.
MB3:

“ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lịng ta đã hóa những con tàu”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình những
nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tơ Hồi với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là
truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lịng mình với
“Mùa Lạc” thì Nguyễn Tn lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với
linh hồn là bài kí “Người lái đị Sơng Đà”. Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu
chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm
nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn
cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn
ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp
đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa
hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.

5, Tuyên ngôn độc lập
MB1:
“Nam quốc sơn hà nam đế cứ
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Là những lời thơ thần của Lý Thường Kiệt vang dội trên sông Như Nguyệt để đánh đuổi quân
Tống xâm lược cũng như khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta dưới thời nhà Lý. Sau
hàng nghìn năm nhân dân Việt Nam sống dưới chế độ quân chủ, trăm năm Pháp thuộc, 5 năm
phát xít… thì giờ đây thực dân Pháp đang âm mưu quay lại cướp nước ta lần nữa dưới chiêu
bài lừa bịp công luận quốc tế “bảo hộ” và “khai hóa”, để khẳng định chủ quyền độc lập của
dân tộc ta cũng như vạch mặt, tố cáo thực dân Pháp thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt
Nam hiện đại, kết tinh những tinh hoa của dân tộc và khí phách non sơng, mang giá trị pháp

lí, giá trị lịch sử và cả giá trị nghệ thuật cao cả. Trước sự chứng kiến của hơn 50 vạn đồng
bào cả nước tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, bằng bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh
thép, dẫn chứng hùng hồn và giọng đọc đặc biệt thì Bản Tuyên Ngơn độc lập đã khơi dậy
lịng u nước nồng nàn, thấm nhuần vào từng con tim, khối óc con người Việt Nam.
MB2:
Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử một dân tộc thường xuất hiện những ánh văn
bất hủ, đánh dấu cho một thời đại. Không phải ngẫu nhiên người ta hay nhắc đến những
tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như Tuyên ngôn Độc lập của người Mĩ năm 1776, tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lịch sử dân tộc ta cũng có những
bản tun ngơn như vậy. Đó là “Bình ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV và “Tuyên
ngôn độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba
Đình lịch sử. Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh từ lâu vẫn được coi là “một văn kiện có
giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép,
lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngơn là kết tinh trí tuệ của thời


đại, là kết quả cao của “bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu
nhân dân Việt Nam.

6, Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
MB1:
Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng
Sơng Hương quyến rũ lạ lùng
Em chồng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tơi
Sơng Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn
nghệ sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng
vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ
Hồng Phủ Ngọc Tường đã “phải lịng” sơng Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh
để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say

đắm trong những trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sơng Hương một bài kí trang trọng.
Cả bài kí dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên
cho dịng sơng” .Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dịng sơng đã trở thành cuộc tìm kiếm
đầy hào hứng và say mê khơng chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của
tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tim kiếm của Hồng Phủ Ngọc
Tường đã khơng chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người “sông Hương quả
thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại
vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hố riêng của nó.
MB2:
Trong bài thơ "Mùa xn nho nhỏ", Thanh Hải có viết
"Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Chẳng biết từ bao giờ mà sông Hương núi Ngự đã bước vào trong văn chương, trở thành một
điểm nhấn quan trọng, một mối duyên nợ. Nhà thơ Tố Hữu – người con của mảnh đất Vĩ Dạ,
Đơng Ba có lần đã phải thốt lên rằng:
"Sơng Hương ơi! Dịng sơng êm
Trái tim ta ngày đêm tự tình"
Góp mặt vào trong thi đàn thi ca văn chương với vẻ đẹp dòng sơng đằm thắm và trữ tình ấy
phải kể đến nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường với bài kí "Ai đã đặt tên cho dịng sơng". Bằng
tài năng nghệ thuật viên mãn kết hợp với kiến thức uyên sâu ở nhiều lĩnh vực, nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã đưa người đọc đến với dịng sơng Hương thiết tha và lãng mạn. "Ai đã
đặt tên cho dịng sơng?" là linh hồn của tập truyện cùng tên xuất bản năm 1986, được tác giả
viết năm 1981 và được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác
của Hồng Phủ Ngọc Tường nói riêng, của thể kí ở văn học Việt Nam thời hậu chiến nói
chung. Thành cơng của Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đã xây dựng được con sơng thơ
mộng, lãng mạn để từ đó bộc lộ cái "tơi" với tình u q hương đất nước nồng nàn, sâu sắc.

7, Hồn Trương Ba- da hàng thịt

MB1:
Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài. Ông sinh năm 1948, mất năm 1988, lần đầu tiên bén
duyên với nghệ thuật từ những năm 1960 của thế kỷ trước bằng con đường thi ca. Nếu ai đã


từng đọc thơ Lưu Quang Vũ ta thấy hiện lên một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn với
hồn thơ trong sáng. Toàn bộ điều này được kết tinh trong trường ca "Khúc đàn bầu". Từ năm
1978, Lưu Quang Vũ chuyển từ thơ ca sang lĩnh vực sân khấu. Có thể khẳng định sân khấu là
mảnh đất nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Ông đến với sân khấu như duyên trời định. Chỉ đến
khi gặp mảnh đất này, ông thực sự thăng hoa. Những năm gắn kết với sự nghiệp sân khấu,
Lưu Quang Vũ đã để lại một sự nghiệp đồ sộ đánh dấu bằng 51 vở kịch nổi tiếng. Nhắc đến
sự nghiệp kịch của Lưu Quang Vũ mỗi người yêu văn không thể không nhắc đến vở kịch
"Tôi và chúng ta", "Bệnh sĩ", "Nếu anh không đốt lửa", "Lời nói dối cuối cùng", "Nàng Xita", "15 ngày kháng án",... Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu nhắc đến sự nghiệp kịch của Lưu
Quang Vũ lại không nhắc đến "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Vở kịch này đã làm nên tên
tuổi Lưu Quang Vũ không chỉ ở sân khấu Việt Nam mà còn dư vang ra cả nước ngồi. Nó tạo
nên một hiện tượng của Lưu Quang Vũ. Đó là hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử sân
khấu Việt Nam. Tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy như một kiệt tác của Lưu
Quang Vũ nói riêng, của thể loại rất hiếm trong chương trình giảng dạy đó là thể loại kịch.
Thành cơng của Lưu Quang Vũ trong vở kịch này đó là ơng đã đưa ra được tình huống kịch
vơ cùng xuất sắc. Tình huống kịch này đã tạo ra được những xung đột kịch để từ đó người
yêu văn tự rút ra cho mình nhiều bài học nhân sinh, nhiều ý nghĩa triết lí thơng qua vỏ bề
ngồi của xung đột đó là vỏ ngơn ngữ kịch.
MB2:
Gió và tình u thổi trên đất nước tôi
Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục
Đất nước giống như con thuyền xun gió mạnh
Những mối tình trong gió bão tìm nhau.
(Gió và tình u thổi trên đất nước tôi…– Lưu Quang Vũ )
Từ những năm 60 của thế kí trước, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tên tuổi của mình bằng việc
sáng tác thơ ca, ngay từ đầu ông đã tạo được dấu ấn về một lối viết tài hoa, nồng nàn cảm xúc

tốt lên tình u quê hương, đất nước tha thiết, mà Hoài Thanh đã từng nhận định rằng “Thơ
anh là một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”. Từ năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu chuyển sang lĩnh
vực sân khấu. Có thể khẳng định “Sân khấu mới là mảnh đất của người nghệ sĩ tài ba này”..
Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện,
cái tơi hồ tan trong cái ta. Ở đó tính thời sự được kết hợp với những vấn đề mn thuở của
nhân loại mà tiêu biểu đó là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đó là cuộc giao tranh giữa cái
thiện và cái ác, cuộc giao tranh này là muôn đời muôn kiếp từ khi khai sinh cho đến ngày
khơng cịn trái đất thì vẫn cịn giao tranh thiện ác. Cho nên có người đã từng nói “kịch Lưu
Quang Vũ là có tính vĩnh cửu”

8, Đất Nước
MB1:
Đất nước đã nghiêng vào trong thơ ca, nghệ thuật như một điểm hẹn về tâm hồn của rất nhiều
văn nghệ sĩ. Xuân Diệu đã từng viết:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
Hay Chế Lan Viên đã khơng kìm được lịng mình mà thốt lên rằng:
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu và cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn


Thì Nguyễn Khoa Điềm – Một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ đã gặp gỡ
đề tài này bằng tập thơ “ Trường Ca mặt đường khát vọng” Trong đó chương V là chương
trung tâm kết nối tác phẩm bằng hình tượng nghệ thuật trung tâm là Đất Nước.Bằng phong
cách thơ trữ tình chính luận,thơ Nguyễn Khoa Điềm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng
đọng, giàu chất suy tư, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến
đấu của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn cho mình điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình
dị, khác hẳn với những nhà thơ cùng thời để miêu tả về Đất Nước và để thể hiện quan niệm

vô cùng mới mẻ và sâu sắc:\
“Đất nước này là của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao, thần thoại”.
MB2:
Đất nước là một đề tài phong phú của thơ ca Việt Nam. Trước Nguyễn Khoa Điềm đã có
nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Đất nước anh hùng trong kháng
chiến chống Pháp, mang hồn thu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Đất nước cổ kính, dân gian,
mang hồn q Kinh Bắc của Hịang Cầm. Đất nước hóa thân cho một dịng sơng xanh, đầy ắp
kỉ niệm trong thơ Tế Hanh. Đất nước hài hịa trong dáng hình q hương và tình u đơi lứa
trong thơ Giang Nam. Nhưng, Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được một cách nói riêng để chương
thơ mới của ông đã mang lại cho bạn đọc những rung cảm thẫm mĩ mới về đất nước: Đất
Nước của Nhân Dân.
9, Vợ chồng A Phủ
MB 1:
“Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những
cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những
vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng
tinh thần kháng Pháp thì là một.” Đó là lời chia sẻ về cuộc sống những ngày đi thực tế ở Tây
Bắc đã để lại trong Tơ Hồi những điều để thương, để nhớ nhất. Những cảm xúc ấy đã được
kết tinh thành tập “Truyện Tây Bắc” mà lấp lánh nhất có lẽ là truyện ngắn “ Vợ Chồng A
Phủ”, Tác phẩm được tổ chức chặt chẽ, rất sinh động và tự nhiên, không cần những nút thắt
quá biến động những vấn thu hút được bạn đọc là bởi tác giả đã có cái nhìn hiện thực sắc bén.
Nhà văn Nga Sê-khốp nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt
tuỷ”. Thơng qua lăng kính đầy tình u thương, lịng nhân ái tác giả đã thể hiện được chủ
nghĩa nhân đạo tích cực, mới mẻ chưa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam. Được thể
hiện thông qua cuộc đời, số phận 2 nhân vật Mị và A Phủ. Hai nhân vật trung tâm từ trong
bóng tối đau khổ, ô nhục đã vươn ra ánh sáng của hạnh phúc, tự do.
MB2:
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ
con người. . Bởi Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật khơng cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ

thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp sống lầm than” ( Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được
kết tinh bước phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến
“ Vợ Chồng A Phủ” của nhà văn Tổ Hoài.
MB3:
Trên cánh đồng văn chương Việt Nam, có nhà văn độc canh bằng một loại thể. Tiêu biểu cho
khuynh hướng này phải kể đến nhà văn Kim Lân – nhà văn cả đời đi về với đất, với người,
với cuộc sống nông thôn thuần hậu (nói như Nguyên Hồng) lại có nhà văn thâm canh tăng vụ
bằng nhiều loại thể. Tiêu biểu ta phải kể đến nhà văn Tơ Hồi. Tính đến nay sự nghiệp của


Tơ Hồi đã già nửa thế kỉ. Ơng là tác giả của khoảng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với
nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Nhưng nhắc đến Tơ Hồi trước Cách mạng tháng Tám,
người u văn khơng thể khơng nhắc tới "Dế mèn phiêu lưu kí"; sau Cách mạng tháng Tám
với tập "Truyện Tây Bắc" gồm ba truyện ngắn: "Cứu đất cứu Mường", "Mường Giơn giải
phóng" và "Vợ chồng A Phủ". Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với
"Cát bụi chân ai" và tiểu thuyết "Ba người khác". Đến nay "Vợ chồng A Phủ" vẫn là cái mốc
thách thức của nhà văn Tơ Hồi. Truyện được giải thưởng văn nghệ 1954-1955 là mộ



×