Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐÀO QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG
VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG
Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐÀO QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG
VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG
Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ: 9720107


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Cán bộ hướng dẫn luận án:

1. GS.TS. Nguyễn Tiến Bình
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đào Quốc Việt, nghiên cứu sinh khóa năm 2015-2019, Học viện
Quân y, chuyên ngành Nội khoa xin cam đoan:
- Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Nguyễn Tiến Bình, PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga.
- Cơng trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
- Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam
kết này.

Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2021
Người viết cam đoan

Đào Quốc Việt



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân y, phòng sau Đại học Học viện
Quân y, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103. Bộ môn Khớp - Nội
tiết Bệnh viện Quân y 103, Lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe cán bộ tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành
khố học và luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn
Tiến Bình, PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần rất lớn để hồn
thành luận án này.
Tôi xin trân thành cám ơn quý Thầy Cô Học viện Quân y đã tận tình
chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô bộ môn Khớp – Nội tiết, quý
Thầy Cô trong hội đồng chấm học phần, chuyên đề và các Thầy Cô phản
biện, tham gia hội đồng chấm luận án các cấp đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý
kiến q báu cho luận án được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người tham gia vào nghiên cứu đã
nhiệt tình cộng tác với tơi để thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
ln bên cạnh động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành quyển luận án này.

Đào Quốc Việt


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
Danh mục các biểu đ

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Thừa cân, béo phì...................................................................................3
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì...........................................................3
1.1.3. Sinh lý bệnh của thừa cân, béo phì..................................................4
1.1.4. Chẩn đốn thừa cân, béo phì............................................................9
1.1.5. Hậu quả của thừa cân, béo phì.......................................................10
1.2. Mật độ xương, lỗng xương.................................................................11
1.2.1. Chu chuyển xương bình thường....................................................11
1.2.2.Dấu ấn chu chuyển xương Osteocalcin và Βeta- Crosslap..............18
1.2.3. Mật độ xương.................................................................................22
1.2.4. Loãng xương..................................................................................26
1.3. Mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì......................30
1.3.1. Trọng lượng cơ thể, mơ mỡ ảnh hưởng tích cực lên xương..........31
1.3.2. Trọng lượng cơ thể và mô mỡ ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng của xương...........................................................................32
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan giữa mật
độ xương với thừa cân, béo phì...........................................................35


1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới..........................................................35
1.4.2. Ở Việt Nam....................................................................................38
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........40

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................41
2.2.2. Cỡ mẫu...........................................................................................41
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................42
2.3. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................45
2.3.1. Chỉ tiêu về tuổi và giới...................................................................45
2.3.2. Khám các chỉ số nhân trắc.............................................................45
2.3.3. Chỉ tiêu về các thói quen, hành vi..................................................47
2.3.4. Chẩn đoán một số bệnh lý kèm theo..............................................49
2.3.5. Các chỉ tiêu về huyết học, sinh hóa...............................................50
2.3.6. Định lượng nồng độ Osteocalcin và Βeta-Crosslap huyết thanh...52
2.3.7. Đo mật độ xương và tỷ lệ mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA...58
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................62
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................66
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu................................................66
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và tình trạng mãn kinh..............................66
3.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt....................................................67
3.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc ở nhóm nghiên cứu..............................68
3.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa....................................................70
3.1.5. Đặc điểm chỉ số sinh hóa...............................................................70


3.2. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC và ΒC
huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì..........................................71
3.2.1. Đặc điểm mật độ xương và tỷ lệ loãng xương...............................71
3.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh........................................72

3.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC,
ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối
tượng thừa cân, béo phì.......................................................................75
3.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số
đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì........................................75
3.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC và BC huyết thanh với một số
đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì........................................84
3.3.3. Phân tích đa biến mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng
xương, nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc điểm của
thừa cân, béo phì...........................................................................89
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................91
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu..................................................................91
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới................................................................91
4.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt....................................................92
4.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc..............................................................94
4.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa....................................................96
4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa.......................................................97
4.2. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết
thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì....................................................98
4.2.1. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương...................................98
4.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh......................................104
4.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC,
ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối
tượng thừa cân, béo phì.....................................................................108


4.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số
đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì......................................108
4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc
điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì.............................................117

4.4. Một số hạn chế của đề tài...................................................................120
KẾT LUẬN..................................................................................................121
KIẾN NGHỊ.................................................................................................123
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống con người ở Việt Nam
đang ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số cũng có xu hướng
tăng cao. Loãng xương là bệnh lý phổ biến hơn so với trước đây. Khi bị loãng
xương, khả năng chịu lực của cơ thể giảm dần, đang trở thành một vấn đề quan
trọng đối với toàn xã hội [1], [2]. Ở những người cao tuổi, lỗng xương nặng
dần, có thể gây gãy xương, chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt. Trước đây,
bệnh lý loãng xương thường chỉ gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nghiên cứu gần
đây cho thấy nam giới cũng bị loãng xương. Tùy theo từng nghiên cứu, tỷ lệ gãy
xương do loãng xương ở nam ước tính từ 10-25% [3], [4]. Gãy xương ở nam
giới nặng nề hơn so với nữ giới [3], [5]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo
trong thế kỷ XXI, châu Á là tâm điểm của tình trạng loãng xương. Ở Việt Nam
tỷ lệ loãng xương trong số những người trên 60 tuổi [6] ước tính là 3,2% ở nam
giới và 20% ở nữ giới. Những người từ 50 tuổi trở lên có khoảng 14% phụ nữ và
5% nam giới bị lỗng xương [7], [8]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ
xương như tuổi cao, giới tính, chế độ dinh dưỡng, nghề nghiệp, tình trạng mãn
kinh, thừa cân, béo phì (TC-BP)... [9]. Trong những năm gần đây tình trạng thừa
cân, béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ, ảnh hưởng tới sức khỏe đối với
cả người lớn và trẻ em [10], [11].
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ

bệnh tật. Ngoài biến chứng đến hệ thống tim mạch cịn gây biến đổi nội tiết,
chuyển hóa nghiêm trọng [9]. Theo số liệu công bố của WHO (2008), tồn thế
giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên thừa cân, hơn 200 triệu nam và
300 triệu phụ nữ bị béo phì. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khống 1,9 tỷ người
thừa cân, béo phì trên toàn thế giới [10].
Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và tình trạng thừa cân,
béo phì đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu của các tác giả cịn những điểm khác nhau [12], [13], [14].
Có những quan điểm cho rằng mơ mỡ đóng vai trị bảo vệ hệ thống xương.
Người béo phì có nguy cơ lỗng xương thấp hơn những người bình thường


2
và nhẹ cân [15], [16]. Hiện nay đã có các bằng chứng cho thấy mơ mỡ có tác
động tiêu cực đến độ vững chắc của xương do tiết ra một số Adipokine và
yếu tố viêm làm thay đổi quá trình tái tạo xương [17].
Để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lỗng xương có thể dựa vào kết
quả đo mật độ xương hoặc định lượng các dấu ấn chu chuyển xương [18].
Nhiều nghiên cứu cho thấy dấu ấn chu chuyển xương có vai trị hỗ trợ chẩn
đốn, dự báo nguy cơ mất dần tổ chức xương, dễ gây biến chứng gãy xương
và giúp theo dõi khi điều trị bằng các thuốc chống loãng xương [18]. Theo
khuyến cáo của hiệp hội chống lỗng xương quốc tế (IOF), Hiệp hội Hóa
sinh lâm sàng và xét nghiệm quốc tế (IFCC) 2011, hai dấu ấn chu chuyển
xương có thể ứng dụng trong lâm sàng, dự báo nguy cơ loãng xương và theo
dõi hiệu quả điều trị là dấu ấn tạo xương Osteocalcin và dấu ấn hủy xương
Beta-crosslap.
Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu
về mật độ xương, tình trạng lỗng xương ở các nhóm đối tượng khác nhau.
Những nghiên cứu tập trung vào đối tượng những người người thừa cân, béo
phì. Tuy nhiên, nghiên cứu về mật độ xương, tình trạng lỗng xương, nồng độ

dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân béo phì thuộc diện Ban bảo vệ
sức khỏe cấp tỉnh quản lý (là những người có nhận thức cao, có điều kiện
kinh tế, sống trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam có những
đặc trưng riêng về địa dư, phong tục tập quán) vẫn chưa được triển khai một
cách đầy đủ. Trong những năm vừa qua, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương
ở đối tượng thừa cân, béo phì” với hai mục tiêu:
1. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin và
Βeta-Crosslap huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì do Tỉnh uỷ Hồ
Bình quản lý.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương,
nồng độ Osteocalcin, Βeta-Crosslap huyết thanh với một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng ở đối tượng trên.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thừa cân, béo phì
1.1.1. Khái niệm
Béo phì là một bệnh chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi sự gia tăng của
chất béo trong cơ thể. Theo WHO, béo phì là một báo hiệu tình trạng sức
khỏe kém, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và đã trở thành một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật và tử vong [19].
Theo tiêu chuẩn đánh giá béo phì của WHO dành cho người châu Á
trưởng thành, thừa cân khi BMI ≥ 23 kg/m 2 và béo phì BMI ≥ 25 kg/m2 [20].
Chẩn đốn béo phì dựa vào trọng lượng mỡ cơ thể bằng phương pháp đo hấp
phụ tia X năng lượng kép (DEXA: Dual-Energy X-ray Absorptiometry), béo
phì khi trọng lượng mỡ cơ thể ở nữ ≥ 35% và ở nam ≥ 25% [21], [22].
1.1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ thừa cân béo phì (TC-BP) nói
chung đang gia tăng trên tồn thế giới với một tốc độ đáng báo động, xuất
hiện ở cả các nước đang phát triển và phát triển [23]. Trong năm 2010, TCBP đã được ước tính gây ra 3,4 triệu ca tử vong, làm giảm 3,9% năm tuổi thọ.
Một báo cáo năm 2012 cho thấy, tỷ lệ TC-BP chuẩn hóa theo tuổi tăng gần
gấp đôi từ 6,4% (5,7-7,2%) năm 1980 lên 12,0% (11,5-12,5%) trong năm
2008 [24]. Trên toàn cầu từ năm 1980 đến năm 2013 tỷ lệ TC-BP đã tăng lên
27,5% ở người lớn và 47,1% cho trẻ em [25]. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy
gần 36% số người Mỹ trưởng thành hiện đang bị béo phì [26]. Ở nhiều nước
đang phát triển, béo phì cùng tồn tại với suy dinh dưỡng (BMI <18,5), đặc
biệt ở các nước châu Phi và châu Á, nhưng TC-BP phổ biến hơn ở đô thị so
với nông thôn [23]. Tỷ lệ TC-BP ở một số nước đã được coi như một yếu tố
nguy cơ của bệnh tật và sức khỏe [24], [27].


4
Điều đáng lo ngại là trên phạm vi toàn cầu, tình trạng gia tăng TC-BP ở
lứa tuổi trẻ em trong đó tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp hai lần các
nước đang phát triển [28]. Tính chung trên toàn châu Âu, tỷ lệ TC-BP ở trẻ
em nữ (21,1%) cao hơn so với trẻ em trai (18,6%) [29].
Ở Việt Nam, TC-BP cũng đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành
một vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Theo điều tra của Viện Dinh
dưỡng, tỉ lệ TC-BP (BMI ≥ 23) cả nước ở người trưởng thành năm 2005 là
16,3% trong khi đó tỉ lệ TC-BP (BMI ≥ 23) trong độ tuổi 20-60 của thành phố
Hồ Chí Minh năm 2004 là 32,6% [30]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp
năm 2011 ở 2500 học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ
TC-BP khá cao (theo thứ tự là 20,8% và 7,7%). Đa số thừa cân hay béo phì
đều là nam (67,1% và 91,7%) [30].
1.1.3. Sinh lý bệnh của thừa cân, béo phì
1.1.3.1. Bệnh nguyên và yếu tố thuận lợi
Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới như là hệ quả của việc tiêu thụ

thức ăn có hàm lượng calo cao, giảm hoạt động thể chất, yếu tố di truyền, và
lượng dư thừa glucocorticoid [31], [32], [33]. Gần đây, một số nghiên cứu
genome quy mô lớn (GWAS) đã cho thấy cấu trúc di truyền và cơ chế sinh
học của bệnh béo phì, hơn 250 locus gen đã được xác định cho monogenic,
hội chứng, hoặc các hình thức phổ biến của bệnh béo phì [33]. Một số căn
ngun nhân chính được xác định có vai trị quan trọng dẫn tới TC-BP:
- Quá tải calo: Về phương diện chuyển hóa, TC-BP do quá tải calo vượt
quá nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tùy cá nhân trong sử dụng
năng lượng và nhu cầu cơ vân.
- Ăn nhiều: Ăn quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân gây TC-BP
(95%).
- Nguyên nhân di truyền: 69% người TC-BP có bố hoặc mẹ TC-BP; 18%
cả bố lẫn mẹ đều béo phì, có 7% là có tiền sử gia đình khơng có ai bị TC-BP.


5
- Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Cushing, cường insulin, giảm chức
năng tuyến giáp, hội chứng béo phì-sinh dục (hội chứng Froehlich hay
Babinski-Froehlich).
- Nguyên nhân do thuốc: Tăng cân có thể do sử dụng hocmon steroid và
bốn nhóm thuốc kích thích tâm thần chính (Chống trầm cảm cổ điển
Benzodiazepin, Lithium, thuốc chống loạn thần) [120].
1.1.3.2. Bệnh sinh
Sinh bệnh học của hội chứng chuyển hố (HCCH) nói chung và TC-BP
nói riêng phần lớn là do đề kháng Insulin. Tuổi, gen và các yếu tố môi trường,
như ăn thức ăn giàu calo và lối sống kém vận động làm tăng mức độ đề kháng
Insulin. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, quan điểm này đã thay đổi đáng kể.
Mô mỡ hiện được biết đến là một cơ quan nội tiết hoạt động, giải phóng các
axit béo tự do (FFA) và các Adipokine như Leptin, Adiponectin, TNFα,
interleukin-6 (IL-6), và Protein liên kết Retinol-4 (RBP-4). Tất cả đều có thể

hoạt động trên các mơ khác, bao gồm não, gan và cơ để điều chỉnh lượng thức
ăn, cân bằng năng lượng và độ nhạy Insulin [34].
Mơ mỡ ở người có hai loại: mơ mỡ màu trắng (White adipose tissue WAT) và mô mỡ màu nâu (brown adipose tissue – BAT). Trong khi WAT có
vai trị dự trữ năng lượng thì BAT có vai trị đốt cháy năng lượng để sinh
nhiệt [35]. Sự chuyển đổi từ WAT sang BAT chịu nhiều tác động bởi các yếu
tố nội tiết và tác nhân môi trường [36]. WAT dễ dàng được chuyển đổi thành
BAT khi tiếp xúc với lạnh kéo dài hoặc được điều trị bằng thuốc chủ vận βadrenergic [36]. Tập thể dục cũng được báo cáo làm tăng quá trình chuyển đổi
từ WAT thành BAT và giúp tiêu hao năng lượng [37]. Ở cấp độ phân tử, quá
trình chuyển đổi WAT thành BAT được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố và con
đường tín hiệu, trong đó có sự tham gia của thụ thể kích hoạt peroxisome-γ
(PPARγ) coactivator-1α (PGC-1α, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi số 21
(Fibroblast Growth Factor - FGF 21) [38], protein tạo hình xương (Bone


6
morphogenetic protein - BMPs) đặc biệt là BMP4 và BMP7, các yếu tố tăng
trưởng dạng β (Transforming growth-factor-beta - TGF-β) [39], [40].
Các nghiên cứu trước đây chỉ cho thấy BAT quan trọng đối với quá trình
sinh nhiệt và cân bằng năng lượng ở động vật có vú nhỏ, các lồi gặm nhấm
do nó có tác dụng thúc đẩy tiêu hao năng lượng, giảm mỡ và bảo vệ các loài
này khỏi béo phì do chế độ ăn uống [41], [42]. Nhưng thường được coi là
không tồn tại ở người trưởng thành, ngoại trừ những trường hợp không phổ
biến như tiếp xúc với lạnh thường xuyên, cường Adrenergic trong u
Pheochromocytoma và trong các khối u [43]. Từ năm 2009, các tác giả đã sử
dụng chụp cắt lớp phát xạ positron (PET/CT) với các chất phóng xạ như 18Ffluorodeoxyglucose (18F-FDG) để đo hoạt động trao đổi chất của các mô, kết
quả của các nghiên cứu cho thấy BAT hiện diện và có thể được kích hoạt ở
hầu hết người trưởng thành; tổng hoạt động của BAT có liên quan nghịch với
tỷ lệ mỡ và các chỉ số của HCCH. Điều này cho thấy việc tăng khối lượng
và/hoặc hoạt động của BAT có thể là mục tiêu dược lý cho điều trị ở bệnh
nhân béo phì [44], [45], [46].

Ở chiều ngược lại, sự phân bố của WAT ảnh hưởng lớn đến nguy cơ trao
đổi chất. Tăng mỡ bụng/nội tạng có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh
chuyển hóa, trong khi tăng mỡ dưới da ở đùi và hơng gây ra ít hoặc khơng có
nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Bằng chứng gần đây chỉ ra rằng những khác
biệt về chức năng này có thể là do nguồn gốc phát triển của mô mỡ và có lẽ
do mức độ xâm nhập của các mơ mỡ này vào các mô khác là khác nhau,
chúng giải phóng ra các cytokine góp phần vào việc đề kháng insulin ở bệnh
béo phì [47].
Ở người TC-BP thường có sự đề kháng Insulin do các hormone khác tiết
ra từ mô mỡ trắng nội tạng, mô mỡ trắng dưới da bụng (sau đây gọi tắt là
WAT) gây tăng insulin máu. Nhiều nghiên cứu gần đây thấy rằng
Adiponectin là một hormone do WAT bài tiết có vai trị quan trọng trong đề
kháng insulin, giảm ở các trường hợp béo phì [48].


7
Các nghiên cứu đã chứng minh vai trò trung tâm của Adiponectin trong
điều hịa kiểm sốt năng lượng, làm tăng hoạt tính của insulin thơng qua hoạt
hóa PPARγ (peroxisome proliferator – activated receptor γ) có vai trị điều
hịa phiên mã các gen chuyển hóa ở cơ vân, gan và mơ mỡ, qua đó giúp cơ thể
điều hịa tổng hợp protein, lipid và kiểm sốt glucose. Ngồi tác dụng làm
tăng nhạy cảm insulin, tăng tiêu thụ mỡ làm phục hồi lại tác dụng của Leptin,
Adiponectin lại có khả năng chống lại quá trình xơ vữa động mạch, chống
viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, Adiponectin ngăn cản được sự phát triển béo
phì [49]. Nguyễn Kim Lưu khi nghiên cứu nồng độ Adiponectin trên người
bệnh béo phì là 5,2 ± 6,6 µg/ml thấp hơn nhiều so với nhóm chứng 26,91 ±
18,83 µg/ml [49]. Theo nghiên cứu của K Kotani cho thấy nam giới béo phì
có nồng độ Adiponectin là 3,96 µg/ml (2,91-6,09) thấp hơn người bình
thường là 6,27 µg/ml (3,96-9,28) [50].
Bên cạnh vai trị của Leptin và Adiponectin, người ta cịn nói đến vai trò

của các cytokin tiền viêm trong sinh lý bệnh của TC-BP [51]. TNF–α là một
cytokin tiền viêm được sản xuất bởi đại thực bào, tế bào lympho và các tế bào
mỡ. Ở người béo phì tăng TNF-α do tác động của hệ thống leptin hoặc các
cytokin khác. Nghiên cứu gần đây cho thấy tăng IL–6, CRP, TNF–α và giảm
adiponectin, IL–10 dẫn đến tình trạng viêm, kháng insulin và gây ra nhiều tổn
thương trong các mô và các cơ quan của cơ thể. Ở bệnh nhân béo phì có tăng
biểu hiện TNF – α làm tăng ly giải mô mỡ dẫn đến tăng nồng độ acid béo tự
do chưa este hóa và tăng triglyceride (TG) gây ra nhiễm độc mỡ trên tế bào và
các cơ quan gây tổn thương tế bào và các cơ quan như tăng lắng đọng TG,
tăng tiết insulin nền thơng qua sự kích thích của glucose, đồng thời làm tăng
ly giải glycogen ở gan, tăng tân tạo glucose gây ĐTĐ týp 2.
Các adipocytokins giải phóng các acid béo từ WAT là ngun nhân
chính hình thành HCCH. Các acid béo tự do được phóng thích từ các TG của
mô mỡ thông qua hoạt động của men lipase nhạy cảm với hormone, và từ các


8
lipoprotein giàu TG thông qua ly giải mô mỡ bởi men lipoprotein lipase. Do
cả hai cơ chế được điều hòa bởi insulin, nên sự đề kháng insulin dẫn đến việc
tăng hơn nữa sự phóng thích các acid béo tự do từ các WAT và làm giảm sự
thanh thải các lipoprotein giàu TG. Tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết
tương, liên quan với mức độ đề kháng insulin cao hơn, dẫn đến làm giảm tác
động ức chế của insulin lên việc sản xuất glucose và tân tạo mỡ ở gan. Hơn
nữa, có giả thuyết cho rằng một chế độ ăn giàu năng lượng - như là một sự
kiện khởi đầu cho việc hình thành đề kháng insulin - làm quá tải mô mỡ, khả
năng để dự trữ acid béo tự do trong các tế bào mỡ quá mức, và các lipid tích
tụ ở các cơ quan nội tạng.
1.1.3.3. Phân loại thừa cân béo phì
- Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
+ Béo phì đơn thuần: là béo phì khơng có ngun nhân sinh bệnh học rõ

ràng.
+ Béo phì bệnh lý: là béo phì do các bệnh lý liên quan gây nên, bao gồm
suy giáp, cường vỏ thượng thận, thiếu hormon tăng trưởng, thiểu năng sinh
dục, tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần
kinh [8].
- Phân loại béo phì theo vùng của mơ mỡ và vị trí giải phẫu
+ Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo dạng nữ thể Gynoid): là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi.
+ Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo dạng
nam - thể Android): là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng.
Béo bụng có nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo
đường, tăng insulin máu, rối loạn chuyển hóa lipid, khơng dung nạp glucose
hơn so với béo đùi [8].


9
1.1.4. Chẩn đốn thừa cân, béo phì
- Chẩn đốn dựa vào chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI) là chỉ số đơn giản của cân
nặng theo chiều cao thường được sử dụng để phân loại thiếu cân, thừa cân và
béo phì ở người lớn [23]. Theo định nghĩa:
BMI (kg/m²) = Cân nặng (kg)/chiều cao²(m) [23].
Theo WHO (năm 2000), người trưởng thành châu Á được gọi là thừa
cân khi BMI ≥ 23 và được gọi là béo phì khi BMI ≥ 25 [20].
- Chẩn đốn dựa vào chu vi vịng bụng, vịng mơng.
Trong những năm gần đây người ta thường sử dụng thêm vòng bụng,
vịng mơng và tỷ số WHR (waist to hip ratio) để xác định nguy cơ và dự đoán
hậu quả của bệnh béo phì.
WHR = chu vi vịng bụng (cm)/ chu vi vịng mơng (cm)
Những người có tỷ số WHR cao (WHR > 1,0 ở nam giới và > 0,85 ở phụ
nữ) được coi là có tụ mỡ ở vùng bụng [23]. Những nghiên cứu gần đây cho

thấy chỉ cần chỉ số vòng bụng (đo tại trung điểm giữa đường viền dưới của
khung xương sườn và xương chậu) đã có thể cung cấp một tương quan với
phân bố mỡ vùng bụng và bệnh tật liên quan [23]. Nguy cơ tăng lên khi cơ thể
có vịng bụng khoảng 94 - 102cm ở nam, 80 - 88 cm ở nữ và tăng lên rõ khi
các trị số là ≥ 102cm ở nam và ≥ 88cm ở nữ [23].
Hiện nay, để áp dụng phù hợp với đặc điểm từng vùng qua nghiên cứu thực
tế ở các quốc gia châu Á, WHO đã chính thức đồng ý các quốc gia châu Á lấy
tiêu chuẩn ban hành tháng 2/2000 làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì [20].
- Chẩn đốn dựa vào tỷ lệ mỡ cơ thể
Theo WHO, béo phì được định nghĩa là lượng mỡ trong người tăng cao
đến mức có thể gây ảnh hưởng khơng tốt và nguy hiểm cho sức khỏe. Tiêu
chuẩn thích hợp nhất để chẩn đoán TC-BP là lượng mỡ trong cơ thể so với
trọng lượng hay là tỷ trọng mỡ trong cơ thể (percentage of body fat - PBF).
Có nhiều phương pháp để ước tính lượng mỡ trong cơ thể và PBF. Phương


10
pháp DEXA được đánh giá là tốt nhất. Nhiều tác giả khuyến cáo ngưỡng để
chẩn đốn béo phì khi PBF ≥25 cho nam và PBF ≥35 cho nữ [21], [22]. Trong
quần thể người Việt, kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy có đến
51% nam và nữ có thể xem là béo phì nếu dựa vào chuẩn PBF ≥25 cho nam
và PBF ≥ 35 cho nữ [52].
1.1.5. Hậu quả của thừa cân, béo phì
Có thể nói, TC-BP là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Lượng mỡ dư thừa ở bất kỳ lứa tuổi nào đều không tốt cho sức khoẻ do làm
gia tăng nguy cơ bệnh lý. Người béo phì trung bình sẽ giảm 6-10 năm tuổi
thọ. Béo phì được coi là yếu tố nguy cơ tiềm năng của một số bệnh lý như đái
tháo đường (ĐTĐ) týp 2, ung thư, tăng huyết áp (THA), bệnh tim, viêm
xương khớp, bệnh mạch máu, đường tiêu hóa, rối loạn hơ hấp, HCCH và rối
loạn lipid máu [53].

Bảng 1.1. Các hậu quả của thừa cân, béo phì
Cơ quan đích

Hậu quả

Chuyển hóa

Kháng insulin, đái tháo đường týp 2, rối loạn chuyển hoá
lipid máu

Tim mạch

Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,
suy tim, thuyên tắc tĩnh mạch

Hơ hấp

Hội chứng ngưng thở khi ngủ, giảm thơng khí phế nang,
suy hơ hấp

Cơ xương khớp Thối hóa khớp gối, thối hóa khớp háng, đau cột sống
thắt lưng, lỗng xương...
Tiêu hóa

Gan nhiễm mỡ, sỏi mật, thốt vị hồnh

Thận

Bệnh cầu thận khu trú từng phần, Protein niệu


Sinh dục

Hội chứng buồng trứng đa nang, vô sinh

Da

Nhiễm nấm, phù bạch mạch

Ung thư

Tiền liệt tuyến, đại trực tràng, vú, nội mạc

Tâm thần kinh

Trầm cảm, giảm chất lượng sống
* Nguồn: theo Yumuk V và cs (2015) [54]


11
1.2. Mật độ xương, lỗng xương
1.2.1. Chu chuyển xương bình thường
1.2.1.1. Khái niệm chu chuyển xương
Xương là một mô sống, liên tục có chuyển hóa (Metabolism) và đổi mới
(Remodeling) [55]. Mơ xương khơng chỉ giúp duy trì ổn định nồng độ
calcium trong máu để ổn định nội mơi, mà cịn giúp duy trì sức mạnh của
xương bằng cách liên tục thay thế xương cũ và tạo xương mới. Sự chuyển hóa
và đổi mới liên tục diễn ra trong suốt cả đời người. Sự chuyển hóa và đổi mới
như vậy gọi là CCX.
Một chu kỳ CCX gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hủy xương (resorption),
giai đoạn chuyển đổi (reversal) và giai đoạn tạo xương mới (formation)

[56]. Bước khởi động tùy thuộc vào các tế bào tạo xương, hoặc là trên bề mặt
của xương hoặc là trong tủy xương, gửi tín hiệu đến các tế bào tạo máu
(hematopoietic cells) để hình thành tế bào hủy xương. Bước phân hủy có thể
xảy ra phía dưới các lớp tế bào liên kết. Sau một bước tạm ngưng ngắn ngủi,
các tế bào tạo xương bắt đầu tạo ra những lớp xương mới. Một số các tế bào
tạo xương còn lại trong xương và được chuyển hóa thành tế bào xương, và
các tế bào này liên kết với nhau và với các tế bào tạo xương khác. Khi giai
đoạn tạo xương trên hồn tất, xương có khoảng thời gian bất động
(quiescence). Giai đoạn phân hủy kéo dài vài tuần, nhưng giai đoạn tạo xương
thì cần đến vài tháng để hoàn tất.
Mỗi đơn vị CCX diễn ra đều có sự cân bằng hai q trình hủy xương và
tạo xương để duy trì cho xương ln chắc khỏe. Xương là một mô liên kết
đặc biệt bao gồm các tế bào xương và chất căn bản (bone matrix) [58].
- Chất căn bản của mô xương bao gồm các sợi collagen và các mô liên
kết khác giàu chất glucoaminoglycin, chất căn bản có thể trở thành calci hóa.
- Các tế bào xương bao gồm: Ở bậc phân tử, xương được cấu thành từ 4
loại tế bào chính: tế bào tạo xương (osteoblast), tế bào hủy xương


12
(osteoclast), cốt bào (osteocyte), và tế bào liên kết (liking cells) [56]. Những
tế bào này tương tác với một số chất khống, protein, hormone, và các phân
tử khác để ni dưỡng xương, và liên tục đục bỏ xương cũ và thay bằng
xương mới qua một q trình tái mơ hình, hay cịn gọi là CCX.

Hình 1.1. Chu chuyển xương thơng thường
* Nguồn: Bringhurst F. (2015) [57]

+ Tế bào tạo xương (cả cốt bào) có nguồn gốc từ các tế bào gốc có tên là
tế bào gốc trung mơ (mesenchymal stem cell - MSC) [56]. Những tế bào

MSC khi đặt trong điều kiện thích hợp có thể chuyển hóa thành tế bào xương,
nhưng trong điều kiện khác chúng cũng có thể trở thành tế bào cơ, mỡ, hoặc
sụn, MSC cần hai yếu tố để sản xuất tế bào tạo xương: đó là Runx2 và osterix
[56]. Tế bào tạo xương chỉ “thọ” khoảng 3 tháng tuổi. Trong q trình tái mơ
hình, tế bào tạo xương tạo ra những lớp xương và góp phần tạo lực của
xương.
+ Cốt bào: Một số tế bào tạo xương được “chôn” trong các lớp xương,
và sau này sẽ trở thành cốt bào. Cốt bào rất phổ biến, chiếm đến 95% số tế
bào có mặt trong xương. Cốt bào có tuổi thọ trung bình là 25 năm [56].


13
+ Tế bào liên kết: Những tế bào tạo xương còn lại nằm trên bề mặt của
xương, và chúng được gọi là tế bào liên kết. Các cốt bào liên kết với nhau, và
liên kết với các tế bào tạo xương, hình thành một mạng tế bào có chức năng
chuyển giao tín hiệu và chuyển giao các chất dinh dưỡng trong xương.
+ Tế bào hủy xương là những tế bào xuất phát từ tế bào tạo máu [56]. Tế
bào hủy xương có chức năng đục bỏ xương cũ hay xương bị tổn hại qua một
q trình phân hủy chất khống gọi là hủy xương [59].
Các tế bào tạo xương sản sinh ra nhiều protein, và các protein này có
chức năng kiểm sốt q trình tạo xương [60]. Một protein có tên là
macrophage colony stimulating factor (M-CSF), qua tương tác với thụ thể MCSF - receptor làm tăng các tế bào tạo xương. Các tế bào hủy xương cũng sản
sinh ra một protein có tên là receptor activator of nuclear factor kappa B ligand
(RANKL), RANKL liên kết với một thụ thể trên tế bào hủy xương (RANK),
kích thích chúng chuyển hóa thành những tế bào hủy xương hoàn chỉnh. Mối
tương tác giữa RANK/RANKL còn làm tăng mức độ hủy xương [59]. Tế bào
hủy xương còn sản sinh ra một protein khác có tên là osteoprotegerin (OPG), là
protein được tiết ra và liên kết với RANKL ngăn chặn tế bào hủy xương khơng
cho tương tác với RANK, do đó có chức năng làm giảm số tế bào hủy xương.
Các hormone và yếu tố nội tại như hormone cận giáp (PTH), calcitriol hay

1,25-dihydroxy D (1,25D), prostaglandin F2 (PGF2) và interleukin-1 (IL-1)
tương tác với các tế bào tạo xương để gia tăng sản sinh RANKL và giảm sản
sinh osteoprotegerin. Sự cân đối giữa RANKL và osteoprotegerin quyết định
lượng xương bị mất bao nhiều [56]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số
thuốc mới điều trị lỗng xương hiện nay có tác dụng làm suy yếu hoạt hóa thụ
thể của nhân tố hạt nhân RANKL [61].


14

Hình 1.2. Mối tương tác giữa các dịng tế bào tạo xương và hủy xương
* Nguồn: Hồ Phạm Thục Lan và cs (2011) [62]

1.2.1.2. Dấu ấn chu chuyển xương
Với mỗi giai đoạn CCX sẽ có những dấu ấn sinh học được tạo ra bởi
những tế bào trong CCX. Định lượng các dấu ấn CCX trong máu hoặc nước
tiểu cho phép đánh giá được tốc độ chuyển xương, tính cân bằng trong CCX,
từ đó cho phép đánh giá được chất lượng xương [63]. Các dấu ấn CCX nhìn
chung được chia làm 2 loại: các dấu ấn đánh giá quá trình tạo xương và các
dấu ấn đánh giá quá trình hủy xương [64]. Hiện nay, một số xét nghiệm dấu
ấn CCX được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng với
độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Các dấu ấn đánh giá quá trình tạo xương
Các dấu ấn này hoạt động trong các giai đoạn phát triển của tế bào tạo
xương, phản ánh chức năng của tế bào và quá trình tạo xương. Hiện nay các
dấu ấn tạo xương đều được phân tích từ mẫu máu gồm:
+ Osteocalcin (N-MID osteocalcin - OC): Là một protein gồm 49 acid
amin [18], trọng lượng phân tử 5800Da. Là một protein đặc hiệu được tổng



15
hợp từ tạo cốt bào, nguyên bào răng và tế bào sụn [65]. Nồng độ OC trong
máu liên quan chặt chẽ đến tốc độ tạo xương và sự calci hóa nên OC được
xem là một dấu ấn đặc hiệu của chức năng tạo xương.
+ Phosphatase kiềm đặc hiệu xương (Bone Specific Alkaline
phosphatase - BSAP): Là một sản phẩm của tạo cốt bào (osteoblast) được lọc
qua cầu thận. Hoạt tính của phosphatase kiềm trong huyết thanh được sử dụng
để đánh giá sự tạo xương nhưng độ đặc hiệu không cao phụ thuộc vào tuổi.
Phosphatase kiềm là các enzym của màng tế bào, được chia thành 4 nhóm
isoenzym gồm rau thai, biểu mô rau thai, ruột, gan, thận và xương [54].
+ Procollagen type 1 (Total procollagen type 1 amino – terminal
propeptid – total P1NP): là sản phẩm được giải phóng từ tạo cốt bào [54].
Procollagen type 1 được chuyển hóa ở gan, thời gian bán hủy rất ngắn chỉ
dưới 10 phút. Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cs (2012) nghiên cứu
cho thấy Procollagen type 1 suy giảm theo độ tuổi, với xu hướng giảm nhiều
ở nam hơn ở nữ [66].
- Các dấu ấn đánh giá quá trình hủy xương
Hầu hết các dấu ấn hủy xương là sản phẩm thoái biến của các collagen
có trong xương, trừ phosphatase acid, BSP (bone sialoprotein), cathepsin K
[54]. Trong các loại collagen thì collagen loại I là quan trọng nhất (chiếm hơn
90%) đối với động vật có vú nói chung và con người nói riêng. Q trình
phân hủy collagen loại I có sự tham gia của hai loại men: Cathepsin K (hoạt
động với pH acid) và Matrix metalloproteinase (MMP- hoạt động với pH
trung tính). Quá trình phân hủy sẽ tạo ra nhiều mảnh khác nhau tùy thuộc cấu
trúc N hoặc C- telopeptide của collagen [54]. Đối với đầu tận cầu Ctelopeptide sẽ là 2 mảnh: 1. ICTP (cross- linked carboxyterminal telopeptide)
và 2. BC - chuỗi thẳng gồm 8 acid amin [67].


16


Hình 1.3 Cấu tạo của phân tử BC và ICTP
* Nguồn: Garnero P và cộng sự (2003) [67]

Các dấu ấn hủy xương gồm:
+ Các liên kết cắt ngang với telopeptid của collagen typ 1 (NTX – N
terminal crosslinked telopeptide of type 1 collagen; và BC hay còn gọi là CTX –
C terminal crosslinked telopeptide of type 1 collagen) trong máu và nước tiểu.
Dấu ấn sinh học này được gọi là β do được đồng phân hóa với phân tử gồm 8
peptide gắn với đầu tận cùng C-telopeptide ở vị trí liên kết chéo: Glu-LysAlaHis-β-Asp-Gly-Gly-Arg [68]. BC là một dấu ấn đặc hiệu cho quá trình hủy
xương, được hủy cốt bào bài tiết ra trong giai đoạn hủy xương của CCX. Bệnh
nhân có tăng hủy xương sẽ có tăng nồng độ BC huyết thanh.
+ Hydroxyprolin trong nước tiểu: nồng độ Hydroxyprolin khi đói phản
ánh sự phân hủy collagen của xương trên lâm sàng. Hydroxyprolin cịn có
trong một số mơ khác như da. Do đó Hydroxyprolin trong nước tiểu được coi
là chỉ số không đặc hiệu về sự chu chuyển của collagen [54].
+ Hydroxylysin - Glycosid trong nước tiểu, được hình thành trong quá
trình sản xuất collagen và tồn tại dưới 2 dạng glycosyl - galatosyl hydroxylysin (GGHL) và galatosyl - hydroxylysin (GHL) [54].
+ Pyridinolin tự do và toàn phần (PYD), Deoxypyridinoline tự do
(DPD) trong nước tiểu: hai thành phần này được tạo ra trong quá trình trưởng
thành của chất keo [54].


17
+ Phosphatase acid đối kháng tartrate (TRAP) trong máu: là sản phẩm
của hủy cốt bào [54]. Tuy nhiên TRAP còn có trong đại thực bào, mã hóa bởi
một gen của nhiễm sắc thể phụ.
+ Bone Sialoprotein (BSP) trong máu: là một glycoprotein, một sản
phẩm quan trọng của các tế bào hủy xương nhưng còn thấy cả trong các tế
bào giống như hủy xương và tế bào ung thư [54].
+ Cathepsin K trong máu: là một thành phần của họ cystein protease,

được tế bào hủy xương tiết ra [54].
1.1.1.3. Vai trò dấu ấn chu chuyển xương
Cùng với đặc điểm lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh, các xét nghiệm sinh
hóa, đặc biệt là các dấu ấn CCX đóng một vai trị quan trọng trong đánh giá
và chẩn đoán phân biệt bệnh xương do chuyển hóa [68], [69]. Cơ thể người
khi đến một độ tuổi nhất định thì nồng độ phần lớn các dấu ấn CCX cả trong
máu và nước tiểu sẽ giảm và thấp hơn ở độ tuổi dậy thì. Sự ổn định này
thường xảy ra ở độ tuổi 30. Sau đó, các dấu ấn hủy xương và tạo xương bắt
đầu tăng. Ở thời kỳ mãn kinh ở nữ và mãn dục ở nam giới, các tế bào hủy
xương năng động hơn tế bào tạo xương, kết quả là suy giảm MĐX và chất
lượng xương, do đó làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Nhiều nghiên cứu cho
thấy các dấu ấn hủy xương dường như tiên đoán tỉ lệ mất xương tốt hơn các
dấu ấn tạo xương, tuy nhiên các dấu ấn này khơng thay thế được MĐX trong
chẩn đốn lỗng xương trên lâm sàng [69].
Theo dõi sự thay đổi nồng độ các dấu ấn CCX là công cụ quan trọng
trong thực hành lâm sàng để quản lý bệnh loãng xương [70]. Theo khuyến cáo
của IOF và IFCC, nồng độ OC và BC huyết thanh có giá trị cao trong dự báo
nguy cơ mất xương, sự tuân thủ điều trị và hiệu quả của các thuốc chống hủy
xương bisphosphonate với độ nhạy 83,8% và độ đặc hiệu 100% [63].


×