Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng thừa cân - béo phì thông qua chỉ số Triglycerid glucose (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.53 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ DIỆU NGA

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG
INSULIN Ở
ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ
THÔNG QUA
CHỈ SỐ TRIGLYCERID GLUCOSE

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


HUẾ - 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ......................................4
1.1.1. Định nghĩa................................................................................................4
1.1.2. Tần suất....................................................................................................4
1.1.3. Bệnh nguyên.............................................................................................6
1.1.4. Phân loại béo phì......................................................................................8
1.1.5. Phân độ béo phì........................................................................................9
1.1.6. Các chỉ số đánh giá béo phì khác............................................................10
1.1.7. Ảnh hưởng của béo phì đối với cơ thể....................................................11



1.2. KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁNG
INSULIN......................................................................................................15
1.2.1. Kháng insulin..........................................................................................15
1.2.2. Các nguyên nhân gây kháng insulin.......................................................16
1.2.3. Kháng insulin và một số rối loạn liên quan.............................................17
1.2.4. Các phương pháp đánh giá kháng Insulin:..............................................20
1.2.5. Một số chỉ số đánh giá độ nhạy/kháng insulin........................................22

1.3. KHÁNG INSULIN VÀ THỪA CÂN - BÉO PHÌ................................26
1.3.1. Acid béo và adipokin..............................................................................27
1.3.2. Thay đổi nồng độ hormone.....................................................................27
1.3.3. Rối loạn chức năng ty lạp thể.................................................................27
1.3.4. Khiếm khuyết về sự phosphoryl oxy hóa trong ty lạp thể.......................28
1.3.5. Cơ chế thần kinh.....................................................................................28
1.3.6. Dự trữ mỡ lạc chỗ...................................................................................28


1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC................29
1.4.1. Trong nước.............................................................................................29
1.4.2. Ngoài nước.............................................................................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................32

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh.............................................................................32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................32
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................32

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................33

2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu..................................................................................33
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu...............................................................33
2.2.4. Các biến số nghiên cứu...........................................................................33

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................42
2.3.1. Phương pháp...........................................................................................42
2.3.2. Phần mềm thống kê................................................................................42

2.4. Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU..........................................................45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................47

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ...............................47
3.1.1. Phân bố mẫu nhóm thừa cân béo phì theo giới ( N=101).......................47
3.1.2. Phân bố mẫu nhóm thừa cân béo phì theo tuổi.......................................47
3.1.3. Thói quen sinh hoạt................................................................................48
3.1.4. Vòng bụng..............................................................................................48
3.1.5. Phân bố tình trạng huyết áp trong mẫu nghiên cứu.................................49
3.1.6. Đặc điểm một số cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu...............................50

3.2. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN QUA CHỈ SỐ TYG VÀ HOMA IR. .53
3.2.1. Chỉ số HOMA-IR...................................................................................53
3.2.2. Chỉ số triglyceride và glucose (TyG)......................................................53
3.2.3. Kháng insulin theo nhóm thừa cân- béo phì...........................................54


3.3. LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI TÌNH TRẠNG ĐỀ
KHÁNG INSULIN THEO TYG.................................................................54
3.3.1. Liên quan các yếu tố nguy cơ với tình trạng đề kháng insulin theo TyG 54
3.3.2. Mối liên quan giữa kháng insulin theo chỉ số TyG với các trị số lipid máu....57


3.4. ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ VÀ TYG.....58
3.4.1. Tương quan TyG và các yếu tố nguy cơ..................................................58
3.4.2. Đường cong ROC dự báo tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG........61
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.....................................................................................63

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ...............................63
4.1.1. Giới và tuổi.............................................................................................63
4.1.2. Thói quen sinh hoạt................................................................................64
4.1.3. Vòng bụng..............................................................................................64
4.1.4. Đặc điểm huyết áp..................................................................................65
4.1.5. Đặc điểm một số cận lâm sàng...............................................................66

4.2. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN QUA CHỈ SỐ TYG VÀ HOMA IR. .69
4.2.1. Chỉ số HOMA-IR...................................................................................69
4.2.2. Chỉ số triglyceride và glucose (TyG)......................................................70

4.3. LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI TÌNH TRẠNG ĐỀ
KHÁNG INSULIN THEO TYG.................................................................72
4.3.1. Tuổi và giới.............................................................................................72
4.3.2. Thói quen sinh hoạt................................................................................73
4.3.3. Vòng bụng..............................................................................................73
4.3.4. Đặc điểm huyết áp..................................................................................74
4.3.5. Đặc điểm một số cận lâm sàng...............................................................74

4.4. ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ VÀ CHỈ SỐ TYG.76
4.4.1. Tương quan TyG và các yếu tố nguy cơ..................................................76
4.4.2. Đường cong ROC dự báo tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG........76
KẾT LUẬN............................................................................................................78
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................79



TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................80


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1. GIỚI HẠN CHỈ SỐ BMI LIÊN QUAN VỚI TUỔI..................9
BẢNG 1.2. TIÊU CHUẨN PHÂN BIỆT TĂNG CÂN VÀ BÉO PHÌ
THEO CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ BMI.............................9
BẢNG 1.3. PHÂN ĐỘ BÉO PHÌ THEO CHỈ SỐ BMI.................................9
BẢNG 1.4. PHÂN ĐỘ BÉO PHÌ CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
CHÂU Á...............................................................................................10
BẢNG 2.1. PHÂN LOẠI HUYẾT ÁP THEO HỘI TĂNG HUYẾT ÁP
VIỆT NAM/ HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM.................................34
BẢNG 2.2. PHÂN LOẠI BMI ÁP DỤNG CHO NGƯỜI CHÂU Á
TRƯỞNG THÀNH............................................................................35
BẢNG 2.3. ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN THÀNH PHẦN LIPID MÁU..........40
BẢNG 3.1. TỶ LỆ NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ THEO TUỔI.............47
BẢNG 3.2. THÓI QUEN SINH HOẠT THEO THỪA CÂN BÉO PHÌ...48
BẢNG 3.3. VÒNG BỤNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................48
BẢNG 3.4. TỶ LỆ THA THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ.......49
BẢNG 3.5. HAĐM TRUNG BÌNH THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO
PHÌ........................................................................................................49
BẢNG 3.6. BILAN LIPID VÀ TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU.............50
BẢNG 3.7. BILAND LIPID GIỮA 2 NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ.....50
BẢNG 3.8. TỶ LỆ NỒNG ĐỘ GLUCOSE THEO NHÓM THỪA CÂN
BÉO PHÌ..............................................................................................51
BẢNG 3.9. NỒNG ĐỘ INSULIN ĐÓI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU......................................................................................................52
BẢNG 3.10. CHỈ SỐ HOMA-IR CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....53
BẢNG 3.11. TỶ TYG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................53

BẢNG 3.12. TỶ LỆ TYG TĂNG THEO NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ 53


BẢNG 3.13. TỶ LỆ KHÁNG INSULIN THEO NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ..............................................................................................54
BẢNG 3.14. LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ
TYG VỚI TUỔI.................................................................................54
BẢNG 3.15. LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ
TYG VỚI TUỔI.................................................................................55
BẢNG 3.16. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI GIỚI............................................................................55
BẢNG 3.17. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ
TYG VỚI VÒNG BỤNG...................................................................55
BẢNG 3.18. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG - VÒNG BỤNG..................................................................56
BẢNG 3.19. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC...................................56
BẢNG 3.20. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI THA

56

BẢNG 3.21. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI GLUCOSE MÁU ĐÓI.......................................57
BẢNG 3.22. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI TC...........................................................................57
BẢNG 3.23. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI TG...........................................................................57
BẢNG 3.24. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ
SỐ TYG VỚI LDL........................................................................58
BẢNG 3.25. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI HDL........................................................................58
BẢNG 3.26. TƯƠNG QUAN TYG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ..........58


Bảng 3.27. Giá trị dự báo kháng Insulin của một số chỉ số kháng Insulin
.........................................................................................................61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. PHÂN BỐ NHÓM THỪA CÂN - BÉO PHÌ THEO GIỚI
.........................................................................................................................47
BIỂU ĐỒ 3.2. NỒNG ĐỘ GLUCOSE THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ
BÉO PHÌ........................................................................................................51
BIỂU ĐỒ 3.3. INSULIN TRUNG BÌNH CỦA 2 NHÓM THỪA CÂN VÀ
BÉO PHÌ........................................................................................................52
BIỂU ĐỒ 3.4. TƯƠNG QUAN GIỮA HATTR VÀ TYG..........................59
BIỂU ĐỒ 3.5. TƯƠNG QUAN GIỮA GLUCOSE VÀ TYG....................59
BIỂU ĐỒ 3.6 . TƯƠNG QUAN GIỮA CHO VÀ TYG.............................60
BIỂU ĐỒ 3.7. TƯƠNG QUAN GIỮA TRIGLYCERID VÀ TYG...........60
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa HDL và TyG...............................................61
SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.2. BÉO PHÌ LIÊN QUAN VỚI KHÁNG INSULIN QUA CON
ĐƯỜNG NỘI TIẾT, VIÊM VÀ THẦN KINH...........................................14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa cân - béo phì được xem như là một “đại dịch” của thế kỷ 21 với số

lượng người mắc bệnh lý này đang tăng lên một mức báo động, không chỉ ở
những nước đang phát triển mà cả những nước phát triển, đặc biệt là các nước
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [82].
Trên thế giới, từ năm 1980 đến năm 2013, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã
tăng 27,5% ở người lớn và tăng 47,1% ở trẻ em [22], [34]. Hiện nay, trên thế
giới có khoảng 2,1 tỷ người, tương đương với gần một phân ba dân số thế giới
đang thừa cân, béo phì [22]. Tại Hoa Kỳ, năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì đã
lên đến 60% [56]. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu năm 2018 trên 1,7 triệu
người tuổi từ 35 -80 tuổi ghi nhận tỷ lệ thừa cân - béo phì lên tới 42,7% [52].
Gần đây, ở nước ta, cùng với sự bùng nổ dân số, gia tăng tuổi thọ, quá trình đô
thị hóa, sự phát triển kinh tế và lối sống tĩnh tại, tỷ lệ thừa cân - béo phì đang
tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI [9].
Điều tra toàn quốc (2005) ở đối tượng từ 25-64 tuổi tại 8 vùng sinh thái nhận
thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3%. Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em cũng
ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [8].
Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, liên quan
đến việc giảm nhạy cảm các mô cơ, mô mỡ với Insulin, giảm khả năng sản
xuất glucose và tăng tạo mỡ ở gan thường biểu hiện bằng tăng nồng độ insulin
trong máu. Có thể nói cách khác: kháng insulin xảy ra khi tế bào mô đích
không đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại sự tăng insulin máu. Năm 1923,
Kylin E. đã mô tả dưới sự kết hợp của tăng huyết áp, tăng glucose máu và
bệnh gout thành một hội chứng. Hội chứng này cũng đã thay đổi rất nhiều
theo thời gian như: hội chứng chuyển hóa, hội chứng kháng insulin, hội chứng
đa chuyển hóa [24].

1


Cho tới nay, nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân - béo phì có mối liên
quan chặt chẽ với tình trạng kháng insulin và chỉ ra đây là một trong những

yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng đề kháng insulin và từ đó đóng vai trò
quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý như đái tháo đường typ
2, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, các biến cố tim mạch, một số loại
ung thư, buồng trứng đa nang... và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân [44], [69], [74].
Do đó, mối liên quan giữa đề kháng insulin và thừa cân - béo phì được
nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, kể cả ở nước ta, và việc phát hiện
sớm tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân - béo phì là rất cần thiết
để có kế hoạch theo dõi, điều trị kịp thời, từ đó có thể làm chậm sự hình thành
và tiến triển của nhiều bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường typ 2, các bệnh lý
tim mạch và làm giảm gánh nặng cho xã hội.
Cho tới nay, có rất nhiều chỉ số gián tiếp được đưa ra có ý nghĩa và ứng
dụng quan trọng trong việc đánh giá đề kháng insulin như chỉ số HOMA-IR,
chỉ số QUICKI, chỉ số McAuley, chỉ số Bennett.... [9], [10], [37]. Việc tính
toán các chỉ số này đều cần định lượng nồng độ insulin máu đói, trong khi điều
kiện y tế nước ta còn nhiều hạn chế, không có nhiều cơ sở có thể làm được xét
nghiệm này, đặc biệt là các tuyến y tế cơ sở. Năm 2017 trên thế giới, nhiều nhà
khoa học quan tâm đến một số chỉ số mới đơn giản và thuận tiện trong thực
hành lâm sàng có thể dự báo được tình trạng đề kháng insulin [39], [40]. Chỉ số
TyG tính toán đơn giản từ Triglycerid và glucose máu đói, được nhiều nghiên
cứu chứng minh có giá trị tiên đoán hơn chỉ số HOMA-IR trong chẩn đoán
kháng insulin [46]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ số này trên đối tượng thừa
cân - béo phì ở Việt Nam còn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng thừa cân - béo phì thông qua chỉ
số Triglycerid glucose” nhằm hai mục tiêu sau:
2


1. Đánh giá tình trạng đề kháng insulin qua chỉ số TyG ở đối tượng thừa

cân - béo phì.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin theo chỉ số
TyG với một số yếu tố nguy cơ ở đối tượng thừa cân - béo phì.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ
Thừa cân và béo phì ngày càng gia tăng và làm tăng nguy cơ mắc các
bênh lý khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường typ 2,
bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh lý túi mật, thoái hóa khớp, hội chứng ngưng
thở khi ngủ, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Đây trở
thành một trong những vấn đề sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới đặt mối
quan tâm hàng đầu [38], [57], [65].
1.1.1. Định nghĩa
Béo phì có nhiều cách định nghĩa: Béo phì được đinh nghĩa bằng sự quá
tải lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theo
hậu quả xấu cho sức khỏe hoặc gọi béo phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơ
thể và được đánh giá dựa và kích thước và giới. Đại đa số dùng công thức
BMI để đánh giá mức độ béo phì. BMI quá trọng lượng khi BMI > 27 kg/m 2
và theo phân loại hiện nay, được quốc tế chấp nhận, béo phì được định nghĩa
bằng BMI ≥ 30 kg/m2. Từ giá trị này, người ta xem như là sự tích mỡ quá
nhiều, bởi vì nó kéo theo một sự gia tăng có ý nghĩa về bệnh suất và tử suất
[4], [22].
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều
cao [8]. Khi sử dụng công thức BMI, thừa cân được định nghĩa bằng BMI
25,0 đến 29,9 kg/m2 [22].
1.1.2. Tần suất

Trên thế giới, từ năm 1980 đến năm 2013, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã
tăng 27,5% ở người lớn và tăng 47,1% ở trẻ em [61]. Hiện nay, trên thế giới
có khoảng 2,1 tỷ người, tương đương với gần một phân ba dân số thế giới

4


đang thừa cân, béo phì [22]. Thừa cân và béo phì tăng cả ở các nước có nền
kinh tế phát triển và đang phát triển [22].
Tần suất béo phì theo đổi tùy theo tuổi, giới tính, địa dư, chủng tộc, tình
trạng kinh tế xã hội:
- Tuổi: 2% lúc 6 -7 tuổi, 7% tuổi dậy thì và cao nhất ở tuổi 50 (Âu Mỹ) [4].
- Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so với 18%) [4].
- Địa dư, chủng tộc: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây là 17%.
Tại Nam Phi, béo phì gặp ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn phía Bắc. Trong
thập kỷ qua, tỷ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25 - 33%, tăng một phần ba.
Phụ nữ da đen tuổi từ 45 - 55 tuổi có tỷ lệ béo phì gấp hai lần so với nữa da
trắng cùng tuổi. Ở châu Âu, gần đây khoảng chừng 15 nghiên cứu dịch tễ về
sự quá tải trọng lượng ở 17 nước của chau Âu. Sự sử dụng tiêu chuẩn chẩn
đoán khác nhau tùy theo nghiên cứu (BMI, hoặc công thức Lorentz, hoặc
công thức Broca) [4].
- Điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, phong
cách sống:
+ Ở Trung Quốc, số trẻ em béo phì tăng cao trong những năm gần đây, do
được nuông chiều, ăn uống quá mức, từ khi có chủ trương mỗi gia đình chỉ có
một con.
+ Ở Singapore, trẻ em béo phì tại các trường tiểu học gia tăng một cách
đáng kể.
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, do mức sống ngày càng cao, nên số béo
phì trẻ em cũng như người lớn gia tăng.

Nhưng ngược lại, tại Mỹ mức kinh tế thấp thì tần suất béo phì cao hơn so
với mức sống kinh tế xã hội cao [4].
Ở Việt Nam, gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số, gia tăng tuổi thọ, quá
trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế và lối sống tĩnh tại, tỷ lệ thừa cân, béo
5


phì đang tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế
kỷ XXI [9]. Điều tra toàn quốc (2005) ở đối tượng từ 25-64 tuổi tại 8 vùng
sinh thái nhận thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3%. Tình trạng thừa cân béo
phì ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [8].
1.1.3. Bệnh nguyên
1.1.3.1. Quá tải calo
Về phương diện chuyển hóa, béo phì do quá tải calo vượt quá nhu cầu
cơ thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tùy cá nhân trong sử dụng năng lượng và
nhu cầu cơ vân. Có bệnh nhân ăn nhiều nhưng không béo, lý do còn chưa
biết, vì trong một gia đình, cùng cơ chế dinh dưỡng, nhưng lại có khác nhau.
Điều này gợi ý thường có yếu tố di truyền tham gia cơ chế bệnh nguyên [4].
1.1.3.2. Ăn nhiều
Quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân béo phì (95%). Ăn nhiều do
nhiều nguyên nhân:
- Thói quen có tính gia đình: giải thích thường gặp nhiều người béo phì
trong gia đình, không phụ thuộc di truyền.
- Bênh tâm thần kinh.
- Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít
hoạt động [4].
1.1.3.3. Nguyên nhân di truyền
Béo phì có yếu tố di truyền [50]. 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo
phì, 18% cả bố và mẹ đều béo phì, chỉ có 7% tiền sử gia đình không có ai bị
béo phì [4]. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bình thường thì chỉ có 7% con họ là béo

phì. Nếu một trong hai người là béo phì thì có 40% con họ béo phì. Nhưng
nếu cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ bị béo phì. Nếu mẹ béo phì
thì nguy cơ con bị béo phì tăng 24,8 lần [8].

6


Phân định giữa vai trò của di truyền và vai trò của dinh dưỡng còn chưa
rõ ràng [4]. Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân
chia các tế bào mỡ rất dễ dàng theo một trong hai cách:
- Quá sản: tăng số lượng và thể tích tế bào mỡ gấp ba đến bốn lần, xảy ra
ở trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng số
lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn [3].
1.1.3.4. Nguyên nhân nội tiết
Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng, trong khi các chi
gầy nhỏ.
Cường insulin: do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh
mô mỡ, tăng tiêu hủy glucid.
Giảm hoạt tuyến giáp: hiếm, phải chú ý rằng chuyển hóa cơ bản được
biển thị bằng calo/m2 bề mặt da thường giảm ở người béo phì. Thật vậy, bề
mặt da gia tăng là do tăng mô mỡ, là mô ít tiêu thụ oxy. Trái lại, trong phần
lớn các trường hợp béo phì khác, sự giảm chuyển hóa cơ bản này không có
nguồn gốc tuyến giáp.
Hội chứng béo phì - sinh dục (hội chứng Grochlich hay Babinski Frochlich): béo phì ở thân và gốc chi và suy sinh dục, biểu hiện ở thiếu niên
với người phát dục cơ quan sinh dục, có thể kèm rối loạn khác như đái tháo
nhạt, rối loạn thị lực và tâm thần. Theo A. Frochlich nguyên nhân do u vùng
dưới đồi.
Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh hang, phần cao của đùi, giống như
hội chứng béo phì - sinh dục... [4], [22], [59].

1.1.3.5. Nguyên nhân do thuốc
Hiện nay, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố
béo phì. Tăng cân có thể là kết quả của các hocmon steroid và bốn nhóm
chính của các thuốc kích thích tâm thần:
7


- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO)
- Benzodiazepin
- Lithium
- Thuốc chống loạn thần
Vậy giới hạn sử dụng thuốc kích thích tâm thần kinh để phòng ngừa
tăng cân, có thể làm giảm liệu pháp điều trị [4].
1.1.4. Phân loại béo phì
1.1.4.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
- Béo phì đơn thuần: là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học
rõ ràng.
- Béo phì bệnh lý: là béo phì do các bệnh lý liên quan gây nên, bao gồm
suy giáp, cường vỏ thượng thận, thiếu hocmon tăng trưởng, thiểu năng sinh
dục, tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần
kinh [3], [22].
1.1.4.2. Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
- Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo dạng nữ thể Gynoid): là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi.
- Béo bụng (còn gọi là béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo,
béo dạng nam - thể Android): là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở
vùng bụng. Béo bụng có nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch,
đái tháo đường, tăng insulin máu, rối loạn chuyển hóa lipid, không dung nạp
glucose hơn so với béo đùi [63].
1.1.4.3. Phân loại béo phì theo tuổi
Người ta có thể phân biệt 2 thể béo phì:

- Béo phì xảy ra ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số tế bào mỡ cố định
và tăng trọng lượng là do tích tụ quá nhiều lipid trong mỗi tế bào, điều trị
giảm glucid là có hiệu quả.

8


- Béo phì tuổi trẻ (thể tăng sản phì đại): không chỉ các tế bào phì đại mà
còn tăng số lượng, khó điều trị [4].
1.1.5. Phân độ béo phì
1.1.5.1. Dựa theo chỉ số BMI
Bảng 1.1. Giới hạn chỉ số BMI liên quan với tuổi [3].
Chỉ số khối lượng cơ thể theo BMI ( kg/m2)
Nam
Nữ
19 - 24
19 - 24
20 - 25
20 - 25
21 - 26
20 - 25
22 - 27
20 - 25
23 - 28
20 - 25
24 - 29
20 - 25

Nhóm tuổi
19 - 24

25 - 34
35 - 44
45 - 54
55 - 64
 65

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân biệt tăng cân quá mức và béo phì theo chỉ số
khối lượng cơ thể BMI ( kg/m2) [3]
Mức độ béo phì
Tăng cân quá mức
Béo phì
Béo phì bệnh lý

BMI (kg/m2)
> 25 kg/ m2
> 35 kg/ m2

% vượt cân nặng mong muốn
> 100%
> 20%
> 100%/ > 100 pound so cân nặng
mong muốn (1 pound = 453,6 g)

Bảng 1.3. Phân độ béo phì theo chỉ số BMI
Béo phì
Tiền béo phì
Độ I
Độ II
Độ III


BMI (kg/m2)
25 - 30
30 - 34,99
35 - 39,99
≥ 40

1.1.5.2. Phân độ dựa theo tỷ vòng bụng/vòng mông
Béo phì dạng nam khi:
- VB/VM > 0,9 đối với nam
- VB/VM > 0,85 đối với nữ [9]
1.1.5.3. Phân độ dựa theo công thức Broca
9

Lâm sàng
Béo
Béo phì nhẹ
Béo phì vừa
Béo phì nặng


Trọng lượng lý tưởng được tính theo công thức:
Trọng lượng lý tưởng = chiều cao (cm) - 100
Công thức này hiện nay không dùng nữa [3].
1.1.5.4. Phân độ dựa theo công thức Lorent
Trọng lượng lý tưởng = chiều cao (cm) - 100 - (chiều cao - n)/150
Trong đó: n = 4 cho nam và n = 2 cho nữ [11]
1.1.5.5. Phân độ béo phì dựa vào BMI và số đo vùng bụng
Bảng 1.4. Phân độ béo phì cho người trưởng thành châu Á [9], [27].

Phân loại


Yếu tố phối hợp
Số đo vòng bụng
Nam < 90 cm
Nam ≥ 90 cm

BMI (kg/m2)

Gầy

< 18,5

Bình thường
Béo

18,5 - 22,9
≥ 23

Nữ < 80 cm
Thấp (nhưng là
yếu tố nguy cơ
bệnh lý khác
Trung bình

Nữ ≥ 80cm
Trung bình

Có tăng cân

+ Có nguy cơ


23 - 24,9

Thừa cân

Thừa cân vừa

+ Béo độ I

25 - 29,9

Béo vừa phải

Béo nhiều

+ Béo độ II

≥ 30

Béo nhiều

Quá béo

1.1.6. Các chỉ số đánh giá béo phì khác
Béo trung tâm hay béo bụng được mô tả và chẩn đoán theo các thông số
chỉ điểm kinh điển (classical obesity parameters) nhờ vòng bụng, tỷ vòng
bụng/vòng mông, chỉ số khối cơ thể.
Hiện nay, bên cạnh các chỉ số trên, người ta còn đề xuất nhiều chỉ số khác
như: tỷ vòng bụng/chiều cao (VB/CC), chỉ số mỡ nội tạng (Visceral Adiposity
Index-VAI), chỉ số mỡ cơ thể (Body Adiposity Index-BAI). VAI được xem như


10


một chỉ điểm tốt của béo bụng hay béo nội tạng và tình trạng nhạy cảm insulin.
BAI lại có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ mỡ cơ thể [54], [76].
1.1.7. Ảnh hưởng của béo phì đối với cơ thể
• Hệ tim mạch
Béo phì làm dày thành tim và biến đổi điện tim: thể tích máu ở người
béo phì tăng tương ứng với trọng lượng cơ thể. Tăng thể tích máu làm gia
tăng tiền gánh thất trái và tăng cung lượng tim lúc nghĩ ngơi. Hậu quả dẫn đến
thay đổi cấu trúc cơ tim, biến đổi chức năng dòng điện trong tim. Trong đó,
rung nhĩ là thường gặp. Ngoài ra còn có là thay đổi hình dạng sóng P, điện thế
QRS thấp, sóng T dẹt ở chuyển đạo sau dưới tim, kéo dài đoạn QT [3].
Tăng huyết áp cũng liên quan mật thiết với béo phì. Có nhiều cơ chế gây
tăng huyết áp ở người béo phì. Hệ thống thần kinh giao cảm được hoạt hóa là
một cơ chế quan trọng trong quá trình hình thành bệnh tăng huyết áp ở những
người béo phì [77]. Hoạt tính renin tăng lên, kháng insulin, vai trò của các
adipokin nhờ leptin, adiponectin cũng góp phần gây tăng huyết áp.
Các adipokin được tạo ra bởi tế bào mỡ có liên quan đến cân bằng
glucose và lipid máu, sinh học mạch máu và hơn nữa, tham gia vào phản ứng
viêm hệ thống, đặc trưng cho chứng béo phì và hội chứng chuyển hóa. Điều
này có thể biểu hiện mối quan hệ sinh lý quan trọng với biến chứng xơ vữa
động mạch và các biến cố tim mạch [29].
• Hệ hô hấp
Hen phế quản: đầu mối của sự liên kết giữa béo phì và hen phế quản là
viêm. Protein phản ứng C (CRP) và fibrinogen có nồng độ cao hơn ở người
béo phì hơn người không béo phì. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa số
lượng bạch cầu ái toan trong đàm với vòng bụng. Ngoài ra, ngừng thở khi ngủ
cũng xuất hiện nhiều ở người béo phì, biểu hiện bằng một loạt lần ngừng thở

nối tiếp nhau, mỗi lần ngừng từ 20-30 giây trong lúc tim vẫn đập bình thường.
Sau nhiều năm, bệnh sẽ có biến chứng suy hô hấp mạn tính, tăng huyết áp, rối
11


loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, thậm chí đột tử [3]. Các yếu tố làm tăng
nguy cơ ngừng thở khi ngủ là béo phì, tuổi, giới... Ngừng thở khi ngủ lâu dài
có thể làm rối loạn chức năng ty lạp thể do thiếu oxy mô. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ leptin và adiponectin với ngừng thở khi
ngủ. Ở những bệnh nhân béo phì, leptin huyết thanh tăng lên và adiponectin
giảm và những adipokine này có thể là dấu hiệu lâm sàng tiềm tàng của hội
chứng ngừng thở khi ngủ nghiêm trọng [70].
• Hệ tiêu hóa
Gan nhiễm mỡ rất thường gặp ở bệnh nhân thừa cân, béo phì và liên
quan đến mức độ béo phì. Cơ chế bệnh sinh chính xác của bệnh vẫn còn
đang được nghiên cứu.
Sự tăng tổng hợp acid béo do khối lượng mỡ tăng lên có thể là nguyên
nhân chính làm tăng các lipoprotein giàu tryglyceride tại gan. Trên thực tế, các
acid béo có thể kích hoạt con đường chết tế bào theo chương trình trong tế bào
gan thông qua kinase N-terminal kinase (JNK). JNK kích hoạt protein
propoptotic Bim dẫn đến tăng apoptosis, gọi là “lipoapoptosis” (chết tế bào
theo chương trình liên quan mỡ). Hơn nữa, béo phì dường như là một yếu tố
nguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào gan [20].
• Hệ tiết niệu
Béo phì làm tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm, tăng insulin máu. Các yếu
tố trên góp phần làm tăng tái hấp thu natri và ứ đọng dịch gây nên tăng huyết
áp do thận ở người béo phì. Sự kết hợp tăng mức lọc cầu thận và tăng huyết
áp có thể khởi đầu cho tổn thương thận về sau này [3]
• Hệ sinh dục
Có mối quan hệ giữa béo phì với chức năng sinh sản: giảm hoạt động

tình dục và bất lực thường gặp ở nam giới, gia tăng tỷ lệ chảy máu tử cung và
mất kinh ở nữ giới [3].
• Hệ cơ xương khớp
12


Loãng xương: khi lipid bị oxy hóa kích thích hủy cốt bào và ức chế tạo
cốt bào trong mô xương đồng thời với tình trạng giảm dòng máu đến nuôi
xương do xơ vữa sẽ làm giảm cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cần cho
xây dựng mô xương, dẫn đến mất xương và loãng xương [3].
Viêm khớp: béo phì đã được nhận biết như một yếu tố làm thúc đẩy viêm
khớp do làm gia tăng các lực sinh học tác động trực tiếp lên bề mặt khớp.
Thoái khớp: khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng
lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này
sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh [3].
• Huyết học
Mô mỡ là nguồn sản xuất fibrinogen và PAI-1 quan trọng. Tăng nồng độ
fibrinogen có liên quan trực tiếp đến quá trình tiền đông và phát triển xơ vữa
động mạch. PAI-1 (chất ức chế hoạt hoá plasminogen-1) là chất ức chế chính
phân hủy fibrin. Khi nồng độ PAI-1 tăng, hoạt động của plasminogen bị giảm
và gây nên ứ đọng fibrin [3].
• Chuyển hóa
Những thay đổi chủ yếu lipid máu ở người béo phì là: tăng triglyceride
máu, tăng LDL-C và giảm HDL-C. Điều này tương ứng với tăng tỷ lệ các
lipoprotein sinh xơ vữa và giảm các lipoprotein bảo vệ xơ vữa. Làm tăng
nguy cơ bệnh tim mạch [3].
Béo phì làm tăng nồng độ insulin máu đói tăng insulin sau gan dẫn đến
tăng nồng độ insulin ngoại biên, cuối cùng gây nên kháng insulin. Tăng nồng
độ acid béo tự do huyết tương, đặc biệt là sau ăn dẫn đến tình trạng sản xuất
glucose bất hợp lý và suy giảm sử dụng đường tại gan (giảm dung nạp

glucose). Giảm thải insulin tại gan làm tăng nồng độ insulin ngoại biên và
giảm điều hoà thụ thể insulin [3].
Sự nhạy cảm của tế bào với insulin giảm tới 30-40% khi cân nặng cơ thể
tăng 30-40%. Cơ thể càng béo insulin tiết càng nhiều để bù lại tình trạng
13


kháng insulin và duy trì trạng thái cân bằng chuyển hóa glucose. Khi chức
năng tế bào beta bị suy giảm gây giảm tiết Insulin đãn đến đái tháo đường
type 2.
Ngoài ra, ở người béo phì thường gặp các loại ung thư [5]. Ở nam giới là
ung thư đại trực tràng và tiền liệt tuyến [32]. Trong khi nữ giới là ung thư túi
mật, tuyến vú và tử cung [3].

Sơ đồ 1.2. Béo phì liên quan với kháng insulin qua con đường nội tiết,
viêm và thần kinh [66]

14


1.2. KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁNG
INSULIN
1.2.1. Kháng insulin
Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, thường biểu
hiện bằng tăng nồng độ insulin trong máu. Có thể nói cách khác: kháng
insulin xảy ra khi tế bào mô đích không đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại
sự tăng insulin máu. Insulin là hormon chính làm giảm nồng độ glucose máu,
do tế bào bêta đảo tụy tiết ra, lưu hành trong máu và tác động đến tế bào đích
[75], [84].
Trên lâm sàng, hội chứng kháng insulin có nhiều biểu hiện khác nhau.

Các đặc tính lâm sàng có thể được giải thích một phần bằng cơ chế thay đổi
sinh hóa. Insulin bám và phát huy tác dụng chủ yếu thông qua receptor insulin
và một phần qua receptor của yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1).
Insulin tác động ở mức tế bào thông qua các dẫn truyền tín hiệu hậu receptor
tại các tế bào đích. Tiểu đơn vị b của receptor insulin là một tyrosin kinase, sẽ
được hoạt hóa khi insulin gắn vào tiểu đơn vị a, nó tự phosphoryl hóa và kéo
theo một loạt các tác động của insulin trong tế bào. Nồng độ insulin, tình
trạng bệnh lý, sinh lý và nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến việc điều hòa mật
độ và tính nhạy cảm của các receptor insulin. Béo phì, nguyên nhân chính của
kháng insulin, có tình trạng giảm số lượng receptor và giảm hoạt tính của hậu
receptor với tyrosinkinase. Chuyển hóa lipid và protein theo con đường
đường phân không enzym tạo ra các sản phẩm đường, tăng các stress oxy hóa,
tăng hoạt động protein kinase C và các bệnh vi mạch [84].
Kháng insulin tăng song hành với tăng tỉ lệ mỡ của cơ thể. Đa số người
có BMI > 30kg/m2 đều có tăng insulin máu sau ăn. Ở châu Á kháng insulin xảy
ra ở những người có BMI > 25 hoặc có khi còn thấp hơn (BMI > 23). Sự nhạy
cảm của tế bào với insulin giảm tới 30-40% khi cân nặng cơ thể tăng 30-40%.
Cơ thể càng béo insulin tiết càng nhiều để bù trừ.

15


1.2.2. Các nguyên nhân gây kháng insulin
1.2.2.1. Tế bào beta tiết sản phẩm bất thường
Hiện nay, các nghiên cứu phát hiện có sự đột biến gen cấu trúc insulin
gây ra các phân tử insulin có bất thường về cấu trúc và tác dụng sinh học
của insulin. Một số nghiên cứu khác lại thấy tăng proinsulin có tính chất
gia đình, do proinsulin chuyển không hoàn toàn thành insulin tại tế bào
beta, hậu quả của bất thường về cấu trúc tại các vị trí cắt C-peptide của
phân tử proinsulin [73].

1.2.2.2. Kháng thể kháng insulin
Kháng thể kháng insulin có thể hình thành ở những bệnh nhân điều trị
bằng insulin lâu ngày. Những kháng thể này làm thay đổi thời gian tác dụng
thông thường của insulin. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp bất thường thì
kháng thể này mới gây được kháng insulin thực sự. Một số ít bệnh nhân có
kháng thể kháng insulin xuất hiện tự phát mặc dù không được điều trị bằng
insulin. Những kháng thể này có thể tương tác với phép đo miễn dịch insulin,
làm tăng insulin máu nhưng không gây kháng insulin [35].
Thực tế cho thấy những người sử dụng insulin động vật lâu dài có thể
xuất hiện kháng thể kháng insunlin, xuất hiện globulin miễn dịch nội sinh lưu
hành trong máu kháng lại thụ thể insulin [68].
1.2.2.3. Kháng thể kháng receptor insulin
Một thể hiếm gặp là xuất hiện các kháng thể kháng trực tiếp receptor
insulin (kháng insulin týp B), gặp chủ yếu ở nữ, và hầu hết bệnh nhân đều
có các bệnh tự miễn khác như Lupus ban đỏ hệ thống. Thể này thường phối
hợp với chứng gai đen, dày sừng, kháng insulin nặng và đái tháo đường.
Đôi khi bệnh nhân có những đợt hạ đường máu. Các kháng thể lưu hành
gắn với receptor insulin in vivo và bằng cách đó sẽ ức chế và/hoặc bắt
chước tác dụng của insulin, do đó hậu quả là kháng insulin hoặc có khi gây
hạ đường máu [84].

16


×