Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

môn kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.25 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ 6: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

BÀI LÀM
MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ.................................................. 1
1.1.

Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................... 1

1.2.

Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................. 2

1.2.1.

Khái niệm ............................................................................................................ 2

1.2.2.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................................... 2

1.2.3.

Các mơ hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .............................................. 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM ........................................ 4
2.1. Khái quát về Cách mạng Công nghệp 4.0 ................................................................... 4


2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 5
2.2.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay .................. 5
2.2.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các ngành kinh tế ..................... 6
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong Cách mạng công nghiệp 4.0.............. 8
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CỦA VIỆT NAM............................ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương
quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh
tế.

1


1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành
hay một nhóm ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay
đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với
sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
1.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được nhà kinh tế học người Đức
E.Engel và nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ

XIX và đầu thế kỷ XX.
Bằng quan sát E.Engel đã rút thực nghiệm. Tỷ trọng của nông nghiệp trong toàn bộ
nền kinh tế sẽ giảm khi thu nhập tăng lên đến một mức nhất định.
Nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher đã quan niệm nến kinh tế gồm ba khu vực: khu
vực thứ nhất bao gồm các ngành nơng lâm thủy sản và khai thác khống sản; khu vực
thứ hai bao gồm các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng; khu vực thứ ba là các
ngành dịch vụ. Sau các phân tích cụ thể, ơng cho rằng: Tỷ lệ lực lượng lao động nơng
nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế; tỷ trọng lao động cơng nghiệp
có xu hướng tăng lên; tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng lên
cùng với quá trình phát triển kinh tế.
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên
là chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình này, các
ngành cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nơng nghiệp. Do đó, tỷ
trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và
dịch vụ tăng lên.
1.2.3. Các mơ hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.3.1.

Mơ hình Rostow

Lý thuyết này do nhà kinh tế học Walter Wiliam Rostow đưa ra. Theo ơng, q trình
tăng trưởng kinh tế phải trải qua năm giai đoạn:

2


Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống. Đặc trưng của giai đoạn này mang tính
“tự cung tự cấp”. Do đó, năng suất lao động kém.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh. Đã có những hiểu biết về khoa học kỹ thuật,

giáo dục được mở rộng, nhu cầu đầu tư tăng lên, giao lưu hàng hóa trong và ngồi nước
phát triển. Giai đoạn này đã có những bước phát triển.
Giai đoạn 3: Cất cánh. Sự tiến bộ về kinh tế dần lớn mạnh. Những yếu tố
đảm bảo cho cất cánh là: Tích lũy tư bản tương đối cao; phải có một hoặc nhiều ngành
chủ đạo; kỹ thuật được áp dụng; kết cấu xã hội và thể chế chính trị vững mạnh.
Giai đoạn 4: Trưởng thành. Đặc trưng của giai đoạn này là: Tỷ lệ đầu tư
tăng liên tục; khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng; nhiều ngành công nghiệp mới hiện
đại; nơng nghiệp được cơ giới hóa; xuất – nhập khẩu tăng.
Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao. Có 2 xu hướng: Thứ nhất, thu nhập bình quân
đầu người tăng nhanh; thứ hai, lao động có tay nghề tăng, chính sách kinh tế hướng vào
phúc lợi xã hội nhằm tạo ra nhu cầu về hàng tiêu dùng.
1.2.3.2.

Mơ hình Arthus Lewis

Mơ hình Lewis chỉ ra hệ quả về mặt xã hội: Khi khu vực nông nghiệp và công
nghiệp dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi tích lũy và đầu tư của
khu vực cơng nghiệp.
1.2.3.3.

Mơ hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển

Một trong những điểm mới của tư tưởng Tân cổ điển là đặt yếu tố khoa học
công nghệ là yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó
giúp họ phê phán quan điểm dư thừa lao động của trường phái cổ điển (Lewis) và những
nghiên cứu khác biệt về quan hệ nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển.
1.2.3.4.

Mơ hình hai khu vực của Harry.T.Oshima


Tư tưởng chủ đạo của Oshima trong mơ hình này là q trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời cả ở hai khu vực
nơng nghiệp và cơng nghiệp. Cũng vì thế khơng dẫn đến sự phân hóa xã hội và sự bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập .

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Cách mạng Công nghệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là
cuộc cách mạng số, thông qua các cơng nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo
(AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di
động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa tồn bộ thế giới thực thành thế
giới số.
Năm 2013, một từ khóa mới là "Cơng nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến
lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh
tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ
dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với
sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ
công nghệ AI, người máy làm việc càng thơng minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô
biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24,
khơng cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương
quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt
Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ cơng trẻ, dồi dào sẽ
khơng cịn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người
dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà cơng nghệ robot có thể tác động tới trải
dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...

4


2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh Cách mạng
Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế
của nước ta chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so
sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân
số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi
trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.
Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần
đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành
nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch
vụ chưa có biến động nhiều.
Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Cơng nghiệp và Dịch vụ chiếm
khoảng 90% tăng trưởng tồn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2019,
ngành Dịch vụ đóng góp 41,64% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với
giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 38,6%.
Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng

tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước.

Bảng 1: Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế
Năm
Nông ngiệp

Cơ cấu GDP (%)
Công Nghiệp

Dịch vụ

5


2001
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

23,24
20,30
19,57
19,22

17,96
17,70
17,00
16,32
15,34
14,57
13,96

38,13
41,10
32,24
33,55
33,20
33,22
33,25
32,72
33,34
34,28
34,49

38,63
38,60
36,74
37,27
38,74
39,40
39,73
40,92
41,32
41,17

41,64
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn cũng có sự chuyển dịch ngày
càng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công
nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.
Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù
hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành Công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong
khi cơng nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào
kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (xuất khẩu/GDP) ngày càng tăng, nghĩa
là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 47% năm 2001 và lên trên 50% đến năm 2005.
2.2.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các ngành kinh tế
Tính đa diện, đa chiều của CMCN 4.0 tác động đến mọi mặt của đời sống,
kinh tế - xã hội. Trong cơng nghiệp có dịch vụ, trong dịch vụ có nơng nghiệp, cơng
nghiệp, theo đó việc phân chia các ngành kinh tế chỉ có tính tương đối. Cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp: CMCN 4.0 trước hết nhằm vào cơng nghiệp và cơng
nghệ số, trên cơ sở đó ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực khác như nông nghiệp, dịch vụ và
quản lý. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ rất phổ biến trong các ngành công nghiệp. Ở

6


các nền kinh tế cơng nghiệp hóa, cơng nghệ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để
thúc đẩy hiệu suất (cả chất lượng và số lượng) và tăng năng suất lao động.

Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất,
đặc biệt là dệt may, quần áo, giày dép, ngành điện tử và các thiết bị ngành điện sẽ bị tác
động bởi CMCN 4.0. Mặc dù, công nghệ cao chưa hồn tồn thâm nhập vào các ngành
cơng nghiệp, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện trong một số ngành
nghề mới. Do có sự đột phá về công nghệ như: công nghiệp in 3D, robot công nghiệp,
internet vạn vật, thiết kế đồ họa trên máy tính và máy soi chiếu cơ thể… Theo đó, nhiều
khả năng các lĩnh vực như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ có nhu cầu việc làm tăng lên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Trong nông nghiệp việc áp dụng cơ giới hóa là chìa
khóa nâng cao năng suất lao động và đa dạng hóa kinh tế nơng nghiệp, ni trồng, chế
biến, bảo quản... và dịch vụ trong nông nghiệp. Tiến bộ công nghệ được ứng dụng theo
nhiều cách khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nền kinh tế phát triển thông qua
việc tăng cường sử dụng công nghệ và tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất
(đóng góp trực tiếp) hay thơng qua việc sử dụng cơng nghệ thông tin truyền thông như
một công cụ hỗ trợ người nơng dân đưa ra các quyết định (đóng góp gián tiếp). Sử dụng
các ứng dụng thiết bị di động trong nông nghiệp, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, dự
báo thời tiết trong canh tác và đánh bắt cá hay các công nghệ vệ tinh và khoa học nơng
nghiệp khác, góp phần nâng cao đáng kể sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư
nghiệp.
Trong lĩnh vực dịch vụ: Việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận
internet rộng rãi ngày càng gia tăng đã thay đổi về cơ bản thế giới việc làm. Sự xuất hiện
của nền kinh tế tạm thời, nền tảng số, việc làm tự do và thương mại điện tử đã tạo ra
những hình thức việc làm mới có thể được thực hiện từ xa (hay một phần được thực hiện
từ xa). CMCN 4.0 cũng góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị trường ngoài phạm vi
biên giới bằng cách kết nối con người với số lượng ngày càng gia tăng.
Trong lĩnh vực dịch vụ, cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang
làm những công việc lấy khách hàng làm trung tâm trong lĩnh vực dịch vụ. Sự tiến bộ
của công nghệ cũng dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm thời” trong đó một số lượng
lớn các công việc hoạt động trên các nền tảng trực tuyến đã ra đời.

7



2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế. Tại Việt Nam, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng công nghiệp và dịch vụ những năm qua đã đạt những thành tựu tích cực, phát
huy tốt lợi thế so sánh của các ngành kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam đã có những
bước tiến quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông
nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra mơi trường thu hút
đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến nền kinh
tế thế giới cả về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mơ hình kinh doanh và
thị trường lao động. CMCN 4.0 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế của các quốc gia. Theo đó, CMCN 4.0 tác động tới nhiều ngành trong nền kinh tế và
làm biến đổi cơ cấu kinh tế trong nội tại các ngành kinh tế và giữa các ngành kinh tế, do
q trình tự động hố, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan tới cuộc
cách mạng này.
Về lâu dài, các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ liên quan tới CMCN 4.0 sẽ
là các ngành có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, đồng thời, làm tăng tỷ trọng của ngành
này trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn tận dụng các lợi thế của CMCN 4.0, đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia cần phát triển công nghiệp và dịch
vụ. CMCN 4.0 có những cơng nghệ dẫn đầu như công nghệ thông tin, công nghệ về vật
liệu, công nghệ in 3D, công nghệ robot… Các công nghệ này sẽ hình thành các ngành
cơng nghiệp phụ trợ tương ứng và là những ngành mũi nhọn trong tương lai.
CMCN 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu về các ngành bên cạnh việc phát triển,
đón đầu xây dựng các ngành cơng nghiệp mới như cơng nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân
tạo cần chú ý tới hiện đại hố, áp dụng cơng nghệ mới đối với các ngành sản xuất, chế
tạo. Công nghệ 4.0 giúp hiện thực hóa chu trình tự động hóa sản xuất, từ đó giảm số
lượng nhân cơng lao động trong sản xuất, tiết giảm chi phí.

Đối với nơng nghiệp và du lịch, việc ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển
nông nghiệp và dịch vụ sẽ là ưu tiên cho chính sách của các Chính phủ. Kỹ thuật số sẽ

8


giúp nông nghiệp và dịch vụ dữ liệu thông tin để điều chỉnh các hoạt động nuôi trồng,
đánh bắt thủy, hải sản hoặc phát triển dịch vụ du lịch. Theo đó các dịch vụ như giáo dục,
mơi trường và y tế sẽ được áp dụng công nghệ số và các công nghệ cao. Tiến bộ của
công nghệ số ngày nay cho phép số hố tình trạng bệnh tật và chăm sóc y tế của mỗi
người dân trong bệnh án điện tử, là nền tảng của y tế điện tử. Có thể khai thác bệnh án
điện tử để tìm ra các tri thức y học, hỗ trợ chẩn đoán, cảnh báo sai sót, gợi ý điều trị, dự
đốn tác dụng phụ của thuốc... Sử dụng công nghệ số, dùng khoa học dữ liệu trong các
ngành tài chính, ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải… giải quyết các vấn đề như
giao dịch ảo, chi tiêu không dùng tiền mặt, ùn tắc giao thông.
Bảng 2: Chi ngân sách Nhà nước cho Khoa học – Công nghệ
Năm

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

2018
2019

Tổng chi cho
KHCN từ NSNN
(tỷ đồng)
5.429
6.310
6.585
7.867
9.178
11.499
13.168
13.869
13.666
17.390
10.471
11.243
12.190
12.852

Tỷ lệ chi KHCN so
với tổng chi NSNN
(%)
1,85
1,81
1,69
1,62
1,60
1,58

1,46
1,44
1,36
1,52
1,39
0,83
0,80
0,79

Tỷ lệ chi KHCN từ
NSNN so với GDP (%)
0,82
0,82
0,66
0,74
0,79
0,85
0,85
0,81
0,73
0,90
0,51
0,50
0,50
0,49
Nguồn: Tổng cục Thống kê

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CỦA VIỆT NAM
Để hiện thực hóa lợi thế của CMCN 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các

giải pháp tài chính đặt ra là:
Thứ nhất, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ:
Để có được nền tảng công nghệ số và bộ dữ liệu lớn cần phải tăng mức đầu tư cho khoa

9


học công nghệ (KHCN). Số liệu thống kê ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn
2006-2019 cho thấy, mức chi cho KHCN giữ tỷ lệ so với tăng trưởng GDP (Bảng 2).
Thực tế cho thấy, có 2 lý do cơ bản: Một là, tổng mức đầu tư cho KHCN chưa tạo ra
bước đột phá để phát triển; Hai là, nhiều đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng trong
thực tế, chưa tạo ra được giá trị gia tăng trong kinh tế, gây lãng phí trong nghiên cứu
khoa học. Mặc dù đã có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này nhưng kết quả đạt
chưa như kỳ vọng.
Để có được chiến lược phát triển kinh tế - sản xuất phù hợp với CMCN 4.0 cần phải đổi
mới phân bổ đầu tư cho KHCN, đặc biệt là đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao;
Khuyến khích hơn nữa doanh nghiệp ứng dụng và phát triển cơng nghệ trong sản xuất,
kinh doanh bằng chính sách thuế.
Thứ hai, đầu tư phát triển các ngành kinh tế thông minh: Các ngành kinh tế thông
minh được hiểu theo nghĩa rộng là các ngành công nghiệp thông minh, nông nghiệp
thông minh và các ngành dịch vụ thông minh. Trong q trình đó cần chọn lựa một số
ngành mũi nhọn có tính đột phá sau:
Về cơng nghiệp: CMCN 4.0 là cuộc cách mạng của sản xuất thông minh và trước hết là
sản xuất công nghiệp thông minh. Đầu tư phát triển công nghiệp thông minh là một
chiến lược phát triển hiệu quả trong cuộc CMCN 4.0. Theo đó, cần đầu tư, thu hút các
nguồn tài chính mở rộng phát triển các ngành cơng nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo,
công nghệ thông tin (CNTT)… các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng, cùng với
hiệu ứng nhân rộng và sự kết nối trước và sau giữa các ngành kinh tế. Tầm quan trọng
của các chiến lược công nghiệp thông minh là chuyển đổi cơ cấu phù hợp với mức độ
phát triển quốc gia, hội nhập với khu vực và tồn cầu, tạo mơ hình tăng trưởng mới tồn

diện và bền vững.
Hoạt động dịch vụ: Đầu tư CNTT, áp dụng cơng nghệ số phát triển dịch vụ hành chính
cơng, dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ thể thao, du lịch; dịch vụ y tế…
Cần đẩy mạnh dịch vụ cơng trực tuyến; Đa dạng hóa các dịch vụ cơng và tiếp cận được
với người dân, công khai, minh bạch, chống tham nhũng. Về đầu tư phát triển công nghệ

10


số, dùng khoa học dữ liệu trong các ngành tài chính, ngân hàng, năng lượng, giao thơng
vận tải, logicstic…
Về đầu tư cho y tế trong việc khám chữa bệnh, quản lý hệ thống y tế: Số hố tình trạng
bệnh tật và chăm sóc y tế của mỗi người dân trong bệnh án điện tử là nền tảng của y tế
điện tử. Về đầu tư dịch vụ du lịch: Cần đa dạng các hình thức phát triển du lịch cả du
lịch ảo; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và
cơng nghệ cao; Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện
chương trình phát triển du lịch quốc gia.
Về nơng nghiệp: CMCN 4.0 sẽ dần xóa nhịa ranh giới nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Cần công nghiệp hóa nơng nghiệp, gia tăng các hoạt động dịch vụ trong nơng
nghiệp như dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch trong nơng nghiệp; Khuyến khích phát
triển nơng nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ trong gieo trồng, chăm bón; phát
triển cây con quy mơ cơng nghiệp; Sử dụng thơng tin dữ liệu số, tự động hóa trong nơng
nghiệp, nơng thơn. Số hóa được sơng ngịi, tính tốn và mơ phỏng được các tình huống
lũ lụt để có phương án thích hợp.
Thứ ba, đầu tư đào tạo cơng dân thế hệ số: Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, thay đổi
giáo dục, để lớp cơng dân mới có tri thức và kỹ năng thích ứng được với thay đổi do
cuộc cách mạng công nghiệp mới, để nâng cao những phẩm chất và tính nhân văn của
con người mà máy khơng bao giờ có được. Xây dựng quan điểm lao động mới cho người
lao động, dưới tác động của CMCN 4.0 cho mọi tầng lớp lao động. Một số kỹ sư có tay
nghề cao đồng nghĩa với cơ hội việc làm, đặc biệt là đối với lĩnh vực về phần mềm. Xây

dựng chế độ thu hút chuyên gia người Việt kể cả người nước ngoài về học máy và khoa
học dữ liệu cũng như người Việt trẻ có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh này đang
làm việc ở nước ngoài Việt Nam. Kết nối được lực lượng này với trong nước là một điều
rất cần làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển (2014), Học viện Tài chính

11


2. Nguyễn Thị Mai Hương (2017), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam:
Thành tựu và kiến nghị, Tạp chí Tài chính
3. Trần Anh Chung (2020), Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trong Cách mạng cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính
4. Trang Web:
Tổng cụ thống kê: gso.gov.vn

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×