ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: KINH TẾ
- - - - - -
ĐỀ ÁN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mô hình kinh tế Harrod – Domar. Ứng dụng mô hình này trong việc
ban hành chính sách ở Việt Nam.
GVHD: Th.S Nguyễn Thành Long
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn
Lớp: 36K04.1
MSSV: 101121018072
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU 2
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên, hàng đầu của tất cả các nước trên
thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này
càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; đặc biệt
là trong quá trình xây dựng phát triển đất nước và theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập với
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 2 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
các nước khác trên thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kinh tế
học. Có ba lý do khiến chúng ta phải làm điều đó. Lý do thứ nhất nghiên cứu kinh tế học
giúp chúng ta hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống. Lý do thứ hai là nó giúp cho chúng
ta trở nên khôn khéo hơn trong nền kinh tế. Và lý do cuối cùng để nghiên cứu kinh tế học là
nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn khả năng và những giới hạn của một chính sách kinh tế. Việc
nghiên cứu kinh tế học tự nó không làm cho chúng ta trở lên giàu có nhưng nó cung cấp cho
chúng ta một số công cụ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu đó. Ngày nay, một trong những
phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi là phương pháp
mô hình hóa toán kinh tế và cụ thể là mô hình tăng trưởng Harrod – Domar.
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
1.1 Lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế:
1.1.1 Khái niệm đầu tư, vốn:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
được các kết quả đó. Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả
lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải ghánh chịu khi tiến hành
đầu tư.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 3 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sức
lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ
chuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất
xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài
sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi
lúc, mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết
quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một
nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản
vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm.
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận,
còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt ) tăng
thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…
Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho
chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ
thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao
dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.
Vốn sản xuất và vốn đầu tư:
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại. Nó có thể tồn
tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hoá hiện đại hóa của nước ta hiện nay
đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn
ngoài nước đóng vai trò chủ đạo.
Vốn sản xuất:
Về mặt hiện vật, vốn sản xuất là một bộ phận của tài sản quốc gia được sử dụng vào
quá trình sản xuất của xã hội, gồm: nhà máy, công xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, máy
móc, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và vốn tồn kho. Ngoài ra khối lượng tài nguyên
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 4 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
thiên nhiên đã được thăm dò và có thể khai thác cũng được coi là một loại hình của vốn sản
xuất.
Xét về công dụng, vốn sản xuất gồm 2 loại:
- Vốn sản xuất cố định gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, cơ
sở hạ tầng cho sản xuất. Vốn cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất chuyển dần
giá trị vào sản phẩm.
- Vốn sản xuất lưu động: Nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, phụ tùng
và các tài sản khác. Vốn lưu động được sử dụng một lần vào quá trình sản xuất, chuyển
toàn bộ giá trị vào sản phẩm.
Như vậy, vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực
tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ.
Vốn đầu tư:
Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư
thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, các cơ sở sản xuất kinh
doanh, tiền tiết kiệm của nhân dân và các nguồn khác được đư vào sử dụng trong quá trình
tái sản xuất xã hội nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có và làm tăng năng lực sản xuất
kinh doanh hoặc cải thiện điều kiện sinh hoạt.
Vốn đầu tư có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng chúng đều có nguồn gốc
từ tiết kiệm. Giai đoạn thực hiện vốn đầu tư chính là biến vốn đầu tư thành vốn sản xuất.
Vốn đầu tư cho sản xuất được phân thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào
tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ
bản và vốn đầu tư sữa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản
cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần phần xây lắp dở
dang. Còn vốn sữa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó
không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa
lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm đảm bảo
thay thế tài sản bị hư hỏng.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 5 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng
lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác, đó là quá trình thực
hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất
1.1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên
cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn
thiện hơn.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng
trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa
so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của
nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh
qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên
đầu người.
Đầu tư là một trong những yếu tố được tính đến trong tăng trưởng kinh tế, dựa vào công
thức tính GDP sau:
GDP = S + I + G + (X – IM)
Trong đó: S: tổng tiết kiệm trong nền kinh tế
I: đầu tư
G: chi tiêu của chính phủ
X: xuất khẩu
IM: nhập khẩu.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm
chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 6 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân
đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định
là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển
kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến
đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Đó là sự
kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt
hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân,
tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội,
giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…).
Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh tế,
đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, suy thoái môi trường,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện nay, ở nhiều
quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cực
đến tương lai do tăng trưởng nhanh gây ra. Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát
triển, đó là phát triển bền vững. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới WB: “Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợp
hài hòa, chặt chẽ, hợp lý cả về ba mặt: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và
bảo vệ môi trường. Đây là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam .
1.1.4 Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng.
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng góp
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 7 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Do
đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể
hiện ở công thức tính hệ số ICOR (Incermental Capital Output Ratio- tỉ số gia tăng của vốn
so với sản lượng) là tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay
suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm. Công thức tính hệ số
ICOR đã được trình bày ở phần trên. Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công
nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu
hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.
Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở việc những thay đổi
trong đầu tư tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việc
làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu
chuyển dịch. Trong Hình 1 mô tả khi đường tổng cầu chuyển dịch từ AD
0
đến AD
1
làm cho
mức sản lượng tăng từ Y
0
đến Y
1
và mức giá cũng biến động từ P
0
đến P
1
.
Hình 1:
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy , thiết bị, phương
tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Trong
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 8 Lớp 36K04.1
AS0 AS1
AD
E0
E1
Y0
Y1
P0
P1
P
Y
AS
AD1
AD0
P
P1
P0
Y0 Y1
Y
E1
E0
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Hình 2 mô tả khi vốn sản xuất tăng sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển từ AS
0
sang
AS
1
làm cho mức sản lượng tăng từ Y
0
đến Y
1
và mức giá giảm từ P
0
đến P
1
.
Hình 2:
Điều cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế
không phải là quá trình riêng lẻ, mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục
vào nền kinh tế.
Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản
xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế
mà còn là điều kiện nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc
đầu tư theo chiều sâu, hiên đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần
vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây
dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan
trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
1.2 Những vấn đề lý luận chung về mô hình kinh tế Harrod-domar.
1.2.1 Sự ra đời của của mô hình Harrod-domar.
Vào cuối những năm 1940, Sir Roy Harrod (1900-1978) và Evsey Domar (1914-1997)
với sự nghiên cứu một cách độc lập nhưng các giả định và kết quả về cơ bản giống nhau đã
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 9 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
cùng đư ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước
phát triển và được gọi là mô hình tăng trưởng Harrod-Domar. Mô hình này cũng được sử
dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các
nhu cầu về vốn. Xây dựng trên một khuôn khổ phân tích của Keynes, Harrod và Domar đã
nhấn mạnh vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Họ xác định rằng ở một bên, đầu tư
mở rộng năng lực sản xuất. Ở phía bên kia, nó cũng tạo ra nhu cầu cho đầu ra. Cân bằng sự
tăng trưởng (được định nghĩa như là tốc độ tăng trưởng tương thích với toàn dụng lao động
dài hạn) xảy ra khi sự thay đổi trong năng lực sản xuất bằng sự thay đổi trong nhu cầu do
đầu tư. Trong khi họ đã xác định các điều kiện đó sẽ tạo ra sự tăng trưởng cân bằng, Harrod
và Domar không được thuyết phục rằng nền kinh tế sẽ tự động di chuyển về hướng điều
kiện.
Lý thuyết cổ điển được xây dựng trên cơ sở giả định nền kinh tế luôn luôn đạt tới trình
độ cân bằng trong điều kiện toàn dụng lao động; do đó quá trình tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc hoàn toàn vào tích luỹ vốn và gia tăng lực lượng lao động. Học thuyết Keynes sơ
khai lại cho rằng toàn dụng lao động không phải tự nhiên đạt được mà cần những điều kiện
nhất định; tuy nhiên những phân tích của Keynes chỉ nhằm vào các điều kiện để toàn dụng
lao động trong tầm ngắn hạn. Để xem xét các nhân tố tạo ra quá trình tăng trưởng bền
vững, các nhà kinh tế tân cổ điển, mở đầu là R. F. Harrod (1939) và E. D. Domar (1947),
đã đề ra một phương cách tiếp cận mới.
Mô hình tăng trưởng của Harrod – domar được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng
kinh tế xảy ra trầm trọng trên thế giới dẫn đến tình trạng thất nghiệp liên miên, theo lý luận
của phái Keyness sản xuất luôn luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng và do dó
luôn luôn tồn tại một khoảng suy thoái ∆Y. Cần phải tác động làm tăng tổng cầu để giảm
khoảng ∆Y và thúc đẩy đầu tư là biện pháp kích cầu tốt nhất. Nhưng tiết kiệm là nguồn gốc
của đầu tư, do dó, theo Harrod – Domar thì chính tiết kiệm là yếu tố tạo nên tăng trưởng
kinh tế.
Vào giữa thế kỷ XX, trong khi các nhà kinh tế cổ điển chỉ xem xét duy nhất khía cạnh
cung của vốn đầu tư và Keynes chỉ tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh cầu trong bối cảnh
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 10 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
ngắn hạn (để tháo gỡ bế tắc do cuộc đại suy thoái những năm 30 gây ra), thì Harrod và
Domar xem xét đồng thời hai khía cạnh cung và cầu của quá trình đầu tư. Theo quan điểm
của 2 ông, hệ thống Keynes không thể phân tích được quá trình tăng trưởng cân bằng dài
hạn vì đặt thấp vai trò của nhân tố vốn; trong khi trên thực tế, đầu tư có đặc trưng 2 mặt rất
rõ rệt: Một mặt đầu tư sẽ sinh ra thu nhập, do đó mở thêm cầu để kích thích sản xuất; mặt
khác, đầu tư sẽ làm tăng khối lượng tài sản cố định, từ đó làm tăng năng lực sản xuất của
nền kinh tế. Nếu đầu tư vừa làm tăng năng lực sản xuất, vừa làm tăng thu nhập thì nó sẽ làm
tăng cả hai vế trong phương trình cân bằng và tạo ra tỷ lệ tăng trưởng cần thiết" (Domar,
1957). Đặc biệt, hai ông cho rằng đầu tư ròng trong bất kỳ thời kỳ nào cũng ngang bằng tiết
kiệm ròng; sản xuất dư thừa (người tiêu dùng không mua hết) sẽ được chuyển thành tiết
kiệm và được đưa vào đầu tư. Trong quá trình này, tổng cung và tổng cầu sẽ tự động cân
bằng.
Điểm đặc trưng lớn nhất và cũng là điểm không hoàn hảo của mô hình Domar (nó) là
giả định tồn tại một mối quan hệ rất chặt giữa tăng trưởng tổng lượng vốn tích luỹ (capital
stock) và tăng trưởng sản xuất tiềm năng (potential output) (Haberger, 1983). Mô hình cho
rằng, nếu như các điều kiện về cầu được thực hiện đúng thì thiếu hụt vốn sẽ là yếu tố duy
nhất ngăn cản quá trình tăng trưởng. Do vậy, tích luỹ vốn vật chất (physical capital) là
nguồn gốc duy nhất của mọi quá trình tăng trưởng.
1.2.2 Nội dung mô hình Harrod-Domar.
Mô hình Harrod- Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu
tố tiết kiệm và đầu tư.
Mô hình này dựa trên hai giả định:
1) Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động.
2) Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.
Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất
tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng
cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng
không cân bằng (mất ổn định kinh tế).
Mô hình này cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào:
1. Mức độ tiết kiệm
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 11 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
2. Năng suất của đầu tư, tức là tỷ lệ sản lượng vốn.
Mô hình này coi đầu ra của bất kì một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một
ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
Nếu gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là:
g =
Y
Y
∆
Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong GDP sẽ là:
s =
Y
S
t
Vì tiết kiệm là nguồn đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S
t
=I
t
),
do đó cũng có thể viết:
s =
Y
Y
t
Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I
t
= ∆K
t
. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng
giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR) ta có:
k =
Y
K
∆
∆
Trong đó:
∆K mức thay đổi vốn sản xuất: ∆K = K
t
– K
t-1
∆Y là mức thay đổi về kết quả sản xuất : ∆Y = Y
t
– Y
t-1
t : chỉ năm nghiên cứu.
t – 1: chỉ năm trước năm nghiên cứu.
hoặc k =
Y
I
t
∆
Vì
Y
Y
∆
=
Y
Y
I
I
t
t
∗
∆∗
=
Y
I
t
:
Y
I
t
∆
Do đó chúng ta có:
g =
k
s
Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:
Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả
năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một
trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 12 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo
đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục
tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra
Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy,
trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công
ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư. Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và
công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước
có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển.
Cần lưu ý là tỷ số gia tăng vốn – sản lượng chỉ đo năng lực sản xuất của phần vốn
tăng thêm, nó khác với tỷ số trung bình vốn - đầu ra phản ánh năng lực của toàn bộ vốn sản
xuất.
1.2.3 Kết luận từ mô hình.
Như vậy, theo mô hình Harro- Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.
Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là s
với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện tiết kiêm (S) là nguồn gốc của đầu tư (I), đầu
tư làm tăng vốn sản xuất (∆K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm tăng ∆Y.
- Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào số lượng lao động và vốn.
- Như các nước kém phát triển thường có một nguồn cung cấp dồi dào lao động là một
nguồn vốn vật chất để giữ tăng trưởng trở lại và phát triển kinh tế.
Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến, nhằm xem xét vấn đề: để duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kết luận của mô
hình cần được kiểm nghiệm kĩ khi nghiên cứư đối với các nước đang phát triển. Ở những
nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuần chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như
cũ mà quan trọng là phải tăng tốc với tốc độ cao hơn. Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao
động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăng trưởng.
- Thêm vốn vật chất tạo ra tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư thuần dẫn đến sự tích lũy vốn, tạo ra sản lượng cao hơn và thu nhập.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 13 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
- Thu nhập cao hơn cho phép mức độ cao hơn của tiết kiệm.
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của mô hình.
Ưu điểm:
- Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kì mới khi xác định được khả năng
tiết kiệm của nền kinh tế thời kì gốc và dự báo hệ số ICOR thời kì kế hoạch là một trong
những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
- Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô
hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích lũy cần có để đạt được mục tiêu đó. Là
căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đẫ đề ra.
Hạn chế:
Mặc dù mô hình Harrod-Domar có một bước tiến mạnh mẽ so với mô hình cổ điển,
nhưng nó vẫn còn một yếu điểm quan trọng là về dài hạn, cân bằng trong tăng trưởng kinh
tế kém bền vững do những điều kiện giả định của nó quá chặt (ví dụ tỷ lệ giữa các nhân tố
sản xuất như vốn và lao động không đổi; tỷ lệ tiết kiệm và hệ số vốn - sản phẩm cố định
nếu muốn duy trì tình trạng tăng trưởng bền vững; mức giá cả và lãi suất cũng không đổi
theo thời gian ). Nếu các tham số cơ bản trong mô hình thay đổi thì tỷ lệ tăng trưởng thực
tế sẽ chệch xa khỏi tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, và quá trình tăng trưởng dài hạn, bền vững
có nguy cơ không đạt.
Mô hình Harrod-Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm
với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế thì
tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do táng đầu tư, hoặc ngược lại, nếu đầu
tư không có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Kể cả trong trường hợp
đầu tư có hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tôc độ
tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 14 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là không giống nhau. Tăng trưởng
kinh tế là một điều kiện đủ cần thiết nhưng không phải cho phát triển
- Thực tế nó là khó khăn để kích thích mức độ tiết kiệm trong nước, đặc biệt là trong
trường hợp của các nước kém phát triển, nơi thu nhập thấp.
+ Tạo ra mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng
+ Tạo ra sự phụ thuộc bởi các nguồn vốn vay
+ Chính phủ trở thành con nợ lớn và nguy cơ phá sản cận kề.
- Vay từ nước ngoài để lấp đầy khoảng trống do tiết kiệm không đủ gây ra vấn đề trả
nợ sau này.
- Pháp luật của lợi nhuận giảm dần sẽ đề nghị rằng, cũng như đầu tư tăng năng suất
của thủ đô sẽ giảm và vốn để tăng tỷ lệ sản lượng.
Phê phán mô hình Harrod – Domar của trường phái tân cổ điển.
Solow đã đưa ra các lập luận phản bác lại Harrod – Domar và cho rằng không phải
tiết kiệm mà chính là công nghệ (T) mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng.
Nếu như mô hình Harrod – Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua
tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động
và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng và ông cho rằng tiến bộ kĩ thuật là yếu
tố quyết định tăng trưởng kể cả ngắn hạn và dài hạn.
Theo Solow, cân bằng dài hạn kém bền vững trong mô hình Harrod-Domar xuất phát
từ giả thiết luôn tồn tại một quan hệ tỷ lệ cố định giữa các yếu tố sản xuất; ví dụ không có
khả năng thay thế giữa lao động và vốn trong quá trình tăng trưởng. Đây là một giả định
không thực tế vì mọi người đều nhận thấy có sự thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố. Solow
cho rằng nếu loại bỏ giải định này thì tình trạng tăng trưởng không bền vững sẽ biến mất.
Theo mô hình Harrod – Domar mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm
là tỷ lệ thuận thể hiện qua công thức: g = s/y, tức là khi tăng tỷ lệ tiết kiệm thì tốc độ tăng
trưởng cũng sẽ tăng lên.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 15 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Theo mô hình Solow việc tăng tỷ lệ tiết kiệm sẽ đưa đến tăng trưởng nhanh hơn trong
một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Nếu một nền kinh tế
duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất định, sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không
duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Kết luận này hoàn toàn khác với kết luận của mô hình
Harrod –Domar.
Dựa trên kết luận này, mô hình Solow giải thích tính chất hội tụ của các nền kinh tế -
hay sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia. Nếu hai nền kinh tế do điều kiện
lịch sử mà xuất phát với hai mức vốn khác nhau, vậy thì quốc gia có mức thu nhâp thấp
hơn tất yếu sẽ tăng trưởng hanh hơn, dần đuổi kịp quốc gia có mức thu nhập cao hơn, nhờ
tăng tỷ lệ tiết kiệm. Nhưng nếu hai nền kinh tế có trạng thái ổn định khác nhau do tỷ lệ tiết
kiệm khác nhau, thì không thể xảy ra sự hội tụ nếu tỷ lê tiết kiệm của hai nền kinh tế này
không thay đổi.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 16 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Chương 2: Ứng dụng mô hình Harrod-domar
trong việc ban hành các chính sách ở Việt Nam.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau
năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục
tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ
quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của
cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác
động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm
phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau
như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar
Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 1/1/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng
vốn đầu tư ( trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng
đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào
Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay.
Vận dụng mô hình Harod-Domar trong lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Để lập kế hoạch tăng trưởng cần phải triển khai công tác dự báo tốc độ tăng trưởng
kinh tế, trên cơ sở đó để đưa ra những kế hoạch, chính sách định hướng cho sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
g =
k
s
(*)
Để áp dụng mô hình này vào dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thông thường cần thực
hiện theo các bước sau:
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 17 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
- Bước 1: Tính hệ số ICOR cho nền kinh tế hay từng ngành trong thời kì tiền sử
- Bước 2: Phân tích xu hướng biến động của ICOR và ngoại suy xác định trị số
ICOR ở năm dự báo.
- Bước 3: Xác định khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế và chuyển hóa thành vốn
đầu tư trong thời kì dự báo.
- Bước 4: Xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế ở tương lai dựa vào mô hình (*), kết
hợp với phân tích các mối quan hệ bổ sung khác để củng cố kết quả dự báo.
Các nhà quản lý vĩ mô Việt Nam thường lấy ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư nhưng
thực ra ICOR (Incremental Capital Output Ratio) vừa là kết quả, vừa là hiệu quả, vừa là cơ
sở để xây dựng kế hoạch đầu tư.
ICOR xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế. Những nước sử dụng nhiều
vốn (thực chất là máy móc thiết bị, công nghệ) thì ICOR cao, những nước sử dụng nhiều
lao động thì ICOR thấp. Việt Nam là nước sử dụng nhiều lao động nên ICOR phải thấp.
Mặt khác ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn - tư bản và đầu ra - GDP, nếu ICOR
quá lớn thì chúng ta phải mất một lượng tư bản lớn để tạo ra một giá trị GDP gia tăng, ví
dụ ICOR của chúng ta là 8 có nghĩa để tạo ra 1 đồng GDP gia tăng chúng ta phải đầu tư 8
đồng.
Đây là một giá trị rất lớn ở Việt Nam . Điều này do nhiều nguyên nhân, cơ cấu đầu tư
không hợp lý, quá trì đầu tư bị thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình đầu tư kém - một
cây cầu nếu chất lượng cao thì tồn tại hàng trăm năm, của chúng ta chỉ vài chục năm là đã
trục trặc - điều này dẫn đến đầu tư của chúng ta không tạo cơ hội cho sự phát triển, đặc biệt
là phát triển bền vững.
Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được các cấp,
các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế
của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Trong các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế (lao động, vốn, tài
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 18 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
nguyên thiên nhiên, công nghệ,…) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố vốn
được coi là nhân tố quan trọng nhất.
Trong kinh tế học, hệ số ICOR được tính toán làm cơ sở tham chiếu, xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế trong ngắn hạn (theo quý, nửa năm hoặc một năm). ICOR giúp các
nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế xác định để kinh tế kỳ này cứ tăng 1% so với kỳ trước
thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước.
Hệ số ICOR còn được sử dụng để so sánh vai trò của vốn với các yếu tố tăng trưởng
khác như: công nghệ, hoặc so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các
thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế. Hệ ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế
đó sử dụng vốn kém hơn.
Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài
chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh
tế phát triển theo hướng bền vững.
Theo con số thống kê qua từng giai đoạn, từ năm 1995, hệ số ICOR của Việt Nam
liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 – 1995, tăng đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Năm
2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6 – đã gấp hơn 2 lần mức khuyến nghị, và đến năm
2012, ICOR là 6.7. Nói nôm na là phải bỏ ra 6.7 đồng vốn đầu tư mới được một đồng tăng
trưởng!
Hệ số ICOR cao chứng tỏ tăng trưởng kinh tế không dựa nhiều vào yếu tố công nghệ.
So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu
suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa.
Một số chuyên gia kinh tế ví von việc này cũng giống như một lực sĩ cử tạ phải tốn
sức gấp đôi mới nâng được quả tạ cùng cân mục-tiêu-tăng-trưởng. Tính cạnh tranh của nền
kinh tế, vì vậy mà cũng bị giảm đi. ICOR cao phản ánh hiệu quả đầu tư ngày càng thấp đi.
Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành
phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền
kinh tế là 6.7, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 7.5.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 19 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Trước tình hình này, chính phủ đã có những động thái quyết liệt, buộc các ngành, địa
phương rà soát lại các dự án đầu tư công, siết chặt việc rót vốn để tăng hiệu quả đầu tư.
Nhưng vài tháng trở lại đây, khu vực này lại được đầu tư một lượng vốn rất lớn. Chỉ riêng
8 tháng của năm 2009, tổng số vốn chi cho đầu tư công đã tương đương với cả năm 2008.
Một khía cạnh khác của việc tăng đầu tư, theo quy luật, khi đầu tư của một quốc gia
tăng trưởng mạnh, sẽ đưa nhiều tiền vào lưu thông. Tuy nhiên khi đầu tư không hiệu quả,
giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các dự án thấp cũng đồng nghĩa với việc
sinh lợi thấp, giá trị của đồng tiền giảm, nguy cơ lạm phát cao tiềm ẩn khi hệ số ICOR tăng
mạnh.
Có thể coi hệ số ICOR cao chính là tiếng chuông cảnh báo để Chính phủ có sự điều
hành kinh tế vĩ mô phù hợp và điều chỉnh kịp thời. Gói kích cầu thứ 2 đã được thông qua
cũng đặt ra yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất, tránh nguy cơ lạm phát cao trở
lại. Tái cấu trúc nền kinh tế, mà trước hết là tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là khối
doanh nghiệp Nhà nước để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế, chính
là ưu tiên vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài.
KẾT LUẬN
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 20 Lớp 36K04.1
Đề án môn: Kinh tế phát triển GVHD: Th.S: Nguyễn Thành Long
Mặc dù mô hình Harrod-Domar bước đầu đã được tạo ra để giúp phân tích chu kỳ kinh
doanh, sau đó được điều chỉnh để giải thích sự tăng trưởng kinh tế. Ý nghĩa của nó là sự
tăng trưởng phụ thuộc vào số lượng lao động và vốn, đầu tư nhiều hơn dẫn đến sự tích tụ
vốn, dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình cũng có tác động đối với các nước ít phát triển
kinh tế, lao động trong việc cung cấp dồi dào ở những nước này, nhưng vốn vật chất không
phải là, chậm tiến bộ kinh tế. Các nước kém phát triển không có nghĩa là thu nhập đủ để
cho phép tỷ lệ cao của nền kinh tế, và do đó tích lũy vốn thông qua đầu tư.
Mô hình này được sử dụng để ngụ ý rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào chính sách
để tăng nền kinh tế (đầu tư), và sử dụng đầu tư hiệu quả hơn bởi những tiến bộ công nghệ.
Mô hình này kết luận rằng một nền kinh tế không thể tìm được việc làm và tỷ lệ tăng
trưởng ổn định tự nhiên, tương tự với Keynes niềm tin.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn Trang 21 Lớp 36K04.1