Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHUYEN DE VAT LY 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.35 KB, 15 trang )

PHỊNG GD&ĐT HUYỆN KIM BƠI
TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG

CHUN ĐỀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP
VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG THƯỜNG GẶP

Người thực hiện: BÙI VĂN NHUẬN
Tổ chuyên môn: Khoa học Tự nhiên

NĂM HỌC: 2015 - 2016


Phần thứ nhất:
MỞ ĐẦU
Căn cứ vào nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm của trường THCS
nhằm phát hiện những học sinh có năng lực học tập mơn vật lý bậc THCS để bồi
dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, hình thành cho các em những kỹ năng cơ
bản và nâng cao trong việc giải các bài tập vật lý. Giúp các em tham gia dự các
kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh đạt kết quả cao nhất mang lại thành
tích cho bản thân, gia đình và thực hiện mục tiêu bồi dưỡng học sinh hàng năm
đã đề ra.
Trong số tất cả các bộ mơn KHTN: Tốn, Lý, Hố, Sinh… thì Vật lý là 1
trong những mơn khoa học khó nhất với các em: Vật lý là một mơn khoa học
thực nghiệm đã được tốn học hố ở mức độ cao. Địi hỏi các em phải có những
kiến thức, kỹ năng toán học nhất đinh trong viêc giải các bài tập vật lý.
Việc học tập môn vật lý nhằm mang lại cho học sinh những kiến thức về
các sự vật, hiện tượng và các quá trình quan trọng nhất trong đời sống và sản
xuất … kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập các
thông tin và các dữ liệ cần thiết… mang lại hứng thú trong học tập cũng như áp
dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong đời sống gia đình và


cộng đồng.
Chương trình vật lý THCS gồm 4 mảng kiến thức lớn:
1. Cơ học
2. Nhiệt học
3. Quang học
4. Điện, điện từ học
Trong đó các bài toán “chuyển động” thuộc mảng kiến thức “cơ học” là
những bài tốn thiết thực gắn bó với cuộc sống hàng ngày của các em. Tuy
nhiên việc giải thích và tính tốn ở loại bài tập này các em gặp khơng ít khó
khăn.
Vì vậy để giúp q trình lĩnh hội và vận dụng giải các bài tập về “chuyển
động học” được tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phục vụ công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi đã thôi thúc tôi quyết định xây dựng chuyên đề này để
áp dụng.


Phần thứ hai:
NỘI DUNG
2.1. Thực trạng:
2.1.1. Thực trạng:
Qua nghiên cứu trong 1 nhiều năm trở lại đây việc học sinh tiếp thu vận
dụng các kiến thức phần chuyển động cơ học còn nhiều hạn chế, kết quả chưa
cao. Sự nhận thức và ứng dụng thực tế cũng như vận dụng vào việc giải các bài
tập Vật lý (Đặc biệt là phần cơ học) còn nhiều yếu kém.
2.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn:
Những thuận lợi:
Việc thực hiện nhiệm vụ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của đồng
nghiệp BGH và các cấp lãnh đạo. Vì vậy đề tài của tơi nhận được sự chỉ đạo kịp
thời.
Những khó khăn:

Tài liệu học của các em học sinh chủ yếu là sách giáo khoa và sách bài tập,
các tài liệu tham khảo khác các em đều khơng có.
Bên cạnh đó, 1 số học sinh mặc dù trong đội tuyển nhưng những kiến thức
cơ bản của các em về chuyển động cơ học cịn thiếu thốn, ý cá nhân lớn, đơi khi
cịn trây lười. Đã gây khơng ít khó khăn cho tơi thực hiện chuyên đề này.
2.2. Những biện pháp tác động.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tôi đưa ra 1 số các hoạt động của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập phần “ Chuyển động cơ học” đối với học
sinh giỏi cụ thể:
2.2.1. Hoạt động tìm hiểu lý thuyết cơ bản phần chuyển động cơ học:
* Tóm tắt lý thuyết
Thơng qua các ví dụ thực tế hình thành cho các em khái niệm về chuyển
động cơ học, chuyển động đều, chuyển động không đều…cụ thể
a) Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian gọi là
chuyển động cơ học.
+ Một vật có thể coi là đứng yên so với vật này nhưng lại là chuyển động
so với vật khác.
b) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn khơng thay đổi
theo thời gian.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi
theo thời gian.


c) Vận tốc của chuyển động thẳng đều cho biết mức độ nhanh hay chậm
của chuyển động và được đo bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời
gian:
v = Trong đó:
s: Quãng đường đi được.(m,km)
t: Thời gian. (s, h)
v: Vận tốc: m/s ; km/h

1m/s=100cm/s=3,6km/h
d) Cơng thức tính vận tốc trung bình (dưới dạng tổng quát)
v=
* Hai dạng bài tập cơ bản thường gặp:
a) Dạng 1: Hai vật cùng xuất phát, chuyển động cùng chiều gặp nhau:
Tổng quát: Hai vật cùng xuất phát từ hai điểm A, B chuyển động cùng
chiều và gặp nhau tại C. Dạng toán này thường yêu cầu tìm thời gian t, hoặc tìm
quãng đường AB, hoặc tìm vận tốc v1, v2 khi đã biết các đại lượng khác. Cách
giải cho dạng toán này như sau:
B1: Vẽ sơ đồ:

B2: Thiết lập biểu thức quãng đường:
VD: AC = AB + BC hay s1 = s + s2
 v1t = s + v2t  (v1 – v2)t = s (1)
Từ (1) ta tìm được t khi đã biết s và v1, v2 hoặc tìm s khi đã biết t và v1, v2,
B3: Kiểm tra kết quả
Dạng 2: Hai vật cùng xuất phát, chuyển động thẳng ngược chiều và gặp
nhau:
Tổng quát: Giả sử hai vật cùng xuất phát từ hai điểm A và B ngược chiều
nhau và gặp nhau tại C. Cách giải bài toán này cũng tương tự như dạng 1:
B1: Vẽ sơ đồ

A

s

B
s
1


s
2

C


B2: Thiết lập biểu thức quãng đường:
VD: AB = AC + BC hay s = s1 + s2
 s = v1t + v2t  s = (v1 + v2)t (1)
Từ (1) ta tìm được t khi đã biết s và v1, v2 hoặc tìm s khi đã biết t và v1, v2,
B3: Kiểm tra kết quả
2.2.2. Bài giảng minh họa:

A

s
1

C

HAI DẠNG BÀI TẬP
VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG THƯỜNG GẶP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhớ được định nghĩa về chuyển động đều, chuyển động khơng đều, cơng
thức tính vận tốc.
2. Kỹ năng:
Vận dụng được cơng thức tính vận tốc và kiến thức tốn học để giải được
bài tập về chuyển động
3. Thái độ:

Có ý thức xây dựng bài, tích cực hoạt động nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng điện tử, chuẩn bị các bài tập
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về tính tương đối của chuyển động, định
nghĩa và cơng thức tính vận tốc của chuyển động đều, chuyển động khơng đều
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Chuyển động đều là gì?
- Chuyển động khơng đều là gì?
- Viết cơng thức tính vận tốc trung bình của chuyển động khơng đều, giải
thích ý nghĩa và nêu đơn vị tính các đại lượng có mặt trong cơng thức.
3. Bài mới:

s

s
2

B


Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải dạng bài tập thư nhất (5 phút)
Hoạt động của GV và HS
GV: Cho hs quan sát hình
mơ tả hai vật cùng xuất
phát, chuyển động cùng
chiều và gặp nhau
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ
đồ và ghi các kí hiệu v, s, t.

HS: Thực hiện theo hướng
dẫn
GV: Gợi ý mối liên hệ giữa
các đoạn thẳng trong sơ đồ
HS: Viết biểu thức liên hệ
giữa các đoạn thẳng trên sơ
đồ
GV: Theo dõi và hướng dẫn
học sinh thay thế các đại
lượng vật lý vào biểu thức
để biến đổi.

Nội dung
I. Dạng bài tập1: Hai vật cùng xuất phát,
chuyển động cùng chiều gặp nhau.
B1: Vẽ sơ đồ:

B2: Thiết lập biểu thức quãng đường:
VD: AC = AB + BC hay s1 = s + s2
 v1t = s + v2t  (v1 – v2)t = s (1)
Từ (1) ta tìm được t khi đã biết s và v 1, v2 hoặc
tìm s khi đã biết t và v1, v2,
B3: Kiểm tra kết quả

Hoạt động 2: Thực hiện thí dụ 1 (7 phút)
Hoạt động của GV và HS
GV: Đưa ra thí dụ, yêu cầu học
sinh đọc và phân tích đề bài
HS: Hoạt động nhóm, đọc, phân
tích đề bài, vẽ sơ đồ và ghi các

kí hiệu
GV: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và
ghi tóm tắt bài tốn
HS: Hoạt động cá nhân tóm tắt
bài toán  GV ghi lên bảng
GV: - Em hãy tính quãng
đường AB theo AC và BC
- Trong vật lý qng đường
được kí hiệu như thế nào?
- Từ cơng thức vận tốc, em hãy
viết biểu thức xác định quãng
đường
HS: Hoạt động cá nhân làm bài
theo dẫn dắt của giáo viên.

Nội dung
Thí dụ 1:
A

s

B

s
1

Cho biết:
s = 15km; t = 0,6h; v1 = 2v2
tính: v1 và v2
Bài giải:

Ta có: AB = AC – BC hay s = s1 – s2
 s = v1t – v2 t  s = (v1 – v2)t = v2t
 v2 = = 25 (km/h)
 v1 = 50km/h
Đáp số: v1 = 50km/h; v2 = 25km/h

s
2


Hoạt động 3: Giới thiệu cách giải dạng bài tập 2 (10 phút)
Hoạt động của GV và HS
GV: Cho hs quan sát hình
mơ tả hai vật cùng xuất
phát, chuyển động cùng
chiều và gặp nhau
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ
đồ và ghi các kí hiệu v, s, t.
HS: Thực hiện theo hướng
dẫn
GV: Gợi ý mối liên hệ giữa
các đoạn thẳng trong sơ đồ
HS: Viết biểu thức liên hệ
giữa các đoạn thẳng trên sơ
đồ
GV: Theo dõi và hướng dẫn
học sinh thay thế các đại
lượng vật lý vào biểu thức
để biến đổi.


Nội dung
II. Dạng bài tập 2: Hai vật cùng xuất phát,
chuyển động thẳng ngược chiều và gặp nhau:
Tổng quát: Giả sử hai vật cùng xuất phát từ hai
điểm A và B ngược chiều nhau và gặp nhau tại
C. Cách giải bài toán này cũng tương tự như
dạng 1:
B1: Vẽ sơ đồ

B2: Thiết lập biểu thức quãng đường:
VD: AB = AC + BC hay s = s1 + s2
 s = v1t + v2t  s = (v1 + v2)t (1)
Từ (1) ta tìm được t khi đã biết s và v 1, v2 hoặc
tìm s khi đã biết t và v1, v2,
B3: Kiểm tra kết quả
Thí dụ 2:

HS: Hoạt động nhóm thực
hiện thí dụ 2 lên bảng phụ
GV: Theo dõi và hướng dẫn
các nhóm thực hiện thí dụ 2
tương tự như thí dụ 1
HS: Đại diện các nhóm lên
bảng trưng bày bài làm của
Cho biết:
nhóm mình  nhóm khác
s = 75km; v1 = 25km/h; v2 = 12,5km/h
và giáo viên nhận xét, bổ
tính: t và s1
sung (nếu cần)

Bài giải:
- Tính thời gian để hai vật gặp nhau
Ta có: s = s1 + s2  s = (v1 + v2)t
 t = = 2(h)
- Xác định vị trí hai vật gặp nhau:
s1 = v1.t = 25.2 = 50km
Vậy: Sau khi xuất phát 2h hai vật sẽ gặp nhau, vị
trí gặp nhau cách A 50km.

A

s
1

C

s


Hoạt động 4: Bài tập vận dụng (10 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Chiếu đề bài tập 1 lên III. Bài tập vận dụng:
bảng, yêu cầu học sinh thực Bài tập 1:
hiện
(Bài giải chi tiết ở slide 7)
HS: Hoạt động cá nhân
thực hiện bài tập 1 tương tự
như thí dụ 2  1 hs lên
bảng trình bày  GV và hs

khác nhận xét, bổ sung
4. Củng cố: (5 phút)
- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại hai cách giải bài tập về chuyển động thẳng
gặp nhau
- HS: 2 học sinh lần lượt nhắc lại cách giải mỗi dạng bài tập
- Nếu còn thời gian, GV giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 và
bài tập số 3 để học sinh về nhà tiếp tục thực hiện.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3 phút)
- Giao bài tập tương tự cho học sinh về nhà giải
(Các slide hỗ trợ trên bảng chiếu được soạn bằng phần mềm powerpoint)
SLIDE 2


SLIDE 3

SLIDE 4


SLIDE 5

SLIDE 6


SLIDE 7

SLIDE 8

Nếu cịn thời gian thì thực hiện next tới bài số 3, nếu khơng thì hướng dẫn về
nhà học sinh tiếp tục làm



SLIDE 9

SLIDE 10


SLIDE 11-a


SLIDE 11-b

2.3. Kết quả sau khi sử dụng các biện pháp:
Với phương pháp dạy gắn lý thuyết vào bài tập và gắn bài tập với thực tế
cuộc sống chuyển động giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách độc lập tích
cực và sáng tạo. Do đó học sinh hứng thú hiểu bài sâu sắc từ đó vận dụng linh
hoạt nâng cao. Qua đối chứng và kinh nghiệm bằng các các bài khảo sát tôi thấy
chất lượng học sinh trong đội tuyển Vật lý và lớp bồi dưỡng khi học phần
chuyển động cơ học này được nâng lên rõ rệt. Các em đã biết tự củng cố ôn
luyện các kiến thức bài tập, biết phối hợp kiến thức vào thực hành giải bài tập.
2.4. Bài học kinh nghiệm:
2.4.1. Kinh nghiệm cụ thể:
a) Đối với người dạy:
+ Phải nỗ lực, vượt khó, nắm vững kiến thức trong tâm để có đủ năng lực
xay dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt một cách khoa học. Yêu cầu.
+ Nắm bắt kịp thời đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Ln tìm tịi những dạng bài mới thơng qua việc sưu tầm tài liệu tham
khảo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Khuyến khích học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh, có
hướng “mở” về kiến thức giúp cho học sinh có “yêu cầu” tự đọc sách tự khai
thác.

b) Đối với trị:
+ Phải nỗ lực, kiên trì, vượt khó và, phải “thực sự “hoạt động trí óc, có óc
tương đương tích cực tự nghiên cứu hiểu và giải thích các hiện tượng vật lý.
+ Cần cù chịu khó, ham học hỏi, sử dụng sách tham khảo vừa sức, có hiệu
quả.
+ Học phải đi đơi với hành để củng cố khắc sâu, nâng cao kiến thức.
2.4.2. Cách sử dụng chuyên đề.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp giải bài tốn về chuyển động cơ học
“ Có thể áp dụng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các lớp 8,9 bậc THCS.
Là tài liệu tham khảo nâng cao chuyên môn cho giáo viên vật lý bậc THCS.


Phần thứ ba:
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
- Bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ quan trọng của người giáo
viên. Nhằm phát hiện nuôi dưỡng tài năng cho đất nước. Đẩy mạnh sự nghiệp
phát triển giáo dục. Đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới.
- Kinh nghiệm rút ra từ chuyên đề này có thể áp dụng cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi các lớp 8, 9 bậc THCS. Giúp hệ thống hoá cho các em
những kiến thức cơ bản 1 cách có hệ thống, sâu rộng, phát triển tư duy vật lý.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy phần chuyển động cơ học được nêu ra
trong chuyên đề này có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Tuỳ
theo từng vùng, miền từng đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể áp
dụng khác nhau: cho phù hợp.
- Chuyên đề này đã được Tổ khoa học Tự nhiên nhà trường thẩm định đưa
ra áp dụng và bước đầu đạt hiệu quả. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và
đóng góp xây dựng của Ban lãnh đạo Nhà trường và đồng nghiệp để vận dụng
đạt kết quả cao hơn.

3.2. Ý kiến đề xuất:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, tơi mạnh dạn có 1 số ý kiến
đề xuất như sau:
+ Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên này.
+ Có chế độ về thời lượng dạy đại trà phù hợp với GV bồi dưỡng đội
tuyển.
+ Tạo điều kiện khích lệ nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lập Chiệng, ngày 12 tháng 12 năm 2015

Tổ trưởng tổ chuyên môn

Người thực hiện

Lê Hương Vân

Bùi Văn Nhuận



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×