TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT QUỐC GIA
MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2021 – 2022
LÝ THUYẾT – BÀI TẬP – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN
NOVEMBER 25, 2021
Chương 1.
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN.
o ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm
4 loại nucleotit: A, T, G, X.
o Phân tử ADN mạch kép:
•
Là một chuỗi xoắn kép được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, theo đó: A ở
mạch 1 luôn liên kết với T ở mạch 2 bằng 2 liên kết hidro, G ở mạch 1 luôn liên
kết với X ở mạch 2 bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
=> Số lượng nu loại A = số lượng nu loại T, số lượng nu loại G = số lượng nu loại
X.
•
Mỗi vịng xoắn có 10 cặp nucleotit dài 34 Ao, đường kính vịng xoắn là 2nm.
•
Ở ADN mạch đơn vì A khơng liên kết bổ sung với T, G không liên kết bổ sung
với X nên A T; G X.
o ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều
có cấu trúc mạch kép. Nhưng ADN sinh vật nhân thực có dạng
mạch thẳng, kích thước lớn cịn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng
mạch vịng và khơng liên kết với protein histon. ADN của ti thể
và lạp thể có cấu trúc mạch vòng tương tự như ADN của vi khuẩn.
o Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là
đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. ADN trong tế bào chất
có hàm lượng khơng ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp
khơng ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào nên hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng cho loài.
o Chức năng của ADN là lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ
khả năng tự nhân đôi từ đó giúp duy trì đặc tính ổn định qua các thế hệ.
II. GEN
1. Khái niệm
o Gen là một đoạn phân tử ADN mang thơng tin mã hóa cho sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã hóa có thể là chuỗi
polipeptit hoặc một phân tử ARN.
2. Phân loại
o Dựa vào chức năng của sản phẩm:
•
Gen điều hịa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hịa hoạt động của gen khác.
•
Gen cấu trúc là những gen mang thơng tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức
năng tế bào.
o Dựa vào cấu trúc vùng mã hóa của gen:
•
Gen khơng phân mảnh là gen mà vùng mã hóa của nó liên tục, tồn bộ thơng tin di truyền trên gen được dịch
mã thành axit amin, gen này thường gặp ở sinh vật nhân sơ.
•
Gen phân mảnh là gen mà vùng mã hóa khơng liên tục có các đoạn intron xen kẽ các đoạn exon.
3. Cấu trúc chung của gen
1
Đặc điểm
Vùng điều hịa
Vùng mã hóa
Vùng kết thúc
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc
- Nằm ở giữa gen
- Nằm ở đầu 5’ của mạch mã
gốc
Chức năng
- trình tự khởi đầu phiên mã
- thơng tin mã hóa sản phẩm
- điều hịa phiên mã
của gen (ARN hoặc chuỗi
- tín hiệu kết thúc phiên mã
polipeptit)
III. MÃ DI TRUYỀN
o Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi
polipeptit.
o Đặc điểm của mã di truyền:
•
Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit quy định một axit amin.
•
Có 64 bộ ba trong đó 3 bộ 3 khơng mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (UAA, UAG, UGA), 1 bộ ba –
AUG vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa cho aa Metionin ở sinh vật nhân thực, aa Foocmin
Metionin ở sinh vật nhân sơ.
•
Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà khơng gối lên nhau.
•
Mã di truyền có tính phổ biến, tất cả các lồi đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ.
•
Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một loại bộ ba chỉ mã hóa cho một axit min.
•
Mã di truyền có tính thối hóa: Một axit amin do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG và UGG.
•
Có một mã khởi đầu là 5’AUG3’; 3 mã kết thúc là 5’UAA3’; 5’UGA3’; 5’UAG3’.
IV. Q TRÌNH NHÂN ĐƠI ADN
1. Diễn biến q trình nhân đơi ADN
Q trình nhân đơi ADN diễn ra ở kì trung gian (pha S). Gồm 3 bước:
o Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN: Nhờ các enzim
tháo xoắn, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần
nhau tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai
mạch khuôn.
o Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: Enzim ADN
pôlimêraza xúc tác hình thành mạch đơn mới
theo chiều 5’ – 3’ (ngược chiều với mạch làm
khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào
liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theo
nguyên tắc bổ sung (A - T, G - X).
•
Trên mạch khn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.
•
Trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Trong đó:
▪
Mạch mới được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ đến 3’ cùng chiều trượt enzim tháo xoắn.
▪
Mạch mới được tổng hợp không liên tục theo chiều 5’ đến 3’ ngược chiều trượt enzim tháo xoắn.
Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
o Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con: Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân
tử ADN con, trong đó có 1 mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu.
2. Những đặc điểm quan trọng cần chú ý với q trình nhân đơi ADN
2
o Về cơ bản, sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân
thực gần giống với sự nhân đôi ADN ở sinh
vật nhân sơ, chỉ khác biệt ở một số điểm cơ
bản sau:
•
Sự nhân đơi ADN diễn ra đồng thời ở nhiều
đơn vị nhân đơi trên cùng một phân tử ADN.
•
Hệ enzim tham gia phức tạp hơn.
o Trong quá trình nhân đơi, trên mỗi phễu tái
bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một
mạch được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên
cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục).
o Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo ngun tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó từ 1 phân tử, sau k
lần nhân đơi sẽ tạo ra được 2k ADN, trong đó có hai phân tử chứa một mạch ADN của mẹ đầu tiên.
o Quá trình nhân đơi AND là cơ sở cho sự nhân đơi NST, từ đó dẫn đến phân chia tế bào và sự sinh sản của cơ
thể sinh vật.
V. ARN VÀ Q TRÌNH PHIÊN MÃ
1. Phân loại và chức năng ARN
Có 3 loại ARN. Cả 3 loại đều có cấu trúc mạch đơn được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X.
Loại ARN
mARN
Cấu trúc
Chức năng
o Mạch thẳng có chiều từ 5’ đến 3’.
o Làm khn cho q trình dịch mã ở riboxom.
o Đầu 5’ có trình tự nucleotit đặc hiệu để riboxom o Sau khi tổng hợp protein, mARN thường được
nhận biết và gắn vào.
o Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có
một bộ ba đối mã (anticodon) và 1 đầu để liên
tARN
kết với axit amin tương ứng.
o Một đầu mang bộ ba đối mã, một đầu gắn với
axit amin
các enzim phân hủy.
o Vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp
chuỗi polipeptit.
o Nhận biết bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ
sung.
o Gồm hai tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé liên
rARN
kết với nhau khi dịch mã để tạo thành riboxom o Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi polipeptit.
hoàn chỉnh.
o Trong 3 loại ARN thì mARN có nhiều loại nhất (có tính
đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất (chiếm
khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao
nhất.
o Trong tế bào, rARN, tARN tương đối bền vững, mARN
kém bền vững hơn.
o Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu
giữ trên ADN mà là trên ARN.
2. Quá trình phiên mã
o Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào vào kì
trung gian của quá trình phân bào (pha G của chu kì tế
bào).
3
o Các bước phiên mã:
•
Bước 1: Khởi đầu: Enzym ARN pơlimeraza
bám vào vùng điều hồ làm gen tháo xoắn
để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ - 5’ và bắt đầu
tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
•
Bước 2: Kéo dài chuỗi ARN: Enzym ARN
pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên
gen có chiều 3’ - 5’ và các nuclêơtit trong
mơi trường nội bào liên kết với các
nucleotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ
sung: A gốc – U môi trường; T gốc – A môi
trường; G gốc – X môi trường; X gốc – G
mơi trường.
•
Bước 3: Kết thúc: Khi enzym di chuyển đến
cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN được giải phóng. Vùng nào trên
gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
o Một gen tiến hành phiên mã x lần thì sẽ tổng hợp được x phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN đều có cấu trúc giống nhau. Cần lưu ý ở sinh vật nhân thực, mARN
sơ khai trải qua quá trình hồn thiện sẽ có thể tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau.
o Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắnADN, tách 2 mạch của ADN vừa có chức năng tổng hợp,
kéo dài mạch polinucleotit mới.
o Lưu ý:
•
Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khn tổng hợp prơtêin.
•
Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exôn tạo mARN trưởng
thành rồi đi qua màng nhận ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp. Các đoạn exon có thể được nối theo trình tự
khác nhau nên sẽ có nhiều loại mARN được tạo ra từ cùng 1 gen.
VI. DỊCH MÃ
o Dịch mã là quá trình chuyển mã từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
o Dịch mã có 2 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin
o Dưới tác động của 1 số enzim, các axit amin tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất
ATP: Axit amin + ATP → Axit amin hoạt hoá
o Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, axit amin được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng tạo thành phức hợp
axit amin – tARN: Axit amin hoạt hoá + tARN → Phức hợp axit amin – tARN
o Chú ý: Trong quá trình dịch mã cần có 4 thành phần tham gia là mARN, tARN, riboxom và axit amin. Trong đó
tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).
2. Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi pơlipeptit (3 bước)
o Bước 1: Mở đầu
•
Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, axit amin mở đầu là foocmin metionin. Ở sinh vật nhân thực axit amin mở
đầu là methionin.
4
•
Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc
hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).
•
Axit amin mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó
- UAX - khớp với mã mở đầu - AUG - trên mARN theo nguyên
tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribơxơm hồn
chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi polipeptit.
o Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit
•
aa1 - tARN tiến vào ribơxơm (đối mã của nó
khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc
bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa
axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
•
Ribơxơm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN
vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp
theo, aa2 - tARN tiến vào ribơxơm (đối mã của nó
khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai
và axit amin thứ nhất.
•
Ribơxơm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Q trình cứ
tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN. Như vậy, chuỗi pơlipeptit liên tục
được kéo dài.
o Bước 3: Kết thúc:
•
Khi ribơxơm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA,
UAG, UGA) thì q trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu
phần của ribơxơm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu
loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi
pơlipeptit, q trình dịch mã hồn tất.
•
Chuỗi polipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc
cao hơn, trở thành protein có hoạt tính sinh học.
o Lưu ý: Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm
ribơxơm (pơliribơxơm hay pơlixơm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
o Vật liệu di truyền (ADN) truyền cho đời sau qua cơ chế tự nhân đôi.
o Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thơng qua cơ chế phiên mã (ADN → ARN) và
dịch mã (ARN → prơtêin).
VIII. ĐIỀU HỊA HOẠT ĐỘNG GEN
o Điều hịa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra.
o Trong mỗi tế bào số lượng gen rất lớn nhưng chỉ có một số ít gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại hoạt động
rất yếu hoặc khơng hoạt động.
o Điều hịa hoạt động gen đảm bảo hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện mơi trường và sự phát triển
bình thường của cơ thể. Ngồi ra, điều hịa hoạt động gen cịn giúp nhận biết thời điểm gen hoạt động, lượng
sản phẩm do gen tạo ra.
o Sinh vật nhân sơ: Chủ yếu diễn ra điều hòa phiên mã.
o Sinh vật nhân thực: Điều hòa ở nhiều mức độ (Từ trước phiên mã đến sau dịch mã).
5
1. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ
o Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường phân bố liền nhau thành từng cụm,
có chung một cơ chế điều hòa gọi là Opêron.
a. Cấu trúc Operon Lac:
o Vùng khởi động P (promoter): Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
o Vùng vận hành O (operator): Có trình tự Nu đặc biệt để prơtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên
mã.
o Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong
môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
o Lưu ý: Trước mỗi opêron (nằm ngồi opêron) có gen điều hồ R. Khi gen điều hịa R hoạt động sẽ tổng hợp
nên prơtêin ức chế. Prơtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành (O) dẫn đến ngăn cản q trình phiên
mã. R khơng phải là thành phần của Opêron.
b. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ
o Khi mơi trường khơng có lactose:
•
Bình thường, gen điều hịa (R) tổng hợp một loại
prơtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O), do đó gen
cấu trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động.
•
Z, Y, A sẽ khơng thực hiện được phiên mã và dịch mã
=> sản phẩm của cụm gen không được tạo thành.
o Khi mơi trường có lactose:
•
Lactose đóng vai trị là chất cảm ứng.
•
Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prôtêin
ức chế thay đổi cấu hình khơng gian ba chiều và trở
nên bất hoạt (khơng hoạt động).
•
Prơtêin ức chế khơng thể bám vào vùng vận hành và
do vậy ARN poliemraza có thể liên kết với vùng khởi
động để tiến hành phiên mã.
•
Các phân tử mARN của gen cấu trúc Z, Y, A được dịch
mã tạo ra các enzim phân giải đường lactose.
2. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực
o Phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
IX. CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ
1. Dạng 1: Xác định tổng số nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết của ADN
Phương pháp chung, cách làm:
o Trong phân tử ADN: A = T và G = X => Tổng số nuclêôtit của ADN: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X
o Khối lượng của phân tử ADN: M = 300 x N
o Các cơng thức tính chiều dài (L) của ADN:
•
Mối liên hệ giữa N và L (L tính theo đơn vị Å): LG=N/2×3.4
6
•
Mối liên hệ giữa L (L tính theo đơn vị Å) và số chu kì xoắn của ADN (Sx): LG = Sx x 34
o Số liên kết của phân tử ADN:
•
Số liên kết hiđro của ADN: H = 2A + 3G
•
Số liên kết phốtphođieste của ADN = N - 2
Ví dụ 1: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 Å có số nuclêơtit là
A. 3.000
B. 1.500
C. 4.500
D. 6.000
Lời giải:
Áp dụng công thức mối liên hệ giữa N và L=>Số nucleotit của gen đó là:
5100 : 3,4 x 2 = 3000 nucleotit
Ví dụ 2: Một gen có chiều dài 214,2 namômet. Kết luận nào sau đây không đúng về gen nói trên?
A. Gen chứa 1260 nuclêơtit.
B. Số liên kết phốtphođieste của gen bằng 2418.
C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn.
D. Khối lượng của gen bằng 378000 đơn vị cacbon.
Lời giải:
Gen có chiều dài 214,2 namơmet = 2142 Aº
- Gen chứa: 2142 : 3,4 x 2 = 1260 nucleotit
- Số liên kết phốtphođieste của gen là: 1260 – 2 = 1258
- Tổng số vòng xoắn của gen là: 2142 : 34 = 63
- Khối lượng của gen là: 1260 x 300 = 378000
=> Đáp án B
Ví dụ 3: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrơ. Trên mạch 1 của gen có số nuclêơtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit
loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 112.
B. 448.
C. 224.
D. 336.
Lời giải:
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrơ => 2A+3G =2128 ó 2(A1+T1)+3(G1+X1) =2128 (*)
Theo đề: A1=T1 ; G1 =2A1; X1 = 3T1
Thay vào (*) 4A1 +3(2A1 + 3T1) = 2128 ó 19A1 =2128 => A1 = 112 => A = 112.2 = 224
=> Đáp án C
Ví dụ 4: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêơtit loại A và nuclếơtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1
của gen có 220 nuclêơtit loại T và số nuclêơtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêơtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêơtit loại X.
A. 4.
B. 2.
C.1.
D. 3.
Lời giải:
Tổng số nu của 1 mạch gen = 425/0,34 = 1250 nu
Số nu của gen 1250.2 = 2500
A + T = 40%.2500 = 1000
=> A = T = 1000/2 = 500 nu
7
=> G = X = 2500/2 – 500 = 750 nu
Mạch 1 có: T1 = 220 => A1 = 500 -220 = 280 nu
X1 = 20%.1250 = 250 nu => G1 = 750 – 250 = 500 nu
Theo NTBS: A1 = T2 = 280 nu
T1 = A2 = 220 nu
G1 = X2 = 500 nu
X1 = G2 = 250 nu
Xem xét các phát biểu :
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3. => sai
Vì 500/250 =2
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72. => sai
Vì (220+500)/(280+250) = 720/530 ≠ 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. => đúng
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêơtit loại X. => sai
Vì 500/1250 = 0,4
Vậy chỉ có III đúng
=> Đáp án C
2. Dạng 2: Xác định số nuclêôtit mỗi loại của ADN
Phương pháp chung, cách làm:
o Mối tương quan giữa các loại nuclêôtit trong phân tử ADN: A = T; G = X
o Mối tương quan các loại nuclêôtit của hai mạch đơn trong phân tử ADN:
•
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2
•
A = T = T1 + T2 = A1 + A2 = T1 + A1 = T2 + A2
•
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = X1 + G1 = X2 + G2
Ví dụ 1: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrơ. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit
loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 112.
B. 448.
C. 224.
D. 336.
Lời giải:
Gen có tổng số 2128 liên kết hiđrơ => 2A + 3G = 2128 (1)
Theo bài ra: A1 = T1; G1 = 2A1; X1 = 3T1
=> G = G1 + X1 = 5A1 (2)
=> A= A1 + T1 = 2A1 (3)
Từ (1) (2) (3) => 4A1 + 15A1 = 2128 => A1 = 112.
=> A = 2A1 = 224.
=> Đáp án C
Ví dụ 2: Một gen có chiều dài 0,306 micrơmet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen là
A. A = T = 360, G = X = 540
B. A = T = 540, G = X = 360
C. A = T = 270, G = X = 630
D. A = T = 630, G = X = 270
Lời giải:
0,306 micrômet = 3060 Å
Áp dụng công thức mối liên hệ giữa N và L => Tổng số nucleotit của gen trên là :
8
3060 : 3,4 x 2 = 1800
%X = %G = (35 + 25) : 2 = 30% tổng số nucleotit của gen
=> X = G = 1800 x 30 : 100 = 540 nucleotit
=> A = T = 1800 : 2 – 540 = 360 nucleotit
=> Đáp án A
3. Dạng 3: Bài tập về q trình nhân đơi ADN
Phương pháp chung, cách làm:
o Xác định số phân tử ADN được tạo thành, số mạch đơn được tạo thành
từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần nhân đơi:
•
Số phân tử ADN được tạo thành là: x.2k
•
Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các nucleotit tự do của mơi
trường là: x.(2k – 2)
•
Số mạch đơn được tạo thành là: 2x.2k
•
Số mạch đơn được tổng hợp hồn tồn từ các nucleotit tự do của môi
trường là: x(2.2k – 2)
Ví dụ 1: Một phân tử ADN tự nhân đơi 4 lần. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn tồn từ các nucleotit tự do của mơi
trường là:
A. 16.
B. 15.
C. 14.
D. 13.
Lời giải:
Số phân tử được tổng hợp hoàn tồn từ các nucleotit tự do của mơi trường là: 24 – 2 = 14 => Đáp án C
Ví dụ 2: Một phân tử ADN tái bản 4 lần. Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các nucleotit tự do của môi trường chiếm
tỉ lệ là
A. 100%.
B. 93,75%.
C. 87,5%.
D. 50%.
Lời giải:
Sau 4 lần nhân đôi số mạch đơn được tạo thành là: 2.24 = 32
Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các nucleotit tự do của môi trường là: 2.24 – 2 = 30
Vậy tỉ lệ số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các nucleotit tự do của môi trường là: 30/32 = 93,75%
=> Đáp án C
4. Dạng 4: Bài tập về mối quan hệ giữa mạch mã gốc của gen – mARN – trình tự axit min trong chuỗi polipetit
Phương pháp chung, cách làm:
o Mối quan hệ Gen - mARN – Protein
o Phiên mã:
•
Q trình phiên mã diễn ra theo NTBS: từ mạch mã gốc của
gen => mARN
•
Chiều của mạch mã gốc: 3’- 5’
•
Chiều của mARN: 5’- 3’
o Dịch mã:
•
+ Sự dịch mã từ mARN diễn ra theo bảng mã di truyền: cứ 1 codon => 1 axit amin của chuỗi polipeptit.
Ví dụ 1: Chuỗi pôlipeptit phe-pro-lys được tổng hợp từ phân tử mARN có trình tự là: 5’UUX-XXG-AAG3’ . Đoạn phân tử
ADN mã hố cho chuỗi pơlipeptit trên là
A. 3’ UUU-GGG-AAA 5’ B. 3’ AAA-AXX-TTT 5’
C. 3’ GAA-XXX-XTT 5’
D. 3’ AAG-GGX-TTX 5’
Lời giải:
9
mARN được phiên mã từ mạch mã gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung (A trên gen liên kết với U tự do, T trên
gen liên kết với A tự do, X trên gen liên kết với G tự do, G trên gen liên kết với X tự do). Và mARN được tổng hợp
theo chiều 5’ – 3’ ngược với chiều của mạch mã gốc của gen.
Vậy chuỗi nucleotit của mạch ADN mã hoá là: 3’AAG – GGX – TTX5’
=> Đáp án D
Ví dụ 2: Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG
- Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn
mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pơlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Gly-Pro-Ser-Arg.
B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Ser-Arg-Pro-Gly.
D. Pro-Gly-Ser-Ala
Lời giải:
mARN được tổng hợp từ mạch mã gốc của gen là: 5’XXX – GGG – UXG – GXU3’
Vậy theo bảng mã di truyền, chuỗi polipeptit được tổng hợp có trình tự là: Pro-Gly-Ser-Ala
=> Đáp án D
X. ĐỘT BIẾN GEN
o Đột biến là những biến đổi của vật chất di truyền như ADN hay NST do đó đã đưa đến những biến đổi về cấu
trúc và số lượng của gen và NST.
o Khi những đột biến đó biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến. Đột biến rất phong phú về thể loại
và phức tạp về cơ chế.
1. Khái niệm và các dạng đột biến gen
o Đột biến gen là những biến đổi trong
cấu trúc của gen liên quan đến một
hoặc một số cặp nuclêôtit.
o Đột biến điểm là nhưng đột biến gen
chỉ liên quan đến một cặp nucleotit.
o Có nhiều dạng đột biến gen tuy nhiên
ở đột biến điểm (đột biến gen chỉ liên
quan đến một cặp nuclêơtit), các
dạng thường gặp là:
•
Mất một cặp nuclêơtit.
•
Thêm một cặp nuclêơtit.
•
Thay thế cặp nuclêơtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
a) Nguyên nhân đột biến gen
o Do tác động của tác nhân vật lí (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt,…), tác nhân hóa học (các loại hóa chất), tác
nhân sinh học (một số virut) của ngoại cảnh.
o Do các rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.
o Các tác nhân gây đột biến làm biến đổi cấu trúc của gen (kết cặp bổ
sung không đúng), làm đứt gãy phân tử ADN… gây đột biến gen.
o Tần số đột biến gen phụ thuộc vào:
•
Loại tác nhân gây đột biến.
•
Liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
•
Cấu trúc của gen: gen có cấu trúc kém bền vững dễ bị đột biến.
Cơ chế phát sinh ĐBG do
nucleotit dạng hiếm
Cơ chế phát sinh ĐBG do
5-BU
10
b) Cơ chế phát sinh đột biến gen
o Do nucleotit dạng hiếm kết cặp bổ sung không đúng trong nhân đôi ADN gây ra đột biến thay thế một cặp
nucleotit.
o Tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN gây đột biến
gen).
o Do 5-BU (5 – brôm uraxin, chất đồng đẳng của Timin) gây đột biến thay
thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp nuclêôtit G-X.
o Acridin: gây ra các loại đột biến dịch khung (thêm cặp nucleotit hoặc mất
cặp nucleotit).
3. Hậu quả, ý nghĩa của đột biến gen
Cơ chế phát sinh ĐBG do acridin
o Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính cho thể đột biến.
Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
o Trong các dạng đột biến gen thì đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so
với đột biến thay thế một cặp nucleotit. Nguyên nhân là vì mã di truyền là mã bộ ba nên khi mất hoặc thêm
một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen. Do đó sẽ làm thay đổi
toàn bộ cấu trúc của protein. Đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến. Vì
vậy, muốn gây đột biến gen phải sử dụng tác nhân đột biến tác động vào giai đoạn ADN nhân đôi (pha S của
chu kì tế bào).
o Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống.
o Đột biến gen chỉ tạo ra các alen mới của cùng một gen chứ không tạo ra gen mới.
4. Các dạng bài tập liên quan đến đột biến gen.
a) Dạng 1: Xác định dạng đột biến
Phương pháp chung, cách làm:
o Cho biết số lượng Nu từng loại của gen ban đầu. Căn cứ vào dữ kiện trung gian => số lượng Nu từng loại của
gen đột biến => so sánh => Xác định dạng đột biến.
Mất một cặp Nu
Thêm một cặp Nu
Thay thế một cặp Nu
• Giảm đi một • Tăng thêm một • Giảm một cặp A–T và tăng một cặp G–X nếu thay thế
cặp A-T hoặc một cặp A-T hoặc một A–T bằng G–X.
Số
lượng
Nu
cặp G-X.
cặp G-X.
• Giảm một cặp G–X và tăng một cặp A–T nếu thay thế
G-X bằng A–T.
• Số lượng từng loại Nu trên gen khơng thay đổi nếu thay
thế G–X bằng X–G hoặc A–T bằng T–A.
Chiều
dài gen
• Ngắn đi.
• Dài ra.
• Khơng thay đổi.
• Giảm xuống 2 • Tăng lên 2 nếu • Tăng lên 1 nếu thay thế A–T bằng X–G.
Liên kết nếu mất cặp A–T mất cặp A–T hoặc • Giảm đi 1 nếu thay thế X–G bằng A–T.
hoặc giảm xuống 3 giảm xuống 3 nếu • Khơng thay đổi nếu thay thế A–T bằng T–A hoặc G–X
H2
nếu mất cặp G–X.
mất cặp G–X.
bằng X–G.
Ví dụ 1: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398
nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp Nu.
B. thêm 1 cặp Nu.
C. thay thế 1 cặp Nu.
D. mất 2 cặp Nu.
Lời giải:
Gen A có số nuclêơtit là: N = 4080 : 3,4 x 2 = 2400
11
Số nuclêôtit của gen a = số nuclêôtit môi trường nội bào đã cung cấp cho gen a tiến hành tự nhân đôi 1 lần = 2398.
=> So với gen A, gen a bị mất 2400 – 2398 = 2 Nu tương ứng với 1 cặp Nu.
=> Dạng đột biến xuất hiện là: mất 1 cặp Nu.
=> Đáp án A.
Ví dụ 2: Một gen có chiều dài 0,408μm và 900A, sau khi bị đột biến chiều dài của gen vẫn không đổi nhưng số liên kết hiđrô
của gen là 2703. Loại đột biến đã phát sinh là
A. thay thế một cặp nuclêôtit.
B. thay thế 3 cặp A– T bằng 3 cặp G– X.
C. thêm một cặp nuclêôtit.
D. mất một cặp nuclêơtit.
Lời giải:
Gen ban đầu có: 2A + 2G = 2400 và 900A
=> Gen ban đầu có số Nu từng loại là:
A = T = 900; G = X = 300
=> Số liên kết hiđrô của gen ban đầu là: 2A + 3G = 900 x 2 + 300 x 3 = 2700
So với gen ban đầu, gen đột biến có chiều dài gen khơng đổi nhưng có số liên kết hiđrô nhiều hơn:
2703 – 2700 = 3 liên kết.
=> Dạng đột biến xuất hiện là: thay thế 3 cặp A– T bằng 3 cặp G– X.
=> Đáp án B
2. Dạng 2: Xác định cấu trúc của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen đột biến và ngược lại cho cấu trúc
của chuỗi polipeptit, dạng đột biến, tìm cấu trúc của gen trước đột biến
Phương pháp chung, cách làm:
o Từ mạch mã gốc của gen dựa vào NTBS => mARN.
o Từ mARN dựa vào bảng mã di truyền => trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.
Dạng đột biến
Hậu quả
Mất một cặp Nu
Làm thay đổi trật tự sắp xếp
các Nu từ vị trí mất trở về sau
=> Làm thay đổi trình tự aa
trong chuỗi polipeptit kể từ vị
trí aa được mã hóa bởi bộ ba
có cặp Nu bị mất.
Thêm một cặp Nu
Làm thay đổi trật tự sắp xếp
các Nu từ vị trí thêm trở về
sau => Làm thay đổi trình tự
aa trong chuỗi polipeptit kể từ
vị trí aa được mã hóa bởi bộ
ba có cặp Nu bị thêm.
Thay thế một Nu
- Thay thế đồng nghĩa, mã di
truyền không thay đổi, không
ảnh hưởng đến phân tử
protein nó điều khiển tổng
hợp.
- Thay thế sai nghĩa, mã di
truyền thay đổi ở bộ ba xảy ra
đột biến => Làm thay đổi một
aa trong chuỗi polipeptit
được tổng.
Ví dụ: Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côđon
Axit amin
5’AAA3’
5’XXX3’
5’GGG3’
Lizin (Lys)
Prôlin (Pro)
Glixin (Gly)
5’UUU3’ hoặc
5’XUU3’ hoặc
5’UUX3’
5’XUX3’
5’UXU3’
Phêninalanin
Lơxin (Leu)
Xêrin (Ser)
(Phe)
tương ứng
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thơng tin mã hóa chuỗi pơlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe.
Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự trên đoạn mạch gốc của
gen trước khi bị đột biến có thể là
A. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’.
B. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’.
C. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’.
D. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’.
12
Lời giải:
- mARN mã hóa cho chuỗi pơlipeptit trên:
5’ XXX GGG AAA UUU 3’ hoặc 5’ XXX GGG AAA UUX 3’
- Gen bị đột biến có trình tự nucleotit trên đoạn mạch gốc của gen là:
3’ GGG XXX TTT AAA 5’ hoặc 3’ GGG XXX TTT AAG 5’
- Đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G)
=> Xét trong các đáp án chỉ có đáp án B là phù hợp.
XI. NHIỄM SẮC THỂ
1. Hình thái và cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể
o Hình thái:
•
Hình dạng, kích thước và cấu trúc NST quan sát rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân.
•
Khi đó, NST co xoắn cực đại => hình dạng, kích thướt NST ở kì giữa được xem là đặc
trưng.
•
Hình thái nhiễm sắc thể biến đổi có tính chu kì trong tế bào, cụ thể là nó biến đổi theo
các kì của phân bào của tế bào.
o Cấu trúc siêu hiển vi:
•
NST gồm chủ yếu là ADN và prơtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.
•
NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản.
•
Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1
3
vịng (chứa 146 cặp nucleotit) quanh khối prơtêin (8 phân
4
tử histon) tạo nên nuclêơxơm.
•
Các nuclêơxơm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều
ngang 11 nm gọi là sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi chất nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên thành sợi siêu
xoắn 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
2. Chức năng của nhiễm sắc thể
o NST có các chức năng khác nhau như: lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các cơ chế
tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh... Do vậy, NST được coi là cơ sở vật
chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.
o Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp. Nhiễm sắc thể thường gồm nhiều cặp, luôn tồn tại thành
từng cặp tương đồng. Nhiễm sắc thể thường mang gen xác định việc hình thành các tính trạng thường. Cịn
NST giới tính có một cặp. Nhiễm sắc thể giới tính quy định việc hình thành tính trạng đực, cái ở sinh vật, quy
định tính trạng sinh dục phụ và mang gen xác định một số tính trạng có hoặc khơng liên quan đến giới tính.
13
XII. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
o Là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.
o Có 4 dạng: mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn và lặp
đoạn.
2. Cơ chế phát sinh và đặc điểm của các dạng đột biến
o Đột biến mất đoạn: là do 1 đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến
(đoạn không chứa tâm động của NST). Mất đoạn NST
dẫn tới mất gen. Khi bị mất gen thì sẽ khơng có protein
nên sẽ gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật.
Đột biến mất đoạn được sử dụng để loại bỏ gen có hại
ra khỏi kiểu gen, định vị vị trí gen.
o Đột biến đảo đoạn: là do 1 đoạn NST bị đứt ra và quay đảo 180°. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên
NST gây ảnh hưởng đến hoạt động của gen (1 gen đang hoạt động khi chuyển sang vị trí mới có thể ngừng
hoạt động hoặc ngược lại). Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
o Đột biến chuyển đoạn: là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc 2 NST khác nhau. Đột biến
chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Đột biến chuyển đoạn gây chết hoặc giảm
khả năng sinh sản.
o Đột biến lặp đoạn: là hiện tượng 1 đoạn NST lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen
trên NST nên làm mất cân bằng giữa các gen trong hệ gen.
o Lưu ý: Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể làm phát sinh lồi mới.
XIII. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
1. Đột biến lệch bội
a) Khái niệm và phân loại
o Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay vài cặp NST. Đó là biến đổi số lượng ở
một cặp NST tương đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội.
o Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường gặp 2 dạng chính:
•
Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.
•
Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.
b) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
o Do các tác nhân lí hóa của mơi trường trong hoặc bên ngồi cơ thể làm
rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST Một hoặc
một vài tơ vơ sắc khơng được hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp NST
không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất
thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc khơng
bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.
o
Sự hình thành các cá
thể lệch bội thơng qua 2 cơ
chế là giảm phân khơng
bình thường, sự thụ tinh giữa các giao tử khơng bình thường và giao
tử bình thường. Quá trình giảm phân tạo các giao tử n + 1 và n - 1 có
thể diễn ra ở lần phân bào thứ nhất hoặc thứ 2.
14
o Một cá thể của lồi có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau
sẽ cho kiểu hình hồn tồn khác nhau.
o Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ thể mang đột
biến lệch bội và hình thành thể khảm.
c) Hậu quả
o Thể lệch bội đã được phát hiện trên hàng loạt đối tượng như ở người, ruồi giấm, cà độc dược, thuốc lá, lúa mì...
o Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ở cà độc
dược đã phát hiện được lệch bội ở cả 12 cặp NST tương đồng cho các dạng
quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự phát triển các gai.
o Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST làm mất cân bằng toàn
hệ gen, khiến cơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng
sinh sản.
o Ví dụ: Một số bệnh do lệch bội ở người:
•
Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n + 1) = 47 NST
•
Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n + 1) = 47 NST
•
Siêu nữ (XXX), (2n + 1) = 47 NST
•
Tocnơ (thể một cặp giới tính XO) (2n – 1) = 45 NST
Bộ NST của người bị hội chứng Down (có 3 NST
số 21)
d) Ý nghĩa
o Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho q trình tiến hóa.
o Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.
o Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
2. Đột biến đa bội
2.1. Đột biến tự đa bội:
a) Khái niệm
o Đa bội là một dạng đột biến số lượng NST, trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số đơn bội NST (3n, 4,
5n, 6n...). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n, 5n...NST được gọi là thể đa bội.
o Thể đa bội được phân thành 2 dạng là thể tự đa bội (đa bội cùng nguồn) và dị đa bội (đa bội khác nguồn).
b) Cơ chế hình thành các dạng tự đa bội thường gặp
o Tam bội được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n.
Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
o Tứ bội được sinh ra do sự kết hợp hai giao tử 2n hoặc sinh ra do
tứ bội hóa 2n thành 4n.
o Đột biến tam bội chỉ phát sinh trong sinh sản hữu tính. Đột biến
tứ bội phát sinh trong sinh sản hữu tính hoặc cả vơ tính.
o Thể đột biến đa bội thường có cơ quan dinh dưỡng to, năng suất
cao, được sử dụng để tạo các giống cây lấy củ, thân, quả.
o Dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây đột biến tứ bội, sau đó
lại dạng tứ bội với dạng lưỡng bội để tạo ra tam bội.
c) Hậu quả và vai trò của đột biến tự đa bội
o Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội do vậy quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra
mạnh mẽ. Tế bào thể đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng có kích
thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
15
o Sự biến đổi số lượng NST hình thành các tứ bội thể cùng nguồn và sự lai khác loài đã đóng vai trị trong sự phát
sinh các dãy đa bội thể của cây dại và cả nguồn gốc phát sinh của nhiều cây trồng. Đột biến đa bội có ý nghĩa
đối với tiến hóa và chọn giống thực vật vì nó góp phần hình thành lồi mới.
o Thể đa bội ở động vật thường ít gặp vì dễ gây chết. Ở một số lồi có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo
ra bằng thực nghiệm.
2.2. Đột biến di đa bội
o Khái niệm
•
Đột biến dị đa bội là dạng đột biến làm tăng số bộ NST đơn bội của
hai lồi khác nhau trong một tế bào.
•
Các NST trong tế bào thuộc hai loài khác nhau, chúng sắp xếp
thành các cặp NST tương đồng khác nhau của hai lồi.
o Cơ chế phát sinh đột biến dị đa bội:
•
Do lai xa kết hợp với đa bội hóa, có vai trị rất quan trọng trong q
trình tiến hóa hình thành lồi mới ở nhiều lồi thực vật có hoa.
Lưu ý:
•
Những loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào: đột biến gen, đảo đoạn, đột biến
chuyển đoạn trên 1 NST.
•
Những loại đột biến khơng làm thay đổi số lượng gen trên NST: đột biến gen, đột biến đảo đoạn NST, đột biến
chuyển đoạn trên 1 NST, đột biến số lượng NST.
•
Những loại đột biến ln làm gia tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào: đột biến lặp đoạn, đột biến đa bội,
đột biến lệch bội thể ba, thể bốn.
XIV. CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP TẾ BÀO
1. Dạng 1: Nguyên phân và giảm phân không bình thường
a) Xác định số NST trong tế bào
Ví dụ: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp
NST số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng
loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một
cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu dự đốn sau đây đúng?
(1) Cây B có bộ NST 2n = 14.
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n+1).
(4) Cây A có thể là thể ba.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
(1) Sai. Số loại giao tử của loài B là: 2n + 1 = 128 => 2n = 12.
(2) Đúng. Cây A cùng loài, tế bào M đang có 14 NST phân li về 2 cực => Tế bào M đang ở kì sau của giảm phân II.
(3) Sai. Kết thúc giảm phân, tế bào M sẽ tạo ra tế bào con đơn bội n + 1 = 7.
(4) Đúng. Cây A có thể là thể ba, khi kết thức giảm phân I, 1 tế bào sẽ có 7NST kép => Kỳ sau II có 14 NST đơn.
=> Đáp án A.
b) Xác định bộ NST trong tế bào con được tạo ra trong trường hợp 1 hoặc 1 số cặp hoặc tất cả các cặp không
phân li trong nguyên phân, giảm phân
16
Ví dụ 1: Ở một lồi có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Quá trình nguyên phân của
một tế bào của loài này xảy ra rối loạn do thoi vơ sắc khơng hình thành. Bộ NST của tế bào con được tạo ra sau quá trình
nguyên phân trên là
A. AaBb.
B. AAaaBBbb.
C. aabb và AABB.
D. AAbb và aaBB.
Lời giải:
Khi thoi vơ sắc khơng hình thành, các NST đã được nhân được nhân đơi ở kì trung gian không được phân li
=> Bộ NST của tế bào con được tạo ra sau quá trình nguyên phân trên là: AAaaBBbb.
=> Đáp án B.
Ví dụ 2: Cơ thể có kiểu gen Aa tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. Trong
quá trình giảm phân, một số tế bào giảm phân khơng bình thường nhiễm sắc
thể mang gen a khơng phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình
thường. Cơ thể nói trên có thể tạo ra các loại giao tử là
A. Aa, A, a.
B. A, a, aa, O.
C. A, a, AA, O.
D. AA, aa, O.
Lời giải:
- Các tế bào giảm phân bình thường sẽ tạo ra các giao tử là: A và a.
- Các tế bào có cặp NST mang gen a khơng phân li trong giảm phân II
sẽ tạo ra các giao tử là: A, aa và O.
=> Cơ thể nói trên có thể tạo ra các giao tử là: A, a, aa, O.
=> Đáp án B.
2. Dạng 2: Xác định số lượng NST, số loại kiểu gen, giao tử của thể lệch bội
a) Xác định số lượng NST trong thể lệch bội
Phương pháp chung, cách làm:
o Xác định bộ NST 2n của loài Xác định dạng đột biến lệch bội → Áp dụng công thức bộ NST của từng thể lệch
bội để tính số lượng NST trong tế bào.
Ví dụ: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể khơng tiến hành giảm phân bình thường. Ở kì
sau II số NST trong tế bào sinh dục này là
A. 21.
B. 22.
C. 23.
D. 24.
Lời giải:
Thể khơng có bộ NST 2n – 2 = 22 NST
Ở kì sau của giảm phân II, bộ NST của tế bào là 2n NST đơn.
=> Số NST trong tế bào này là: 22NST
=> Đáp án B.
b) Xác định số loại kiểu gen của thể lệch bội
Phương pháp chung, cách làm:
o Tế bào có bộ NST 2n sẽ có:
•
Số dạng lệch đơn bội (thể không, thể một, thể ba, thể bốn,…) khác nhau là: n
•
Số dạng lệch bội kép (thể một kép, thể ba kép, thể bốn kép,…) khác nhau là: n(n -1)/2
Ví dụ 1: Xét 1 gen có 2 alen A và a, thể ba trong quần thể sẽ có các kiểu gen là
A. AAA, AAa, Aaa, aaa.
B. AA, Aa, aa.
C. AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.
D. A, a.
Lời giải:
17
Thể ba có bộ NST là 2n + 1 => Trong quần thể sẽ có những kiểu gen thuộc dạng 2n+1 đối với gen trên là: AAA,
AAa, Aaa, aaa.
Ví dụ 2: Ruồi giấm có 2n = 8. Số loại thể ba kép tối đa trong một quần thể ruồi giấm là
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
Lời giải:
Số loại thể kép tối đa là: 4 x (4 – 1) : 2 = 6 => Đáp án B.
c) Xác định giao tử của thể ba nhiễm
Phương pháp chung, cách làm:
o Thể lệch bội thường là mất khả năng sinh sản. Nếu đề cho điều kiện vẫn giảm phân cho giao tử được thì tùy
theo điều kiện thực tế sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ khác nhau với cùng một kiểu gen.
o Nếu thể ba nhiễm 2n + 1 giảm phân chỉ tạo ra giao tử n và n + 1 sống sót thì để xác định tỉ lệ giao tử của thể ba
nhiễm này ta có thể sử dụng sơ đồ hình tam giác. Trong đó: các giao tử n là đỉnh của tam giác, các giao tử n +
1 là các cạnh của tam giác.
Ví dụ 1: Thể ba nhiễm 2n+1 có kiểu gen Aaa giảm phân chỉ có giao tử n và n+1 sống sót. Xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể trên.
Lời giải:
Như vậy, thể ba nhiễn Aaa giảm phân sẽ cho ra:
- Giao tử n có 1A và 2 a
- Giao tử n+1 có 2Aa và 1aa
=> Thể ba nhiễm có kiểu gen là Aaa giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ là:
1/6 A : 2/6 a : 2/6 Aa : 1/6 aa
Ví dụ 2: Thể ba nhiễm AAA tạo ra các loại giao tử là
A. AAA, AA và A.
B. AA và A.
C. AAA và A.
D. AA.
Lời giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác ta có: thể ba nhiễm AAA giảm phân sẽ cho ra:
- Giao tử n có 3A.
- Giao tử n + 1 có 3AA
=> Thể ba nhiễm AAA sẽ tạo ra các loại giao tử là: 1A : 1AA
=> Đáp án B
3. Dạng 3: Xác định số lượng NST, giao tử của thể đa bội
a) Xác định số lượng NST
Phương pháp chung, cách làm:
o Mỗi tế bào của thể đa bội chứa số lượng NST tăng lên theo bội số của n.
Ví dụ: Lồi cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản tế bào của lồi này dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao
nhiêu NST nếu:
a) Tế bào đó là tế bào của thể tam bội.
b) Tế bào đó là tế bào của thể tứ bội.
Lời giải:
2n = 24 => n = 24 : 2 = 12
=> Số lượng NST trong tế bào của thể tam bội (3n) là: 3 x 12 = 36 NST
=> Số lượng NST trong tế bào của thể tứ bội (4n) là: 4 x 12 = 48 NST
b) Xác định giao tử của thể đa bội
Phương pháp chung, cách làm:
18
o Ở thực vật chỉ có đa bội chẵn mới có khả năng giảm phân phát sinh giao tử.
o Thường gặp là thể tứ bội (4n): Xét 1 gen có 2 alen (A, a) trong quần thể sẽ có những kiểu gen thuộc dạng 4n (cịn
đúng với 2n+2) thì trong quần thể có những kiểu gen sau: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.
o Các thể tứ bội khi giảm phân sẽ cho các giao tử 2n. Để xác đinh tỉ lệ các giao tử này có thể sử dụng sơ đồ hình
tứ giác. Trong đó, các giao tử 2n là các cạnh và đường chéo của hình tứ giác.
Ví dụ 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử của thể tứ bội Aaaa
Lời giải:
Sử dụng sơ đồ hình tứ giác để xác định giao tử.
Từ sơ đồ, thể tứ bội AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử theo tỉ lệ là: 1/6AA : 4/6Aa :
1/6aa
Ví dụ 2: Kiểu gen khi giảm phân cho giao tử AA chiếm tỉ lệ 1/6 là
A. AAAA
B. AAAa
C. AAaa
D. Aaaa
Lời giải:
Sử dụng sơ đồ hình tứ giác ta có:
- Kiểu gen AAAA khi giảm phân chỉ cho ra 1 loại giao tử là AA chiếm tỉ lệ 100%.
- Kiểu gen AAAa khi giảm phân cho tỉ lệ các loại giao tử là: 1/2AA : 1/2Aa.
- Kiểu gen AAaa khi giảm phân cho tỉ lệ các loại giao tử là: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa.
- Kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho tỉ lệ các loại giao tử là: 1/2Aa : 1/2aa.
=> Đáp án C
19
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG I
Câu 1: Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo từ các đơn phân là các nuclêôtit?
I. Hoocmôn insulin.
II. ARN pôlimeraza.
III. ADN pôlimeraza.
IV. Gen.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 2: Ở người, gen trong ti thể
A. có thể có nhiều bản sao khác nhau trong một tế bào.
B. có số lần nhân đơi bằng số lần nhân đôi của gen trong nhân tế bào.
C. có số lần phiên mã bằng số lần phiên mã của gen trong nhân tế bào.
D. được bố và mẹ truyền cho con thông qua tế bào chất của giao tử.
Câu 3: Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 4: Enzim nào sau đây khơng tham gia trong q trình nhân đôi ADN?
A. Restrictaza.
B. ARN pôlimeraza.
C. Ligaza.
D. ADN pôlimeraza.
Câu 5: Trong dịch mã, giai đoạn hoạt hóa axit amin có thể tóm tắt bằng sơ đồ nào sau đây?
A. Axit amin + ADN + ATP axit amin – ADN.
B. Axit amin + mARN + ATP axit amin – mARN.
C. Axit amin + tARN + ATP axit amin – tARN.
D. Axit amin + rARN + ATP axit amin – rARN.
Câu 6: Mã di truyền mang tính thối hóa nghĩa là?
A. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.
B. Có một số bộ ba khơng mã hóa axit amin.
C. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.
D. Có một bộ ba khởi đầu.
Câu 7: Số liên kết hidro của gen thay đổi như thế nào khi gen bị đột biến mất cặp nucleotit loại A – T?
A. Tăng 2 liên kết hidro B. Giảm 3 liên kết hidro. C. Giảm 2 liên kết hidro D. Tăng 3 liên kết hidro.
Câu 8: Mạch gốc của các gen có trình tự các đơn phân 3’ATGXTAG5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn
mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A. 5’AUGXUA3’
B. 3’UAXGAUX5’
C. 3’ATGXTAG5’
D. 5’UAXGAUX3’
Câu 9: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen trong Operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi mơi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đơi bằng nhau nhưng có số lần phiên mã khác
nhau.
B. Khi mơi trường khơng có lactozơ thì các gen này khơng nhân đơi nhưng vẫn tiến hành phiên mã.
C. Khi mơi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Khi môi trường khơng có lactozơ thì các gen này đều khơng nhân đơi và khơng phiên mã.
Câu 10: Operon Lac có thể hoạt động được hay không phụ thuộc vào gen điều hịa; gen điều hịa có vị trí và vai
trị nào sau đây?
A. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và quy định tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường
Lactozơ có trong mơi trường.
B. Gen điều hịa nằm trong Operon Lac và là nơi để prơtêin ức chế liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
C. Gen điều hịa nằm ngồi Operon Lac và là nơi để ARN pôlimeraza bám và khởi đầu phiên mã.
D. Gen điều hịa nằm ngồi Operon Lac, mang thơng tin quy định tổng hợp prơtêin ức chế
Câu 11: Trong q trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn nào làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN liên tục ?
20
A. Mạch đơn có chiều 5’ – 3’
B. Một mạch đơn ADN bất kỳ
C. Mạch đơn có chiều 3’ – 5’
D. Trên cả 2 mạch đơn
Câu 12: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrơ. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800
B. 2040
C. 2400
D. 3000
Câu 13: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã mà mêtionin
B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên phân tử mARN.
C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
D. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN.
Câu 14: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hidro giảm đi 1 liên kết. Loại đột biến đó là:
A. Thay một cặp G-X bằng cặp A-T
B. Thêm một cặp A-T
C. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X
D. Mất một cặp A-T
Câu 15: Trong mơ hình điều hịa Monoo và Jacoop theo Operon Lac, chất cảm ứng là:
A. Đường Lactozo
B. Đường galactozo
C. Đường glucozo
D. Protein ức chế
Câu 16: Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. Vùng điều hịa- vùng mã hóa – vùng kết thúc
B. Vùng điều hịa – vùng kết thúc- vùng mã hóa
C. Vùng mã hóa - Vùng điều hịa - vùng kết thúc
D. Vùng kết thúc- Vùng điều hịa – vùng mã hóa
Câu 17: Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:
A. Nucleotit(Nu) môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN
B. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN
C. Nu trên mARN bổ sung với axitamin trên tARN
D. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc
Câu 18: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là:
3’..AAAGGTXXAAG...5’. Trình tự nucleotit trên mạch mARN do gen này phiên mã tạo thành có trình tự:
A. 3’.UUUXXAGGUUX...5’
B. 3’..AAAGGUXXAAG...5’
C. 5’...UUUXXAGGUUX...3’
D. 5’..AAAGGUXXAAG...3’
Câu 19: Khi nói về số lần nhân đơi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp khơng
có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đơi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 20: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. rARN
B. mARN
C. tARN
D. ADN
Câu 21: Trong cấu tạo siêu hiển vi của NST, khi NST ở trạng thái siêu xoắn (xoắn mức 3) có đường kính
A. 30nm
B. 700nm
C. 300nm
D. 11nm.
Câu 22: Đột biến đảo đoạn NST có thể dẫn tới bao nhiêu hệ quả sau đây ?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST
II. Làm giảm hoặc thay gia tăng số lượng gen trên NST
21
III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết
IV. Làm cho 1 gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động
V. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
VI. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở:
A. Bướm, chim, ếch, nhái B. Châu chấu, rệp
C. Động vật có vú
D. Bọ nhậy
Câu 24: Dạng đột biến cấu trúc NST có thể xác định vị trí của gen trên NST là
A. Đột biến mất đoạn
B. Đột biến chuyển đoạn C. Đột biến đảo đoạn
D. Đột biến lặp đoạn
Câu 25: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực khơng có chức năng nào sau đây?
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong quá trình phân bào.
C. Phản ánh mức độ tiến hóa của lồi sinh vật bằng số lượng NST đơn trong nhân tế bào
D. Tham gia quá trình điều hịa hoạt động của gen thơng qua các mức cuộn xoắn của NST
Câu 26: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai?
A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST khơng phân li thì tạo thành thể tứ bội.
B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
D. Ở một số lồi, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.
Câu 27: Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến
này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Làm phát sinh nhiều nịi trong một lồi.
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.
Câu 28: Ở sinh vật nhân thực, vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử quy định các tính trạng của cơ
thể là:
A. Nhiễm sắc thể
B. ADN
C. Prơtêin
D. ARN
Câu 29: Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến?
A. Tứ nhiễm
B. Tam nhiễm
C. Một nhiễm
D. Tam bội.
Câu 30: Những đặc điểm nào sau đây của thể song nhị bội?
(1) Có sự kết hợp bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
(2) Thường bất thụ.
(3) Thường gặp ở cả động, thực vật.
(4) Được hình thành nhờ cơ thể lai xa và đa bội hóa.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 31: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
Câu 32: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số loại alen trong nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 33: Chọn phát biểu đúng: Đột biến lệch bội
22
A. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng.
B. chỉ xảy ra trên NST thường, không xảy ra trên NST giới tính.
C. có thể làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành thể khảm.
D. khơng có ý nghĩa gì đối với q trình tiến hóa.
Câu 34: Vào kì đầu của giảm phân I, nếu xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit thuộc hai nhiễm sắc
thể không tương đồng sẽ dẫn tới loại đột biến
A. mất đoạn.
B. chuyển đoạn.
C. đảo đoạn.
D. lặp đoạn.
Câu 35: Sự kết hợp giữa các giao tử mang n nhiễm sắc thể với giao tử mang (n – 2) nhiễm sắc thể sẽ cho ra thể đột
biến dạng
A. một nhiễm kép.
B. khuyết nhiễm.
C. khuyết nhiễm hoặc thể một kép.
D. một nhiễm.
Câu 36: Trình tự nuclêơtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là
A. tâm động.
B. eo thứ cấp.
C. hai đầu mút NST.
D. Điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể đột biến tam bội ở thực vật ?
A. Trong tế bào sinh dưỡng, một số cặp NST chứa 3 chiếc NST
B. hầu như khơng có khả năng sinh giao tử bình thường
C. cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh, kích thước lớn hơn so với thể tứ bội.
D. Khơng có khả năng sinh trưởng, chống chịu các điều kiện bấl lợi của mơi trường.
Câu 38: Một lồi động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm
sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe.
II. ABbDdEe.
III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe.
V. AaBbDdEEe.
VI. AaBbDddEe.
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 39: Một lồi thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cá thể có bộ nhiễm
sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe
II. AaBbdEe
III. AaBbDddEe.
IV. ABbDdEe
V. AaBbDde
VI. AaBDdEe.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 1
Câu 40: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các
cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 25
B. 23
C. 24
D. 12
Câu 41: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, một nucleoxom gồm
A. 146 nucleotit và 8 protein histon.
B. 146 cặp nucleotit và 8 protein histon.
C. 8 cặp nucleotit và 146 protein histon.
D. 8 nucleotit và 146 protein histon
Câu 42: Khi nói về đột biến đa bội, đặc điểm nào sau đây đúng?
A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.
B. Làm thay đổi hình thái NST.
C. Khơng gặp ở động vật.
D. Góp phần hình thành nhiều lồi thực vật có hoa.
Câu 43: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM bị đột biến. Nhiễm sắc thể
đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường
A. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của lồi.
D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
23
Câu 44: Khi làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào tinh hoàn châu chấu đực. Một học sinh quan sát thấy
trong 1 tế bào (tế bào X) có 2 nhóm nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về 2 cực của tế bào. Biết rằng quá trình phân
bào khơng xảy ra đột biến. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tế bào X tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Số lượng nhiễm sắc thể ở mỗi nhóm trong tế bào X là giống nhau.
C. Tế bào X đang diễn ra kỳ sau giảm phân I.
D. Số chuỗi polinucleotit trong tế bào X là 22.
Câu 45: Thể khơng có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là?
A. 2n +1
B. 2n –1
C. 2n + 2
D. 2n – 2 .
C. 300 nm
D. 11 nm
Câu 46: Chiều ngang của cromatit là?
A. 30 nm
B. 700 nm
Câu 47: Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AabbDd
B. AABBDD
C. AABbdd
D. aaBbDd
Câu 48: Ở một lồi động vật trong q trình giảm phân của cơ thể đực mang kiểu gen AaBbDd có 10% tế bào đã
bị rối loạn khơng phân li của cặp NST mang cặp gen Bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST
khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử Abd chiếm tỷ lệ?
A. 11,25%
B. 12,5%
C. 10%
D. 7,5%.
Câu 49: Cho một cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn, nếu khơng có đột biến xảy ra thì kiểu gen của nội nhũ ở thế hệ
sau là:
A. AA, Aa, aa.
B. AAA, aaa, Aa, aa.
C. AAA, aaa, AAa, Aaa. D. AAa, Aaa, AA, aa.
Câu 50: Ở một lồi thực vật có bộ nhiễm sác thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) có số lượng
nhiễm sắc thể là
A. 23
B. 24
C. 26
D. 25
Câu 51: Ở vi khuẩn E.coli khi-nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây là
đúng ?
A. Các gen này có số lần nhân đơi khác nhau và số lân phiên mã khác nhau.
B. Các gen nay có số lần nhân đơi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau
C. Cac gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 52: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?
I. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin
II. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptitcùng loại
III. Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại
IV. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 53: Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực, không có sự tham gia của loại tARN
mang bộ ba đối mã là
A. 3’AUG5’
B. 5’AUU3’
C. 3’AUX5’
D. 5’AUG3’
Câu 54: Khi nói đến sự di truyền của gen trong nhân và gen trong tế bào chất, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các gen nằm trong ti thể được di truyền theo dịng mẹ, nghĩa là đời con ln có kiểu hình của mẹ.
B. Các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định khơng có sự phân tính
24