1
Chuyên đề ôn thi TN THPT quốc gia môn Văn chọn lọc
ĐỀ 1
1) Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic..., Anh/chị hãy chỉ ra
những sai sót đó và chữa lại cho đúng (1 điểm)
“ Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột ngạt, với
nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như đã thành nỗi đau
tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với
bước chân chện choạn, ngật ngưởng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó
mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước. Tình cảnh và số phận của Chí Phèo
cũng như các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực
nhưng lại bị vu oan phải vào tù và trở thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân
hình. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu
được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng
người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá”
2) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1 điểm)
“Khả năng giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân, mỗi con người chỉ thực sự hiệu quả nếu
quá trình nhận thức được thực hiện sáng tạo. Cách giải quyết vấn đề này được gọi là kỹ năng
tư duy sáng tạo.
Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một
xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo
ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người. Kính viễn vọng chính là sự nối
dài của đôi mắt, cần cẩu là sự nối dài của đôi tay và máy bay là sự nối dài của đôi chân…
Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết
được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn
mới lạ.
Đối với các bạn trẻ, tư duy sáng tạo là một phẩm chất rất cần thiết phải được rèn luyện
để phát huy được tính năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định vị thế của mình
trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn” ( Nguồn Internet)
a) Hãy cho biết phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn ? Từ đặc điểm của
phong cách ngôn ngữ ấy, hãy nhận xét đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ không?
b) Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho đoạn trích.
3) Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: (1 điểm)
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai tiếng bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời””
1
2
(Nói với con – Y Phương , Theo Sách Ngữ văn 9,
Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006)
a) Anh/chị hiểu “người đồng mình” có nghĩa là gì?
b) Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”, tác giả sử dụng biện
pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng?
c) Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý kiến của ông Giản
Tư Trung, Giám đốc PACE:
“Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về
sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi mình đang sống, vị trí mình
đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá nhân
chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng
vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy
bắt đầu ngay trước khi quá muộn”
Và bản tin ấy cũng đã nêu vấn đề:
... Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính,
thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định “mình là ai?”, “mình
thực sự muốn gì?” và “mình cần phải làm gì”?.
Suy nghĩ của anh/ chị khi đọc những dòng trên? Mục đích trong 2 năm tới của anh/chị
là gì? 5 năm đến của anh/chị là gì ? Và cả cuộc đời của anh/ chị là gì?”
Vậy anh/chị có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc đời mình?
Câu 2 (4,0 điểm):
Chọn một trong hai câu dưới đây:
Câu 2a: Theo chương trình chuẩn:(4,0 điểm)
Một nhân vật “Hoa hậu” của văn học Việt Nam.
Câu 2b: Theo chương trình Nâng cao:(4,0 điểm)
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay
trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe
thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”...
(Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi – Ngữ văn 9,
Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006)
Hãy chọn một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn THPT mà anh/ chị đã học hoặc
đã đọc thêm, tập trung phân tích kĩ một vài câu thơ, hoặc một khổ thơ trong bài thơ được
chọn và chứng minh những câu thơ ấy có thể khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng,
mắt không rời trang giấy”.
-HẾT-
2
3
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D LẦN 3
Môn: Ngữ Văn
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu Ý
Nội dung
Điể
m
1
(Dựa vào ngữ liệu) Chỉ ra những sai sót về lỗi dùng từ, chính tả, ngữ 1,0
pháp, logic..., và chữa lại cho đúng
1 - Lỗi chính tả: chện choạn Sửa: chệnh choạng
0,25
ngật ngưởng Sửa: ngật ngưỡng
2 - Lỗi dùng từ: tiếp nhận Sửa: tiếp cận
0,25
3 - Lỗi ngữ pháp: - Thiếu chủ ngữ: Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng 0,25
chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng,
ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới
là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước Sửa lại: thêm “ta”
trước chữ “thấy” (Thêm chủ ngữ)
4 - Lỗi lô gic: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật 0,25
trước đó,…nhưng lại … Sửa lại: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo
khác các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ
mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù …
(Dựa vào ngữ liêu) Cho biết phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong 1,0
2
đoạn văn ? Từ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ ấy, hãy nhận xét
đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ không? Xác định nội dung chính
và đặt nhan đề cho đoạn trích.
1 - Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn là phong cách ngôn 0,5
ngữ chính luận (chấp nhận trả lời: phong cách ngôn ngữ nghị luận)
- Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (“nối dài”) - hoặc liệt kê
(kính viễn vọng… cần cẩu…máy bay …)
2 - Nội dung chính của đoạn văn: Kĩ năng tư duy sáng tạo và ý nghĩa của nó 0,5
đối với cuộc sống hiện đại.
- Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: Kĩ năng tư duy sáng tạo – chìa khóa
của sự thành công, hoặc: Tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng tư duy
sáng tạo cho giới trẻ hiện nay…
3
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: (1 điểm)
1,0
“Chân phải bước tới cha… Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới/ Ngày đầu tiên
đẹp nhất trên đời (Nói với con – Y Phương , Theo Sách Ngữ văn 9,
Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) a) Anh/chị hiểu “người đồng mình”
có nghĩa là gì? b) Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những
tấm lòng”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của
biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng? c) Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ
thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
1 - Ba chữ “người đồng mình” ở đây tác giả dùng để gọi những người cùng 0,25
sống trên một miền đất, cùng chung quê hương bản quán (đây là sự sáng
3
4
tạo trong ngôn ngữ của Y Phương)
- Biện pháp tu từ nhân hóa: Rừng/ Con đường ( Hoặc ẩn dụ: cho hoa, cho
0,5
2 những tấm lòng…)
- Tác dụng :
+ Sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương được diễn tả
thật sinh động, ý vị và sâu sắc. Rừng núi tươi đẹp, quê hương nghĩa tình đã
nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi con người.
+ Ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm. Hình ảnh thơ giản dị mà
thật đẹp và sinh động.
3 - Cảm xúc của nhà thơ là hân hoan, yêu thương và tự hào khi “nói với 0,25
con” về những tình cảm quê hương, cội nguồn.
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu Ý
1
Nội dung
Điể
m
Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý
kiến của ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE: “Trái đất này là của 3,0
chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận
động của thế giới,.. ngay trước khi quá muộn”. Và bản tin ấy cũng đã
nêu vấn đề:: “... Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm
việc đôi khi như quán tính, thói quen…“mình cần phải làm gì”?. Suy
nghĩ của anh/ chị khi đọc những dòng trên? Mục đích trong 2 năm tới
của anh/chị là gì? 5 năm đến của anh/chị là gì ? Và cả cuộc đời của anh/
chị là gì?”. Vậy anh/chị có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một “chiến
lược” cho chính cuộc đời mình?
1 Nêu vấn đề
0,5
2 Miêu tả hiện tượng và ý nghĩa của bản tin:
0,5
- Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, vẫn còn rất nhiều người thiếu
sự định hướng mục tiêu cho cuộc đời mình. Nhiều thanh niên Việt Nam
chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội vì không có sự chuẩn bị cần thiết.
- Những câu hỏi: “mình là ai?”, “mình thực sự muốn gì?” và “mình cần phải
làm gì” chính là xác định vị trí của mỗi người giữa cuộc đời này, là những
chỉ tiêu phấn đấu, mục tiêu phía trước, …của mỗi người.
Trong bức tranh xã hội thời hiện đại – “thế giới phẳng” với những tiện
ích của công nghệ thông tin, con người có nhiều điều kiện và cơ hội để phát
triển nhưng cũng nhiều thách thức. “Sự vận động của thế giới” với tốc độ
nhanh chóng đòi hỏi con người phải biết hoạch định mục tiêu cho chính
cuộc đời mình (2 năm… 5 năm, cả cuộc đời…) mới có thể thành công và
làm chủ cuộc đời mình.
3 Bàn luận
1,5
- Suy nghĩ về điều kiện của thế hệ trẻ hôm nay trên đường đến với tương
lai? Yêu cầu của thời đại đối với cá nhân?
4
2.a
5
- Suy nghĩ về tình trạng một thế hệ được học hành đầy đủ, có nhiều điều
kiện vật chất tốt mà nhiều người lại sống lay lắt trên đường đời?
- Vì sao bản thân mỗi người cần phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc
đời mình?
- Mục tiêu của 2 năm- 5 năm- cả cuộc đời… là gì? Kế hoạch thực hiện các
mục tiêu ấy như thế nào?
- Nếu sống thiếu mục tiêu, thiếu sự hoạch định cho tương lai, cuộc đời mỗi
chúng ta sẽ ra sao? Đất nước sẽ đi về đâu?
- Vấn đề là thế hệ trẻ chúng ta cần sự giúp đỡ, cần một phương pháp để tự
định hướng cuộc đời như thế nào? ( từ gia đình, nhà trường , xã hội, Nhà
nước...)
Bài học
- Không có mục tiêu sống, con người dễ lâm vào những cảm xúc tiêu cực
không đáng có. Không ít giấc mơ đã thui chột chỉ vì bản thân con người
không xác định được mục tiêu cho tương lai nên không thể kiên định với
con đường của mình.
- Chắc chắn chúng ta sẽ thành công nếu ta biết hoạch định được tương lai của
chính mình.
- Phải biết ước mơ và xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn trong hành trình đến tương lai; không ngừng học tập, rèn luyện
những năng lực, những kĩ năng để có một “nền tảng vững chắc” vươn tới
thành công.
Một nhân vật “Hoa hậu” của văn học Việt Nam.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đây là dạng đề mở thuộc kiểu nghị luận về một nhân vật văn học. Thí sinh
có thể tự chọn nhân vật mà mình yêu thích và rung động sâu sắc để thể hiện
những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
- Bài viết cần xác định một nhân vật văn học cụ thể của Văn học Việt Nam
(nên trong chương trình Ngữ văn phổ thông). Vận dụng linh hoạt các thao tác
nghị luận, các phương thức biểu đạt để làm sáng rõ vẻ đẹp của hình tượng.
Văn phong trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.
b.Yêu cầu về kiến thức:
- Đây là đề mở, tuy nhiên thí sinh cần nhận thức được tính chất hai mặt của
đề bài. Một mặt, thí sinh có khoảng không gian sáng tạo rộng rãi. Mặt khác,
thí sinh phải giải quyết yêu cầu hàm ẩn, trình bày suy nghĩ, cảm xúc, nhận
xét và đánh giá về một hình tượng đẹp về người phụ nữ (nhân vật “hoa hậu”)
trong văn học.
- Thí sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, song có thể
chú ý các nội dung sau:
1 Nêu vấn đề (Có thể chọn nhân vật phụ nữ trong văn học dân gian cho đến
văn học Việt Nam hiên đại – từ các tác phẩm đã học hoặc đọc thêm)
2 Giải thích
- Nhân vật “hoa hậu”: ý nói về hình tượng đẹp về người phụ nữ trong văn
học. Nhân vật được xây dựng với cảm hứng nhân văn, khơi gợi được những
5
0,5
4,0
0,5
0,5
6
cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc.
Giới thiệu khái quát về nhân vật, xuất xứ nhân vật ấy
3 Cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật
- Vẻ đẹp của nhân vật (Về ngoại hình, đặc biệt là phẩm chất, nhân cách, tâm
hồn của nhân vật) đã để những ấn tượng, cảm xúc đẹp như thế nào? * Phân
tích dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm.
- Ấn tượng về nhân vật và giá trị nhân văn: Những lời nói, hành động việc
làm nào của nhân vật để lại những ấn tượng đẹp cho người đọc. * Phân tích
cụ thể
- Những ảnh hưởng tốt đẹp, tác động tích cực từ vẻ đẹp của nhân vật.
4 Đánh giá
- Nội dung:
+ Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm,
quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
+. Ảnh hưởng của nhân vật đối với bản thân.
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng , khắc họa nhân vật của nhà văn
+ Tính điển hình của nhân vật
2.b
2,5
0,5
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. 4,0
Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (...) Cho
đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt
không rời trang giấy”. Hãy chọn một bài thơ hay trong chương trình
Ngữ văn THPT mà anh/ chị đã học hoặc đã đọc thêm, tập trung phân
tích kĩ một vài câu thơ, hoặc một khổ thơ trong bài thơ được chọn và
chứng minh những câu thơ ấy có thể khiến “người đọc nghe thì thầm
mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”.
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Đây là dạng đề mở thuộc kiểu nghị luận về một đoạn thơ. Thí sinh có thể tự
chọn bài thơ với những câu thơ mà mình yêu thích và rung động sâu sắc để
thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
- Bài viết cần xác định phân tích một vài câu thơ hoặc một khổ thơ cụ thể
(nên có trong chương trình Ngữ văn phổ thông). Chú ý những kĩ năng phân
tích thơ nhuần nhuyễn, đừng chỉ nêu các biện pháp nghệ thuật mà thiếu phân
tích, cảm nhận.Văn phong trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.
b.Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài yêu cầu phân tích thơ nhưng không phân tích toàn bộ bài thơ mà chỉ
phân tích một khổ thơ hoặc một vài câu thơ trong bài để làm rõ đó là những
câu thơ khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang
giấy”
1 Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
6
7
0,5
Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi về “một bài thơ hay”
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi muốn nói đến mãnh lực của thơ ca. Sức hấp
dẫn của thơ ca khiến người đọc phải tìm hiểu, khát khao khám phá (mắt
không rời trang giấy), cảm nhận được thông điệp mà nhà thơ nhắn gửi từ các
câu thơ và dư ba của nó (thì thầm mãi trong lòng).
Giới thiệu khái quát về đoạn thơ (xuất xứ, cảm xúc chung)
3 Phân tích - chứng minh: những câu thơ có thể khiến “người đọc nghe thì 2,5
thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”
- Sức hấp dẫn bởi giá trị nhân văn: Những câu thơ hay thể hiện tinh tế
những cảm xúc đẹp, chạm đến những “giá trị muôn đời” có sức lay
động sâu xa tâm hồn người đọc (những cảm xúc ấy “thì thầm mãi trong
lòng”)
- Sức hấp dẫn bởi cái tình của nhà thơ: Cái tôi trữ tình với những cảm
xúc chân thành, sâu lắng và những thông điệp thẩm mĩ gửi gắm qua bài
thơ, đoạn thơ khiến người đọc xúc động.
- Sức hấp dẫn bởi tài hoa của tác giả: Vẻ đẹp nghệ thuật của đoạn thơ:
ngôn từ, hình ảnh thơ, cấu tứ, nhạc điệu, …
Đánh giá
0,5
- Ý kiến của Nguyển Đình Thi đã khái quát được sức mạnh của văn
chương nói chung, của thơ ca nói riêng.
- Những bài thơ đích thực kết tinh cái tài và cái tình của nhà thơ sẽ có
được chỗ đứng trong lòng độc giả.
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
Lưu ý
những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- HẾT 2
7
8
ĐỀ 2
PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Câu I: (2 điểm)
Anh/chị hãy tóm tắt mâu thuẫn kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích kịch Vũ Như Tô –
Nguyễn Huy Tưởng) và cho biết mâu thuẫn ấy đã được giải quyết như thế nào?
Câu II: (3 điểm)
Ý kiến của anh/chị về sự thành đạt của người học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông (Viết một bài
văn ngắn khoảng 600 từ)
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu III.a: Cơ bản
Cảm hứng sử thi trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi
Câu III.b: Nâng cao
… “không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh nơi đáy giếng”
(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
Từ cảm nhận đoạn thơ trên, anh/ chị hãy làm nổi bật phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật của thơ Thanh
Thảo
TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO @ VĩnhPhúc
KỲ THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn . Ngày thi: 09/7 /2014
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
────────
Đề thi số 6.
PHẦN I (5,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau, trả lời câu hỏi bằng những đoạn văn ngắn.
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi
bạt tới những miền xa lạ...Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người
Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia
một khi lớn lên có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường
nếu Tổ quốc kêu gọi.
( Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 2 – tr 138)
8
9
1. Nêu tên của văn bản và tác giả.
2. Đại ý của đoạn văn .
3. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?”có phải là câu hỏi tu từ không? Vì sao?
4. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh
thổi bạt tới những miền xa lạ... Câu văn gợi anh, chị liên tưởng đến nhân vật nào trong văn
bản. Nhà văn dùng cách nói ẩn dụ Hai con người côi cút, hai hạt cát để bạn đọc trân trọng và
đồng cảm. Hãy viết điều nhà văn muốn nói về hai con người đi qua chiến tranh ấy.
5. Tìm thành phần phụ chú trong câu văn của đoạn trích.
6. Từ câu chuyện của người chiến sĩ Hồng quân Nga, anh, chị hãy nêu cảm nghĩ về
tính cách người Việt trên con đường hiện đại hóa đất nước trong bài luận khoảng 01 trang
giấy thi.
PHẦN II (5,0 điểm) . Thí sinh chỉ làm câu 1 hoặc câu 2.
Câu 1. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người
phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là
người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Câu 2. Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo), có ý kiến
cho rằng: Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong
một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức
sống bất diệt của nghệ thuật Lor- ca.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh, chị hãy bình luận.
-HếtCán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
C©u 1 (1.5 ®iÓm)
Trong những từ "mưa" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) dưới đây, từ nào được
dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển. Ý nghĩa của từ mưa trong
từng câu thơ là gì?
a. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
9
10
b. Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
c. Giọt riêng tầm tả tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình.
d. Vật mình vẫy gió tuôn mưa,
Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.
C©u 2: (2,0 ®iÓm)
Cho đoạn thơ:
... Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập2, trang 170, NXBGD, 2012)
a. Hãy tìm những từ trong trường từ vựng chỉ mùa thu ở đoạn thơ trên?
b. Xác định thành phần tình thái trong đoạn thơ.
c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) thuyết minh giới thiệu về vẻ đẹp
rất riêng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
C©u 3: (1,5 ®iÓm)
a. Thế nào là câu đơn, câu ghép trong tiếng Việt ?
b. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép. Vì sao?
"(1)Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. (2)Nước mắt đứa nào chảy
trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
(3)Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê
Minh Khuê)
C©u 4: (5,0 ®iÓm)
Bức tranh mùa xuân xứ Huế tươi đẹp hiện lên như thế nào trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Mùa xuân người cầm súng
Một bông hoa tím biếc
Lộc giắt đầy quanh lưng
Ôi con chim chiền chiện
Mùa xuân người ra đồng
Hót chi mà vang trời
Lộc trải dài nương mạ
Từng giọt long lanh rơi
Tất cả như hối hả
Tôi đưa tay tôi hứng
Tất cả như xôn xao…
(Thanh Hải, Mùa xuân nho
nhỏ)
Họ và tên thí sinh: ..................................................Số báo danh:..................................
ĐỀ 3
PHẦN I (5,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau, trả lời câu hỏi bằng những đoạn văn ngắn.
10
11
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi
bạt tới những miền xa lạ...Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người
Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia
một khi lớn lên có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường
nếu Tổ quốc kêu gọi.
( Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 2 – tr 138)
1. Nêu tên của văn bản và tác giả.
2. Đại ý của đoạn văn .
3. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?”có phải là câu hỏi tu từ không? Vì sao?
4. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh
thổi bạt tới những miền xa lạ... Câu văn gợi anh, chị liên tưởng đến nhân vật nào trong văn
bản. Nhà văn dùng cách nói ẩn dụ Hai con người côi cút, hai hạt cát để bạn đọc trân trọng và
đồng cảm. Hãy viết điều nhà văn muốn nói về hai con người đi qua chiến tranh ấy.
5. Tìm thành phần phụ chú trong câu văn của đoạn trích.
6. Từ câu chuyện của người chiến sĩ Hồng quân Nga, anh, chị hãy nêu cảm nghĩ về
tính cách người Việt trên con đường hiện đại hóa đất nước trong bài luận khoảng 01 trang
giấy thi.
PHẦN II (5,0 điểm) . Thí sinh chỉ làm câu 1 hoặc câu 2.
Câu 1. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người
phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là
người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Câu 2. Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo), có ý kiến
cho rằng: Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong
một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức
sống bất diệt của nghệ thuật Lor- ca.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh, chị hãy bình luận.
11
12
ĐỀ 4
.
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 115, Nxb Giáo dục, 2008)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước về phương diện nào ? Nhận xét cách
định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước.
b. Chỉ ra và nhận xét cách sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (3 điểm):
Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có người khẳng định:
Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện
chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân.
Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy sóng, anh/ chị hãy bình
luận về ý kiến trên.
B. Phần riêng (5 điểm): (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a: (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản)
Về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có ý kiến cho rằng: Việt
và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh
chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc
đáo, có cá tính riêng, không lặp lại.
Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), anh chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
Câu 3b: (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao)
Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua
việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau:
12
13
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.?”
(Tương tư- Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 NC, tập 2, NXB Giáo dục , 2008, tr.55)
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.
(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 NC, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.123)
--------------------------------------------Hết------------------------------------------
Câu Ý
1
a
b
2.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III, KHỐI C, D NĂM 2014
Môn: NGỮ VĂN
Nội dung
- Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước trong mối quan hệ
quyện hòa với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc con người trong cuộc sống
đời thường.
- Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước: định nghĩa
tách riêng các yếu tố Đất và Nước gắn với anh và em rồi gộp lại
trong sự hòa quyện với tình yêu của hai người. Đó là lối định nghĩa
mới lạ, sâu sắc.
- Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên:
Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
lấy ý từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai?- Khăn rơi xuống đất…”
- Nhận xét: tác giả không trích dẫn nguyên vẹn lời ca dao mà chỉ lấy
ý. Nhờ đó, câu thơ của ông vừa quen thuộc, gần gũi, vừa mới lạ, thú
vị, có sức gợi liên tưởng phong phú.
Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có ý kiến cho rằng :
Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều
tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại
mà là ở lòng dân.
Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy
sóng, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung: có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu sắc. Học
13
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
3,0
14
1
2
3
3a
1
2
sinh có thể có nhiều cách tiếp cận vấn đề và bàn luận theo nhiều
hướng khác nhau, miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là những nét
chính cần có:
Giới thiệu và giải thích ý kiến
- Sức mạnh thật sự của một quốc gia là yếu tố đánh giá tổng thể nội
lực của một đất nước, đặc biệt là khi đặt nước đó trong tương quan
với một nước khác. Thông thường, người ta xem sức mạnh nền kinh
tế và tiềm lực quân sự là yếu tố quyết định thực lực của một đất
nước.
- lòng dân: ý chí, tinh thần đoàn kết của nhân dân.
=> Ý kiến khẳng định: lòng dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định
sức mạnh của một đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước bị
đe dọa từ các thế lực bên ngoài.
Bình luận ý kiến: (1,5 điểm)
- Từ xưa đến nay, lòng dân là sức mạnh vô địch để bảo vệ Tổ quốc và
thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
- Hiện nay, sự yên bình của đất nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng
từ phía Trung Quốc. Với sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, Trung
Quốc đang nuôi dã tâm bá chủ trên biển Đông. Trước sự ngang
ngược của Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đã thể hiện lòng yêu
nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Phát huy sức mạnh lòng dân là điều đặc biệt quan trọng trong lúc
này, tuy nhiên, để chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền và
phát triển đất nước, cần có nhiều yếu tố khác: chủ trương, đường lối
lãnh đạo sáng suốt, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,
tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế,…
Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết một
lòng ,phát huy sức mạnh tổng thể để bảo vệ chủ quyền dân tộc và xây
dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học
- Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật và trích dẫn ý
kiến.)
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
(0,5
(0,5)
Giải thích ý kiến
- ý kiến thứ nhất Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp
của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ : khẳng định
giá trị đại diện, tính điển hình của hai hình tượng Việt và Chiến. Hai
14
2
3
3b
1
2
15
hình tượng này có những phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho tuổi trẻ
Việt Nam thời chống Mĩ như: có lòng căm thù giặc sâu sắc, yêu gia
đình, quê hương, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước...
- Ý kiến thứ hai: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc
đáo, có cá tính riêng, không lặp lại nêu bật nét riêng, tính cá thể của
hai hình tượng Việt và Chiến. Đó là những biểu hiện cá tính riêng
của từng nhân vật như: sự hồn nhiên, vô tư lộc ngộc của cậu bé mới
lớn ở Việt, sự chín chắn, chu toàn, nữ tính ở Chiến.
Cảm nhận hai hình tượng Việt, Chiến (3 điểm)
- Việt, Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau
thương, mất mát do tội ác Mỹ Diệm.
- Ở hai chị em sáng lên phẩm chất anh hùng, tình nghĩa của lớp trẻ
vùng đồng bằng Nam bộ nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung trong
kháng chiến chống Mỹ:
+ Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh
liệt được trả thù nhà nợ nước; kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương
trực trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu.
+ Gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quê hương xứ sở,
đầy ý thức về truyền thống gia đình và có những hành động cụ thể để
tiếp nối, phát huy truyền thống ấy.
- Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng
làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và góp phần thể hiện vẻ đẹp phong
phú của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ:
+ Việt: sự hồn nhiên, vô tư.
+ Chiến: sự chín chắn, đảm đang xốc vác của cô gái Nam Bộ nói
riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua việc lựa chọn một tình
huống truyện độc đáo, lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp, chọn
lọc các chi tiết đặc sắc, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sinh động,
ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ rõ nét,… tác giả đã làm nổi bật vẻ
đẹp của “những đứa con trong gia đình”
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
Bình luận, đánh giá chung:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau,
giúp người đọc cảm nhận hình tượng một cách trọn vẹn.
Với hai hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành
công chân dung tiêu biểu của lớp trẻ vùng sông nước Nam Bộ nói
riêng, con người Việt Nam nói chung kiên cường và tình nghĩa trong
kháng chiến chống Mỹ.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Điểm chung:
- Cùng thể hiên nỗi nhớ- một cảm xúc đặc trưng của tình yêu.
15
0,5
0,5
3
4
16
- Đều đặt nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với không gian và thời
gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở mức độ lắng sâu, da diết nhất,
- Đều thể hiện được tác động mạnh mẽ của nỗi nhớ đối với tâm hồn
con người.
Điểm riêng
2,5
*Nội dung:
- Đoạn thơ trong Tương tư:
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những
nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật
tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “bệnh” khó chữa của kẻ đang
yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả không
gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Đoạn thơ trong Sóng:
+ từ quy luật của tự nhiên, tác giả khẳng định quy luật của tâm hồn:
nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chiếm lĩnh cả tầng sâu lẫn
bề mặt.
+ Em bộc lộ nỗi lòng trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh. Nỗi nhớ ngự
trị cả trong ý thức và tiềm thức.
*Nghệ thuật:
- Tương tư:
+ sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tha thiết, uyển chuyển
+ kế thừa những hình thức biểu hiện quen thuộc của ca dao như ẩn
dụ, hoán dụ, phép điệp, câu hỏi tu từ, cách dùng đại từ ai…
+ hình ảnh thơ giản dị, gần gũi góp phân tạo nên không gian nghệ
thuật thôn dã.
- Sóng:
+ xây dựng cặp hình tượng sóng – em vừa song hành, sóng đôi lại
vừa hòa nhập, thống nhất
+ thể thơ năm chữ với nhịp ngắn, liền mạch dễ chuyển tải dòng cảm
xúc dạt dào…, âm điệu bài thơ – khổ thơ là âm điệu của sóng – âm
điệu của những con sóng lòng nhiều dư ba…
+ Cách nói nghịch lí độc đáo: Cả trong mơ còn thức.
So sánh:
1,0
- Nguyễn Bính dành cả bài thơ để thể hiện nỗi tương tư - câu nào,
khổ nào cũng thấm đẫm nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, Xuân Quỳnh
chỉ dành một khổ thơ nói về nỗi nhớ, đây cũng là khổ thơ có số câu
dôi ra so so với các khổ khác trong bài.( 6 câu/ 4 câu)
- Tương tư thể hiện nỗi nhớ và gương mặt tình yêu của chàng trai nơi
thôn dã : vừa e dè, kín đáo lại vừa sâu sắc, mãnh liệt, chân thành.
Sóng là bài thơ về tình yêu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con
gái khi yêu – Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu , Xuân
Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa dạt dào - sôi nổi, vừa đằm thắm - lắng
sâu -da diết - thường trực… như những con sóng ngoài đại dương.
16
5
17
- Đoạn thơ trong Tương tư cho thấy hồn thơ Nguyễn Bính mang nét
riêng, không lặp lại khi tìm về cội nguồn thơ ca dân gian để thể hiện
nỗi nhớ tình yêu của những chàng trai thôn quê. Đó là chất “quê
mùa” đáng yêu của một nhà thơ mới. Đoạn thơ trong Sóng cho thấy
hồn thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào, da diết mãnh liệt trong khát vọng
tình yêu và hạnh phúc đời thường.
Đánh giá
- Tình yêu là tình cảm rất nhân văn của con người, nỗi nhớ là trạng
thái cảm xúc đặc trưng, làm nên sắc thái của tình yêu đôi lứa. Thể
hiện nỗi nhớ của tình yêu, các nhà thơ đã thể hiện được chất nhân
văn, màu sắc văn hóa trong đời sống tâm hồn con người.
- Những đóng góp, khám phá riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm
phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca; qua đó cũng góp
phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người.
0,5
* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề
cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo.
ĐỀ 5: Thời gian: 120 phút
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu”
(Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)
a/ Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ?
b/ Cặp hình ảnh “thuyền- biển” trong đoạn thơ được hiểu thông qua biện pháp tu từ nào ? Tác
dụng của phép tu từ đó ?
c/ Trong chương trình Ngữ văn 12 có học một bài thơ cùng viết về đề tài này của Xuân
Quỳnh. Hãy cho biết tên bài thơ đó.
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong giây phút kinh hoàng khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trên chuyến phà Sewol
(Hàn Quốc) đã gửi tới mẹ mình tin nhắn: “Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp nói với mẹ nên gửi
tin nhắn. Con yêu mẹ”.
Đọc mẩu tin đó, Tuấn Jeon, biên tập viên chương trình tiếng Việt của Đài KBS, gợi mở
trên Facebook của mình: “Thông qua sự việc này, một lần nữa chúng ta cảm nhận được nhiều
điều. Nhất là có thể cảm nhận được gia đình quý giá đến dường nào. Nếu như ngày mai là
ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, bạn sẽ muốn nói những gì, với ai? Bạn nghĩ bạn muốn
làm những gì?”
Qua mẩu tin trên cùng với phần gợi mở của Tuấn Jeon, Anh/chị hãy trả lời câu hỏi đó qua
một bài văn ngắn.
17
18
Câu 2: (4 điểm) Có người cho rằng: nổi bật nhất ở nhân vật người đàn bà hàng chài (trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu) là tình yêu thương con
tha thiết. Anh/chị hãy lí giải vì sao lại có ý kiến như vậy.
Gợi ý đáp án:
ĐỀ 6:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
a/ Thể thơ ngũ ngôn (5 chữ)
b/ Xác định biện pháp tu từ: Ẩn dụ
- Phân tích tác dụng: Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai, biển là hình ảnh ẩn dụ chỉ
người con gái. Mượn hình ảnh thuyền và biển, Xuân Quỳnh muốn nói đến sự gắn bó, khăng
khít của đôi lứa yêu nhau. Biện pháp ẩn dụ ở đây khiến cho sự diễn đạt của nhà thơ trở nên tế
nhị, duyên dáng hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
c/Bài thơ Sóng.
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Một số gợi ý:
- Cảm xúc khi đọc mẩu tin về dòng tin nhắn cuối cùng của cậu bé đến mẹ:
- Bàn về vai trò quan trọng của gia đình: là tổ ấm, là chiếc nôi nâng đỡ con người, là chỗ
dựa…
- Học sinh có quyền bày tỏ suy nghĩ của bản thân về: câu nói cuối cùng, người cuối cùng
muốn gặp (người thân, bạn bè…), điều muốn nói (cảm ơn, xin lỗi, nguyện vọng…),
điều muốn làm ( làm việc tốt, làm điều vui cho người thân, bạn bè, đi đến một nơi nào
đó, làm công việc mình say mê…)miễn là phù hợp giá trị nhân văn.
Câu 2:
- Người đàn bà hàng chài là một người có số phân bất hạnh (…), có nhiều phẩm chất tốt đẹp
như: cam chịu, nhẫn nhục; bao dung vị tha; sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời… song nổi bật nhất là
tình yêu thương con tha thiết. Ý kiến hoàn toàn đúng.
-Lí giải: Chị là người yêu thương con, hi sinh vì con:
+ Chấp nhận cuộc sống bị chồng hành hạ, đánh đập… vì để con có một gia đình, vì để có
người cùng nuôi con khôn lớn.
+ Là một người phụ nữ rất yêu thương con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh
nhằm tránh làm tổn thương các con
+ Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không
muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo
lí.
+ Niềm vui của chị là niềm vui khi nhìn thấy các con được ăn no, gia đình hòa thuận…
->Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.
ĐỀ 7Thời gian: 120 phút
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU ( 3điểm)
18
19
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất
của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau
hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi
cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân
trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt
vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành
từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn
tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó
“hot”!”, một người bảo vậy. ”…
( Gần mặt…cách lòng- Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online 04/05/2014)
a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ?
b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều đó trái với sự tiếp
đón của gia chủ ra sao ?
b/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo ? Em hiểu nhan đề
đó như thế nào ?
PHẦN II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1:
“Tại sao xếp hàng là hành vi rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được và ai cũng muốn,
nhưng rốt cuộc không ai chịu làm? Có phải vì người Việt chúng ta hay có thói quen nhìn nhau
và làm theo nhau. Người đến sau thấy người đến trước nhờ chen lấn mà được việc, nên cũng
bắt chước làm theo và sợ rằng nếu xếp hàng mình sẽ bị thua thiệt. Người có ý thức xếp hàng
bị coi thường, hoặc bị cho là muốn chơi trội, muốn thể hiện…. Bởi chẳng ai muốn mình trở
nên “khó coi”trong mắt mọi người, cho nên người nghiêm túc xếp hàng ngày càng trở nên
hiếm hoi, những kẻ chen ngang thì coi hành vi của mình là chuyện bình thường. Và họ đã vô
tình tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, tạo môi trường cho thói ích kỷ, mưu mẹo…”
Đọc mẩu tin trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết của “văn hóa xếp hàng” ?
Hãy bàn luận trong một bài văn ngắn.
Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn
sau:
“ …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối
thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về
sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái
chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại
đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo
lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
19
20
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi
xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào
miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:
-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn
đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong
lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người…”
( Vợ nhặt- Kim Lân)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU
a/Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới ảo của
“mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với những người xung
quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao đổi bằng những tin nhắn, bình luận…trên
Facebook.
b/ Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận về những gì
diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook… Trái với sự tiếp đón chu đáo của gia
chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn …
c/ Cách đặt nhan đề: sử dụng cách nói từ câu thành ngữ “xa mặt cách lòng” ; sáng tạo trong
cách nói đối lập để tạo mâu thuẫn, nghịch lí: “Gần mặt- cách lòng” để chuyển tải thông tin
chính: mọi người (nhất là giới trẻ) hiện tại ít quan tâm nhau hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây
là một nhan đề ấn tượng.
PHẦN II: VIẾT
Câu 1: - Mẩu tin bàn về thực trạng đang phổ biến ở nước ta hiện nay: mọi người chưa có thói
quen xếp hàng nơi công cộng. Có thể kể thêm một số ví dụ cụ thể : ở bến xe, điểm rút tiền
(nơi đặt máy ATM..), cửa hàng, bệnh viện, ở lễ hội, khi được nhận đồ miễn phí…mọi người
còn chen lấn, xô đẩy để giành đi trước…
- Mẩu tin cũng đã đưa ra một số nguyên nhân để lí giải cho điều đó: như thói quen chung của
cộng đồng; thói quen làm theo nhau; sợ bị thua thiệt…nhìn chung là chưa có “văn hóa xếp
hàng”.
- Vai trò của việc xếp hàng:
+ Tạo ra sự văn minh trong giao tiếp, trong lối sống.
+ Tạo ra sự công bằng.
+ Tránh va chạm, xô xát, tăng hiệu quả công việc vì tiết kiệm thời gian (chen lấn gây cản trở
công việc và mất thời gian)…
- Giải pháp: tuyên truyền, có hình thức chỉ dẫn, quy định ở những nơi cần xếp hàng…Lên án,
thậm chí phạt những trường hợp vi phạm…
Câu 2:
20
21
Mở bài: Vài nét về tác giả- tác phẩm- đoạn văn
Thân bài:
- Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần cuối của truyện ngắn , cụ thể
đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
- Ý nghĩa:
+ Chi tiết trên thể hiện tình trạng cùng cực của người dân lao động trong nạn đói 1945
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của
bữa ăn đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối
nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
. Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (bà đã dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho
cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa ăn giản dị cho
con trai của mình; để các con đỡ tủi hờn, bà gọi chệch “cháo cám” là “chè khoán” và tạo
không khí vui vẻ trong bữa ăn) .
. Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng
cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có
trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy;
vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn
cảnh của gia đình mình.
. Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng,
hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào
miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng là người tế nhị, thị đã thực
sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
+ Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
+ Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện
ngắn.
Kết bài: Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám và ba nhân vật.
ĐỀ 8
I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. (3đ)
Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
21
22
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”…
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa
như thế nào?
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng
của biện pháp đó ?
B. PHẦN VIẾT
I. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Anh, chị viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu
người của một cô gái – thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà Sewol trong vụ tai nạn ngày
16/4/2014 qua mẫu tin sau:
Cô Park Ji Young, 22 tuổi, một thành viên thủy thủ đoàn, là một trong số những người hùng
trên chiếc phà Sewol. Park đã mất mạng trong khi cố gắng đảm bảo cho tất cả các hành
khách trên tầng thứ 3 và 4 của con tàu đều mặc áo phao và tìm được lối thoát. Vì thế, khi con
tàu bị lật nghiêng, Park đã kịp thời đẩy những hành khách ra ngoài. Bởi cô nghĩ: “Tôi chỉ ra
khỏi tàu sau khi chắc chắn rằng mọi hành khách đã thoát ra ngoài” – Một người sống
sót đã kể lại như thế.
(Theo ngày 18/4/2014)
II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề
1.
Theo chương trình chuẩn (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang
Vũ.
2. Theo chương trình nâng cao (4,0 điểm)
Cảm nhận của ( anh, chị ) về đoạn thơ sau :
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
22
23
(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Gợi ý đáp án :
I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1.(3đ)
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Thể thơ 5 chữ.
(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi
nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như
thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu
nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da
diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền và biển/ nỗi nhớ / …
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời
gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển
thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở
đôi mươi.
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng
của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
B. PHẦN VIẾT
1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng:
Nắm chắc phương pháp làm nghị luận xã hội – dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong
đời sống.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách nhưng cơ bản
phải nêu được các ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
b. Thân bài: HS phát biểu suy nghĩ riêng của mình về hành động dũng cảm cứu người của
cô Park:
- Đó là nghĩa cử cao cả, một hành động đẹp
- Hành động ấy cần được biểu dương nhân rộng.
- Bên cạnh đó cần phê phán những người hèn nhát, chỉ biết sống vì bản thân.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Nêu phương hướng nhận thức và hành động mỗi người trong cuộc sống.
2. Nghị luận văn học :
23
24
a/ Cảm nhận của em về đoạn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ.
1.Mở bài:
- Tác giả Lưu Quang Vũ: một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ
thuật Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng
vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981.
- Nêu yêu cầu đề:
2. Thân bài:
- Giới thiệu tình huống kịch: Trương Ba là người nhân hậu, thanh cao, khoáng hoạt phải trú
nhờ trong xác hàng thịt dung tục, thô lỗ → rơi vào bi kịch → quyết định trả xác để được “ là
tôi toàn vẹn”
- Mô tả lại đoạn kết:
+ Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh cây
vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm
chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ. Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta…Không
phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của
cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”.
+ Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi
xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn
lớn.Mãi mãi…”
- Ý nghĩa:
+ Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống,
trong lòng người. Điều đó tô đậm thêm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu
thêm tư tưởng nhân văn của tác phẩm.
+ hình ảnh cái Gái ăn quả Na rồi vùi hạt xuống đất:
•
Biểu tượng cho sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ( “Ông nội tớ bảo vậy”) là tâm
hồn là nhân cách Trương Ba.
•
Biểu tượng cho sự sống bất diệt của những giá trị tinh thần mang tính nhân văn cao đẹp
(“mãi mãi”).
•
Khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp.
- Ý nghĩa của sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện
của người đã khuất trong tâm tưởng, nỗi nhớ, tình yêu của những người còn sống. Vẻ đẹp
tâm hồn sẽ trường tồn dài lâu, bất tử so với sự tồn tại của thể xác
- Có thể nói, đây là một đoạn kết giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm và
có dư ba bởi những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở ( “ vườn cây rung rinh ánh sáng,
hai đứa trẻ cùng ăn quả na rồi gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới). Đó là khúc
ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca ngợi những giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới
và gìn giữ.
- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được
sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được
bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh
thần cao quý
3. Kết bài
24
25
- Khái quát lại vấn đề
- Rút ra bài học cho bản thân.
b/ Theo chương trình nâng cao (4,0 điểm)
Học sinh có nhiều cáh viết khác nhau nhưng cần bảo đảm các ý sau :
I. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng
chiến.
- Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường..... đèo De, núi Hồng”
II. Thân bài (3đ)
- Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: (1đ)
+ Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường … của ta”
+ Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đất rung”
+ Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan”
+ Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công… lửa
bay”
+ Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn
đêm… ngày mai lên”
+ Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu
triệu trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng”
- Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật 0,75đ): giọng thơ rắn rỏi, gân
guốc; nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so
sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả
đoạn.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả) (0,75đ): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào,
say sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão….
Khái quát nội dung nghệ thuật .0,5
III. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân.
ĐỀ 9
I/Câu 1 ( 2 điểm): Đọc văn bản sau:
"Đêm nay là đêm cuối cùng của năm cũ, người lính ở đảo Trường Sa lại thêm nổi nhớ
nhà. Nổi nhớ ấy không làm anh và đồng đội lặng im, anh đang trải nổi nhớ trào dâng ấy lên
cung đàn đàn bầu thánh thót. “Đàn bầu anh ai gẫy nấy nghe “nhưng tiếng đàn của anh lính
không dành cho riêng mình, anh đang dành tiếng đàn ấy cho xứ sở quê nhà. “Cung thanh là
tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha". Tiếng đàn bầu của người lính trẻ – chính là tiếng đàn
bầu Việt Nam, tiếng thiêng liêng nhất của tổ quốc.
Tiếng đàn bầu của người lính trẻ xoáy vào hồn những bậc đá xanh rêu, bay la đà trên
mặt sóng. Tiếng đàn bầu rót hơi thở hùng tráng du dương vào cây phong ba trước sân nhà,
tiếng đàn bầu bay qua biển rộng đến tận cùng non cao trở về cội nguồn sâu thẳm nhất. Tổ
quốc Việt Nam tươi đẹp vô ngần, thuỷ chung vô ngần, nhân nghĩa vô ngần trong tiếng đàn
bầu. Người lính trẻ vẫy lên cung đàn ấy chứa bao nhiêu pho cổ tích thần thoại.Từ trong tiếng
đàn bầu lịch sử dân tộc hiện ra, từ trong tiếng đàn bầu hồn cốt dân tộc Việt Nam hiện ra..."
25