Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.36 KB, 4 trang )
Cách dùng thuốc trị viêm mũi
dị ứng khi có thai
Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis ) là một bệnh lý thường xảy ra ở phụ
nữ có thai. Theo điều tra ở Mỹ, bệnh này thường ảnh hưởng đến khoảng 20-
30% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất gây khó
chịu cho phụ nữ khi thai nghén. Rối loạn này liên quan nhiều đến dị ứng.
Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên (các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay
đổi, bụi, môi trường ô nhiễm ) người bệnh sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,
hoặc nghẹt mũi rất khó chịu.
Vậy khi phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng thì nên làm gì?
Trước hết phải tìm hiểu xem dị ứng nguyên (tức chất gây dị ứng) là gì để
tránh như giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ (bụi nhà, lông
chó, lông mèo thường là những dị ứng nguyên gây rối loạn dị ứng), tránh các loại
thực phẩm theo kinh nghiệm gây dị ứng (như trứng, sữa, các loại thủy hải sản),
thay đổi yếu tố môi trường như giữ ấm khi trời trở lạnh, giữ tinh thần lạc quan,
thoải mái.
Nếu không tránh được dị ứng nguyên thì khi bị ngứa mũi, chảy nước mũi,
thuốc được lựa chọn đầu tiên là natri cromolycat (cromolyn) bơm xịt vào mũi.
Nếu dùng thuốc bơm xịt không đáp ứng hoặc không có sẵn loại thuốc này có thể
dùng thuốc uống kháng histamin ở thụ thể H1 (thế hệ 1) như clorpheniramin,
tripelenamin, diphendramin.
Tuy nhiên đối với các thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Hoặc
có thể dùng thuốc kháng histamin thế hệ 2 như cetirizin, loratidin Loại này ít gây
buồn ngủ hơn.
Nếu bị nghẹt mũi trầm trọng có thể dùng glucocorticoid dạng bơm vào