Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.85 KB, 5 trang )

Thực phẩm phòng cảm cúm cho trẻ








Thông thường chúng ta ít khi chú ý đến một số triệu
chứng như hắt hơi nhẹ hoặc chảy nước mũi của trẻ.
Nhưng nếu xem những biểu hiện này là triệu chứng của
cảm thì số lần bị cảm của mỗi đứa trẻ bình quân
khoảng 6 lần/ năm.

Trong trường hợp nào dễ bị lây truyền cảm cúm?

Thông thường cảm thường kéo dài 6-14 ngày, 3 ngày đầu
dễ lây nhất nhưng sau khỏi 2 tuần vẫn có thể lây bệnh cho
người khác. Vì thế trẻ con rất dễ bị cảm cúm.

Nếu một đứa trẻ bị cảm cúm và có biểu hiện là chảy nước
mũi thì có thể trẻ sẽ không chú ý, thông thường thì trẻ thích
dùng tay ngoáy mũi, cứ như thế, vi khuẩn hoặc virus sẽ di
chuyển đến tay, quần áo, đồ chơi của trẻ, đồng thời có thể
tồn tại trong vòng 30 phút. Và khi những đứa trẻ khác chạm
hay chơi những đồ chơi này, sau đó lại dùng tay sờ mũi, dụi
mắt và như thế sẽ bị lây nhiễm.

Nhưng trẻ em mỗi lần bị cảm thì cơ thể và khả năng chiến
đấu chống lại vi khuẩn virus của trẻ sẽ mạnh hơn. Cứ như


thế cho tới lúc học tiểu học, số lần bị nhiễm cảm của trẻ sẽ
giảm đi.

Thực phẩm phòng cảm cúm

Trẻ em sau khi sinh trong vòng 3 tháng tuổi, mỗi khi xuất
hiện triệu chứng cảm thì nên đưa trẻ đi khám bác sỹ. Khi
trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc lớn hơn thì chúng ta có thể xây
dựng cho trẻ một “vành đai bảo vệ” từ thức ăn để hạn chế
lây nhiễm cảm cho trẻ.

1. Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm

Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho virus sinh
trưởng và phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cơ thể giữ
được ở trong môi trường kiềm thì virus cảm không thể
“thừa cơ chen vào”. Vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm
có tính kiềm, từ đó thay đổi môi trường bên trong cơ thể,
nâng cao sức đề kháng là một trong những biện pháp tốt
nhất để đối kháng với virus.

Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua,
cà rốt, rong biển….

2. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng
cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu
vitamin A, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng
giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng

theo đó yếu đi, một khi bị virus, vi khuẩn tấn công thì rất dễ
bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Các loại rau quả màu đỏ thường giàu vitamin A.

3. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng
chống virus lây nhiễm. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành
kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào
bạch huyết, phục hồi các tế bào bị thương tổn.

Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào
bạch huyết sẽ giảm thấp, vì vậy nên chú ý bổ sung thêm
những thức ăn hàm chứa vitamin C.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê,
dâu tây, rau cần, ớt xanh

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa Kẽm

Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus
cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể,
được đặt cho biệt danh “ khắc tinh của virus”.

Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn,
các loại cá, lòng đỏ trứng…


×