Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHUYÊN ĐỀ- Môn: Ngữ Văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.89 KB, 18 trang )

Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017

CHUYÊN ĐỀ
- Môn: Ngữ Văn 6
- Nhóm giáo viên Ngữ Văn trường PTDTBT – THCS Trà Nam
TT
1
2

Họ và Tên
Lương Thị
Thơm
Bùi Vỉnh Linh

Tên chuyên
đề

Chức Điện thoại
Email
vụ
GV 0962197428
GV

0974800875

Ghi
chú




TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
(Danh từ, động từ, tính từ)

Thời
lượng
dự
kiến

Mơn: Ngữ Văn 6. Tiết theo PPCT:.........
Chủ đề này thuộc phân môn Tiếng Việt nhằm bổ sung
những hiểu biết cho học sinh về một số từ loại tiếng Việt.
Tăng cường phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng
Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi, qua đó cảm nhận được sự phong phú trong từ
loại tiếng Việt.

Nội dung
tóm tắt

Chuyên đề được được chia làm 3 tiết phân biệt. Nhóm Ngữ
Văn chúng tôi quyết định chọn chủ đề này, vận dụng
phương pháp tích hợp liên bài nhằm rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ và các thao tác tư duy:
phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu giữa các đơn vị bài
học. Từ đó dần hướng đến mục đích sâu xa là bồi dưỡng
tình u tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

3 tiết


Nội dung: Ở tiết 1 và 2, học sinh sẽ được tiếp cận với các
khái niệm có liên quan đến danh từ, động từ, tính từ và đặc
điểm cũng như phân loại chúng trong tiếng Việt...
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 1 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017

Ở tiết 3, học sinh sẽ được thực hành các kiểu bài tập về
danh từ, động từ, tính từ và sử dụng chúng một cách thuần
thục.
I. Các vấn đề cần giải quyết:
- Nắm được lý thuyết về các khái niệm và đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ.
- Tăng cường kĩ năng tổng hợp, so sánh, phán đốn trong q trình phân biệt 3 kiểu
từ loại trong văn bản.
- Rèn luyện thuần thục khả năng vận dụng hợp lý vào việc trình bày văn bản, làm
bài tập Tiếng Việt, viết bài Tập làm văn.
II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề:
1. Khái niệm 3 kiểu từ loại.
2. Khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ với một số từ đặc biệt khác để
tạo thành các các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
3. Chức vụ điển hình của danh từ, động từ, tính từ trong câu.
4. Các loại chính của 3 kiểu từ loại này.
III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và mộ số năng lực có thể được phát triển:
3.1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
- Hiểu được nghĩa khái quát của danh từ, động từ, tính từ.

- Nắm được Đặc điểm ngữ pháp của danh từ, động từ, tính từ (khả năng kết hợp
của danh từ, động từ, tính từ và chức vụ ngữ pháp của chúng).
- Các loại danh từ, động từ, tính từ.
3.2.Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ, động từ, tính từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại danh từ, động từ, tính từ.
- Sử dụng danh từ, động từ, tính từ để đặt câu.
3.3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tinh thần nghiêm túc, hứng thú với văn học, tự giác tích
cực học tập trong bộ mơn.
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng danh từ động từ, tính từ.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3.4. Năng lực có thể phát triển:
STT Các nội dung
Các hoạt động HS cần thực hiện
Năng lực thành phần của
nội dạy học trong trong từng nội dung để phát triển
năng lực chuyên biệt
dung
năng lực thành phần chuyên biệt
được hình thành tương
chủ đề
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 2 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
dạy
học
Khái niệm danh
1

từ, động từ,
tính từ.
Đặc điểm danh
2
từ, động từ,
tính từ.
Phân loại các
loại danh từ,
3
động từ, tính
từ.
Luyện tập

4

Năm học: 2016-2017
ứng khi HS hoạt động

vật lí (trả lời câu hỏi, làm bài tập,
thí nghiệm, giải quyết nhiệm vụ …)
- Thảo luận nhóm, phân tích bài tập, - Làm việc tập thể, giao
rút ra kết luận.
tiếp bằng ngôn ngữ nói,
nhận biết, đối chiếu.
- Đọc ví dụ và suy nghĩ
- Đọc, phân tích, nhận
- Phân tích ví dụ để tìm ra đặc điểm biết, kết luận
mỗi kiểu từ loại.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, hợp tác, giải

- Thực hành theo nhóm
quyết vấn đề.
- Thực hành làm bài tập, giải quyết - Làm việc cá nhân, hợp
nhiệm vụ theo cá nhân, cặp đơi, tác nhóm.
nhóm.
- Vận dụng kiến thức đã
học để làm bài tập.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Nội dung 1: Khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
1.1.Hoạt động 1: Phần khởi động.
- Dự kiến thời gian thực hiện: (15 phút)
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Giáo viên chuẩn bị máy tính, tivi trình chiếu,
bảng phụ.
- Mục tiêu hoạt động: Hình thành tâm lý sẵn sàng bước vào bài học. Xây dựng
năng lực hợp tác cho học sinh.
- Tiến trình thực hiện hoạt động
STT

Bước

Nội dung
* Học sinh tìm hiểu trước ví dụ ở nhà.
Xác định kiểu từ loại của các từ trong các thành ngữ :

1

2

- Đi ngược về xi.

Chuyển giao nhiệm
vụ

Thực hiện nhiệm vụ

- Nhìn xa trông rộng.
- Nước chảy bèo trôi.
- Học sinh quan sát ví dụ được trình chiếu trên tivi, làm
việc theo nhóm, thảo luận tìm ra kết luận.

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 3 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017
- DT: nước, bèo.

3

4

- ĐT : đi , về, nhìn, trơng, chảy, trơi.
Báo cáo, thảo luận

- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.

Kết luận, nhận định
hoặc hợp thức hóa
kiến thức


- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt
động, trạng thái.

1.2.Hoạt động 2: Đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ.
- Thời gian thực hiện: 30 phút.
- Phương tiện: SGK, tivi, bảng phụ.
- Mục tiêu: Nhận biết các đặc điểm ngữ pháp của danh từ, động từ, tính từ (khả
năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp) và bước đầu có ý thức vận dụng các kiểu từ loại
đó trong nói và viết.
- Phương pháp: Đọc, phát vấn, làm việc cá nhân.
STT
1

Bước

Nội dung
* Học sinh quan sát ví dụ được trình chiếu trên tivi rồi trả lời câu
hỏi của giáo viên.
(1) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ được in đậm dưới đây
có những từ nào?
Ba con trâu ấy
Hai thúng gạo này
Sáu tạ thóc đó

Chuyển
(2) Xung quanh động từ trong trong cụm động từ được in đậm
giao

dưới đây có những từ nào?
nhiệm vụ.
Đã đi nhiều nơi,
Cũng ra những câu đố oái oăm
Hãy làm nhanh lên
(3) Xung quanh tính từ trong trong cụm tính từ được in đậm
dưới đây có những từ nào:
Đã rất yên tĩnh ”.
Cũng thơng minh lắm
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 4 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Vẫn sáng vằng vặc

Năm học: 2016-2017

(4) Xác định danh từ, động từ, tính từ và chức vụ điển hình của
chúng trong các ví dụ sau:
a. Nam học rất giỏi.
b.Lao động là vinh quang.
c. Tốt đẹp phô ra, /xấu xa đậy lại.
2

3

Thực hiện - Học sinh tư duy độc lập, nhận biết để rút ra kết luận về các đặc
nhiệm vụ điểm của danh từ, động từ, tính từ.
- Học sinh quan sát ví dụ được trình chiếu trên tivi, làm việc theo
cặp.

(1) Từ đứng trước: ba,hai,sau (từ chỉ số lượng); từ đứng sau:
ấy,này, đó.

Báo cáo,
thảo luận

(2) Từ đứng trước: đã; cũng; hãy từ đứng sau; nhiều nơi; những
câu đố oái oăm;nhanh lên
(3) Từ đứng trước: đã rất;cũng; vẫn từ đứng sau lắm; vằng vặc
(4) Chức vụ điển hình:
a.
- Danh từ Nam làm chức vụ chủ ngữ.
- Động từ học làm chức vụ vị ngữ.
- Tính từ giỏi làm chức vụ vị ngữ.
b.
- Động từ: Lao động làm chức vụ chủ ngữ.
- Danh từ vinh quang làm chức vụ vị ngữ.
c.
- Động từ phô, đậy làm chức vụ vị ngữ.
- Tính từ Tốt đẹp , xấu xa làm chức vụ chủ ngữ

* Khả năng kết hợp với các từ:
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ:
này, ấy, đó,...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 5 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
danh từ.

- Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy,
chớ, đừng,...để tạo thành cụm động từ.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,...để
4
Kết luận tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ: hãy, chớ,
đừng của tính từ rất hạn chế.
* Chức vụ điển hình:
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị
ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ
ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng,
vẫn, hãy, chớ, đừng,...
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng
làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
2. Nội dung 2: Phân loại các loại danh từ, động từ, tính từ.
2.1.Hoạt động 1: Phân loại các loại danh từ, động từ, tính từ
- Dự kiến thời gian thực hiện: 45 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: SGK, tivi, bảng phụ.
- Mục tiêu hoạt động: Phân loại rõ ràng các loại danh từ, động từ, tính từ.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Tiến trình thực hiện hoạt động
STT
1

Bước
Chuyển giao
nhiệm vụ.

Nội dung
Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ sau đây và trả lời câu

hỏi:
1.DANH TỪ
1.1 Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
?Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh
từ đứng sau:
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
HS hoạt động theo cặp mỗi bàn.

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 6 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017
1.2. Phân loại danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ
đơn vị quy ước:
?Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác
rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường
thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường khơng
thay đổi? Vì sao?
HS hoạt động cá nhân.
1.3 Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng
?Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các
danh từ ở câu sau vào bảng phân loại và sau đó nhận xét cách
viết các danh từ riêng trong câu trên:
“Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương
và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng,

huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
BẢNG PHÂN LOẠI
Danh từ chung
vua,....
Danh từ riêng
Hà Nội,....
HS hoạt động theo nhóm
2. ĐỘNG TỪ
2.1.Phân loại động từ tính thái và động từ chỉ hoạt động
?Xếp các động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười,
dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt,
toan, vui, u.
Thường địi hỏi Khơng địi hỏi
động từ khác đi động từ khác đi
kèm phía sau.
kèm p
Trả lời câu hỏi
Làm gì?ía sau.
Trả lời các câu hỏi
Làm sao?, Thế
nào?
HS hoạt động theo nhóm
3.TÍNH TỪ
3.1.Phân loại tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 7 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn


2

3

Thực hiện
nhiệm vụ

Năm học: 2016-2017
đặc điểm tuyệt đối.
?Trong số các tính từ sau: bé, oai, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối,
vàng tươi.
- Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ
(rất, hơi, khá, lắm, q..)?
- Những từ nào khơng có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức
độ?
- Hãy giải thích hiện tượng trên?
HS hoạt động nhóm
HS thảo luận cá nhân, theo cặp, theo nhóm rồi rút ra kết quả .

1. DANH TỪ:
- HS trả lời câu hỏi phần 1.1, từ đó phân chia được danh từ
thành 2 nhóm lớn: Nhóm chỉ đơn vị và nhóm chỉ sự vật. Sự
phân chia này dựa vào vị trí và ý nghĩa khái quát của các từ.
Cụ thể:
+ Các danh từ in đậm đứng trước, các danh từ còn lại đứng
sau.
Báo cáo, thảo + Các danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính đếm người, vật. Còn
luận
các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.
- HS trả lời câu hỏi phần 1.2, từ đó phân chia danh từ đơn vị

thành 2 nhóm nhỏ: nhóm chỉ đơn vị quy ước và nhóm chỉ
đơn vị tự nhiên. Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng
một từ khác (Ví dụ: thay thúng bằng rá, thay tạ bằng cân),
đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Còn khi thay
một từ chỉ đơn vị tự nhiên (Ví dụ: thay con bằng chú; thay
viên bằng ơng), đơn vị tính đếm đo lường không hề thay đổi.
- Cho HS điền danh từ chung và danh từ riêng vào bảng:
Danh từ chung

Vua, công ơn, tráng sĩ, đền
thờ, làng, xã, huyện.
Danh từ riêng
Hà Nội, Phù Đổng Thiên
Vương, Gióng, Phù Đổng,
Gia Lâm, Hà Nội
Nhận xét về cách viết danh từ riêng: trong câu đã dẫn, chữ
cái đầu tiên của tất cả các bộ phận tạo thành danh từ riêng
(chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng tạo thành danh từ riêng)
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 8 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017
đều được viết hoa.
2. ĐỘNG TỪ
GV nêu tiêu chí phân hai loại động từ như đã đưa ra trong
SGK. Sau đó, HS dựa vào tiêu chí đó để xếp các động từ vào
bảng theo đúng tiêu chí lựa chọn:
Thường địi hỏi Khơng địi hỏi

động từ khác đi động từ khác đi
kèm phía sau.
kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi
đi, chạy, cười,
Làm gì?
đọc, hỏi, ngồi,
đứng.
Trả lời các câu hỏi dám, toan, định
buồn, gãy, ghét,
Làm sao?, Thế
đau, nhức, nứt,
nào?
vui, yêu.
3. TÍNH TỪ
GV giúp học sinh nhận ra hai tiểu loại của tính từ:
- Tính từ tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ rất, hơi,
khá)
- Tính từ tuyệt đối (khơng kết hợp với từ chỉ mức độ)
Trong bài tập có:
+ Các tính từ tuyệt đối là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng
tươi.
+ Các tính từ tương đối là: bé, oai.

4

Kết luận

1. DANH TỪ:
• Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là: danh

từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên
đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật
nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái
niệm....
• Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (cịn gọi là loại từ)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 9 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017
• Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng.
Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là
tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương...
- Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của
mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
2. ĐỘNG TỪ:
• Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm);
- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (khơng địi hỏi động từ
khác đi kèm)
• Động từ chỉ hoạt động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hoạt động (trả lời câu hỏi Làm gì?).
- Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế
nào?)

3. TÍNH TỪ:
Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ
mức độ);
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (khơng thể kết hợp với từ chỉ
mức độ).

3. Nội dung 3: Luyện tập.
- Dự kiến thời gian thực hiện: (45 phút)
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Giáo viên chuẩn bị máy tính, tivi trình chiếu,
bảng phụ, phiếu học tập.
- Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập. Xây dựng
năng lực hợp tác cho học sinh.
- Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
- Tiến trình thực hiện hoạt động
STT

Bước

Nội dung

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 10 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
Chuyển giao Học sinh làm các bài tập củng cố kiến thức về từ loại: Danh từ,
động từ, tính từ.
nhiệm vụ
1. Đánh dấu (X) vào trước từ đúng:

DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÍNH TỪ
Cần cù
Học bài
Kiên trì
Ngoan ngỗn
Sự dũng cảm
Tươi đẹp
Mưa gió
Ăn uống
Gầy yếu
Nguyễn Huệ
Làm bài
Tươi mát
Chăm nom
Mặt trăng
Nhẵn thín
Con bướm
Lao động
Quyển sách
Xây dựng
Rực rỡ
Nhìn ngắm
Tuyệt vời
Tiến bộ
Xum xuê
HS làm bài trên phiếu học tập
2. Liệt kê các danh từ:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lơ-gam...

b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn...
HS hoạt động cá nhân.
3. Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau:
Ngày xưa, / ở / miền / đất / Lạc Việt, / cứ / như / bây giờ / là Bắc
1
Bộ / nước / ta, / có / một / vị / thần / thuộc / nòi / rồng, / con trai /
thần / Long Nữ, / tên / là / Lạc Long Quân.
HS hoạt động theo cặp mỗi bàn.
4. Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới áo mới” (Sách Ngữ
Văn 6 Tập Một, trang 126) và cho biết các động từ ấy thuộc
những loại nào?
HS hoạt động theo nhóm
5. Q trình thay đổi từ khơng đến có, rồi từ có trở lại khơng
trong đời sống của vợ chồng người đánh cá (Truyện Ông lão
đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ
trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?
a) Cái máng lợn đã sứt mẻ ->một cái máng lợn mới -> cái máng
lợn sứt mẻ.
b) Một túp lều nát -> một ngôi nhà đẹp -> một tòa lâu đài to lớn
-> một cung điện nguy nga -> một túp lều nát ngày xưa.
HS hoạt động theo nhóm
6. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
HS hoạt động cá nhân
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 11 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
Thực hiện
Thảo luận, ghi chép kết quả, giải quyết các bài tập

2
nhiệm vụ
1. Trả lời:
Báo cáo,
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÍNH TỪ
thảo luận
Cần cù
X Học bài
X Kiên trì
Ngoan ngỗn
Sự dũng cảm X Tươi đẹp
X Mưa gió
X Ăn uống
X Gầy yếu
X Nguyễn Huệ
X Làm bài
X Tươi mát
Chăm nom
Mặt trăng
X Nhẵn thín
X Con bướm
X Lao động
Quyển sách
Xây dựng
Rực rỡ
Nhìn ngắm
Tuyệt vời
Tiến bộ

X Xum xuê

3

4

Kết luận

2. Trả lời:
a) DT chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, ki-lơ-mét....
b) DT chỉ đơn vị quy ước ước chừng: hủ, bó, gang, đoạn..
3. Trả lời:
- Các DT chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con
trai, tên.
- Các DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
4. Trả lời:
a) Các động từ: có, khoe, may, đem ra, hóng, mặc, đứng, đợi, có
đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc.
b) Phân loại:
- Động từ chỉ tình thái: đem
- Động từ chỉ trạng thái: tức, tức tối.
- Động từ chỉ hành động: khoe, may đứng, mặc, chạy, khen, hỏi,
thấy, giơ, bảo, đi, đợi...
5. Những tính từ được dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo
khổ. Mỗi lần thay đổi tính từ là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng cuối cùng tính từ dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện
sự trở lại như cũ
- Sứt mẻ/sứt mẻ
- Nát/nát
6. GV hướng dẫn HS về nhà viết đoạn văn có sử dụng danh từ,

động từ, tính từ.
- Cần phân biệt và sử dụng đúng các kiểu từ loại danh từ, động từ, tính

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 12 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
hoặc Nhận
từ.
định hoặc
- Nắm bắt, vận dùng thuần thục danh từ, động từ, tính trong nói và
Hợp thức
viết.
hóa kiến
thức
Bảng mơ tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực tồn chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu được các - Tự cho được
- Chứng minh - Vận dụng các nội dung
khái niệm, đặc ví dụ theo cách đặc điểm (chức kiến thức đã học vào thực
điểm về danh
hiểu của mình
vụ ngữ pháp,
hành viết một văn bản bất kì
từ, động từ, tính trong phạm vi
khả năng kết

có sử dụng cả ba kiểu từ
từ.
nội dung bài
hợp) của danh
loại.
- Nhận dạng,
học.
từ, động từ, tính - Hiểu và gìn giữ, phát huy
chỉ ra được
- so sánh được từ.
được sự giàu đẹp của ngơn
chính xác danh sự giống nhau
- Phân loại
ngữ tiếng Việt thông qua
từ, động từ, tính và khác nhau
được các nhóm, việc rèn luyện cách sử dụng
từ trong văn
của danh từ,
các loại danh
thành thạo, linh hoạt cả
bản.
động từ, tính từ. từ, động từ, tính trong nói và viết ba kiểu từ
từ.
loại này để từ đó tự làm giàu
thêm vốn từ vựng cho bản
thân.
Biên soạn hệ thống câu hỏi:
A. Tiết 1: Khái niệm và đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ.
I. Câu hỏi nhận biết:
1. Xác định kiểu từ loại của các từ trong các thành ngữ :

- Đi ngược về xi.
- Nhìn xa trông rộng.
- Nước chảy bèo trôi.
2. Xung quanh danh từ trong các cụm danh từ dưới đây có những từ nào?
Ba con trâu ấy
Hai thúng gạo này
Sáu tạ thóc đó
3. Xung quanh động từ trong các cụm động từ dưới đây có những từ nào?
Đã đi nhiều nơi,
Cũng ra những câu đố ối oăm
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 13 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
Hãy làm nhanh lên
4. Xung quanh tính từ trong trong cụm tính từ dưới đây có những từ nào?
Đã rất n tĩnh ”.
Cũng thơng minh lắm
Vẫn sáng vằng vặc
5. Xác định danh từ, động từ, tính từ và chức vụ điển hình của chúng trong các ví
dụ sau:
a. Nam học rất giỏi.
b. Lao động là vinh quang..
c. Tốt đẹp phô ra, /xấu xa đậy lại.
6. Chọn từ thích hợp trong các từ sau: Danh từ; Động từ; Tính từ điền vào chỗ
trống?
a. …….là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
b. ……là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
c.…….là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

7. Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau:
a. Câu “ Nhà nào khơng có cày, em vẽ cho cày” (Truyện Cây bút thần) có mấy danh từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
8. Dịng nào nêu khơng đúng đặc điểm của động từ ?
A. Thường làm vị ngữ trong câu
B. Có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ đừng,…
C. Khơng có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ đừng,… khi
làm chủ ngữ.
D. Thường làm chủ ngữ trong câu
II. Câu hỏi thông hiểu:
1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy diễn giải theo cách hiểu của em về các khái niệm
danh từ, động từ, tính từ?
2. So sánh tính từ và động từ ?
A. Cũng như động từ, tính từ có thể hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành
cụm tính từ
B. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ hạn chế hơn động từ.
C. Tính từ cũng có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
D. Khả làm vị ngữ trong câu của tính từ cũng giống như động từ.
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 14 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
3. Cho các từ sau: học sinh, sách vở, mưa, vui, chạy, học (bài), tốt (phẩm chất),
xanh, ồn ào.
Hãy phân biệt chúng theo 3 kiểu từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
4.Rút ra kết luận gì về đặc điểm(khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp điển hình)

của danh từ, động từ, tính từ?
B. Tiết 2: Phân loại các loại danh từ, động từ, tính từ.
I. Câu hỏi thơng hiểu:
1. Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau:
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
2. Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét:
Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính
đếm, đo lường khơng thay đổi? Vì sao?
3. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở câu sau
vào bảng phân loại và sau đó nhận xét cách viết các danh từ riêng trong câu trên:
“Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở
làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
Danh từ chung
Danh từ riêng
4. Xếp các động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc,
đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, u.
Thường địi hỏi Khơng địi hỏi
động từ khác đi động từ khác đi
kèm phía sau.
kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi
Làm gì?
Trả lời các câu hỏi
Làm sao?, Thế
nào?
5. Trong số các tính từ sau: bé, oai, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
- Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, q..)?

- Những từ nào khơng có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
- Hãy giải thích hiện tượng trên?
TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 15 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn
Năm học: 2016-2017
6. Rút ra kết luận về các loại, nhóm danh từ, động từ, tính từ?
C. Tiết 3: Luyện tập.
I. Câu hỏi nhận biết:
1. Đánh dấu (X) vào trước từ đúng:
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÍNH TỪ
Cần cù
Học bài
Kiên trì
Ngoan ngỗn
Sự dũng cảm
Tươi đẹp
Mưa gió
Ăn uống
Gầy yếu
Nguyễn Huệ
Làm bài
Tươi mát
Chăm nom
Mặt trăng
Nhẵn thín
Con bướm

Lao động
Quyển sách
Xây dựng
Rực rỡ
Nhìn ngắm
Tuyệt vời
Tiến bộ
Xum xuê
2. Liệt kê các danh từ:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lơ-gam...
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn...
HS hoạt động cá nhân.
3. Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau:
Ngày xưa, / ở / miền / đất / Lạc Việt, / cứ / như / bây giờ / là Bắc Bộ / nước / ta, /
có / một / vị / thần / thuộc / nòi / rồng, / con trai / thần / Long Nữ, / tên / là / Lạc
Long Quân.
4. Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới áo mới” (Sách Ngữ Văn 6 Tập Một, trang
126) và cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
II. Câu hỏi thông hiểu:
1. Q trình thay đổi từ khơng đến có, rồi từ có trở lại khơng trong đời sống của vợ
chồng người đánh cá (Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách
dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?
A. Cái máng lợn đã sứt mẻ ->một cái máng lợn mới -> cái máng lợn sứt mẻ.
B. Một túp lều nát -> một ngơi nhà đẹp -> một tịa lâu đài to lớn
-> một cung điện nguy nga -> một túp lều nát ngày xưa.
III. Câu hỏi vận dụng:
1. Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) có sử dụng danh từ,
động từ, tính từ.
2. Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức đã học về từ loại để nâng cao hiệu quả diễn
đạt trong các tình huống giao tiếp thực tiễn hằng ngày....


TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 16 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017

1. Kế hoạch và tài liệu dạy học

Nội dung nhận xét đánh giá phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Các ý kiến đánh giá dựa theo các tiêu chí:

Nội
dung

Tiêu chí
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt
được của mỗi nhiệm vụ học tập.

2. Tổ chức hoạt
sinh
động học cho học

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các
hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt

động học của học sinh.
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển
giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh
hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 17 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam


3. Hoạt động của học sinh

Chuyên đề Ngữ Văn

Năm học: 2016-2017

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả
hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh
trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh.

TH: Nhóm GV Ngữ Văn – Tổ KH Xã hội 18 Trường PTDTBT – THCS Trà Nam




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×