Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tổng quan kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.56 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

Đề tài: Tổng quan kinh tế Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Ngọc Diệp

Nhóm thực hiện:

12

Lớp học phần:

2169FECO2031

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi. Đồng thời, đất nước Việt Nam
nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới. Điều này đã tạo ra


nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện phát triển các loại hình giao thơng, thuận lợi
trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực.
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm
phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với quốc tế, đã có 69 nước cơng
nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường tại phiên họp thường trực chính phủ. Xét về
mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại
Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á,
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN.
Với đặc điểm về vị trí thuận lợi, cũng như những nỗ lực mà Việt Nam đang thực
hiện nhằm phát triển kinh tế, đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam cịn có rất nhiều điều thú
vị và bổ ích mà chúng em chưa hiểu rõ. Vì vậy, nhóm 12 chúng em xin đi sâu và làm rõ
hơn về đề tài “Tổng quan kinh tế Việt Nam”.

3


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆT NAM
------o0o-----1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.
Vị trí địa lý:
- Đất nước Việt Nam nằm ở rìa phía Đơng bán đảo Đơng Dương gần trung tâm Đông

Nam Á trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đây là khu vực có hoạt
động kinh tế sơi động nhất thế giới.


-

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở múi giờ số 7.
1.2.
Phạm vi lãnh thổ:
- Phần đất liền:
• Đất nước Việt Nam có diện tích là 331.690 km2.
• Hệ toạ độ: 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ.
• Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía Đơng

và Nam tiếp giáp biển Đơng và vịnh Thái Lan.
• Việt Nam là một đầu mối giao thơng quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương.
Phần biển:



Biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp
giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.



Đường bờ biển nước ta dài 3.260 km không kể các đảo. Nếu kể cả biển, lãnh thổ
nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
Vùng trời:



Vùng trời Việt Nam là khoảng khơng gian vơ tận bao phủ lên trên lãnh thổ Việt

Nam.

1.3.
Khí hậu và tài nguyên:
- Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm

-

cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa
dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa đơng có thể sẽ rất lạnh ở miền
bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm.
Việt Nam có nhiều nguồn tài ngun khống sản. Nằm sâu trong lịng đất là những
loại đá quý hiếm, than và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng,
4


và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ
lượng rất lớn.
1.4.
Con người và ngôn ngữ:
- Dân số của Việt Nam tính đến nay (2021): 98.176.244 người.
- Việt Nam có trên 90 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau. Người Việt (hay Kinh)
chiếm 80% dân số.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống ở Việt Nam đồng thời là phương tiện để gắn kết
cho một cộng động vững mạnh. Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga,
Trung, Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế.
2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát
triển của dân tộc.
2.1.


Phong tục tập quán:

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng
đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi
của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua
nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để
chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện
thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, khơng chỉ do gia đình lo mà hàng
xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xn, nơng nhàn. Các tết
chính là tết Ngun đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng
Bảy, tết Trung thu,... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông
nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo,
đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có cơng với nước, các lễ hội tơn giáo
và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần
hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trị chơi, cuộc thi dân gian.
2.2.
Tín ngưỡng và tơn giáo
- Tín ngưỡng:

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sơi, mùa
màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại rất lâu dài.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như
trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam (trong Nam bộ gọi là Đạo Ông Bà). Nhà
nào cũng thờ Thổ cơng là vị thần trơng coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào
cũng thờ Thành hoàng là vị thần cai quản che chở cho cả làng (thường tôn vinh những

5


ngươì có cơng khai phá lập nghiệp cho dân làng, hoặc các anh hùng dân tộc đã sinh hay
mất ở làng).
-

Tôn giáo:

Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam là Tam Giáo đặc trưng bởi sự phức tạp pha trộn tôn
giáo ở vùng Đông Á giữa Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo. Đây đều là các tôn
giáo ngoại nhập.
Ngồi các tơn giáo trên, cịn có hai tơn giáo Cao Đài và Hồ Hảo, là các tơn giáo nội
sinh. Các cộng đồng thiểu số Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 8% và đa số theo Thiên
Chúa giáo La Mã, nhưng có một thiểu số nhỏ gồm những nhóm Tin Lành mới về sau này.
Những nhà thờ Tin lành lớn nhất là Nhà thờ phúc âm Việt Nam và Nhà thờ phúc âm
Degar. Một tập hợp lẫn lộn dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi đã bản địa hóa cũng
được thi hành tín ngưỡng phần lớn bên trong dân tộc thiểu số Chàm, nhưng cũng có một
số người thiểu số Việt Nam theo Đạo Hồi ở phía tây nam.
2.3.

Nghệ thuật

Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng
nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ
hơi phổ biến là sáo, khèn, cịn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy. Thể loại và làn
điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến
hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chịi, lý, ngồi ra cịn có hát
xẩm, chầu văn, ca trù. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là
một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải

lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ.
Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm. Sau này
gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ
nghệ thuật cao.
Thế kỉ 20, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhất là sau khi nước nhà độc lập, các loại
hình nghệ thuật mới như kịch nói, nhiếp ảnh, điện ảnh, ca múa nhạc và mỹ thuật hiện đại
ra đời và phát triển mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội dung phản ánh hiện
thực đời sống và cách mạng.
Ngồi 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4
di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh (2019). Những nét văn hóa dân tộc cổ
truyền hiện đang có nguy cơ bị mai một theo thời gian.Vì thế vấn đề bảo tồn và phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cấp thiết và lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành,
các cấp và toàn thể quần chúng nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
3. Đặc điểm về kinh tế

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét
6


theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp,
phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp
Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới,
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước
ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp
định đối tác kinh tế song phương...


7


PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
------o0o-----1. Các chỉ số quan trọng
1.1.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP)

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế
và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với
hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%
(3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là
dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt
2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế
dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập
của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1
năm 2020.

8


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ
năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP quý đến nay.
Quý III giảm sâu khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42% nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá
mức này là “thành công lớn” trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, khu vực nơng, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực
dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so
với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.
GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19
ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng
điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phịng chống dịch bệnh. Trong mức tăng
chung của tồn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp
23,52%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch
vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.
1.2.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Theo lịch phổ biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước, tăng 1,27% so với tháng
12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Tư tăng 2,7% và bình quân 4 tháng đầu
năm 2021 tăng 0,89%. CPI hàng tháng được tính dựa trên thơng tin thu thập tại khoảng
40.000 điểm điều tra giá từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 752 loại hàng
hoá và dịch vụ đại diện tiêu dùng phổ biến của người dân và phù hợp với cơ cấu tiêu dùng
của hộ gia đình hiện nay.
9


Biểu đồ tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 9, quý III và 9 tháng.
Nhìn lại chặng đường 5 năm 2016-2021, so sánh CPI bình quân 9 tháng trong các
năm cụ thể như sau: Tăng 2,07% năm 2016; 3,79% năm 2017; 3,57% năm 2018; 2,5%
năm 2019; 3,85% năm 2020 và mức thấp nhất-tăng 1,82% năm 2021.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ cấp 1, 4 nhóm hàng có chỉ số giá tháng 4/2021
giảm so với tháng trước, 6 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, riêng nhóm may mặc, mũ nón,

giày dép giữ giá ổn định làm cho CPI của tháng Tư giảm 0,04% so với tháng 3/2021. Xét
trong tổng chi tiêu dùng của người dân, 4 nhóm hàng giảm giá chiếm 60,1%, 6 nhóm
hàng tăng giá chiếm 34,2% và nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép có giá khơng đổi
chiếm 5,7%. Do 4 nhóm hàng giảm giá với tỷ trọng lớn đã làm cho chỉ số giá chung giảm
so với tháng trước. Cụ thể, CPI tháng Tư giảm so với tháng Ba chủ yếu do giá lương thực,
thực phẩm giảm nhờ nguồn cung dồi dào làm cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm
0,13%. Cùng với đó, giá điện, nước sinh hoạt, giá gas lần lượt giảm 0,73%; 1,57%; 4,86%
làm cho nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43% so với tháng trước. Nhóm bưu
chính, viễn thơng giảm 0,2% chủ yếu do các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình
khuyến mại giảm giá đối với các sản phẩm điện thoại mẫu mã cũ. Nhóm văn hóa, giải trí
và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,11%.
Bên cạnh các nhóm hàng giảm giá, các nhóm hàng tăng giá so với tháng trước đã tác
động đến CPI tháng Tư gồm có: Nhóm giao thơng tăng 0,87% do ảnh hưởng của các đợt
điều chỉnh giá xăng, dầu; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%, chủ yếu do nhu cầu tiêu
dùng các mặt hàng nước khoáng và nước có gas tăng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình
tăng 0,11% do giá các sản phẩm sử dụng nhiều vào dịp hè như tủ lạnh, máy điều hịa nhiệt
độ, quạt điện tăng; nhóm giáo dục tăng 0,03%, trong đó giá văn phịng phẩm tăng 0,23%;
nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%.

10


Có ý kiến cho rằng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng Tư giảm 0,43% so với
tháng trước trong khi hiện nay giá các vật liệu xây dựng đang tăng cao là không hợp lý,
Tổng cục Thống kê làm rõ như sau:
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm giá thuê nhà ở, điện nước, chất đốt và vật
liệu xây dựng.
- Trong tháng Tư, nhóm này giảm giá so với tháng trước chủ yếu do giá điện, nước
sinh hoạt và giá gas giảm. Ở chiều ngược lại, từ cuối năm 2020 đến nay, giá các loại
nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phôi thép, phế liệu và chi phí vận chuyển liên tục

tăng làm cho chỉ số giá sản xuất (PPI) nhóm sản phẩm sắt, thép tháng 4/2021 tăng
4,23% so với tháng trước và tăng 27,68% so với cùng kỳ năm 2020, bình quân 4
tháng đầu năm tăng 23,15% so với cùng kỳ năm trước.
- Theo đó, trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở bao
gồm xi măng, sắt thép, đá, cát được tính trong CPI tăng 1,12% so với tháng 3/2021
nhưng nhóm hàng này có quyền số tính CPI hay tỷ trọng chi tiêu trong tổng chi tiêu
của dân cư là 2,03% nên chỉ tác động làm tăng CPI chung 0,02%. Lưu ý rằng, các
sản phẩm thuộc nhóm vật liệu xây dựng trong chi tiêu dùng của dân cư được tính
trong CPI bao gồm các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, không bao gồm sửa
chữa lớn và xây dựng nhà mới. Sửa chữa nhỏ nhà ở là các hoạt động duy tu, bảo
dưỡng không thay đổi kết cấu hoặc hình thái của căn nhà.
1.3.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
-

Sự biến động theo tháng của vốn FDI của Việt Nam từ đầu năm 2019 đến hết năm
2020:

Vốn FDI giải ngân trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ và đã có sự cải thiện trong
tháng 9. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký 9 tháng đầu năm 2020 giảm do vốn đầu tư thông
qua vốn, mua cổ phần giảm mạnh. Vốn đăng ký tăng thêm cho các dự án hiện hữu tăng
11


6,8% so với cùng kỳ năm 2019 trong khi vốn đăng ký mới và vốn đầu tư thơng qua góp
vốn, mua cổ phần lần lượt giảm 5,6% và 44,9% so với cùng kỳ 2019. Sự sụt giảm này là
do dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động đầu tư và ra quyết định, đặc biệt là trên thị
trường vốn.
Những tháng đầu năm 2021, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt
với ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn xuất hiện một số tín hiệu

tích cực từ đầu tư nước ngồi khi vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trong 4 tháng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.Tổng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/4/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký
điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 12,25 tỉ
USD.Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2021, đã có nhiều dự án FDI “khủng” được
đầu tư tại các địa phương của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh,
thành phố trên cả nước trong 4 tháng đầu năm 2021.
Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn
đầu tư đăng ký. Thành phố Cần Thơ đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 1,32 tỷ USD,
chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,14 tỷ USD,
chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh…
Nếu tính riêng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm thì Long An vẫn đứng thứ nhất với
tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 29% tổng vốn đầu tư;
thành phố Cần Thơ vẫn đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 1,31 tỷ USD, chiếm 11,7%
tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm.Thành phố Hải Phòng vẫn đứng thứ ba với tổng số
vốn đầu tư là 1,03 tỷ USD chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo
lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Trong 4 tháng đầu năm, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam,
Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4.413,8 triệu USD, chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký
cấp mới; Nhật Bản 1.796,3 triệu USD, chiếm 21,2%; Đặc khu hành chính Hồng Kơng
(Trung Quốc) 774,9 triệu USD, chiếm 9,2%; Trung Quốc 576,2 triệu USD, chiếm 6,8%;
Hàn Quốc 248,7 triệu USD, chiếm 2,9%; Hoa Kỳ 148,8 triệu USD, chiếm 1,8%.
Minh chứng cho việc Singapore là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là
vào ngày 21/3/2021, UBND tỉnh Long An đã trao Quyết định chủ trương đầu tư và cấp
Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II với tổng mức
đầu tư 3,1 tỷ USD. Sau khi thực hiện các bước của dự án, nhà máy điện Long An I sẽ đi
vào vận hành vào tháng 12/2025, nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026.
Cả hai nhà máy dự kiến sẽ đặt ở xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đăng ký đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Mơn II
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cuối năm

2020 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 22-1-2021. Dự án Nhiệt điện
12


Ơ Mơn II có cơng suất 1.050MW, với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD. Đây là dự án có vốn
đầu tư nước ngoài lớn nhất tại thành phố Cần Thơ. Nhật Bản hiện có bảy dự án vào thành
phố Cần Thơ, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,35 tỷ USD.
Tiếp theo phải kể đến Dự án LG Display Hải Phịng (Hàn Quốc) của Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng được bổ sung vốn 750 triệu USD. Lãnh
đạo thành phố Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm vốn cho LG
Display Việt Nam Hải Phịng. Theo đó, với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD, đây là
dự án có vốn đầu tư nước ngồi cao nhất trên địa bàn thành phố. Dự án đã bắt đầu triển
khai và đến tháng 5 sẽ chính thức đi vào sản xuất. LG Display dự kiến tuyển thêm 5.000
lao động, đóng góp khoảng 5 triệu USD vào ngân sách nhà nước mỗi năm.Nhà máy này
chuyên sản xuất các sản phẩm màn hình OLED TV, OLED nhựa cho các thiết bị, màn
hình LCD…
Ngoài ra, một số dự án lớn trong 4 tháng đầu năm như: Dự án Nhà máy Fukang
Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia
cơng máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày
15/1/2021). Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông),
tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất
thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021). Dự án chế tạo lốp xe
Radial (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD
(GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021). Nhiều chuyên gia tin tưởng sự phát triển của
chính các nhà đầu tư FDI lớn, công nghệ cao tại Việt Nam sẽ là bước khởi đầu cho một
làn sóng đầu tư mới.
1.4.

Tỉ lệ lạm phát


Lạm phát GDP, lạm phát cơ bản và lạm phát giá sản xuất tại Việt Nam giai đoạn
2012-2016 (%):

13


Tình trạng lạm phát thấp hiện nay được lý giải là do tốc độ tăng chi tiêu ngân sách
và tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn 2012-2017 đã giảm đi nhiều so với giai đoạn
2007-2011. Cụ thể, tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã giảm từ mức trung
bình 21,4% trong giai đoạn 2007-2011 xuống cịn trung bình 13,2% trong giai đoạn 20122016, cịn tốc độ tăng cung tiền M2 cũng giảm tương ứng từ mức 32,5% giai đoạn 20062010 xuống còn 16,9% giai đoạn 2011-2016.
Sự thắt chặt về tài khóa và tiền tệ so với giai đoạn trước đã khiến tỷ lệ đầu tư/GDP
của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2016. Trong giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng
đầu tư tồn xã hội/GDP trung bình là 35,7% (trong đó năm 2007 đạt gần 40% GDP), sau
đó đã giảm mạnh và trong giai đoạn 2012-2016 chỉ còn ở mức khoảng 27%.
Năm 2020, mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ
tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá, dẫn đến việc
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách
thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua
từng tháng với xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23%
so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm sốt lạm phát, giữ CPI bình qn năm 2020 dưới 4%
của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng
12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Trong thời gian còn lại của năm 2021, với mức tăng bình quân 6 tháng đầu năm ở
mức 1,47%, thì việc kiểm sốt CPI bình qn cả năm ở khoảng 4% là khả thi. Tuy nhiên,
vẫn còn tiềm ẩn khơng ít rủi ro đối với lạm phát đến từ tình hình thế giới, hay do xu
hướng đầu cơ, tích trữ hàng trong nước tại một số thời điểm. Vì vậy, các cơ quan quản lý
cần vào cuộc tích cực hơn nữa, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
Về diễn biến giá cả, theo thống kê, mặt bằng giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm
2021 tăng cao vào đầu năm, sau đó giảm trong hai tháng tiếp theo và tăng nhẹ trở lại

trong tháng 5 và tháng 6. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng kỳ
năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng
0,87% so cùng kỳ năm trước
1.5.

Kim ngạch xuất khẩu

Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán; trong đó, có 15 hiệp
định thương mại tự do đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định thương mại tự do đang đàm
phán đã đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
Đặc biệt, quá trình hội nhập cũng được khai thác hiệu quả, gắn tăng trưởng xuất
khẩu với kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ
14


nhập siêu sang xuất siêu. Vì vậy, WTO được ví như cánh cửa lớn được mở ra để Việt Nam
tự tin bước tới sân chơi tồn cầu.
Vì thế, tiếp nối các chính sách và chiến lược ngoại thương của những giai đoạn
trước, tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tối đa lợi thế để thúc
đẩy xuất khẩu và thâm nhập vào những thị trường mới.
Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu cũng dần được chuyển dịch cơ cấu theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có
giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao và
thân thiện với môi trường.
Thống kê cho thấy, nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước
chỉ ở mức 84,7 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là
44,9 tỷ USD thì đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên tới 545,3 tỷ USD,
tăng 5,3% so với năm 2006; trong đó xuất khẩu đạt 282,6 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,7
tỷ USD.

Đặc biệt, cán cân thương mại được cải thiện rõ nét, từ mức 14,2 tỷ USD năm 2007
và 3,7 tỷ USD năm 2015. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư
với mức xuất siêu tăng dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD năm 2016; 2,1 tỷ USD năm
2017; 6,8 tỷ USD năm 2018; 10,9 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, tiếp tục ghi nhận xuất
siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD.

Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên
mức 85,1% năm 2019 và 85,2% trong năm 2020.
15


Trong khi đó, tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khống sản giảm từ 2% tổng kim
ngạch xuất khẩu năm 2016 xuống cịn 1% năm 2020. Số mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng dần, từ 28 mặt hàng năm 2016 lên 31 mặt hàng năm 2020.
Riêng 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 537,31 tỷ USD;
trong đó xuất khẩu đạt 267,93 tỷ USD và nhập khẩu đạt 269,38 tỷ USD.
Hơn nữa, việc khai thác các Hiệp định thương mại tự do cũng góp phần phát triển
xuất khẩu nhanh và bền vững, giảm dần phụ thuộc vào một hay một vài thị trường. Tổng
kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA trung bình đạt 32%-34%/năm.
Kết quả này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng
cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam.
2. Đặc điểm kinh tế Việt Nam

Việt Nam nằm ở rìa phía đơng của bán đảo Đơng Dương tiếp giáp Biển Đông gần
trung tâm Đông Nam Á, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc
tế. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh
tế sơi động nhất thế giới. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với sự da dạng về tài nguyên
thiên nhiên (đất, sinh vật, biển, …) và tài nguyên khoáng sản (dầu khí, than đá, apatit, đất
hiếm, đá vơi, quặng titan,…) rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trồng trọt, phát triển nông

nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và mở rộng dịch vụ du lịch…
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước
ngồi. Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường, nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị
trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cho đến
nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường. Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển
ở trình độ thấp và đang chuyển đổi. Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên
của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương, ASEAN.
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng
đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD
năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo.

16


Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt
2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế
dương.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng
343 tỷ USD, đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; GDP
bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN.
2.1.
Đặc điểm nông - lâm - ngư nghiệp

 Nơng nghiệp:

Nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn ni, thủy sản và lâm nghiệp. Khí hậu nhiệt đới,
đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và đa dạng sinh học phong phú là những điều kiện
quan trọng để sau 40 năm “Đổi mới” thực hiện cải cách kinh tế, ngành nông nghiệp Việt
Nam đã phát triển theo hướng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và thế
giới. Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu tồn diện ngành nơng
nghiệp trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ của cả cơ hội và
thách thức.
Về kinh tế, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 13,96% tổng GDP năm 2019. Tuy
nhiên, con số này phản ánh mức giảm đều từ 38,06% năm 1986, cho thấy sự chuyển đổi
sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 – 2013, tốc độ tăng trưởng của
ngành nông nghiệp là 3,57%/năm, cao hơn và ít biến động hơn so với các nước châu Á
khác. Từ một đất nước bị nạn đói đe dọa, Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và
thứ 15 trên tồn cầu về xuất khẩu nơng sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng vọt từ 4,2
tỷ đô la Mỹ năm 2004 lên 41,3 tỷ đô la Mỹ năm 2019, chiếm 15,68% tổng kim ngạch xuất
khẩu quốc gia. Các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt tiêu,
chè, hạt điều, cao su, sắn, thủy sản, và đồ nội thất. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt
Nam chủ yếu là Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về mặt xã hội, ngành nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung
cấp đủ lương thực cho dân số 96,48 triệu người, thông qua gạo – lương thực chính của
Việt Nam. Sự sẵn có về thực phẩm bình qn tính theo đầu người của Việt Nam ở mức
cao trong số các nước thu nhập trung bình.
Có thể nói, ngành nơng nghiệp đã góp phần ổn định chính trị – xã hội, cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa Việt Nam trong 40 năm qua, đặc biệt đóng vai trị “lưới bảo vệ” cho
tồn bộ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện
chức năng này trong đại dịch COVID-19 năm 2020, thông qua việc phân phối lương thực
17



cho người nghèo và người thất nghiệp, ổn định giá tiêu dùng, mang lại việc làm thay thế
và tạo doanh thu xuất khẩu. Dự báo của ADB chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
trưởng nhanh nhất ở châu Á cho dù chịu tác động của COVID-19.
Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp cho đến nay vẫn gắn liền với chiến lược thúc
đẩy tăng trưởng thông qua mở rộng diện tích, tăng số lượng cây trồng, khai thác tài
nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và phụ thuộc nhiều vào lao động và các yếu tố hóa
học trong sản xuất (phân bón và thuốc trừ sâu) mà khơng quan tâm nhiều đến tính bền
vững.
Ở thời điểm hiện tại, khó có thể thấy rõ sự cải thiện về lợi ích từ cơng cuộc giảm
nghèo, những lợi ích hiện có chủ yếu đến tay người Kinh và những người ở khu vực
thành thị và đồng bằng. Bất bình đẳng giữa các vùng miền đã và đang gia tăng; nghèo đói
ngày càng tập trung ở các cộng đồng dân tộc thiểu số và người khơng có đất. Ngồi ra,
thành tựu kinh tế đi kèm với thiệt hại về môi trường, như phá rừng, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên và mất đa dạng sinh học, suy thối đất và ơ nhiễm nước. Những hậu quả này
là thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam trên con đường đạt được Mục tiêu phát triển
bền vững (SDGs) vào năm 2030.
 Lâm nghiệp:

Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá
trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng đóng
vai trị quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thơng qua những chức năng
mơi trường như chống xói mịn, và đảm bảo tuần hồn nước. Lâm sản và lâm sản ngoài
gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng cũng có một vai trị xã hội, góp phần tạo
cơng ăn việc làm và thu nhập. Hiện nay có khoảng 25 triệu người Việt Nam có 20%-40%
thu nhập hàng năm đến từ rừng. Vai trò của rừng cũng được thể hiện ở vùng sâu vùng xa,
vùng cao nơi 10% dân cư sống bên trong hoặc gần các khu rừng (diện tích xấp xỉ 12 triệu
hecta) là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số.
Theo FAO, Việt Nam từng là nước có tỷ lệ đất rừng và trữ lượng gỗ bình qn đầu
người thấp nhất trên tồn cầu. Trong giai đoạn 1943-1995, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ che

phủ rừng giảm từ 43% xuống còn chỉ 27,2% Từ năm 2001 đến 2017, Global Forest Watch
(GFW) thống kê vùng trên cả nước chịu trách nhiệm cho 29% diện tích rừng đã mất, bao
gồm rừng tự nhiên và rừng trồng lại, trong đó tỉnh Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ che phủ
cây tương đối giảm nhiều nhất, ở mức 59% so với tỷ lệ bình quân cả nước là 13%. GFW
cũng ghi nhận trong thời gian từ 2001 đến 2012, Việt Nam cũng đã tăng diện tích che phủ
cây lên 564.000 ha tương đương 0,7% trên toàn cầu. Nếu áp dụng định nghĩa từ Ngân
hàng thế giới, diện tích rừng năm 2016 chiếm 47,6% tổng diện tích đất toàn Việt Nam,
18


trong đó bao gồm 10 triệu ha rừng tự nhiên từ năm 2006, chiếm 70% tổng diện tích rừng
trên cả nước.
Những chuyển biến này cũng xảy ra đồng thời với thực tế sản xuất lâm nghiệp tăng
gấp đôi từ 3,4% năm 2011 lên 7,5% năm 2015. Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo vùng cho
thấy một câu chuyện khác. Ở khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người
dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn
che giảm 5,8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3, tương đương gần 8% tổng dự trữ
rừng quốc gia.
Nguyên nhân của sự sụt giảm diện tích rừng bao gồm:
-

Khai thác quá mức (50%).
Chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nơng nghiệp (20%).
Du mục và đói nghèo (20%).
Cháy rừng, thiên tai và hiểm họa (10%).

Kể từ đó, ngành lâm nghiệp đã và đang khuyến khích sự tham gia từ các cá nhân,
theo đó rừng được bàn giao cho người dùng (bao gồm tổ chức và cá nhân), và khuyến
khích sự tham gia của khối tư nhân trong việc bảo vệ rừng và sản xuất lâm nghiệp. Chính
sách về phân quyền quản lý đến cấp cơ sở cũng đã và đang được triển khai. Theo báo cáo

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, diện tích rừng thuộc quản lý nhà nước giảm
từ 80,1% năm 2001 xuống 45,2% năm 2015, trong khi đó nhóm tư nhân có sự tăng tương
ứng từ 19.9% lên 54.8%. Các hộ gia đình và cá nhân đã được bàn giao 3.146 triệu ha. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Việc thay đổi và tái cấu trúc tổ chức cịn chậm, các
cơng ty lâm nghiệp cịn chưa tự lực, nguồn lực tài chính khơng ổn định và người sở hữu
rừng chưa có động lực để bảo vệ rừng.
Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã và đang hỗ trợ các tổ chức quốc tế đầu tư vào
các chương trình và dự án, trong đó:
-

Chương trình 327 (1993-1998) và Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng
(1998-2010).
Dự án phát triển rừng của Ngân hàng thế giới (2004-2011).
Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường khả năng chống chịu cho
vùng ven biển (đang được thực hiện kể từ năm 2017).

Việt Nam cũng đã có những dự án cải thiện chất lượng cũng như tăng giá trị kinh tế
của các sản phẩm gỗ và góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường
quốc tế, được tài trợ bởi đối tác phát triển Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan và Đức.
 Ngư nghiệp (Thủy – Hải sản):
19


Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trị của Ngành Thuỷ
sản cũng tăng lên khơng ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt
động mang những tính chất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu
thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Trong khi các
ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo

quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm cơng
nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và
chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì ni trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc
tính của ngành nơng nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục
vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập
kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những
phục vụ tốt cho phát triển nơng nghiệp mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh
về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản
đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng
biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu.
Cùng với phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi
đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái.
Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng ước tính đạt 3.057,2 nghìn tấn, tăng 0,7% so
với cùng kỳ năm trước (quý III ước tính đạt 1.066,1 nghìn tấn, giảm 0,6%), trong đó cá
đạt 2.388,4 nghìn tấn, tăng 0,7%; tơm đạt 110,2 nghìn tấn, giảm 2,2%.
Sản lượng thủy sản ni trồng 9 tháng ước tính đạt 3.320,1 nghìn tấn, giảm 1% so
với cùng kỳ năm trước (quý III đạt 1.215,3 nghìn tấn, giảm 8,8%), trong đó cá đạt 2.224,1
nghìn tấn, giảm 3,1%; tơm đạt 699,8 nghìn tấn, tăng 4,3%. Sản lượng tơm sú 9 tháng ước
tính đạt 196,6 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2021 đạt 81,5
nghìn tấn, giảm 0,6%); sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 462,2 nghìn tấn, tăng 5,5% (quý
III đạt 204 nghìn tấn, giảm 6,3%).
Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng
canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mơ hình ni thâm
canh theo cơng nghệ ni cơng nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính
chất sản xuất hàng hố lớn được hình thành, sản phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị
xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một
20



bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thốt khỏi
cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản.
Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ
phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh,
thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mơ hình ni thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp.
Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mơ sản xuất hàng hố lớn đã hình thành,
một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thốt
khỏi cảnh đói nghèo nhờ ni trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát
triển, hoạt động này ln được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi,
các chính sách xố đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển.
Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất
đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước thì hiện nay việc
tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế cơng
nghiệp hố và hiện đại hố.
Trong những thập kỉ qua, nhiều cơng trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến
nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác
nơng nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động ni trồng
thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Có thể nói ni trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả
kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nơng thơn,
góp phần xố đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông thôn,
phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức ni cho năng suất
và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong
nơng nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xố đói giảm nghèo ở
nông thôn.
Về chế biến xuất khẩu, đây là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình

độ cơng nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến
thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo
dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng gia tăng, đầu
tư đổi mới.

21


Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á SEAFDEC, cùng với việc mở rộng thị
trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành cơng nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều
hướng phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các
cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc điểm công nghiệp:

2.2.

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất
cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức
cao. Cơ cấu các ngành cơng nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành cơng nghiệp
như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt
may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong
giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống
của nhân dân.
 Kết quả về hoạt động sản xuất công nghiệp:

Năm 2020, sản xuất cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng
trưởng dương. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2020, giá trị tăng thêm
toàn ngành công nghiệp cả năm tăng 3,36% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng
chung của nền kinh tế (Quý I tăng 5,1%; quý II tăng 1,1%; quý III tăng 2,34%; quý IV

tăng 4,80%).
Tính chung 5 năm, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (VA công nghiệp theo
giá so sánh 2010) tăng từ 810,438 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 1.145,437 nghìn tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng (VA) trong công nghiệp giai đoạn 2016 2020 ước tăng 7,16%; cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn đến năm 2020 là
6,5 - 7,0%/năm.
Quy mơ sản xuất cơng nghiệp:
• Liên tục được mở rộng.
• Hạ tầng khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp phát triển, góp phần thu hút các nhà
đầu tư trong và ngồi nước phát triển sản xuất cơng nghiệp, nhất là các ngành, lĩnh
vực có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp IIP
của tồn ngành cơng nghiệp tăng từ 7,4% năm 2016 lên 9,1% năm 2019.
• Bước sang năm 2020, ngành công nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch
Covid-19, IIP cả năm 2020 tăng 3,4% so với năm 2019. Ngành khai khoáng giảm
7,8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng
3,1%; ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng
4,3%.
- Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp:
-

22












Ngày càng đi vào chiều sâu hơn với xu hướng chuyển dịch khá rõ và rất tích cực
theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của tồn ngành cơng nghiệp.
- Về chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế:
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng liên tục từ 27,1% năm 2016 lên 28,5% vào
năm 2019.
Năm 2020 tỷ trọng thấp hơn năm 2019 (đạt 27,54%) do ảnh hưởng của dịch
Covid-19. Nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng trong GDP tăng từ 32,7% năm 2016
lên 34,5% năm 2019 và ước đạt 33,7% năm 2020, đạt mục tiêu Kế hoạch (30 35%).
- Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp:
Cơ cấu nội ngành công nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của
ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng và
từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể:

+ Tỷ trọng nhóm ngành khai khống trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010
xuống còn khoảng 8,1% năm 2016 và 6,72% năm 2019 và ước chỉ còn 5,55% năm 2020).
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính
của tồn ngành cơng nghiệp. Năm 2020, cơng nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trị chủ
chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82% (quý I tăng 7,12%; quý II
tăng 3,38%; quý III tăng 3,86%; quý IV tăng 8,63%). Xét cả giai đoạn 2016 - 2020, nhóm
ngành này liên tục được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành cơng nghiệp
với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 14,27% năm 2016 lên 16,48%
vào năm 2019 và ước đạt 16,7% vào năm 2020).
Nhóm ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo phát triển tích cực phù hợp với định
hướng tái cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực (như điện tử, dệt may, da giày...)
tăng trưởng ở mức cao, là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp
Việt Nam; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội (bình quân mỗi năm tạo thêm khoảng
300.000 việc làm), nâng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam.

-

Công nghiệp hỗ trợ:
• Đang được quan tâm, thúc đẩy tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc trong
chuỗi cung ứng cho những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da
giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản…
• Bước đầu hình thành hệ sinh thái cơng nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa;
Cơ cấu sản phẩm có sự dịch chuyển tích cực khi tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao
và vừa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tạo cơ sở hình thành một số tập đồn
cơng nghiệp tư nhân có quy mơ lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế; điển hình là cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam, lần đầu tiên khẳng định sự tự chủ trong
đầu tư, sản xuất, làm chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ trọng
23


-

-

hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 65% năm
2016 lên 85% năm 2020; Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng
từ 44,3% năm 2016 lên 49,8% năm 2020.
Ngành điện:
• Đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
an ninh quốc phịng và sinh hoạt của người dân.
• Năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu cả năm ước đạt gần 237,561
tỷ kWh, tăng 3,43% so với năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2016 -2020, tổng
sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước đạt 1.049,3 tỷ kWh, tăng trưởng trung
bình trong cả giai đoạn là 8%.
• Chương trình phát triển lưới điện thơng minh được triển khai rộng rãi đã giúp nâng

cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện ngày càng tốt hơn, tỷ lệ điện
năng tổn thất do truyền tải và phân phối giảm từ 7,94% năm 2015 xuống cịn xấp
xỉ 6,5% năm 2020.
• Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh,
nhiều cơng trình lớn (trên 1.000 MW) được hồn thành. Tính đến hết năm 2020,
tổng cơng suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.677 MW, tăng 1,32 lần so với
năm 2016.
• Năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển, tới cuối năm 2020, tổng công suất
các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt khoảng 6.000 MW, trong
đó có khoảng 6.364 MWp điện mặt trời (tương ứng khoảng 5.290 MW), khoảng
500 MW điện gió và 325 MW cơng suất điện sinh khối; tổng cơng suất của điện
gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã chiếm xấp xỉ 10% tổng công suất đặt của hệ
thống điện; sản lượng điện năng cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng
dần từ mức không đáng kể là 320 triệu kWh, chiếm khoảng 0,41% toàn hệ thống
năm 2016 lên khoảng 8 tỷ kWh, chiếm 2,53% toàn hệ thống vào năm 2020.
Ngành Dầu khí:
• Tiếp tục đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh năng lượng
quốc gia.
• Tác động kép từ dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu trong năm 2020 đã ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của ngành dầu khí nói chung và
PVN nói riêng, trong đó các lĩnh vực: tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí; chế
biến dầu khí và phân phối sản phẩm xăng dầu; dịch vụ dầu khí, chịu ảnh hưởng
trực tiếp và nặng nề nhất. Tuy nhiên, ngành đã đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản
xuất kinh doanh đặt ra. Tổng sản lượng khai thác quy dầu dự kiến cả năm đạt 20,5
triệu tấn, vượt 0,7% kế hoạch năm (kế hoạch cả năm là đạt 10 -15 triệu tấn), trong
đó: Sản lượng khai thác dầu thô cả năm đạt 11,47 triệu tấn, vượt 8% kế hoạch năm;
Sản lượng khai thác khí đạt 9,03 tỷ m3, bằng 92,7% kế hoạch năm.
• Tính chung cả giai đoạn, gia tăng trữ lượng dầu khí 5 năm 2016 - 2020 ước đạt
56,26 - 61,26 triệu tấn quy dầu, trung bình đạt 11,2 - 12,4 triệu tấn quy dầu/năm,
24



-

-

-

bằng 100% kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 (10 - 30 triệu tấn quy dầu/năm). Tổng sản
lượng khai thác dầu khí 5 năm 2016 - 2020 ước đạt 120,87 triệu tấn quy dầu, bằng
100% so với kế hoạch 5 năm.
Ngành Than:
• Đã cơ bản hồn thành mục tiêu tổng quát là xây dựng, trở thành ngành kinh tế - kỹ
thuật quan trọng, đồng bộ từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm; cơ bản hoàn thành các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đề ra.
• Than sản xuất trong nước chủ yếu được cân đối cho các ngành kinh tế trong nước
(đặc biệt là cung cấp đủ than cho sản xuất điện) để phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội; ngồi ra, cịn dành một phần hợp lý để xuất khẩu nhằm giúp ngành Than khai
thác được các nguồn tín dụng dài hạn nước ngồi, có thêm nguồn ngoại tệ để phục
vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.
• Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020: Sản xuất than sạch tăng từ 38,7 triệu tấn vào
năm 2016 lên khoảng 48,17 triệu tấn vào năm 2020; tiêu thụ than sản xuất trong
nước tăng từ 41,1 triệu tấn vào năm 2016 lên trên 47,2 triệu tấn vào năm 2020.
Ngành dệt may:
• Đã nhanh chóng thích nghi với các điều kiện thị trường, đảm bảo duy trì sản xuất,
kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng
triệu người lao động.
• Năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ cả phía cung và phía cầu,
dệt may là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành
du lịch, hàng không, da giày. Với sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ

và châu Âu trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng
đã tác động rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (thị
trường Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 45% và 18% kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may). Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may năm 2020 ước đạt
35,27 tỷ USD, giảm 9,29% so với năm 2019. Tuy nhiên, đây vẫn là mức rất tích
cực trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.
• Trong giai đoạn vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc,
tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết như: FTA Việt Nam Hàn Quốc, Việt Nam - EAEU, CPTPP, EVFTA… Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu
dệt may Việt Nam đạt 28,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 đã đạt 38,9 tỷ USD, tăng
trưởng bình quân đạt 9,55%. Đặc biệt, giá trị xuất siêu có sự tăng nhanh: năm 2016
đạt 11,1 tỷ USD, năm 2019 đạt 16,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may
Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn
Độ thì đến năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới.
Ngành da - giày:
• Tương tự như đối với ngành dệt may, trong năm 2020, ngành da - giày cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhất là khi các nước là
thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giầy như Mỹ và EU (thị trường Mỹ và châu
25


×