Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Câu đằng trị huyết áp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.86 KB, 5 trang )

Câu đằng trị huyết áp

Câu đằng là loại cây mọc hoang ở những vùng thượng du nước ta như Cao
Bằng, Lào Cai… Bộ phận được sử dụng làm thuốc trong đông dược chính là phần
đốt thân có móc câu (loại đốt có 1 móc câu hay loại có 2 móc câu tốt hơn) cắt nhỏ
phơi hay sấy khô của loài thực vật có tên khoa học là Uncaria rhynchophylla
(Miq) Jack, thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Thường được thu hoạch vào mùa xuân
hoặc mùa thu.
Là loại cây dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình
trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông
giống như lưỡi câu nên gọi là câu đằng. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu
vàng trắng. Ngoài ra còn có một số loại câu đằng khác được khai thác ở nước ta
như Uncaria tokinensis Havil, Uncaria hirsute Havii, Uncaria sessilifructus
Roxb…



Đông y cho rằng câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm
bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt.
Chủ trị trẻ em bị hàn nhiệt, kinh giãn, trị nhức đầu hoa mắt ở người lớn.
Y học hiện đại có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất rhynchophylin
trong câu đằng có cấu tạo hóa học gần giống cấu trúc hóa học của yohimbin nên
tác giả T. Sollmann, 1984 đã cho rằng cơ chế tác dụng của thuốc câu đằng là ức
chế thần kinh giao cảm. Do đó với liều nhỏ rhynchophylin chỉ làm hưng phấn
trung khu hô hấp, mạch máu ngoại biên, vi huyết quản bị giãn, khiến cho huyết áp
hạ xuống rõ rệt.
Hiện nay câu đằng được sử dụng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao
huyết áp, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ bị xích, bạch đới. Liều
dùng trung bình mỗi ngày cho dạng thuốc sắc 6 – 15g.

Để tham khảo dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu tiêu biểu


mà trong đó có vị câu đằng.

* Trị chứng cao huyết áp: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế
chi 3g. Đổ 3 bát nước sắc còn lại 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.
* Trị chứng cao huyết áp (biểu hiện huyết áp cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt,
mất ngủ, hoặc bị bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyền sác): Dùng phương
“Thiên ma câu đằng ẩm” có công năng Bình can, tức phong tư âm thanh nhiệt
(phương này có tác dụng thanh nhiệt mạnh, dưỡng huyết, an thần), gồm các vị
thiên ma 8 – 12g, câu đằng 12 – 16g, thạch quyết minh 20 – 30g, chi tử 8 – 12g,
hoàng cầm 8 – 12g, ngưu tất 8 – 12g, ích mẫu 12 – 16g, tang ký sinh 20 – 30g, dạ
đằng giao 12 – 20g, bạch linh 12 – 20g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang
chia 3 lần.
* Trị viêm nhiễm sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật (nhờ công
năng của phương là bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh): Dùng phương
“Linh giác câu đằng thang”, công năng thiên về chống co giật, hóa đàm thông lạc,
gồm các vị linh dương giác (sắc trước) 2g, câu đằng 12g, tang diệp 8 – 12g, xuyên
bối mẫu 8 – 16g, trúc nhự 12 – 20g, sinh địa 12 – 20g, cúc hoa 8 – 12g, bạch
thược 8 – 12g, phục thần 8 – 12g, cam thảo 3 – 4g. Sắc lấy nước uống ngày 1
thang, chia 3 lần.
* Trị can phong nội đồng do nhiệt thịnh (sốt cao, co thắt, co giật): Dùng câu
đằng với linh dương giác, cúc hoa, thạch cao.
* Trị can thận âm hư, can dương vượng, hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can (biểu
hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ, đau đầu): Dùng câu đằng với hạ khô
thảo, hoàng cầm, thạch quyết minh và vị cúc hoa.
* Trị trẻ em khóc đêm: Câu đằng, thuyền thoái đều 3g, bạc hà 1g sắc uống,
ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày.

×