Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài giảng viêm tai giữa cấp và mạn môn tai mũi họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.54 KB, 10 trang )

VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
Mục tiêu bài giảng:
-

Hiểu định nghĩa viêm tai giữa cấp và mạn
Hiểu được các điểm cơ bản về dịch tể , nguyên nhân gây bệnh
Chẩn đoán đúng và nắm được nguyên tắc điều trị

VIÊM TAI GIỮA CẤP
Định nghĩa:
Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm cấp tính của tai giữa diễn ra trong vịng 3 tuần
Dịch tễ học:
Viêm tai giữa cấp thường xãy ra ở trẻ em< 2 tuổi, thường gặp nhất trong lứa tuổi từ
6-18 tháng. 50% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ít nhất một lần viêm tai giữa cấp.
Bệnh thường xãy ra vào mùa đơng.
Sinh lý bệnh:
Tắc vịi nhĩ là yếu tố quan trọng nhất gây nên viêm tai giữa cấp, thường khởi đầu
với nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây nên viêm tắc vòi nhĩ , làm cho áp suất tai
giữa trở thành áp suất âm và ứ đọng dịch tiết. Vi khuẩn từ vòm mũi họng lan vòa
tai giữa dễ dàng hơn, gây nên tình trạng viêm cấp: xung huyết, dãn mạch, xuất tiết,
xâm nhập bạch cầu đa nhân, đại thực bào và các đáp ứng miễn dịch trong hòm nhĩ.
Các yếu tố nguy cơ và thuận lợi cho trẻ dễ bị viêm tai giữa như: dị ứng, VA phì
đại, polyp mũi, vòi nhĩ kém trương lực tạo điều kiện cho hiện tượng trào ngược từ
vòm vào tai giữa, dị tật chẻ vòm khẩu cái.
Tác nhân gây bệnh:
1.

2.

Siêu vi: nhiễm siêu vi đường hô hấp trên thường là nguyên nhân ban đầu gây
viêm tai giữa , do viêm phù nề gây ra tắc vòi nhĩ, tạo áp suất âm trong tai


giữa và ứ đọng chất tiết
Vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp là: Streptococucus
pneumoniae, Haemophilus influenza, Moxorella catarrhalis. Ngồi ra cịn
gặp một số vi khuẩn khác như Streptococcus tan huyết, Staphylococcus
aureus, Pseudomonas,.. aeruginosa.

Triệu chứng lâm sàng:
1


1.

2.

3.

Triệu chứng cơ năng:
Thay đổi tùy theo tuổi: trẻ sơ sinh biểu hiện khơng rõ ràng, có khi chỉ kích
thích, quấy khóc, bú kém hay bỏ bú. Trẻ lớn hơn thì bị sốt, viêm hơ hấp trên,
đau tai hay kéo, dụi tai. Ở trẻ lớn và người lớn thường than phiền có cảm
giác đầy tai, nghe kém
Triệu chứng thực thể
Màng nhĩ phồng, xung huyết.
Ở giai đoạn tụ mủ, màng nhĩ đục, kém di động
Trong giai đoạn thủng nhĩ, bệnh nhân thường giảm sốt, đỡ đau tai
Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính mủ ở trẻ em:
a. Giai đoạn đầu: bệnh nhi với các triệu chứng của viêm mũi họng, ho, chảy
mũi, nghẹt mũi, có thể sốt nhẹ, đột nhiên bị đau tai nhiều kèm sốt cao
39-40 độ
b. Giai đoạn toàn phát:

+ Thời kỳ chưa vỡ mủ:
Toàn thân: Sốt cao 39-40 độ, thể trạng mệt mỏi, nhiểm trùng, ở trẻ nhỏ có
thể có co giật. Có thể có rối loạn tiêu hóa, nhất là ở hài nhi và trẻ nhỏ
Đau tai mỗi ngày một tăng, đau rất nhiều, đau theo nhịp đập của mạch
Điếc dẫn truyền nhẹ
Màng nhĩ nề đỏ, mất các mốc giải phẫu. đôi lúc màng nhĩ phồng
+ Thời kỳ vỡ mủ:
Có thể do chích rạch hay tự vỡ mủ. Các triệu chứng giảm nhanh: hết sốt, hết
ỉa chảy, đỡ đau tai, bớt ù tai, có thể cịn nghe kém nhẹ. Khám thấy có mủ
chảy ra ống tai ngồi và thủng nhĩ .
+ Giai đoạn lành bệnh
c. Tiến triển và biến chứng
Nếu được điều trị và theo dõi tốt, chích rạch kịp thời, bệnh có thể khỏi
trong vịng 7 đến 10 ngày: mủ lỗng dần và khơ, màng nhĩ liền lại, khơng
có di chứng. Nếu khơng được điều trị và theo dõi tốt có thể đưa đến biến
chứng: viêm tai giữa mạn tính mủ, viêm tai xương chũm cấp, hoặc các
biến chứng nội sọ.

Cận lâm sàng:
-

Công thức máu: bạch cầu tăng, đa số là neutrophils.
Nội soi tai
Cấy dịch tai giữa, kháng sinh đồ
Đo thính lực
CT Scan
2


Chẩn đốn phân biệt:

-

Viêm tai giữa bóng nước: là một dạng viêm đơn thuần ở màng nhĩ theo sau
nhiễm siêu vi, gây đau tai mà khơng có dịch ở tai giữa.
Viêm ống tai ngoài
Nút ráy tai
Dị vật tai
Viêm amidan
Áp xe răng

Biến chứng:
Ngày nay nhờ hiệu quả của kháng sinh, biến chứng do viêm tai giữa cấp ít gặp
hơn.
-

Thủng nhĩ, viêm xương chũm cấp, liệt mặt, viêm mê nhĩ cấp,viêm tai giữa
mạn tính mủ
Biến chứng nội sọ: viêm màng não, viêm não, áp xe não, viêm tắc xoang
tĩnh mạch bên

Điều trị:
+ Kháng sinh: nên chọn kháng sinh phổ rộng, có tác dụng lên hầu hết các
vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp thường gặp kể trên: amoxicillin,
amoxicillin/clavulanate, erythromycin, cefaclor cefixim, cefuroxim axetil,
cefpodoxim, clindamycin.
Kháng sinh nên được sử dụng 10- 14 ngày
+ Các thuốc khác: giảm đau, nhỏ tai
+ Chọc hút dịch tai giữa: trẻ sơ sinh có tình trạng nhiễm độc, bệnh nhân
bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân thất bại với điều trị kháng sinh. Đâm kim vào
phía trước của màng nhĩ và hút dịch tai giữa. Chọc hút có thể chuyển thành chích

rạch màng nhĩ khi cần thiết.
Tiên lượng:
-

Nhờ có kháng sinh hiệu quả, ngày nay viêm tai giữa cấp thường ít có biến
chứng
Dịch tai giữa có thể tồn tại kéo dài chuyển thành viêm tai giữa tiết dịch,
nghe kém, 70% còn dịch tai giữa sau 2 tuần, 50% sau 1 tháng, 20% sau 2
tháng và 10% sau 3 tháng.
3


-

Bệnh nhân có biến chứng cần nhập viện điều trị tích cực hoặc can thiệp phẫu
thuật.

4


VIÊM TAI GIỮA MẠN
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm chảy tai kéo dài > 6 tuần
Có 2 loại viêm tai giữa mạn chính là viêm tai giữa tiết dịch và viêm tai giữa mạn
tính mủ
VIÊM TAI GIỮA TIẾT DỊCH MẠN TÍNH
Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng có dịch mạn tính trong tai giữa, ít khi thủng
màng nhĩ.
Dịch tiết được phân thành 3 loại: thanh dịch (lỏng, trong veo như nước), nhầy (dịch
nhầy nhớt, keo), và mủ (dịch như mủ)
Viêm tai giữa tiết dịch phổ biến nhất ở trẻ từ 1-7 tuổi, thường xảy ra vào mùa đơng

Viêm tai giữa xuất tiết mạn tính là hậu quả của viêm tai giữa xuất tiết cấp tính tái
diễn nhiều lần. Nguyên nhân thường gặp là nhiễm trùng hô hấp trên và / hoặc rối
loạn chức năng vòi nhĩ. Cả hai nguyên nhân này đều gây nên giảm thông khí tai
giữa và áp suất âm ở tai giữa. Viêm và tích tụ chất tiết ở vịm mũi họng gây nhiễm
trùng, tắc vòi và nhiễm trùng tai giữa. Tắc vòi có thể do rối loạn hoạt động của vịi
nhĩ, do viêm phù nề, do khối u bên ngoài như VA phì đại, u xơ vịm mũi họng, ung
thư vịm mũi họng. Vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, do đó dễ
xảy ra hiện tượng trào ngược, nhất là trẻ em thường ở tư thế nằm ngửa.
Triệu chứng:
Thường khơng có dấu hiệu tồn thân nên làm trễ chẩn đoán
Nghe kém là triệu chứng chủ yếu, đối vơi trẻ em nghe kém hay nghi ngờ nghe
kém, thường kèm theo chậm nói. Trẻ lớn thấy khó chịu trong tai, có cảm giác đầy
tai
Khám lâm sàng thường thấy màng nhĩ lõm do áp suất âm cũng như do dịch trong
tai giữa, mấu ngắn xương búa nhơ lên rõ. Có khi màng nhĩ co lõm nhiều, dính sát
vào thành trong hòm nhĩ. Về màu sắc màng nhĩ mờ, dày, mất độ trong suốt. Sự di
động của màng nhĩ giảm.
Thính lực đồ thường cho kết quả điếc dẫn truyền mức độ nhẹ
Điều trị:
1.

Điều trị nội khoa: kháng sinh như trong trường hợp viêm tai giữa cấp. Có thể
kết hợp với các thuốc kháng viêm, kháng histamin, long đàm....
5


2.

Điều trị phẫu thuật: Chích rạch màng nhĩ, đặt ống thơng khí hịm nhĩ, nạo
VA .


VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ
Viêm tai giữa mạn tính mủ là tình trạng chảy mủ tai mạn tính qua lỗ thủng màng
nhĩ. Viêm tai giữa mạn tính mủ có thể kèm hoặc khơng kèm với cholesteatoma
Viêm tai giữa mạn tính gây nên tình trạng viêm của niêm mạc tai giữa, thượng nhĩ,
sào bào, gây phù nề, loét và phá hủy lớp biểu mô bề mặt, mơ hạt được hình thành
có thể trở thành polyp. Q trình này có thể tiếp tục tiến triển và phá hủy xương
Nguyên nhân:
Nhiễm trùng trong viêm tai giữa mạn tính mủ là do nhiễm khuẩn từ ống tai ngồi
qua lỗ thủng màng nhĩ vào tai giữa, vi khuẩn cũng có thể đi ngược từ vịi nhĩ gây
nhiễm trùng
Nguy cơ viêm tai giữa mạn tính mủ tăng trong các trường hợp: điều kiện sống
kém vệ sinh, trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo, hít khói thuốc lá, các dị tật bẩm sinh như chẻ
vòm, hội chứng Down, rối loạn về giải phẫu và chức năng vòi nhĩ.
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus, Proteus species, Klebsiella pneumoniae.
Triệu chứng:
-

Chảy mủ tai, mủ có thể lỗng hay đặc, màu vàng hoặc xanh, có khi có lẫn
máu, thối .
Nghe kém, lúc đầu nghe kém dẫn truyền, về sau có thể điếc hỗn hợp.
Đau tai : thường bệnh nhân chỉ có cảm giác nặng tai, đau khi có đợt hồi
viêm
Lỗ thủng: cần đánh giá kích thước và vị trí lỗ thủng, lỗ thủng nguy hiểm là
các lỗ thủng ở góc sau trên, ở màng chùng, thủng rộng sát xương.
Qua lỗ thủng có thể thấy niêm mạc hòm nhĩ viêm phù nề hoặc có polyp
Cận lâm sàng: Xquang, CT Scan, thính lực đồ.

Điều trị:

-

Nội khoa:
Kháng sinh toàn thân và điều trị tại chỗ bao gồm chăm sóc, vệ sinh tai và
thuốc nhỏ tai
6


-

Phẫu thuật: nếu điều trị nội khoa thất bại cần điều trị phẫu thuật hòm nhĩ và
xương chũm để làm sạch bệnh tích, loại bỏ nhiễm trùng.

Phịng ngừa:
Bệnh nhân cần giữ tai khô, trành vô nước khi tắm rửa, bơi lội.
Phẫu thuật đóng kín lỗ thủng màng nhĩ sau khi điều trị nội khoa, tai khô ổn định
giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào hòm nhĩ và phục hồi sức nghe.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.

2.

3.

4.

5.

Tai giữa thông thương với họng qua:
A. Tai ngồi

B. Vịi nhĩ Eustachi
C. Sào đạo
D. Xương bàn đạp
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là
A. Thời tiết
B. Viêm phổi
C. Viêm mũi họng
D. Suy dinh dưỡng
Chọn câu sai:
Các yếu tố thuận lơi làm trẻ em dễ mắc bệnh viêm tai giữa cấp:
A. Vòi nhĩ trẻ em dài hơn của người lớn
B. Hít khói thuốc lá
C. Tổ chức VA của trẻ có kích thước lớn làm hạn chế dẫn lưu dịch của
vòi nhĩ
D. B và C đúng
Vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp thường gặp là:
A. Streptococcus viridan, Haemophilus Influenzae, Staphylococcus
aureus.
B. Streptococcus pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Moxarella
catarrhalis.
C. Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, E. coli.
D. Streptococcus pneumoniae, staphylococcus aureus, Bacteroid
fragilis.
Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của viêm tai giữa cấp ở trẻ
em:
7


Sốt
Đau tai

Quấy khóc, rối loạn tiêu hóa
Tất cả đều đúng
6. Mủ xuất hiện trong tai giữa giai đoạn nào của viêm tai giữa cấp:
A. Ngay trong giai đoạn đầu
B. Giai đoạn toàn phát
C. Giai đoạn màng nhĩ thủng
D. Tất cả đều đúng
7. Chọn câu trả lời sai:
Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn toàn phát của viêm tai giữa cấp
ở trẻ em:
A. Sốt tăng lên
B. Đau tai ít hơn
C. Cảm giác đầy tai, điếc
D. A và C đúng
8. Chích rạch màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp:
A. Nên làm cho mọi trường hợp
B. Không cần làm
C. Chỉ làm trong một số trường hợp có chỉ định
D. Vị trí chích rạch là ¼ sau trên của màng nhĩ.
9. Các cận lâm sàng thường làm đối với một trường hợp viêm tai giữa cấp đến
khám lần đầu, khơng có biến chứng:
A. Cơng thức máu
B. Xquang Schuller hai tai
C. Thính lực đồ
D. Thường khơng cần làm gì cả
10. Kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa cấp thường được dùng:
A. 5-10 ngày
B. 10- 14 ngày
C. 15-20 ngày
D. Các câu trên đều sai

11. Triệu chứng chủ yếu nào trong viêm tai giữa tiết dịch làm bệnh nhân đến
khám bệnh:
A. Đau tai
B. Ù tai
C. Nghe kém
D. Chóng mặt
12. Viêm tai giữa mủ mạn tính do:
A. Viêm tai giữa cấp mủ chuyển thành
A.
B.
C.
D.

8


Do không điều trị viêm tai giữa cấp hoặc điều trị không dứt điểm
Do sức đề kháng kém như sau mắc bệnh sởi, cúm, bạch hầu , lao…
Tất cả đều đúng
13. Vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa mạn mủ là:
A. Strep. Viridans. Sta. aureus, Bacteroid fragilis
B. Strep. Pneumoniae, Hae. Influenzae, Moxarella catarhalis.
C. Strep. Pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, E. coli.
D. Pseudomonas aeruginosa, Sta.aureus, Klebsiella pneumoniae.
14. Triệu chứng chủ yếu trong viêm tai giữa mạn tính mủ:
A. Chảy mủ tai qua lỗ thủng màng nhĩ
B. Chảy mủ tai, màng nhĩ không thủng
C. Đau tai
D. Đau đầu, chóng mặt.
15. Điều trị nội khoa viêm tai giữa mạn tính mủ bao gồm:

A. Chăm sóc tại chỗ: hút sạch mủ, rửa tai
B. Thuốc nhỏ tai
C. Kháng sinh toàn thân
D. Cả ba câu trên đều đúng
B.
C.
D.

ĐÁP ÁN
1: B, 2: C, 3: A, 4: B, 5: D, 6: B, 7: B, 8: C, 9: D, 10: B, 11: C, 12: D, 13: D,
14: A, 15: D

9


10



×