Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Phân tích chuỗi cung ứng bền vững của IKEA Quản trị chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.05 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING


BÀI THẢO LUẬN HP: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Đề tài: Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA

2021

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đã đặt các chuỗi cung ứng phải đối mặt với những thách
thức mới, không chỉ đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất về kinh tế mà còn phải có
trách nhiệm với xã hội và môi trường. Do đó, các chuỗi cung ứng đang
chuyển từ quan điểm kinh doanh thông thường sang một mô hình kinh doanh
bền vững hơn bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau: kinh tế, xã hội và môi
trường. Với sự phát triển của toàn cầu hoá, tính cạnh tranh của một doanh
nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Tính bền
vững đã nổi lên như một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
và xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển đang
đặt áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Và t rong nền kinh tế ngày
càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng những nền kinh tế xanh
thì chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain) cũng là một hướng phát triển của
mới của các doanh nghiệp, giúp tạo vị thế cạnh tranh và có một thương hiệu thân
thiện với môi trường.
IKEA - một trong những nhà lẻ nổi tiếng trên toàn thế giới về thiết kế nội
thất lắp ráp, thiết bị và đồ dùng gia đình. Không chỉ vậy nhà bán lẻ này cũng vô


2


cùng nổi bật và gây ấn tượng với chuỗi cung ứng xanh của mình. Vì vậy nhóm
10 “Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA” làm đề tài thảo luận, tìm hiểu và phân
tích về quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng này. Do còn nhiều rủi ro trong
quá trình tìm hiểu và làm về đề tài, bài thảo luận của nhóm không tránh khỏi
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài
thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
I. Phát triển bền vững.

1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Khái niệm “phát triển bền vững” trở nên phổ biến bắt đầu từ một bản báo
cáo có tên là Brundtland. Báo cáo Brundtland, còn được gọi là “Tương lai chung
của chúng ta”, xuất bản năm 1987 bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
(WCED) đã đưa ra khái niệm “phát triển bền vững” và mô tả cách thức đạt được
nó. Theo bản báo cáo này, “phát triển bền vững” là “sự phát triển thỏa mãn
những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài
nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng
3


sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người,
động và thực vật”. Ẩn ý trong định nghĩa này là khái niệm về nhu cầu, trong đó
nhấn mạnh mục tiêu cung cấp các yêu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế
giới và ý tưởng rằng công nghệ và tổ chức xã hội áp đặt các giới hạn về khả

năng cung cấp của môi trường cho các nhu cầu hiện tại và tương lai của thế
giới.
(Nguồn: Báo cáo Brundtland, 1987)
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” hay “Phát triển lâu bền” (Sustainable
development) ra đời từ những năm 1970. Phát triển bền vững là sử dụng một
cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa
học, cùng với sự phát triển kinh tế (theo hội nghị Môi trường toàn cầu Rio de
Janeiro tháng 06, năm 1992). Phát triển bền vững được đánh giá trên ba nhân tố:
kinh tế bền vững; xã hội bền vững; môi trường bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững, như đã được đề cập trong báo cáo
Brundtland, không chỉ là nỗ lực nhằm hòa giải kinh tế và môi trường, hay thậm
chí phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Nó còn hàm chứa những
khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội, như nhiều người, nhất là
những nhà khoa học xã hội đã chỉ ra.
Mặc dù không loại trừ sự cần thiết của một số hình thức tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là ở những nước nghèo nhất, nhưng báo cáo Brundtland vẫn nhìn
nhận phát triển như một quá trình phức tạp vượt ra ngoài sự tăng trưởng kinh tế
giản đơn: “Phát triển bao hàm một sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng…
Ngay cả khái niệm hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm
đối với bình đẳng xã hội giữa các thế hệ, mối quan tâm cần phải được mở rộng
một cách hợp lý tới sự bình đẳng trong các thế hệ”.
2. Mục tiêu của phát triển bền vững.
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs),
hay còn được biết đến là mục tiêu toàn cầu, được thông qua tại Hội nghị Thượng
đỉnh Liên hợp quốc vào tháng 9/2015 bởi tất cả các Quốc gia Thành viên Liên
hợp quốc. Đây là các mục tiêu phổ quát hướng tới nền kinh tế hiệu quả, xã hội
công bằng, môi trường được bảo vệ. Mục tiêu này được thiết kế nhằm chấm dứt
tình trạng đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi công dân ở
mỗi quốc gia thành viên Liên hợp quốc được hưởng hòa bình và thịnh vượng
vào năm 2030.

Theo Liên hợp quốc, SDGs bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169
mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu. Những mục tiêu này được tích hợp nhằm phát
4


triển xã hội, bao gồm cả các mục tiêu đối với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng
kinh tế, đổi mới, tiêu thụ bền vững, hòa bình, công bằng... Cụ thể:
1: KHÔNG NGHÈO (NO POVERTY): Hơn 700 triệu người, tương đương
10% dân số thế giới, ngày nay vẫn sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, phải
vật lộn để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất như y tế, giáo dục, tiếp cận với
nước và vệ sinh. Do đó, tăng trưởng kinh tế phải bao trùm, để cung cấp việc làm
bền vững và thúc đẩy bình đẳng. Chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức ở mọi
nơi.
2: KHƠNG ĐĨI (ZERO HUNGER): Với hơn một phần tư tỷ người đang
đứng trước bờ vực của nạn đói, cần phải có hành động nhanh chóng để cung cấp
lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất. Tăng năng
suất nông nghiệp và sản xuất lương thực bền vững là trọng tâm của công cuộc
xóa đói, giảm nghèo.
3: SỨC KHỎE TỐT VÀ PHÚC LỢI (GOOD HEALTH AND WELL BEING): Tập trung vào việc cung cấp tài trợ hiệu quả hơn cho các hệ thống y tế,
cải thiện điều kiện vệ sinh, cũng như tăng khả năng tiếp cận với các bác sĩ. Đảm
bảo cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho mọi lứa tuổi là điều cần thiết
để phát triển bền vững.
4: GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG (QUALITY EDUCATION): Giáo dục cho
phép chuyển dịch kinh tế xã hội đi lên và là chìa khóa để thoát nghèo. Có được
một nền tảng giáo dục chất lượng là điều cốt lõi để nâng cao đời sống con người
và phát triển bền vững.
5: BÌNH ĐẲNG GIỚI (GENDER EQUALITY): Những thập kỷ qua bình
đẳng giới đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù vậy, nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Do
vậy, bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà là nền tảng cần
thiết cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững.

6: NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH (CLEAN WATER AND SANITATION):
Trên toàn thế giới, cứ ba người thì có một người không được tiếp cận với nước
uống an toàn, hai trong số năm người không có phương tiện rửa tay cơ bản với
xà phòng và nước, và hơn 673 triệu người vẫn còn thói quen đại tiện. Nước
sạch, có thể tiếp cận được cho tất cả mọi người là một phần thiết yếu của thế
giới mà chúng ta muốn sống.
7: NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG (AFFORDABLE
AND CLEAN ENERGY): Năng lượng là trung tâm của hầu hết mọi thách thức
và cơ hội lớn. Cần có sự quan tâm tập trung hơn nữa, để cải thiện khả năng tiếp
cận các công nghệ và nhiên liệu nấu ăn sạch và an toàn cho dân số thế giới.
8: VIỆC LÀM TỐT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (DECENT WORK
AND ECONOMIC GROWTH): Tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ đòi hỏi xã hội
tạo điều kiện cho phép mọi người có việc làm chất lượng và cải thiện mức sống.
5


9: CÔNG NGHIỆP, ĐỔI MỚI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (INDUSTRY,
INNOVATION, AND INFRASTRUCTURE): Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất
quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững. Công nghiệp hóa cùng với đổi
mới và cơ sở hạ tầng, có thể giải phóng các lực lượng kinh tế năng động và cạnh
tranh tạo ra việc làm và thu nhập.
10: GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG (REDUCED INEQUALITIES): Bất bình
đẳng ngày càng sâu sắc đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Để giảm
bất bình đẳng, về nguyên tắc, các chính sách cần được phổ cập, chú ý đến nhu
cầu của các nhóm dân cư yếu thế và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
11: CÁC THÀNH PHỐ VÀ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG (SUSTAINABLE
CITIES AND COMMUNITIES): Đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến việc ngày
càng nhiều cư dân ổ chuột, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiếu thốn và quá tải. Cần
có một tương lai trong đó các thành phố mang lại cơ hội cho tất cả mọi người,
được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, năng lượng, nhà ở, giao thông vận tải và

hơn thế nữa.
12: TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT CÓ TRÁCH NHIỆM (RESPONSIBLE
CONSUMPTION AND PRODUCTION): Tiến bộ kinh tế và xã hội trong thế kỷ
qua đã đi kèm với sự suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho chính hệ thống
phát triển trong tương lai của chúng ta. Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm là
làm nhiều hơn và tốt hơn với ít gây ô nhiễm hơn. Nó cũng nhằm tách tăng
trưởng kinh tế khỏi suy thoái môi trường, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và
thúc đẩy lối sống bền vững, lới sớng xanh.
13: HÀNH ĐỘNG VÌ KHÍ HẬU (CLIMATE ACTION): Biến đổi khí hậu
là một thách thức toàn cầu. Nó đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên mọi lục
địa. Nó đang phá vỡ nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống. Việc cứu
mạng sống và sinh kế đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp để giải quyết cả đại
dịch và tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
14: CUỘC SỐNG DƯỚI NƯỚC (LIFE BELOW WATER): Đại dương thúc
đẩy các hệ thống toàn cầu giúp loài người có thể sinh sống được trên Trái đất.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, sự suy thoái liên tục của các vùng nước ven
biển do ô nhiễm và quá trình axit hóa đại dương. Các khu bảo tồn biển cần được
quản lý hiệu quả và có nguồn lực tốt. Và cần có các quy định để giảm đánh bắt
quá mức, ô nhiễm biển và axit hóa đại dương.
15: CUỘC SỐNG TRÊN CẠN (LIFE ON LAND): Hoạt động của con
người đã thay đổi gần 75% bề mặt trái đất. Dồn ép động vật hoang dã và thiên
nhiên vào một góc ngày càng nhỏ của hành tinh. Quản lý rừng, chống sa mạc
hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất, ngăn chặn mất đa dạng sinh học là
mục tiêu cấp thiết của phát triển bền vững.
6


16: HỊA BÌNH, CƠNG BẰNG VÀ THỂ CHẾ VỮNG MẠNH (PEACE,
JUSTICE AND STRONG INSTITUTIONS): Xung đột, mất an ninh, thể chế
yếu kém và khả năng tiếp cận công lý hạn chế vẫn là mối đe dọa lớn đối với

phát triển bền vững.
17: QUAN HỆ ĐỐI TÁC (PARTNERSHIPS): Các mục tiêu phát triển bền
vững chỉ có thể được thực hiện khi có quan hệ đối tác và hợp tác toàn cầu mạnh
mẽ. Một chương trình nghị sự phát triển thành công đòi hỏi quan hệ đối tác bao
trùm ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Làm sống lại mối
quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
3. Các yếu tố cốt lõi trong phát triển bền vững.
Các yếu tố phát triển bền vững thường được đặt trong môi trường doanh
nghiệp với mục đích kiểm định và phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp ở ba yếu
tố: kinh tế, môi trường và xã hội. Khi đó, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì đây là một
khung phân tích để đo lường và lập báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp về
cả ba phương diện là kinh tế, xã hội và môi trường để khuyến khích các tổ chức
kết hợp tính bền vững vào thực tiễn kinh doanh (Theo Elkington, 1997; Sustain
Ability, 2010; The Economist, 2009; Lam, 2016). Khi doanh nghiệp đáp ứng
được đồng đều cả phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường của mình thì doanh
nghiệp đó được xem là bền vững (Theo Hart, 2003).
Theo đó, các doanh nghiệp vừa phải đảm bảo lợi nhuận về kinh tế và vừa
phải củng cố được lợi ích về xã hội và bảo vệ môi trường lâu bền. Hiệu suất của
doanh nghiệp trong mỗi yếu tố thể hiện cam kết tương ứng của họ đối với các
bên liên quan, môi trường tự nhiên và lợi nhuận kinh tế. Nó cho thấy rằng mối
quan hệ giữa yếu tố phải đạt được một sự cân bằng để tối đa hóa lợi ích tiềm
năng trong mỗi thành phần. Trong môi trường kinh doanh phức tạp, nếu doanh
nghiệp bỏ qua công bằng xã hội và chất lượng môi trường thì sự liên kết của
những yếu tố này với yếu tố tài chính có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính doanh
nghiệp đó. Hơn nữa, tính bền vững về kinh tế của một doanh nghiệp sẽ phụ
thuộc vào khả năng đồng thời kết hợp các giá trị công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường, phát triển văn hóa vào các giá trị thực tiễn của doanh nghiệp để mang lại
lợi nhuận tổng thể cao hơn.
Càng nhiều công ty hiểu được trách nhiệm của họ đối với các yếu tố cốt lõi
này thì càng nhiều doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sống sót trong quá

trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững. Các yếu tố cốt lõi này còn có
tiềm năng để chứng minh cho các tập đoàn, về mặt thuận lợi, trách nhiệm xã hội
và môi trường là các yếu tố liên quan có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
7


Hình minh họa: Mơ hình phát triển bền vững
II. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
1. Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng.
1.1. Chuỗi cung ứng bền vững.
Các khái niệm về chuỗi cung ứng bền vững được phát biểu bởi những
chuyên gia như sau:
Theo Font (2008), chuỗi cung ứng bền vững là việc bổ sung tính bền vững
cho các quy trình quản lý chuỗi cung ứng hiện có, để xem xét các tác động môi
trường, xã hội và kinh tế của các hoạt động kinh doanh trong chuỗi.
Theo Carter và Rogers (2008), chuỗi cung ứng bền vững phản ánh sự tích
hợp và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của doanh nghiệp
một cách đồng bộ có hệ thống để các quyết định kinh doanh giữa các bên có liên
quan dẫn đến cải thiện hoạt động kinh tế dài hạn của doanh nghiệp và chuỗi
cung ứng của nó.
Theo Seuring và Muller (2008), chuỗi cung ứng bền vững là việc quản lý
dòng vận động của các đối tượng vật chất, thông tin, tài chính và sự hợp tác giữa
các công ty trong chuỗi cung ứng trên cơ sở xem xét đồng thời các mục tiêu
kinh tế, môi trường và xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng và các bên liên
quan.
8


Theo Pagell và Shevchenko (2014), chuỗi cung ứng bền vững là việc thiết
kế, điều phối, kiểm soát và tổ chức một chuỗi cung ứng để đạt được khả năng

kinh tế, đồng thời đảm bảo không gây hại cho môi trường và hệ thống xã hội
trong dài hạn.
1.2. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững.

Hình minh họa: Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable
Supply Chain Management - SSCM. Quản lí chuỗi cung ứng bền vững có nguồn
gốc từ quản lí chuỗi cung ứng, tức là dựa trên việc áp dụng và mở rộng các khái
niệm của nó.
Theo Carter và Roger (2008), quản lí chuỗi cung ứng bền vững là sự tích
hợp chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh
tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống các qui trình nghiệp vụ liên tổ chức
để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó.
Theo Ahi (2014), quản lí chuỗi cung ứng bền vững được định nghĩa là việc
tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi
trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để
quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn
liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp
9


ứng các yêu cầu của các bên liên quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, và khả
năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.
Còn theo Hassini (2012), quản lý chuỗi cung ứng bền vững là quản lý các
hoạt động nguồn lực, thông tin và tài chính của chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa
lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường và tối đa hóa phúc
lợi xã hội.
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau về SSCM,
nhưng giữa các quan điểm đó đều có điểm chung đồng ý là thuật ngữ SSCM đề
cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lí

chuỗi cung ứng.
2. Đặc điểm chuỗi cung ứng bền vững (Các trụ cột của chuỗi cung ứng bền
vững)
2.1. Trụ cột kinh tế của chuỗi cung ứng bền vững.
Winter và Knemeyer (2013) đã nhấn mạnh đến các khía cạnh kinh tế trong
việc đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng. Để đạt được sự bền vững về
kinh tế, các chuỗi cung ứng cần phải giải quyết một số yếu tố quan trọng như
hiệu quả kinh tế, tài chính, mối quan hệ hợp tác thông qua chia sẻ thông tin, tối
ưu hóa logistics và lợi nhuận. Bên cạnh đó, các giải pháp tiết kiệm năng lượng
trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững cũng hoàn toàn khả thi thông qua các
công cụ khuyến khích tài chính, các khoản vay và thời gian hoàn vốn thấp.
Việc thực hiện các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng bền vững thông qua
phối hợp các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội của tổ chức giúp duy trì tính
minh bạch của tất cả các quy trình kinh doanh của họ. Khi chi phí được đo
lường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, các chiến lược bền vững mang lại hiệu
quả về chi phí cho cả ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến lợi thế cạnh tranh bằng cách
xác định, xây dựng và truyền đạt các chiến lược và mục tiêu chuỗi cung ứng của
công ty phối hợp với các nhà cung cấp của họ.
2.2. Trụ cột xã hội của chuỗi cung ứng bền vững.
Hall và Matos (2010) cho rằng: Đảm bảo các mục xã hội là một trong
những trụ cột quan trọng nhất trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững vì các
chuỗi cung ứng bao gồm nhiều bên liên quan với các mục tiêu, quan điểm khác
nhau.
Còn Krause (2009) thì cho rằng: Tính bền vững xã hội liên quan đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng,
nhân quyền và tất cả các phúc lợi toàn diện của người lao động. Việc đảm bảo
các yêu cầu của trụ cột bền vững về mặt xã hội là một nhiệm vụ đầy thách thức
đối với các chuỗi cung ứng. Một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội phải
10



mở rộng các giá trị và tiêu chuẩn của mình cho các nhà cung cấp của họ thông
qua việc thực hiện các phương thức giao tiếp phù hợp, duy trì và phát triển quan
hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp.
Thương mại công bằng là một hoạt động xã hội nhằm đạt được quan hệ đối
tác công bằng hơn với các nhà cung cấp. Để tạo điều kiện phối hợp thích hợp
giữa các hoạt động khác nhau như mua sắm, sản xuất, phân phối và tiếp thị,
không thể bỏ qua việc thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần đưa ra quyết định về các khía cạnh
chiến lược, thiết kế và hoạt động có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc
khởi động việc áp dụng các thực hành bền vững xã hội. Các bước này có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sự an toàn, các mối quan tâm về sức khỏe
và phúc lợi công cộng. Do đó, có một yêu cầu về cấu trúc quản lý hỗ trợ có hệ
thống và đầu tư tiền tệ vào lĩnh vực chuỗi cung ứng bền vững.
2.3. Trụ cột môi trường của chuỗi cung ứng bền vững.
Trụ cột môi trường trong chuỗi cung ứng bền vững chủ yếu đề cập đến vấn
đề bảo tồn môi trường mà chuỗi cung ứng đang vận hành. Điều này đòi hỏi các
quy trình và chức năng của chuỗi cung ứng cần được vận hành theo cách sao
cho hệ sinh thái không bị xáo trộn và tổn hại. Muốn đạt được điều đó thì các
mục tiêu, kế hoạch, công cụ và kỹ thuật nhằm khuyến khích trách nhiệm môi
trường cao hơn và thúc đẩy các công nghệ thân thiện với môi trường và không
gây ô nhiễm cần được sử dụng trong chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp lãnh đạo chuỗi có thể áp dụng các chiến lược mua sắm xanh
thông qua việc yêu cầu các nhà cung cấp của mình áp dụng các biện pháp bền
vững như sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính,
giảm chất thải nguy hại và khí thải... Thúc đẩy các bên liên quan bao gồm bộ
phận R&D, nhà thiết kế và nhà cung cấp tập trung thiết kế các sản phẩm thân
thiện với môi trường, có khả năng tái chế, tái sử dụng cao. Giảm thiểu tiêu thụ
năng lượng trong quá trình sản xuất đến mức thấp nhất cũng có thể giúp chuỗi
cung ứng giảm đáng kể lượng phát thải carbon. Việc sử dụng phương tiện vận

tải năng suất cao và vận hành bằng nhiên liệu sạch cũng sẽ giảm thiểu tác động
của nó đối với môi trường.
Rao và Holt (2005) đã nhận định: Logistics ngược cũng là một trong những
quy trình quan trọng trong chuỗi cung ứng xanh và bền vững, giúp sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên khan hiếm thông qua tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu
chất thải và cải thiện khả năng cạnh tranh. Một số nhà nghiên cứu đã cảm nhận
được tầm quan trọng về vai trò của các nhà bán lẻ trong việc giảm thiểu lượng
khí thải carbon trong chuỗi cung ứng. Tất cả những giải pháp này không chỉ
giảm tác động của các hoạt động trong chuỗi cung ứng mà còn trong việc tối ưu
hóa các hoạt động đầu cuối của chuỗi cung ứng để đạt được lợi nhuận và tiết
11


kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, những thách thức lớn đối với việc đảm tính bền
vững của chuỗi cung ứng nằm ở sự không chắc chắn, tính phức tạp, văn hóa tổ
chức, chi phí và việc vận hành các sáng kiến bền vững.
3. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
3.1.

Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường (thiết kế xanh): Đây là thuật
ngữ được sử dụng cho các thiết kế được tạo ra bởi những người đã thiết kế một
cách có ý thức sản phẩm có tính đến vòng đời của nó, khả năng tái chế, tác động
đến môi trường và cách giảm thiểu chúng cũng như cách làm cho thiết kế của họ
hoàn toàn bền vững.
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sản xuất khi quyết định thiết kế sản
phẩm cuối cùng chính là lúc ra các quyết định về sản phẩm có ảnh hưởng đến
môi trường. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để doanh nghiệp sản xuất
có những biện pháp giúp giảm các tác động tiêu cực đến môi trường của sản
phẩm chính bởi cách sử dụng sản phẩm và vận chuyển sản phẩm có thể gây hại

tới môi trường nhiều hơn cách sản xuất sản phẩm đó.
3.2 Chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu xanh.
Thu mua xanh (Green Purchasing): Là hoạt động thu mua các sản phẩm có
ít tác động đến sức khoẻ con người và môi trường sống, khi so sánh nó với các
sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh phục vụ cho cùng 1 mục đích sử dụng. Ví dụ:
Tránh mua các sản phẩm chỉ sử dụng được 1 lần, mua các sản phẩm tiết kiệm
năng lượng…
3.3. Sản xuất xanh.
Sản xuất xanh cũng tương tự như quy trình sản xuất ra những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của con người. Nhưng nó khác với những quy trình sản xuất ra
những sản phẩm khác ở điểm là toàn bộ quá trình từ đầu vào đến đầu ra đều phải
thân thiện với môi trường. Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và cả môi trường. Nguyên liệu đầu vào
phải xanh, sạch; quy trình sản xuất không được gây ra các nguy hại cho môi
trường và con người.
3.4. Phân phối xanh.
Phân phối xanh dựa trên vận chuyển xanh được định nghĩa là ''Dịch vụ vận
tải có ít tác động tiêu cực lên sức khỏe con người và môi trường tự nhiên khi so
sánh với các dịch vụ vận tải phục vụ cùng một mục đích'' (M. Björklund, 2010).
12


Để thực hiện được phân phối xanh, nếu là người sử dụng dịch vụ phân phối, các
doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng vận tải có thể điều tra các nhà cung cấp
tiềm năng về sự quan tâm tới môi trường; thông tin, giáo dục các nhà cung cấp
trong các vấn đề môi trường, và nêu rõ các khía cạnh môi trường trong văn bản
hợp đồng.
Các phương thức phân phối xanh trong ch̃i cung ứng của doanh nghiệp:



Tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển và logistics: Các biện pháp chủ yếu để có
một mạng lưới hiệu quá đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Các
mạng lưới phân phối phải trở nên linh hoạt hơn, tiện dụng hơn và đặc biệt là có
hiệu quả về chi phí và môi trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có
mạng lưới phân phối và logistics được thiết kế hợp lý, đồng thời cải tiến và hợp
tác chặt chẽ với các tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về các vấn đề môi
trường. Một biện pháp đơn giản để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến phát thải
ra môi trường đó là việc giảm thiểu những phương thức vận tải gây ô nhiễm.
Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng xăng, dầu làm nguồn nguyên liệu chính
trong việc vận chuyển, chính vì vậy, lượng khí thải sẽ cắt giảm đáng kể nếu như
các doanh nghiệp cắt giảm lượng phương tiện sử dụng xăng, dầu.



Nâng cao hiệu quả phân phối hàng hóa chặng cuối: Giao hàng chặng ći là tên
dùng để chỉ ra phương thức vận tải cuối được thực để để đưa sản phẩm tới khách
hàng tiêu dùng cuối cùng. Tuyến cuối là phần dễ nhận biết về các vấn đề môi
trường nhất của hệ thống logistics của doanh nghiệp đối với khách hàng. Các
doanh nghiệp cần có một biện pháp hoạt động logistics tuyến cuối hiệu quả để
tạo dựng hình ảnh và giá trị trong con mắt người tiêu dùng.



Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý kênh phân phối xanh: Công nghệ
thông tin đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các cải tiến mới trong một tổ
chức. Điều này không ngoại lệ với việc ứng dụng quản lý logistics xanh trong
doanh nghiệp, công nghệ thông tin đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện
các các mục tiêu về tài chính và môi trường cũng như các lợi ích cả về ngắn hạn
lẫn dài hạn. Công nghệ thông tin giúp tối ưu hóa con đường vận chuyển, đảm
bảo hàng hóa được vận chuyển với hiệu quả năng lượng cũng như hiệu quả chi

phí. Những hệ quả của các sự kiện bất thường xảy ra đối với quá trình vận
chuyển hoàn toàn có thể được dự báo bởi hệ thống lên kế hoạch vận tải tự động.
Các hệ thống tiên tiến hiện nay đưa các giải pháp tối ưu sự vận hành, thu thập số
liệu, thực hiện các lý thuyết về tối ưu hóa chuỗi cung ứng như Six sigma, Sản
xuất tinh gọn, SCOR (Hệ thống dẫn chiếu vận hành).
13


3.5. Logistic ngược.
Khái niệm của logistics ngược trong chuỗi cung ứng bền vững được thể
hiện qua các yếu tố sau:
(1) Đối tượng vật chất của dòng logistics ngược khá đa dạng (gọi chung là
“sản phẩm thu hồi”), bao gồm: nguyên nhiên, vật liệu; chi tiết, bộ phận hoặc sản
phẩm không đáp ứng yêu cầu, cần khắc phục, sửa chữa hoặc không còn giá trị
phải thải bỏ; bao bì hàng hoá….
(2) Phạm vi của dịng logistics ngược trong ch̃i cung ứng chỉ bắt đầu từ
nhà bán lẻ quay trở về nhà phân phối, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp do người
tiêu dùng cuối cùng không được xem là thành viên của chuỗi cung ứng.
(3) Mục tiêu của logistics ngược trong chuỗi cung ứng là khôi phục lại
nhiều nhất có thể các giá trị kinh tế - môi trường của sản phẩm và giảm xuống
mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý; từ đó giúp các thành viên trong chuỗi
cung ứng đạt được mục tiêu giảm chi phí, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách
hàng cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Quy trình logistics ngược thường được thực hiện theo 4 giai đoạn.
Bước 1: Tập hợp các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay
bao bì.
Bước 2: Doanh nghiệp triển khai bước kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn
lọc và phân loại sản phẩm.
Bước 3: Xử lý bằng cách tái sử dụng, bán lại, phục hồi sản phẩm hay
chuyển thành rác thải.

Bước 4: Phân phối lại sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các
hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách
hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển

14


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG BỀN
VỮNG TẠI CƠNG TY IKEA.
I.Giới thiệu cơng ty IKEA.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA.

IKEA (viết tắt của Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh
nghiệp tư nhân của Thụy Điển. IKEA được thành lập năm 1943 bởi một thanh
niên 17 tuổi, Ingvar Kamprad sống ở Thụy Điển, tên gọi IKEA bắt nguồn từ các
chữ cái đầu của tên của người sáng lập (Ingvar Kamprad) các trang trại, nơi ông
đã lớn lên (Elmtaryd) và giáo xứ nhà mình (ở Agunnaryd, trong Småland, Nam
Thụy Điển). Suốt 6 thập kỷ qua, IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ
tại miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ đang hoạt động trên
42 quốc gia trên thế giới.
Và trong 5 năm đầu tiên, cửa hàng của ông chủ yếu bán đồ gia dụng nhỏ,
như khung ảnh, đồng hồ, bút mực.... Đến 1948, IKEA bắt đầu kinh doanh mặt
hàng đồ gỗ nội thất. Sau 5 năm phát triển, IKEA đã trở thành một nhà sản xuất,
bán buôn đồ gỗ nội thất lớn. Năm 1953 đánh dấu sự kiện phòng trưng bày đồ nội
thất đầu tiên của IKEA được mở ra. Năm 1956, Kamprad tạo cuộc cách mạng
trong thị trường đồ nội thất bằng việc giới thiệu "flatpacking", phương pháp này
đồng nghĩa với việc IKEA sẽ cắt giảm chi phí sản phẩm bằng cách cho phép
người tiêu dùng mua đồ nội thất theo từng miếng và tự lắp ráp chúng. Năm
1958, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của đồ gỗ nội thất IKEA khai trương tại
Almhullt, Thụy Điển. Trong những năm 1970, IKEA được mở rộng nhanh

chóng sáng Na Uy, Đan Mạch, Thụy SĨ, Đức, Canada. Tiếp đến những năm
15


1990 các chuỗi cửa hàng tại Mỹ, Anh, Hungrary, CH Séc, các tiêu vương quốc
Ả Rập, Trung Quốc cũng được lần lượt khai trương... Kể từ đó tới nay, IKEA
không ngừng phát triển và trở thành hãng đồ gỗ nội thất lớn mạnh nhất thế giới.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.

2.

2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh.
IKEA gói gọn tầm nhìn và sứ mệnh của mình như sau: “Ở IKEA, chúng tôi
cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày. Chúng tôi thực hiện
triết lý kinh doanh này qua việc cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm trang trí
nội thât và có thiết kế đẹp, hữu dụng và ở mức giá thấp để có thể phù hợp với
khả năng chi trả của nhiều người”.
Để có thể làm được điều này, IKEA luôn cố gắng tối ưu hóa toàn bộ chuỗi
giá trị, xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, đầu tư vào sản xuất
tự động hóa cao và sản xuất khối lượng lớn. Mặt khác, công ty nội thất này còn
có mong muốn hơn cả chỉ là một công ty liên quan đến trang trí nội thất. IKEA
muốn mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người sử dụng sản phẩm của
công ty.
Mục tiêu dài hạn của IKEA chính là một thương hiệu dành cho tất cả mọi
người. Hơn thế nữa, là một công ty hết lòng tin tưởng vào trách nhiệm xã hội
của tổ chức, IKEA sử dụng thật nhiều nguyên liệu tái chế nhất có thể. Họ còn
yêu cầu khách hàng của mình gửi lại các bao bì sản phẩm để họ có thể tái chế.
Điều này hoàn toàn phù hợp với những chú tâm mới về sự thật và ý thức của
việc xây dựng một thương hiệu hiện đại.
2.2. Giá trị cốt lõi.

Giá trị cốt lõi của IKEA gờm 7 giá trị sau:
1.

Tính khiêm tốn và sức mạnh ý chí: Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, các
khách hàng và các nhà cung cấp của chúng tôi. Việc sử dụng sức mạnh ý chí là
phương tiện để chúng tôi hoàn thành mọi việc.

2.

Lãnh đạo bằng cách làm gương: Các nhà quản lý của chúng tôi cố gắng
thiết lập một tấm gương tốt, và mong đợi các đồng nghiệp ở IKEA cũng như
vậy.

16


3.

Dám táo bạo để khác biệt: Chúng tôi đặt câu hỏi về các giải pháp cũ, và
nếu chúng tôi có một ý tưởng tốt hơn, chúng tôi sẵn sàng thay đởi.

4.

Cảm giác về sự thống nhất và lịng nhiệt tình: Cùng nhau, chúng tôi có
sức mạnh để giải quyết các vấn đề dường như không thể giải quyết được. Chúng
tôi lúc nào cũng làm như vậy.

5.

Nhận thức về chi phí: Giá thấp không thể không đi kèm với chi phí thấp,

vì vậy chúng tôi tự hào đạt được những kết quả tốt với ít nguồn lực.

6.

Khát khao đổi mới liên tục: Thay đổi là tốt. Chúng ta biết rằng việc đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng với các giải pháp sáng tạo sẽ giúp tiết kiệm tiền
bạc và đóng góp tốt hơn vào cuộc sống thường nhật tại nhà.

7.

Giao phó và nhận trách nhiệm: Chúng tôi khuyến khích các đồng nghiệp
sử dụng tiềm năng và kích thích họ để vượt qua các mong đợi. Chắc chắn sẽ có
người phạm sai lầm. Nhưng họ sẽ được học hỏi từ chúng!
II. Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bền vững tại công ty IKEA.
Ngay từ khi bắt đầu, IKEA đã lựa chọn một con đường kinh doanh rất khác
biệt, IKEA chọn con đường là hướng tới số đông, phục vụ nhu cầu nội thất của
hầu như toàn bộ các đối tượng trên thế giới với những nhu cầu, sở thích, mức
chi tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là nâng cấp cuộc
sống hẳng ngày với những sản phẩm tốt nhất. Và để tiết kiệm chi phí, IKEA
khôg còn thực hiện tất các các khâu nữa mà họ chỉ tập trung thực hiện những
khâu chính yếu là thiết kế và phân phối.

17


Giới thiệu sơ lược về các thành viên tham gia chuỗi cung ứng:
 Nguyên vật liệu sản xuất.
Gỗ: Nguồn nguyên liệu gỗ được sử dụng cho đồ nội thất IKEA đến từ Ba
Lan, Nga, Thụy Điển, Lithuania, Đức, Romania hoặc Trung Quốc... IKEA
Group có SWEDWOOD là công ty con được thành lập để sản xuất đồ nội thất

và các thành phần từ gỗ. Gần đây có thêm Swedspan chủ yếu sản xuất ván lót
cho SWEDWOOD. 32,4% gỗ làm nguyên vật liệu cho IKEA được lấy từ những
khu rừng có khả năng tái sinh và rừng ở Karelia và Việt Nam là nơi cung cấp gỗ
cho IKEA.
Len: Năm 2013, IKEA Greentech, một công ty đầu tư mạo hiểm của IKEA
Group, công bố rằng họ đã đầu tư vào DyeCoo Textile Systems, một công ty Hà
Lan đã phát triển các công nghệ về thuốc nhuộm thương mại đầu tiên sử dụng
carbon dioxide tái chế (CO2) và đây là công ty sản xuất len cho IKEA.
Cotton: Nhà cung cấp bông cho IKEA chính là Welspun Group và bông
được thu mua trực tiếp từ các nông trại sản xuất tại Ấn Độ và Pakistan.
Sợi tổng hợp: IKEA hợp tác chặt chẽ và thu mua trực tiếp sợ tổng hợp với
các thợ dệt, thợ thủ công ở Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc… đồng thời làm
việc với các nghệ nhân lành nghề trên khắp thế giới. IKEA còn hợp tác với
GLOBAL ENGINEERING AND QUALITY LEADER (Natural Fibres &
Industrial Bamboo) để đi thua mua các sợi tự nhiên ở Đông Nam Á.
Vật liệu kim loại: Baoshan Iron & Steel Co, Ltd (Baosteel Co., Ltd) là một
trong những tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Trung Quốc là
nhà cung cấp thép không gỉ và Steel Stone Company thì sản xuất chủ yếu các
loại hạt, bu lông và đinh vít cho tất cả các loại đồ nội thất.
18


Vật liệu hóa chất: PARALLEL Ltd. Sevlievo nằm ở Bulgaria chuyên sản
xuất polyurethane (pô li uretan: loại nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn). Gần đây
có thêm Solrac Coatings có trụ sở tại Chiết Giang ở Trung Quốc và các trụ sở tại
Barcelona, Tây Ban Nha là công ty sản xuất sơn hệ nước công nghệ cao cho các
nhà sản xuất đồ nội thất.
Vật liệu tổng hợp: có hai công ty IKEA Manufacturing Dalian Co., Ltd,
Associated Lighting Company tham gia sản xuất vật liêu tổng hợp cho IKEA.
 Sản xuất.

Đồ nội thất Ikea được thiết kế ở Thụy Điển nhưng hầu hết sản xuất thực tế
là ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất ở Myanmar, Malaysia, Việt
Nam và các quốc gia Đông Âu như Ba Lan và Romania. Các sản phẩm của
IKEA được đặt hàng từ 1800 nhà sản xuất tại 55 nước khác nhau trên thế giới
(các nhà máy của IKEA chỉ chiếm 12% tổng lượng hàng của công ty). Ngoài ra,
Intertek là công ty thực hiện dịch vụ kiểm tra chất lượng cho các sản phẩm được
thiết kế và sản xuất cho IKEA ở Trung Quốc và các quốc gia châu Á.
 Sau khi sản xuất.
• Trung tâm phân phối.
IKEA phân phới các sản phẩm của mình qua 33 trung tâm phân phối và 11
trung tâm phân phối khách hàng tại 16 quốc gia (nơi IKEA nhận được nhiều đơn
đặt hàng nhất). IKEA có 2 loại hình trung tâm phân phối: trung tâm phân phối
truyền thống và sử dụng kho hàng làm trung tâm phân phối.
IKEA Supply AG cung cấp và phân phối các sản phẩm IKEA cho các đơn
vị nhượng quyền của IKEA.
Một số trung tâm phân phối lớn: IKEA Canada; IKEA Customer
Distribution Center- American Canyon, CA; IKEA west coast distribution
center; IKEA DC Torsvik, Thụy Điển...
• Cửa hàng bán lẻ.
Tính đến 2020, IKEA có tổng 445 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Các
cửa hàng đều do IKEA quản lý và được thiết kế mang phong cách riêng của
IKEA như diện tích rộng, được sơn màu xanh và vàng của màu cờ Thụy Điển…
Diện tích trung bình của một cửa hàng IKEA là khoảng 27.800 m 2, diện tích này
tương đương với khoảng 42 sân tennis. Cửa hàng IKEA lớn nhất là ở Manila,
Philipines với diện tích 65000m2. Ngoài ra các quốc gia có số lượng cửa hàng
bán lẻ IKEA nhiều nhất là Đức (53), Mỹ (50), Pháp (34), Trung Quốc (29), Anh
(21), Ý (21), Thụy Điển (20), Tây Ban Nha (20), Canada (14), …
• Vận chuyển.
IKEA đưa hàng tới khắp nơi trên thế giới mà giảm thiểu chi phí vận chuyển
bằng cách lựa chọn vị trí trung tâm phân phối và cửa hàng ở các vị trí giao thông

thuận lợi và tìm đường gần nhất đến đó và vận chuyển hàng đến các trung tâm
19


phân phối của họ bằng tàu container và vận tải đường sắt. Các hàng hoá có thể
sau đó được tiếp tục vận chuyển đến các cửa hàng cá nhân. Tất cả các hoạt động
phân phối của IKEA đều bằng container, xe móc, xe kéo, không dùng vận tải
hàng không vì chi phí quá cao và đều được IKEA trực tiếp điều hành thực hiện.
• Logistics ngược.
Khách hàng không hài lòng với IKEA có thể trả lại hàng thông qua một
trung tâm thu gom đặt tại mỗi thành phố có cửa hàng IKEA, sau khi kiểm tra sẽ
gửi nó đến các trung tâm phân phối cung cấp sản phẩm này. Sản phẩm được tiếp
tục gửi đến các công ty đầu mối ở Thụy Điển để tái chế các sản phẩm và tái
phân phối nó một lần nữa thông qua chuỗi cung ứng. Theo một nghiên cứu được
tiến hành ở IKEA nói rằng khoảng 70% sản phẩm trở lại IKEA được tái chế, và
30% còn lại đi vào xử lý. Ngoài ra, có một phương pháp mà IKEA sử dụng cho
dịch vụ hậu cần đảo ngược của nó. Người tiêu dùng có thể trả lại sản phẩm cho
các cửa hàng IKEA họ mua. Các cửa hàng IKEA gửi thông tin cho trung tâm
phân phối từ đó sản phẩm được cung cấp, và vận chuyển đến trung tâm. Trung
tâm phân phối này sau đó gửi nó đến các công ty đầu mối, tái chế hoặc vứt bỏ
sản phẩm.
1. Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thực trạng thiết kế xanh tại IKEA:
IKEA đã thiết lập một chiến lược bền vững được gọi là “Con người và
hành tinh Tích cực” - nhằm giúp làm cho ngôi nhà của mọi người bền vững hơn
và mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân và cộng đồng của họ. Chiến lược
bền vững của IKEA này bao gồm các kế hoạch độc lập về tài nguyên và năng
lượng, nhằm hạn chế việc tiêu thụ tài nguyên của hành tinh, thay thế chúng bằng
các vật liệu tái chế và tái tạo, đồng thời giảm thiểu chất thải. Thực hiện chiến
lược Tích cực về Con người và Hành tinh của IKEA đòi hỏi thiết kế bền vững và

quy trình đổi mới. Mối liên kết giữa thiết kế chiến lược và kế hoạch phát triển
bền vững của IKEA nhằm mục đích sản xuất một sản phẩm bền vững với mức
giá thấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các cửa hàng và phương
tiện giao thông thân thiện với môi trường. Để đạt được mối liên kết này, IKEA
đã khởi xướng “Chiến lược thiết kế dân chủ” chiến lược thiết kế này liên quan
đến một số yếu tố để cung cấp một sản phẩm có chất lượng tốt, chức năng, giá
thấp và bền vững.
Vai trò của thiết kế phát triển trong từng giai đoạn khác nhau trong chiến
lược phát triển bền vững của IKEA, khởi đầu từ sự chọn lựa nguồn nguyên liệu
thô và kết thúc với quá trình vận chuyển sản phẩm cuối cùng tới giỏ hàng của
người tiêu dùng tại từng cửa hiệu trên thế giới. Chiến lược thiết kế dân chủ gồm
1.1.

20


có 4 mặt tương ứng với cách nhìn nhận và kết hợp với chiến lược bền vững:
Thiết kế sản phẩm của IKEA, sử dụng nguyên liệu xanh, phối hợp với nhà cung
cấp và Sử dụng sản phẩm tại gia đình. Báo cáo chiến lược thiết kế bền vững cho
năm 2020 của IKEA cho rằng con người đang bị đe dọa bở sự nóng lên toàn cầu
và biến đổi khí hậu. Dân số toàn cầu là 1,65 tỷ người vào đầu thế kỷ 20. Bây
giờ, đây là dân số hiện tại của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Khối lượng người ngày
càng tăng này đã tiêu thụ tài nguyên của hành tinh mà không có hạn chế hoặc
ràng buộc. Hiện nay, xã hội toàn cầu đang tiêu thụ tài nguyên với tỷ lệ 1,5 lần
hành tinh tương tự như Trái đất, và lượng khí thải carbon toàn cầu tiếp tục tăng,
đẩy nhiệt độ toàn cầu lên 4 độ C vào cuối thế kỷ này. Sự gia tăng nhiệt độ toàn
cầu này sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển, nông nghiệp và các hiện tượng môi
trường khác.
IKEA tin rằng hoạt động vì lợi ích của môi trường thông qua tính bền vững
là một khía cạnh khác của việc đạt được lợi ích rộng lớn hơn cho tất cả mọi

người và phù hợp với tầm nhìn của mình là cung cấp một sản phẩm chất lượng
với mức giá thấp phù hợp với túi tiền của những người có thu nhập bình thường
và người tiêu dùng trẻ. Như Mikael Ohlsson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
IKEA, đã ngụ ý trong Báo cáo Bền vững của Tập đoàn IKEA năm 2012, sáng
kiến “Tích cực cho hành tinh và con người” mới của IKEA nhằm mục đích
truyền cảm hứng cho người tiêu dùng sống trong những ngôi nhà bền vững hơn
1.2. Phân tích hoạt động thiết kế xanh tại IKEA.
IKEA's Democ Design tích hợp vào chính sách kinh doanh của mình và
thiết kế nguyên tắc rằng mọi người đều có quyền có được sản phẩm chất lượng
cao, bền vững và được thiết kế tốt với mức giá thấp nhất. Mục tiêu này kết hợp
với chiến lược bền vững của IKEA nhằm làm cho ngôi nhà của mọi người thân
thiện với môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng, giảm chất thải và phụ
thuộc vào vật liệu tái chế và tái tạo. Theo một nghiên cứu mới đây của nhật báo
Times London, hơn 50% các sản phẩm của IKEA được làm từ các vật dụng có
tính bền vững môi trường hoặc có thể tái chế được. IKEA tìm kiếm cách thức để
sử dụng ít nguyên liệu nhất có thể tạo ra sản phẩm mà không vi phạm các cam
kết về chất lượng và độ bền, điều này cũng giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi
phí vận chuyển do sử dụng ít nhiên liệu và nhân công hơn trong việc giao nhận
nguyên liệu và sản phẩm.
Sản phẩm chủ lực của IKEA hiện nay là các thiết bị gia dụng, đồ nội thất sử
dụng nguồn nguyên liệu chính gồm các vật liệu tự nhiên. Lựa chọn nguyên liệu
thô là một phần của quá trình thiết kế sản xuất và những nguyên liệu này phải
đáp ứng các nguyên tắc về tính bền vững của IKEA trong khi vẫn giữ giá ở mức
thấp nhất. Nguyên liệu thô được sử dụng trong các sản phẩm của IKEA có thể
21


1.
2.


3.
4.

5.

6.
7.

tái tạo, tái chế và tái chế. IKEA đang sử dụng một số nguyên liệu thô trong các
sản phẩm bền vững và rẻ tiền, chẳng hạn như:
Tre: Vật liệu bền và phát triển nhanh này phát triển nhanh gấp 10 lần so
với gỗ, giúp cho việc sử dụng nó trở nên bền vững và thân thiện với môi trường.
Gỗ: Gỗ được sử dụng trong các sản phẩm của IKEA đáp ứng tiêu chuẩn
Lâm nghiệp IWAY, đảm bảo rằng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng do IKEA
quản lý.
Gỗ nhựa Composite: Bao gồm polypropylene và các sợi gỗ kết hợp với
nhau tạo ra các sản phẩm nhựa bền hơn và ít tốn kém hơn.
Lanh và vải lanh: Vải lanh được chiết xuất từ sợi của cây lanh phát triển
tự nhiên ở vùng khí hậu mát mẻ - không có bất kỳ sự tương tác nào của con
người trong quá trình tổng hợp.
Bông tốt hơn: Bông tốt hơn là một sáng kiến giữa IKEA và WWF nhằm
cho phép 100.000 nông dân ở Ấn Độ và Pakistan sản xuất bông với ít hóa chất
hơn và tiêu thụ ít nước hơn.
Nhựa PET tái chế: Ưu điểm của việc sử dụng PET là nó có thể được nấu
chảy và tái chế thành dạng viên và hàng dệt có thể sử dụng được.
Lục bình: Đây là một loại cây tái sinh tốt có thể được sử dụng để tạo ra
các sản phẩm dệt tay bền.
IKEA đã đầu tư và nghiên cứu những ứng dụng mới trong hoạt động của
chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu quan trọng để có thể sử dụng một cách hợp
lý và hiệu quả nguyên liệu trong thiết kế, sản xuất. Các chuỗi cung ứng đối với

các nguyên liệu này được phát triển hướng theo tính đầu tư bền vững, giảm số
lượng nhà cung cấp, tăng cường chọn lọc và định hướng nhà cung cấp với các
tiêu chuẩn và chứng nhận cụ thể.
2. Chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu xanh.
IKEA là một nhà bán lẻ với khối lượng rất cao – họ mua sản phẩm từ hơn
978 nhà cung cấp tại 50 quốc gia, và sử dụng 42 phòng dịch vụ thương mại trên
toàn thế giới để quản lý các mối quan hệ nhà cung cấp. Họ đàm phán giá với các
nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng vật liệu. Mặc dù IKEA thúc đẩy cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp để đảm bảo họ đạt được giá cả và chất liệu tốt nhất nhưng
họ tin tưởng vào các mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ bằng cách ký hợp đồng
dài hạn, do đó làm giảm giá thành sản phẩm hơn nữa.
Bên cạnh đó, IKEA đặc biệt chú trọng việc xây dựng một hình ảnh và uy
tín của IKEA là tập đoàn luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường. Chính vì vậy
IKEA luôn từ chối sử dụng các sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng nhiệt
đới đang bị xâm hại. Ngoài ra, tập đoàn IKEA là một trong những nhà tài trợ lớn
22


cho các dự án bảo vệ môi trường và chống bóc lột sức lao động trẻ em ở các
nước đang phát triển.
2.1. Linh kiện bằng kim loại.
IKEA đã nhận ra rằng bằng cách sử dụng thép có độ bền cao trong sản
phẩm nó có thể nâng cao sự tiện dụng và an toàn của các thiết kế của mình,
trong khi giảm trọng lượng của các sản phẩm, giúp giảm chi phí và góp phần
bảo vệ môi trường.
Baoshan Iron & Steel Co, Ltd (Baosteel Co., Ltd) là một trong những tập
đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Trung Quốc. Baosteel Co., Ltd
chuyên sản xuất các loại thép carbon, thép không gỉ và các sản phẩm thép hợp
kim. Trong năm 2012, thép không gỉ Baosteel đã thông qua các chứng nhận của
IKEA Thụy Điển bắt đầu cung cấp thép không gỉ cho IKEA. Lý do quan trọng

nhất của IKEA cho việc lựa chọn Baosteel là nhà cung cấp của họ đó là giá rẻ,
chất lượng tốt và mối quan tâm về việc bảo vệ môi trường
Steel Stone Company được thành lập vào năm 1999, tại Đài Loan và chủ
yếu sản xuất các loại hạt, bu lông và đinh vít cho tất cả các loại đồ nội thất.
Công ty có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với chi phí rẻ nhất, do chi
phí thấp của lao động.
2.2. Gỗ.




IKEA là nơi tiêu thụ gỡ lớn thứ 3 thế giới sau The Home Depot và Lowe's.
Công ty tại Thụy Điển cần khoảng 1% nguồn cung cấp gỗ của thế giới để sản
xuất các đồ nội thất được bán trong 328 cửa hàng trên toàn cầu. Đối với sản
phẩm gỗ, IKEA chỉ tìm những nguồn cung cấp chính thức và được phép khai
thác nguyên liệu. Các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của thế giới để
đảm bảo rằng không gây hại cho con người và môi trường.
 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp đồ gỗ của IKEA:
Trước tiên, IKEA lựa chọn khu vực có nguồn gỗ được quản lý tốt và được
kiểm chứng, đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà cung
cấp phải đảm bảo:
Nguồn cung hàng của mình cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn/ yêu cầu của
IKEA về môi trường, xã hội và kinh tế.
Có thể cung cấp thông tin về:
Xuất xứ gỗ cho IKEA sau 48 giờ được yêu cầu.
Lưu trữ dữ liệu liên quan đến sản phẩm trong vòng 12 tháng sau giao
dịch.
23





Chứng minh có thể quản lý các loại gỗ không đạt chuẩn IKEA cách ly với
gỗ đạt chuẩn IKEA.
Chấp nhận cho IKEA hoặc đơn vị do IKEA chỉ định kiểm tra quy trình
cung ứng gỗ.
Kiểm tra tất cả các nhà cung ứng hàng năm.
- SWEDWOOD là công ty thuộc IKEA Group, có khoảng 15.500 nhân
viên tại 40 văn phòng và nhà máy tại 10 quốc gia với các đơn vị sản xuất tại
Thụy Điển, Hungary, Nga, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Latvia, Litva, Mỹ,
Trung Quốc. Gần đây,có thêm Swedspan, trong đó sản xuất chủ yếu là ván lót
cho SWEDWOOD, được tách ra từ SWEDWOOD. Nó có khoảng 500 nhân
viên và các đơn vị sản xuất tại Thụy Điển, Pháp, Ba Lan, Lithuania và Slovakia.
- Rừng ở Karelia và Việt Nam. Karelia là một khu vực có giá trị chất lượng
cao và các quyết định liên quan đến nguồn gỗ trong khu vực này cần được xem
xét cẩn thận. Mặt khác, IKEA đã được thu hút vào Việt Nam bởi sự kết hợp của
lao động chi phí thấp và nguyên liệu rẻ tiền. IKEA luôn quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái cũng như thuân thủ luật pháp các nước
về môi trường. Hơn nữa, IKEA thường xuyên khuyên các nhà cung cấp của
mình làm thế nào để tìm ra những nguyên liệu tốt nhất và giá rẻ nhất, làm thế
nào để thiết lập và mở rộng nhà máy...
2.3. Vải dệt & da:
Hiện nay, nguồn cung ứng của IKEA từ châu Á chiếm 32% nguồn cung
ứng toàn cầu của mình; 64% từ châu Âu và phần còn lại đến từ Mỹ. Riêng ở
Nam Á, 70% tổng khối lượng dệt may toàn châu Á, bao gồm cả thảm và khăn
tắm. Năm 2013, IKEA Greentech, một công ty đầu tư mạo hiểm của IKEA
Group, công bố rằng họ đã đầu tư vào DyeCoo Textile Systems, một công ty Hà
Lan đã phát triển các công nghệ về thuốc nhuộm thương mại đầu tiên sử dụng
carbon dioxide tái chế (CO2), công nghệ này tránh được lượng lớn nước và hóa
chất sử dụng trong quá trình nhuộm truyền thống.

Được thành lập vào năm 1986, Royal Leather Industries là một công ty sản
xuất da thuộc thành phẩm cho giày dép, hàng may mặc, túi xách tay và đồ nội
thất. Công ty cung cấp da thành phẩm cho các sản phẩm của IKEA.
2.4. Hóa chất:
IKEA hạn chế không sử dụng hóa chất và các chất có thể gây hại cho con
người và môi trường. Tất cả các sản phẩm của IKEA cho tất cả các thị trường
trên toàn cầu, được thực hiện theo các hạn chế hóa chất trong luật REACH của
24


EU về hóa chất sử dụng áp dụng đối với các chất độc hại (chất có mối quan ngại
rất cao, SVHC) mà có thể có mặt trong sản phẩm hoặc bao bì.
- PARALLEL Ltd. Sevlievo chuyên sản xuất polyurethane (pô li uretan:
loại nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn). Công ty này nằm ở Bulgaria.
- Gần đây có thêm Solrac Coatings có trụ sở tại Chiết Giang ở Trung Quốc
và các trụ sở tại Barcelona, Tây Ban Nha. Công ty sản xuất sơn hệ nước công
nghệ cao cho các nhà sản xuất đồ nội thất.
3. Sản xuất xanh.
IKEA chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung
ứng của mình và tổ chức các hoạt động có tác động tích cực đến môi trường.
Cụ thể họ:
• Hướng đến những sản phẩm và nguyên liệu có được từ khâu thứ nhất
không gây hại cho môi trường: IKEA làm việc với các nhà cung cấp và đối
tác để đảm bảo các nguyên liệu họ sử dụng tốt cho môi trường và người dân
ở các nước cung cấp nguồn nguyên liệu ấy. Rác thải của IKEA được phân
loại, tái chế và xử lý sao cho không gây tác hại đến môi trường. Các nguyên
liệu thừa được chọn lọc và phân loại để được sử dụng vào những mục đích
khác.
• Sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi
trường: Nhà thiết kế của IKEA phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để thiết

kế sản phẩm có thể được sản xuất với chi phí thấp và cũng để giảm thiểu
nguyên liệu. Một ví dụ điển hình là họ bỏ qua lớp sơn mài mặt sau của tấm
bàn khi nhận ra mọi người chẳng bao giờ phải “chạm” đến nó.
• IKEA có dịch vụ đóng gói, vận tải và phân phối thông minh góp
phần giảm thiểu rác thải, khí thải CO2, bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người: IKEA đã đưa ra các giải pháp như: tối ưu hóa quá trình đặt hàng, thiết
bị, sản phẩm, đóng gói để tăng khối lượng vận chuyển nhưng giảm số lần
vận chuyển. Tăng cường sử dụng vận tải đường sắt và đường biển để giảm
khí thải CO2 so với vận tải đường bộ. Hay hợp tác với các nhà cung cấp vận
tải để tăng sử dụng các phương tiện vận tải hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, sử
dụng và phát triển các nguồn nhiên liệu bền vững.
Đồ nội thất được đóng gói “phẳng”, vuông vắn để khách hàng tự lắp
ráp, dễ dàng mua mang về, cũng như giảm chi phí kho và giao hàng.
Sản xuất IKEA luôn lấy giá cả làm tiêu chí để lập ra quy trình sản xuất
hiệu quả nhất.
Để tiết kiệm chi phí, IKEA không còn tự thực hiện toàn bộ tất cả các
khâu. Mà họ tìm những nguồn cung ứng giá rẻ và chất lượng từ khắp nơi
trên thế giới. Các nhà máy của họ chiếm 12% lượng hàng của công ty, phần
còn lại thuộc về hơn 1.000 nhà cung cấp khác.
25


×