Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Sự thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và thế giới loài vật trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN VĂN HỌC THIẾU NHI

ĐỀ TÀI:

Sự thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và thế giới loài vật trong
thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.

1


I. Mở Đầu:
Võ Quảng sinh năm 1920, mất năm 2007, lớn lên trong một gia đình có
cha là nhà nho ở tỉnh Quảng Nam, cũng vì thế mà từ nhỏ ông đã có niềm mê say với văn
học. Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp văn học thiếu nhi nhà thơ đã gắn bó sâu sắc với
thế giới trẻ thơ và mang hết cả tình yêu lẫn tài năng vào các trang viết của mình cho trẻ em.
Điều này đã được thể hiện qua lời tâm sự của nhà thơ: “ Khi viết… không phải tôi cố nhớ lại
những truyện cũ, những chuyện xảy ra lúc tuổi bé thơ... Tơi tìm sống lại trong tâm trạng của
tuổi thơ. Tìm lại cái hồn nhiên thuở ban đầu”[1-tr.341]. Trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu
nhi hiện vẻ đẹp thiên nhiên và thế giới loài vật vừa đa dạng vừa phong phú mà còn rất quen
thuộc với tuổi thơ của các em. Đọc những trang viết ấy, các bạn nhỏ thường bị thu hút bởi
những hình ảnh thân quen nhưng rất đẹp, rất đáng yêu, và đặc biệt mới mẻ tạo nên dấu ấn
sâu đậm trong nhận thức và tiềm thức.

II. Nội Dung:
Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.


1.1 Vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện bức tranh thiên nhiên bốn mùa:

2


“Ngơ Qn Miên”từng nói rằng: “ Thơ Võ Quảng có một mảnh vườn bách thú và
bách thảo, mà những em bé nào có cái may mắn được vào đều say mê và u thích” [1tr.392]. Ở khu vườn đó, thiên nhiên nổi bật với vẻ đẹp xinh tươi, thơ mộng và hấp dẫn với
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bằng tài năng quan sát tinh tế và một trái tim thương yêu trẻ
thơ, tác giả thâu tóm một cách sống động bức tranh thiên nhiên bốn mùa vào trong những
trang thơ.

3


Trong vườn thơ ấy, bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên tuyệt đẹp. Mùa đông
âm thầm rời đi, mùa xuân tới một cách bất ngờ và rồi ta giật mình nhận ra vạn vật đổi thay,
trời đất giao hịa. Chồi non xinh xắn bừng tỉnh sau giấc ngủ đông, mắt nó lim dim và cố nhìn
vạn vật:

4


“Mầm non mắt lim dim

5


Cố nhìn qua kẽ lá

6



Thấy mây bay hối hả

7


Thấy lất phất mưa phùn

8


Rào rào trận lá tuôn

9


Rải vàng đầy mặt đất

10


Rừng cây trông thưa thớt

11


12



Thấy chỉ cội với cành”

13


( Mầm non ); [1-tr.32]
Chồi non đang lặng im quan sát và lắng nghe cảnh vật. Bỗng đất trời cất
tiếng hát chào xuân với tiếng chim véo von, tiếng suối róc rách, mầm non thức dậy vươn vai
căng tràn sức sống:
“Vươn vai lên trước
Rải khắp đất trời
Chồi lộc xanh tươi
Sắc màu rực rỡ”
( Bốn người ); [1-tr.117]
Kìa những chồi non bé xinh, khốc lên mình những bộ áo mới, cùng hoa
lá, cỏ cây đất trời hân hoan chào xuân:
“Cành nảy mầm non…
Lá hoa bừng nở

Thắp sáng rực rỡ
Rừng núi, đồi nương
Đâm toạc màn sương
Mở xa cõi đất
Trời xanh cao ngất
Bừng nắng ban mai”
(Báo tin); [2]
Mùa xuân đã về mang theo những tia nắng ấm áp rẽ mây cứng đầu để rọi
xuống trần gian xua đi cái u ám, lạnh giá của màn sương, làm cho đất trời rạo rực hẳn lên.
14



Bức tranh mùa xuân hiện lên với những vẻ đẹp xinh tươi. Dường như trong bốn mùa xuân
hạ thu đông, nhà thơ ưu ái mùa xuân hơn cả vì đã nhắc đến mùa xuân trong rất nhiều trang
thơ. Cảnh vật chiều xuân hiện lên thật sinh động và đáng yêu lạ kỳ:
“Ơng mặt trời vén mây
Mỉm cười nhìn xuống đất
Thấy mưa rơi lất phất
Phủ cây cối mờ mờ
Óng ả một mành tơ
Giữa chiều xuân ấm áp”
(Câu chuyện một chiều xuân); [2]
Thông thường khi nhắc đến quang cảnh buổi chiều người ta hay gắn với
cái u buồn và ảm đạm. Nhưng ở đây, Võ Quảng đã cho ta thấy một buổi chiều khác hẳn, nó
rất tươi mát, rất thơ, pha chút ngộ nghĩnh và đáng yêu, nó khiến cho các em thích thú trước
sự giao hịa của đất trời, vạn vật trong cơn mưa. Có lẽ, buổi chiều ấy được tác giả cảm nhận
bằng một trái tim yêu thương trẻ thơ, thiên nhiên quê hương hay vì đây là buổi chiều xuân
nên mới đẹp xinh đến thế. “Ông mặt trời” ở đoạn thơ trên hiện lên một cách tinh nghịch
giống như em bé thơ đang thắc mắc, tò mò. Võ Quảng đã “vén mây” để giúp cho các thiên
thần bé nhỏ ấy có thể thỏa trí tị mị và sưởi ấm trái tim bằng cái tiết trời ấm áp, khung cảnh
mộng mơ chiều xuân. Khiến cho em bé thơ nhớ mãi về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình ấy.
Qua bức tranh mùa xuân ta có thể nhận ra một trong những nét đặc sắc
trong những trang viết của nhà thơ là ông rất chú trọng miêu tả cây cỏ hoa lá khi chúng mới
ra đời và trên hành trình chúng lớn lên, căng tràn sức sống. Bởi vậy ta mới thấy tấm lòng, sự
quan tâm của Võ Quảng đối với bé thơ đến nhường nào, ông âm thầm quan sát từng chi tiết,
từng hành động dù là nhỏ nhất của trẻ và làm sống động nó qua từng trang thơ.

15


Khi khơng cịn những cơn mưa ấm áp mùa xn thì cũng là lúc mùa hạ đã

đến. Mùa hè đến rồi, mặt trời như lửa đỏ, những tia nắng vàng như mật chiếu xuống mặt đất
làm cho khơng khí trở nên nóng bức giữa trưa hè:
“Nắng tung lưới lửa
Đốt cháy cánh đồng
Ao hồ, suối sông
Thảy đều cạn sạch”
(Biết phải làm gì); [1-tr.45]
Bức tranh mùa hạ hiện lên với cái nóng như nảy lửa, nắng có ở mọi nơi,
tràn qua cánh đồng, ao hồ, sơng suối, những nơi nó đi qua đều trở nên khô khốc và nứt nẻ.
Chỉ vài câu thơ tác giả đã cho ta thấy cái nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè, cái nóng gay
gắt đó rất dễ làm cho con người cảm thấy mỏi mệt và bức bối. Nóng đến mức đến con vật
cũng phải kêu than:
“Gà mái kêu ầm:

16


-Tôi khát! Tôi khát”

17


( Chống hạn ); [1-tr.123]
Nhưng mùa hè đâu chỉ có mỗi cái nắng giòn tan mà vào những ngày hè đó
cịn có cả bầu trời cao trong xanh vời vợi, có gió thổi lồng lộng, có những đám mây trắng
xinh như đàn cừu con. Tất cả những thứ đó tạo nên khơng gian cao rộng và thống đãng, đến
mức ta cảm thấy như vô cùng tận trời cao lồng lộng của ngày hè:
“Nước xanh thăm thẳm
Lồng lộng mây trời”
(Có một chỗ chơi); [1-tr.118]

Võ Quảng đã tận dụng những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc để gieo vào
lòng bé thơ những cảm nhận sinh động có hồn. Kìa những tia nắng đang nô đùa trên mặt
nước trong xanh, làm cho mặt nước trở nên lấp lánh và sáng rực lên tạo nên bức tranh mênh
mông sông nước trải dài, sống động lạ thường. Trong những ngày hè đó, có “ve đi hát
dạo”[2], có “đồng lúa chính mênh mơng”[1-tr.115], có những cơn dông bất chợt:

18


“Chiều hè nóng bức

19


Bỗng nổ cơn dông

20


Mưa tới cánh đồng

21


Như chum trút nước

22


23



Vườn sau ngõ trước

24


Nước ngập tràn đầy

25


×