Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÁC PHONG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CÓ LỜI GIẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.61 KB, 8 trang )

Đề cương ôn tập
Cấu trúc đề thi:
Câu 1 (2 điểm)
-

Ý 1: 1 điểm

-

Ý 2: 1 điểm

Câu 2 (4 điểm)
-

Ý 1 (lý thuyết): 1 điểm

-

Ý 2 (tình huống: 3 điểm

Câu 3 (4 điểm)
-

Ý 1 (lý thuyết): 1 điểm

-

Ý 2 (tình huống: 3 điểm

1. Lý thuyết
Câu 1: (khơng có lý thuyết)


Câu 2: (lưu ý vận dụng các câu lý thuyết được bôi đậm để phân tích tình huống trong bài tập
2)
(Câu 1)

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiêp của kỹ sư?

Các chuẩn mực đạo đức nghề kỹ sư là cơ sở để các kỹ sư luôn tự giác rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức trong khi hành nghề, là thước đo giúp kỹ sư giữ gìn phẩm giá, uy tín cá nhân, từ đó
ln nêu cao tinh thần học hỏi, nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành
nghề, góp phần nâng caodanh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề kĩ sư đối với xã hội.
(Câu 2)

Các mục tiêu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp?

-

Trung thực, khách quan, giữ sựu an tồn, sức khỏe và lợi ích của cộng đồng, xã hội.

-

Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực, thẩm quyên của mình.

-

Kỹ sư làm việc và phục vụ người sử dụng lao động và khách hàng với đầy đủ năng
lục, sự tận tâm, công bằng, minh bạch.

-

Tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường. Tránh các hành vi lừa đảo.


-

Kỹ sư ln tự kiểm sốt mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức và tính hợp pháp trong
nghề nghiệp, để nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề kỹ sư
(Câu 3)

Trình bày bổn phận của người kỹ sư với xã hội?

Trách nhiệm chung.
1.Khi thực hiện nhiệm vụ, người kỹ sư có trách nhiệm tuân thủ pháp luật pháp xây
dựng xã hội bền vững bảo vệ môi trường, đầu tư cho con người; giải quyết vấn đề
nghèo đói và vi phạm nhân quyền.


2. Người kỹ sư chỉ chứng nhận các bản thiết kế bảo đảm cuộc sống, sức khỏe, phúc
lợi, tài sản của cộng đồng trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban
hành.
Cảnh báo
3. Nếu một phán xét chuyên môn của người kỹ sư bị bác bỏ có thể dẫn tới sự nguy
hại cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản của cộng đồng thì phải thông báo
cho người sử dụng lao động ( người chủ ), đồng nghiệp và những ai có liên quan.
Trung thực trong công việc
4. Kỹ sư phải khách quan, trung thực trong các báo cáo nghề nghiệp, các phát biểu
hay những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến
sản phẩm.
5. Kỹ sư không đưa ra những ý kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến này không dựa
trên nền tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy.
Bổn phận thông tin rõ ràng
6. Kỹ sư sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ được

vận động, được trả tiền để phát biểu.
Trách nhiệm đối với luật pháp xã hội
8. Tuần thủ luật pháp; Luật Lao động, Luật Môi trường, … Kỹ sư khi biết về bất kỳ vi
phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn phù
hợp và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu cầu.
(Câu 4)

Đạo đức nghề nghiệp là gì? Hãy trình bày và phân tích một ví dụ mà

em đã biết hoặc đã trải qua về ảnh hưởng của việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp
tới sự phát triển hoặc tồn vong của một cá nhân, tổ chức.
(Câu 5)

Đạo đức nghề nghiệp là gì? Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa

thế nào tới sự phát triển của mỗi cá nhân?
(Câu 6)

Hãy làm rõ sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật? Cho ví dụ minh

họa
Gợi ý:
LUẬT PHÁP
-

Tạo ra quy tắc đẻ hướng dẫn

-

Đưa ra những định hướng cho hành vi.


hành vi.

-

Chỉ ra các tình huống mà các giá trị cạnh

Cân bằng các giá trị mâu
thuẫn nhau.

-

ĐẠO ĐỨC

Trừng phạt các hành vi bất
hợp pháp.

tranh nhau
-

Đồng tình hay phê phán một hành vi nào đó


(Câu 7)

Trình bày đạo đức nghề nghiệp? Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp

địi hỏi cá nhân phải làm gì khi xung đột lợi ích?
(Câu 8)


Trình bày vai trị của hệ thống sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương

mại trong bối cảnh tồn cầu hóa?
(Câu 9)

Làm rõ sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật. Nêu và phân tích một

ví dụ em biết hoặc trải qua để làm rõ sự ảnh hưởng của việc tuân thủ hay vị
phạm đạo đức nghề nghiệp tới sự phát triển / tồn vong của một cá nhân, tổ chức
Câu 3:

2. Tình huống ví dụ:
Câu 1:
(1) Trí tuệ là gì? Tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa gì tới sự phát triển của
mỗi cá nhân, tổ chức?
(2) Trí tuệ là gì? Trình bày ý nghĩa của việc tuân thủ sở hữu trí tuệ với sự phát triển kinh
tế, xã hội
(3) Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu trị tuệ
tới sự phát triển của mỗi Quốc gia
(4) Trình bày vai trị của hệ thống sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại trong bối
cảnh toàn cầu hóa?
(5) Trình bày ý nghĩa sở hữu trí tuệ. Phân tích ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ tới sự phát
triển bền vững của cá nhân, tổ chức?
(6) Trình bày cảm nhận của bạn về mức độ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên
ĐH Cơng nghiệp Hà Nội? Tình trạng này có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của các
nhân, tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hóa?
(7) Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?
Trả lời: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm
các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật,
tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,

tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn
học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố. Đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng:
Giống cây trồng và vật liệu nhân giống

(8) Thế nào là quyền tác giả?
Trả lời: Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.
Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm
nhạc, nghệ thuật.


Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm
của mình.

(9) Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Trả lời: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng
bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Tác phẩm có cịn thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu
tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ là các loại tác phẩm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ
viết hoặc ký tự khác.

(10)Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?
Trả lời: Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác
phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:

– Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.
– Cá nhân người nước ngồi có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định
tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam

(11)Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?
Trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 2:
Lưu ý chung: Phân tích về góc độ ĐẠO ĐỨC
TÌnh huống ví dụ 1
Ban là quản lý cửa hàng, bạn mới sa thải An- nhân viên bán hàng, vì anh ta đánh khách hàng
khi hai người có sự cãi cọ ( An đã thừa nhận điều này khi khách hàng phàn nàn ).
Xuân quản lý một cửa hàng cạnh tranh với cửa hàng của bạn gọi điện thoại hỏi thăm “An có
đối sử tốt với khách hàng khơng?” vì An nộp đơn xin vào làm cho Xn.
Bạn sẽ làm gì?
Tình huống ví dụ 2
Bạn đang là GĐ bộ phận chăm sóc khách hàng của hệ thống Anh Ngữ lớn, với hơn 100
văn phòng tại các thành phố lớn tại Việt Nam, với số lượng học sinh đang theo học Tiếng Anh
khoảng 20.000. Bạn nhận được đề nghị mua lại danh sách học sinh kèm số điện thoại liên hệ
của phụ huynh học sinh từ một công ty dịch vụ y tế, vốn không phải đối thủ cạnh tranh của
công ty bạn với số tiền rất lớn. Trên cơ sở mục tiêu, vai trò và trách nhiệm của bạn với công
ty và với xã hội, hãy phân tích tình huống, đưa ra nhận định cá nhân và giải thích.
Gợi ý: Phân tích theo gợi ý những câu lý thuyết đã nêu trên, trong đó lưu tâm đến đạo
đức của người kỹ sư; trách nhiệm của người kỹ sư với cộng đồng, xã hội…


Câu 3:
Gợi ý chung:

-

Lưu ý về quyền sở hữu trí tuệ

-

Nếu vi phạm thì xử lý theo hướng nào?

Tình huống ví dụ 1
Tại Trường đại học Cơng nghiệp Hà Nội, một nhóm sinh viên đã thành lập câu lạc bộ:
“Câu lạc bộ sinh viên yêu điện ảnh Hà Nội” và nhóm đã lập ra một website để chia sẻ các bộ
phim mới trong và ngoài nước (Ở mỗi bộ phim chia sẻ nhóm chỉ có lời giới thiệu và nơi để
các thành viên chia sẻ lời bình về các bộ phim). Các bộ phim được đưa lên website này phần
lớn do các thành viên câu lạc bộ sưu tầm từ các trang mạng xem phim trực tuyến. Trong quá
trình hoạt động thì mục đích website của câu lạc bộ hoạt động phi thương mại, khơng có
quảng cáo để sinh lời. Một thời gian sau (khoảng hơn 1 năm hoạt động) câu lạc bộ này bị
nhiều công ty sản xuất phim (là chủ sở hữu của các bộ phim được chia sẻ trên website của
câu lạc bộ) tố cáo đến cơ quan chức năng là Câu lạc bộ sinh viên yêu điện ảnh Hà Nội đã
xâm phạm quyền tác giả. Phía các công ty này yêu cầu câu lạc bộ chấm dứt việc đưa các bộ
phim lên website trên và đòi bồi thường thiệt hại mà trong thời gian qua đã gây ra cho họ. Hãy
phân tích tình huống trên và đưa ra cách giải quyết.
Gợi ý: Trình bày vắn tắt (khơng cần trích dẫn cách điều khoản trong luật sở hữu trí tuệ. Nên trình bày theo ý
hiểu cá nhân).
Khoản 10 điều 28 luật SHTT 2005 quy định về hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả như sau: "Nhân bản,
sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các
phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả".
Như vậy, Câu lạc bộ sinh viên yêu điện ảnh Hà Nội đã đăng tải những phim ảnh tự sưu tầm lên trang website tự
tạo mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của những tác phẩm này thì được coi là hành vi vi
phạm quyền sở hữu cho dù mục đích của họ là phi thương mại và khơng có quảng cáo.



Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.



Khác phục: Tinh thần hợp tác, sẵn sàng khắc phục hậu quả….

TÌnh huống ví dụ 2
Xưa nay người ta vẫn dùng phương pháp trộn bê tông ướt giữa xi măng, sỏi và cát. Độ
đông cứng của bê tông được tăng cường bởi chất phụ gia X theo tỷ lệ k%. Một hơm do đãng
trí anh Bình pha q nhiều phụ gia X, đồng thời lại cho sỏi vào trước khi cho phụ gia và phát
hiện ra rằng do sỏi tạo sẵn các kẽ hở trong hợp chất bê tông trước khi trộn, đồng thời tỷ lệ
phụ gia thích hợp hơn, nên bê tông đông cứng nhanh hơn hẳn, rất thích hợp cho cơng trình
hầm hay trụ cầu. Anh Bình xin đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế, song mọi người can rằng
việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông là chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai
cũng biết, vì thế anh sẽ khơng đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ. Họ có đúng khơng?


Gợi ý:
(1) Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tơng mau đơng của anh Bình KHƠNG thuộc đối tượng không được
bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
o

Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ về đối tượng khơng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

o

Giải pháp của anh Bình có khả năng áp dụng cơng nghiệp

o


Theo điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thì sáng chế có trình độ sáng tạo phải khơng thể được
tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng
biết cho nên giải pháp đó của anh Bình được cho là khơng đảm bảo trình độ sáng tạo

(2) Xét tính mới của giải pháp anh Bình đưa ra.

o

Trường hợp giải pháp kỹ thuật này chưa được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mô tả
bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn đăng ký bảo hộ hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng
quyền ưu tiên. Giải pháp của anh Bình được coi là có tính mới (khoản 1 điều 60 Luật Sở hữu trí
tuệ). Mặc dù anh khơng được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng được

cấp bằng

độc quyền giải pháp hữu ích. (khoản 2 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ).
Tình huống ví dụ 3
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu dịch
vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ
chức cuộc thi Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi tên
cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng
tên gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể
được bảo hộ dưới dạng NHHH. Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?
Giợi ý:
1. Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn ra thế vận hội
Olympic cổ đại. Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad (có từ cách đây gần 3000
năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia toàn thế giới và dần dần phổ biến và

mở rộng sang các cuộc thi về các mơn khoa học ngồi thể thao mang tầm quốc tế (có sự tham gia
của rất nhiều quốc gia trên thế giới) như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO (Olympic vật lý quốc
tế), IChO (Olympic hóa học quốc tế),…. Việc sử dụng từ Olympic trong tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT
nhằm thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là đây là 1 cuộc thi về kiến thức triết
học Mac- Lenin. Cịn chương trình truyền hình “ Đường lên đỉnh Olympia” thể hiện sự vinh quang khi
vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi, mượn ý nghĩa của đỉnh Olympia trong thần
thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang. => tính chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi
cũng khác biệt.
2. Olympic là tên gọi phổ biến
o

Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi nên biểu
tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng rộng rãi, thường
xun. Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng từ Olympic kèm tên lĩnh
vực thi làm tên gọi cuộc thi.


Tình huống ví dụ 4
Ơng A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác phẩm được
gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng
tiền thưởng. Sau khi trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu
vui chơi V với sự đồng ý của ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B
cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo cho khu vườn trở thành một điểm tham quan
hấp dẫn của du khách thành phố Hồ Chí Minh. Ơng A u cầu cơng ty B phải trả thù
lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé. Công ty B từ chối, vì cho rằng hai
bên chưa có thỏa thuận về tiền thù lao. Anh ( chị) giải quyết vướng mắc trên như thế
nào?
Gơi ý: (lưu ý khơng cần trích dẫn các điều khoản, chỉ cần thể hiện được ghi nhớ, hiểu biết
cơ bản)
1. Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:

1.1 Có thể chứng minh được một cách dễ dàng ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn nghệ thuật Việt Nam
bởi ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này.
1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và đã được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ và tiết i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu
trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12 – Luật Sở hữu trí tuệ)
1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo tiết b khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm kiến trúc của ơng A có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc
đời ông A và 50 năm tiếp theo năm ông A mất. Như vậy quyền tài sản của ông A đối với tác phẩm này vẫn trong
thời gian được bảo hộ.
2. Ơng A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:
2.1 Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi cơng ty B khai thác, sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt
Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi nhuận, phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm đó.
Mặt khác, việc cơng ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm trong các trường
hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” (quy định
tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho
ơng A.
Cơng ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà khơng trả thù lao cho ơng A thì cơng ty B đã
xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó

 Hướng giải quyết: do vi phạm -> người vi phạm cần hợp tác xử lý trên tinh thần cầu
tiến, sẵn sàng khắc phục hậu quả; đàm phán trả tiền bản quyền để tiếp tục xử dụng
….
 Nếu khơng thỏa thuận được thì sẽ đưa ra cơ quan chức năng.
TÌnh huống ví dụ 5
Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và ra mực đều
hơn. Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình. Điểm mấu chốt của phát minh này
là tạo một khoảng trống giữa viên bi và đầu bút bi. Anh Mạnh cho rằng việc thông khí



hai đầu của một chất lỏng ( mực) khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề
ai cũng biết. Hơn nữa, anh Thành đã thông báo về phát minh của mình trước khi đăng
ký bảo hộ. Vì vậy phát minh của anh Thành khơng cịn tính mới đối với thế giới nữa
và khơng cịn khả năng được bảo hộ. Anh Mạnh có lý khơng? Tại sao?
Gợi ý:
Phát hiện của anh Thành là một giải pháp kỹ thuật, không nên gọi là phát minh như trong tình huống,
bởi phát minh là từ chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước
đó con người chưa biết tới. Còn giải pháp kỹ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, không hề có sẵn
trong tự nhiên. Vì vậy mà loại đầu bút bi đặc biệt này- một thành quả lao động sáng tạo trí tuệ được coi
là một giải pháp kỹ thuật. KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN CẤP BẰNG SÁNG CHẾ, NHƯNG VẪN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
ĐƯỢC BẢO HỘ DƯỚI HÌNH THỨC CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN GIẢI PHÁP HỮU ÍCH (khoản 2 điều 58
Luật Sở hữu trí tuệ)
 Anh Thành có thể nộp đơn xin được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.



×