Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khu lưu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.65 KB, 3 trang )

Khu lưu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên
Điền
Họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ nổi tiếng “Trâm anh thế phiệt”, có
nhiều người tài năng thành đạt trên con đường văn chương, khoa cử,
y học, sử học cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Vào đầu thế
kỷ XVII, Nguyễn Nhiệm cháu Nguyễn Thiến quê ở Trấn Sơn Nam, nay là
tỉnh Hà Tây vào Tiên Điền sinh cơ lập nghiệp hướng dẫn cư dân trong
vùng đắp đê, ngăn mặn, biến mảnh đất cằn nơi đây thành cánh đống xanh
tốt. Từ ông tổ đời thứ nhất là Nam dương hầu Nguyễn Nhiệm đến tổ đời
thứ 6 (đại vương Tiến sỹ Nguyễn Huệ, đệ nhị giáp tiến sỹ Nguyễn Nghiễm,
Nguyễn Trọng) là thời cực thịnh của dòng họ này. Tới tổ đời thứ 7 vẫn có
nhiều bậc anh tài nổi tiếng nhưng gia huynh và uy lực đã sa sút, khi
Thượng thư Nguyễn Khản thất thế cũng là khi kết thúc một thời kỳ thịnh
vượng của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào bất
kể lúc khó khăn nhất thì dòng họ này vẫn giữ được cốt cách thanh cao.
Nguyễn Du (1765- 1820) danh nhân tiêu biểu nhất của dòng họ sinh tại
kinh thành Thăng Long nơi thân sinh ông là Hoàng giáp Nguyễn
Nghiễm(1708-1775) làm quan Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, thân
mẫu là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc nổi tiếng nết na thông minh xinh
đẹp rất yêu văn học, văn nghệ dân gian. Môi trường văn hoá của ba vùng
đất văn vật: xứ Nghệ, Thăng Long và Kinh Bắc cùng truyền thống của
dòng họ, gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tài năng của Nguyễn Du.
Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với những biến cố dữ dội
của đất nước, con đường công danh của Nguyễn Du khá hanh thông
nhưng ông không mấy chú trọng đến, bởi một lẽ ông đau xót trước lẽ sống
của thời bấy giờ gia đình tan tác, dân tình khốn khổ lầm than. Nổi ưu tư ấy
ông dồn hết vào văn chương, thơ ca và trong tất cả các tác phẩm Nguyễn
Du để lại thì Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất đạt đến đỉnh cao tinh
hoa văn hoá của nhân loại. Bằng những lời thơ súc tích ngắn gọn Nguyễn
Du vẽ lên một bức tranh về thực tại của xã hội đương thời đã nói lên được
tiếng nói của người dân, nói lên được tiếng nói khao khát được sống được


tự do yêu đương đề cao thân phận của người phụ nữ. Với những gì
Nguyễn Du để lại cho nền văn học nước nhà đã đưa ông lên tầm một nhà
thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và trở thành Danh nhân văn hoá
thế giới.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm
rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến
xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu
Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, từ
đây đi về khoảng 1 km sẽ đến mộ Nguyễn Du.

Khu
lưu
niệm
Nguyễn
Du
Cầu Tiên không rõ được xây dựng vào năm nào, theo “Nghi Xuân huyện
chí” thì Xuân Nhạc Công Nguyễn Nghiễm cùng Tri phủ Đặng Sỹ Vinh và
Đặng Hiến Phó trùng tu lại có dựng bia đá vào năm Canh Thân (1740).
Theo chữ ghi trên bia Cầu Tiên cho biết đây là nơi nhiều nguồn nước từ
Hồng Lĩnh cùng các nơi khác trong huyện hội tụ về. Hiện nay bia đặt ở
nhà Tư văn 2 trong Khu lưu niệm.
Khu lưu niệm Nguyễn Du rộng khoảng 2 ha, từ cổng chính đi vào qua bệ
đá khắc hai chữ "Hạ Mã", lần lượt đến nhà khách, nhà tư văn, bia tưởng
niệm Nguyễn Quỳnh, nhà thờ Nguyễn Du, nhà trưng bày bảo tàng Nguyễn
Du.
Nhà Tư văn 2, Tư văn 1 làm bằng gỗ lim lợp ngói vảy, xung quanh có
tường cao. Hai nhà này là nhà văn thánh của huyện Nghi Xuân do Nguyễn
Nghiễm đưa về năm 1790 bị cháy, người trong họ Nguyễn và quan viên
trong huyện dựng lại.
Nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà

tại làng Tiên Điền. Trong nhà có bàn thờ bằng vôi cát, một bàn nhỏ để góc
bút nghiên, trên bàn thờ có một bức hoành đề chữ “ Hồng Sơn thế phả” do
Hoàng Phù phái tước Trung hiến Đại phu tặng vào năm thứ 55 triều Càn
Long đời nhà Thanh, phía ngoài nhà thờ treo bức đề chữ “ Địa linh nhân
kiệt”.
Từ cổng chính đi vào bên phải nhà thờ Nguyễn Du là nhà trưng bày bảo
tàng. nội thất nhà trưng bày ngoài một số tài liệu tranh ảnh minh hoạ tác
phẩm của Nguyễn Du thì có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai
hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu,
gạc nai treo áo, la bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh
rước Tiến sĩ, hoàn sắc của Nguyễn Nghiễm.
Từ khu lưu niệm về phía đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn
Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng là hai voi đá và ngựa
đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát hương bằng đá,
mái lợp ngói xi măng. Hạ điện làm bằng gỗ li, lợp ngói mũi hài.
Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia
đặt trước tiền sảnh nội dung bia là bài ca tựa như “ Gia Huấn ca” của
Nguyễn Trãi dùng để khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
Ngoài khu lưu niệm là phần mộ đại thi hào Nguyễn Du, mộ được xây bằng
gạch bao gồm 3 phần: bàn thờ, phần mộ và vườn cây. Bàn thờ có bia
tường hình cuốn thư, lư hương. Bia bằng đá Thanh đề dòng chữ “Danh
nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du”. Quanh bia khắc hình hoa
văn thế kỷ XVIII theo luật đường triện.

Mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2 m; rộng 1,3; dài 2, 3 vỉa bao quanh
mộ xây bằng gạch đặt nghiêng không trát. Nền mộ lát gạch Cẩm
Trang, phần mộ được bao quanh bằng hàng rào 9 x 16m, vườn
mộ được trồng một số cây cảnh như bàng, keo.
Mộ
Nguyễn

Du
Năm 2001-2003, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du đã được Bộ văn
hoá Thông tin đầu tư tu bổ, tôn tạo lại khang trang.

×