Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Truyền cảm hứng cho cấp dưới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.91 KB, 5 trang )

Truyền cảm hứng cho cấp dưới

Một số lãnh đạo luôn tin rằng, để truyền cảm hứng cho
nhân viên cần dựa vào gương của Apple.









Cuối tháng 6, người đồng sáng lập cũng là CEO của
Apple, Steve Jobs, đã trở thành đề tài chính khi ông
quay lại làm việc sau đợt nghỉ khám bệnh. Phố Wall
đã ở trong tình trạng lao đao vì giá trị của Jobs đối
với Apple chính là khả năng truyền cảm hứng cho
nhân viên để họ làm việc với sự sáng tạo và tập
trung với từng chi tiết như Jobs làm với công việc
của chính mình.
Thực vậy, Apple là một công ty lớn không chỉ đơn
giản bởi vì tầm nhìn sáng tạo của ông - người đã
mang iPod và iPhone đến cho chúng ta - mà còn bởi
khả năng chia sẻ và truyền dẫn tầm nhìn đó cho cả
công ty, để ý tưởng của ông có thể được phát triển
thành những sản phẩm được người tiêu dùng ưa
thích.

Không có một thiên tài có sức ảnh hưởng đến người
khác ở vị trí chỉ huy như Jobs, những nhà đầu tư sẽ


thấy lo lắng cho tương lai của Apple.
Nhưng không có ai thành công một mình. Đó là lý
do tại sao tất cả những nhà lãnh đạo phải tìm cách
để "thụ phấn" những giá trị, ý tưởng và sự nhiệt tình
của họ cho nhân viên. Đây chính là những điều giúp
cho doanh nghiệp luôn mạnh mẽ, đặc biệt là trong
giai đoạn suy thoái.
Một số lãnh đạo truyền cảm hứng cho số đông bằng
những bài diễn thuyết đầy cảm xúc. Số khác thì
thông qua đối thoại trực tiếp. Tại Time Warner, CEO
Jeffrey L. Bewkes đã tổ chức các chuỗi bữa ăn trưa
không phân biệt cấp bậc với 10 đến 12 người làm
việc hiệu quả cao. Những người này thường có ít
hoặc không có cơ hội để gặp ông. Ông dành 2 giờ
nói chuyện với họ về tầm nhìn của ông và trả lời các
câu hỏi của họ mà không cần đến bất cứ một thứ
văn bản diễn văn nào. Những nhân viên ăn trưa
cùng ông cho biết rằng họ cảm thấy "tự tin hơn
trong công ty" và phát triển một mối quan hệ mới với
ông chủ của họ.
Dù các lãnh đạo có dùng bất cứ phương pháp nào
để truyền đạt cảm hứng cho nhân viên cấp dưới thì
cũng phải có cơ sở. Đừng quá khoa trương rằng -
"công việc vĩ đại" hoặc "chúng ta có thể làm được
điều đó". Thay vào đó hãy đưa ra những mục tiêu cụ
thể, rõ ràng và khả thi. Lắng nghe vấn đề của của
mọi người và đề xuất những giải pháp thực tế. Hãy
trở thành người hướng dẫn bằng cách chia sẻ chính
những bài học bạn rút ra, chúc mừng những những
nỗ lực của các nhóm và khen thưởng những thành

tích đạt được. Thậm chí một lời "cám ơn" đơn giản
cũng có hiệu quả rất cao nếu nó được nói ra từ
người quản lý cấp cao.
Mỗi tuần tại công ty thiết kế nội thất Knoll, chủ tịch
kiêm CEO Lynn Utter gửi email cho bốn nhà quản lý
cấp cao và yêu cầu họ nêu tên một người trong
nhóm của họ để làm gương. Sau đó Utter gọi cho
từng người để nói lời cám ơn và chúc mừng họ vì
những thành tích cụ thể mà họ đạt được. Utter cũng
chỉ có thời gian giới hạn như chúng ta nhưng bà nói
rằng nếu không thể gọi bốn cuộc điện thoại mỗi tuần
để ghi nhận và chúc mừng hiệu quả công việc của
nhân viên thì bà đang không thực sự làm tốt việc
của mình.
"Sáng tạo không phải vì tiền bạc", câu nói của Jobs
đã được trích dẫn khi nói ở Fortune năm 1998. "Nó
là vì những con người mà bạn có, bạn được dẫn dắt
như thế nào và bạn nhận được bao nhiêu".
Và đó là điều cơ bản. Công việc của người lãnh đạo
không chỉ là kiểm soát chi phí, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, những nhà đầu tư và những
thương vụ. Công việc của người lãnh đạo là đảm
bảo mọi người đều có được điều đó


×