Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu DOP (DIRECTOR OF PHOTOGRAPHY) - ĐẠO DIỄN HÌNH ẢNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.55 KB, 6 trang )

DOP (DIRECTOR OF PHOTOGRAPHY)
ĐẠO DIỄN HÌNH ẢNH
Trên thế giới, sự xuất hiện của DOP (đạo diễn hình ảnh) là chuyện
đương nhiên. Thế nhưng ở Việt Nam, khái niệm này không chỉ chưa phổ
biến mà có lẽ càng lạ lẫm đối với… chính người trong nghề! ĐAKTVN CT
tổ chức một cuộc bàn tròn về vai trò của DOP với điện ảnh Việt Nam hôm
nay cùng với bốn nhà quay phim và một đạo diễn: Trinh Hoan (DOP của Áo
lụa Hà Đông và Hồn Trương Ba, da hàng thịt), Trần Hùng (quay phim chính
của Thời xa vắng, Chuyện của Pao), Phạm Hoàng Nam (quay phim chính
của Trai nhảy, Gái nhảy, Mê Thảo thời vang bóng), Nguyễn Tranh (quay
phim của Áo lụa Hà Đông và Hồn Trương Ba, da hàng thịt, DOP của Tuyết
miền nhiệt đới) và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Ngay từ đầu, các nhà quay phim đều đồng quan điểm về sự cần thiết
của DOP đối với một bộ phim, đặc biệt là phim Việt Nam hiện nay, trừ
Trinh Hoan! “Tại sao cần phải có DOP, khi mà anh quay phim cũng có thể
làm hết mọi chuyện, và nhà sản xuất thay vì trả tiền cho một người nhưng
bây giờ lại phải chi tiền thêm cho một người nữa” – Trinh Hoan phát biểu,
rồi anh bật cười “Nói vậy thôi, chứ tôi nghĩ đã đến lúc các đoàn phim Việt
Nam phải cần đến sự có mặt của DOP”.
Nguyễn Tranh: Khi tôi làm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có những
lúc nghĩ ‘Sao công việc nhanh thật!’, nhưng cũng có những hôm suy nghĩ
mãi ‘Sao hôm nay không có suôn sẻ như mọi khi?’. Thật ra hôm nào có
DOP Trinh Hoan thì mọi việc rất nhanh, hôm nào vắng Trinh Hoan thì lại
rối.
Nguyễn Quang Dũng: Thì dĩ nhiên rồi, hai người làm bao giờ mà
chẳng nhanh hơn một người. Thật ra thì DOP rất quan trọng vì họ có một cái
nhìn tổng thể, xuyên suốt về phần hình ảnh và ánh sáng từ đầu tới cuối bộ
phim.
Phạm Hoàng Nam: Trên thế giới, vai trò của DOP là hiển nhiên. Thế
nhưng ở Việt Nam thì hầu như các hãng phim cũng chỉ có Quay phim chính
chứ không có Đạo diễn hình ảnh. DOP chính là người tạo ra không khí cho


bộ phim bằng hình ảnh. Phim có hai điều quan trọng, hình ảnh và âm thanh.
Anh DOP là anh phải lo về ánh sáng, bố cục hình ảnh. DOP quyết định
phong cách hình ảnh của bộ phim. Còn anh quay phim chỉ có một nhiệm vụ
là bấm máy, nhấn nút mà thôi.
Trần Hùng: DOP thiết kế ngôn ngữ bằng hình ảnh cho bộ phim, tạo
nên màu sắc riêng cho phần hình ảnh. Hình ảnh trong phim Việt Nam thiếu
dấu ấn cũng bởi một phần do đạo diễn và quay phim không hình dung ra
được bộ phim của mình như thế nào. Ở Việt Nam, DOP cũng chính là anh
Quay phim chính. Tôi cũng muốn làm DOP, không phải lo việc quay phim
nhưng thật sự đi tìm một người đủ để mình tin tưởng giao máy quay thì thật
quá khó. Thế nên cứ ôm lấy máy.
Nguyễn Tranh: Có DOP thì quay phim rất khoẻ. Nếu làm việc một
mình, vừa lo ánh sáng, vừa phải quay, lo nhiều việc quá dễ bị phân tâm, làm
thì cũng được nhưng hiệu quả không cao.
Trinh Hoan: DOP không chỉ lo về mặt ánh sáng mà còn đảm nhiệm
‘mood’ của phim, cảm xúc của bộ phim. Thay đổi cỡ cảnh thôi cũng đã khác
biệt về không khí của bộ phim rồi. Công việc đó nên có DOP đảm trách để
quay phim không phải bận túi bụi.
Phạm Hoàng Nam: Nhiều khi mình quay phim, vừa phải lo việc này,
vừa phải lo việc khác, nhiều thứ quá đâm ra không thể nào tập trung được.
Nhiều khi muốn nghĩ thêm cũng không còn thời gian. Loay hoay lo đặt đèn,
bước vô máy chuẩn bị quay lại thấy có việc khác xảy ra, lại ngừng lại để
chỉnh sửa.
Dù vai trò của DOP quan trọng như vậy, nhưng dường như phim Việt
Nam vẫn thiếu bóng dáng của đạo diễn hình ảnh?
Phạm Hoàng Nam: Tìm được người làm Quay phim cho mình cũng
khó, vì ở Việt Nam mình thiếu người quay phim tốt quá. Những người quay
được thì đều nhảy lên làm quay phim chính hoặc muốn làm DOP cả, không
ai muốn chỉ là người bấm máy. Nhưng người bấm máy cũng rất quan trọng,
vì đó là người trực tiếp thực hiện các động tác máy, phải cảm nhận được

cảm xúc của diễn viên, của cảnh phim để thâu tóm vào trong khuôn hình.
Tôi cũng muốn chỉ lo phần DOP, còn phần quay phim giao cho người khác,
nhưng không tìm thấy ai để hợp tác được cả. Có lẽ Trinh Hoan và Nguyễn
Tranh là cặp DOP – Quay phim duy nhất hiện nay.
Trinh Hoan: Thật sự thì cho đến giờ, chỉ mới có phim Áo lụa Hà
Đông và Hồn Trương Ba, da hàng thịt là hai phim Việt Nam có phân định rõ
vai trò của DOP và quay phim. Tôi rất may mắn có được người cùng tác
nghiệp là Nguyễn Tranh, vì DOP cùng quay phim cần có sự ăn ý và hiểu
nhau.
Nguyễn Tranh: Nếu nói phim điện ảnh thì chỉ có hai phim, chứ nói về
phim truyền hình thì 39 độ yêu và Tuyết miền nhiệt đới đều đã có DOP.
Trinh Hoan: Sự phát triển của phim truyền hình với công nghệ quay
nhiều máy càng cần đến vai trò của DOP hơn, vì DOP sẽ quyết định về ánh
sáng và phong cách cho các máy quay phim một cách đồng nhất. Phim 39 độ
yêu có thể không thành công về nội dung, nhưng tôi hoàn toàn cảm thấy tự
tin về mặt hình ảnh của bộ phim này. Việc quay nhiều máy, nhiều người
quay sẽ dễ dẫn đến tình trạng hình ảnh trong phim không đồng bộ và thống
nhất, vì thế vai trò của DOP rất quan trọng.
Trần Hùng: Tôi thấy có nhiều quay phim ngoài Bắc vào Nam được
phong làm đạo diễn hình ảnh, làm những bộ phim truyền hình của Lasta. Tôi
thấy họ chưa đủ ‘tầm’ để trở thành đạo diễn hình ảnh.
Phạm Hoàng Nam: Hơn nữa, không hẳn là người quay phim nào cũng
có tư duy về việc phân định rõ ràng vai trò của DOP và quay phim. Tôi ví dụ
một trường hợp rất cụ thể. Khi đoàn phim Người Mỹ trầm lặng sang Việt
Nam quay, một số nhà quay phim thuộc hàng ‘cao thủ’ đàn anh đàn chú
trong nghề của Việt Nam được mời làm quay phim trong các tổ quay. Sau
khi ông Christopher Doyle, DOP của bộ phim, đã ‘set’ ánh sáng và ống kính,
khẩu độ cho máy quay xong xuôi tất cả, các quay phim vào vị trí. Một anh
quay phim của Việt Nam cầm máy quay ở tổ 2, một trong những tên tuổi lớn
của quay phim ở Việt Nam, sau khi “nghiên cứu” máy quay đã … quyết

định chỉnh ‘khẩu’ lại vì thấy chưa đủ sáng. Khi Christopher Doyle quay lại,
ông đã quyết định “mời” anh này rời khỏi đoàn quay. DOP nắm vai trò
quyết định trong việc tạo phong cách hình ảnh cho bộ phim. Đủ sáng hay
không, bố cục chặt hay không, đó là quyết định của DOP chứ không phải
của người cầm máy. Một người có tên tuổi trong làng quay phim của Việt
Nam mà chưa hiểu được vai trò của DOP, nghĩ rằng mình giỏi hơn thì có
quyền xen vào công việc của người khác, thì vai trò của DOP ở Việt Nam có
lẽ còn lâu mới được xem trọng. Ngay cả giải thưởng của Hội điện ảnh cũng
dành cho quay phim chứ chưa nghĩ đến việc trao giải cho các đạo diễn hình
ảnh.
Trần Hùng: Các hãng phim Nhà Nước thì hầu như chẳng có DOP vì
họ nghĩ rằng, chỉ cần một người quay phim là đủ rồi, việc gì phải thêm
người nữa cho kènh càng và tốn kém.

×