NỘI DUNG
I. Tổng quan về vấn đề BĐKH trên thế
giới và ở nước Việt Nam.
II. Ảnh hưởng của BĐKH
III. Các biện pháp thích ứng và giảm thiểu
của BĐKH
IV. Kết luận.
I.Tổng quan về vấn đề BĐKH trên thế
giới và ở Việt Nam
1 .BĐKH là gì???
-TheoIPCC “BĐKH” là bất cứ thay đổi nào của khí
hậu so với thời gian, do đa dạng tự nhiên hay
nguyên nhân từ con người.
-Theo UNFCCC thì BĐKH “Sự thay đổi khí hậu trực
tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm
thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà cùng
với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong một thời kì
nhất định
2. Những thách thức của con người đối
với BĐKH
- An ninh lương thực
-
An ninh năng lượng
-
Vấn đề nước sạch
-
Bảo tồn đa dạng sinh
học
3. Tác nhân gây biến đổi khí hậu
-
Do sự phát thải khí nhà kính thông qua các
hoạt động của con người chủ yếu khí CO
2
và
metan(CH
4
) là nguyên nhân hàng đầu của
BĐKH .
-
Hoạt động công nông nghiệp như trồng trọt,
thủy lợi, phá rừng khiến cho khả năng hấp thụ
nhiệt của mặt đất giảm đồng thời tăng sự phát
thải khí metan thông qua chất thải hữu cơ
4. Kịch bản về BĐKH
Bảng 1: Kịch bản của biến đổi khí hậu toàn cầu theo IPCC năm 2007
Thay đổi nhiệt độ vào thời kỳ năm 2090-2099
so với thời kì 1980-1999
Dâng cao mực nước biển(m) vào
thời kì năm 2090-2099 so với năm
1980-1999
Các kịch bản Có khả năng nhất Khoảng biến thiên. Khoảng biến thiên chưa tính đến
sự biến đổi của băng hà
Kịch bản B1 1,8 1,1-2,9 0,18-0,38
Kịch bản A1T 2,4 1,4-3,8 0,2-0,45
Kịch bản B2 2,4 1,4-3,8 0,2-0,43
Kịch bản A1B 2,8 1,7-4,4 0,21-0,48
Kịch bản A2 3,4 2,0-5,4 0,23-0,51
Kịch bản A1F 4,0 2,4-6,4 0,26-0,59
-
Tính theo trung bình của cả 6 kịch bản trên thì
đến cuối thế kỷ 21 tăng thêm 2,8
0
C mực nước
biển dâng cao 0.37m chưa tính đến sự tan băng
mà chỉ tính đến sự dãn nở của nước.
-
Theo IPCC dự báo cuối thế kỉ 21 mực nước
biển có thể tăng thêm tối đa là 81cm
Tính địa phương của BĐKH thể hiện ở một số
điểm sau đây:
-
Sự ấm lên.
-
Hiện tượng tan băng.
-
Có nhiều khả năng xuất
hiện thường xuyên các
đợt nóng cực
đoan,sóng,nhiệt độ và
mưa lớn.
-
Có sự dịch chuyển các
cơn bão.
-
Tăng hoặc giảm lượng
mưa.
5.Biến đổi khí hậu trên thế giới
-
BĐKH tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống
và môi trường trên toàn thế giới.
-
Dự tính đến năm 2030 ở các vùng Trung , Đông,
Nam, Đông Nam Á đặc biệt là ở khu vực sông lớn bắt
đầu thiếu hụt vùng bờ.
- Nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng
trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm hậu quả trực
tiếp của sự tan băng ở Bắc Cực và Nam Cực.
-Mức độ rủi ro cao về
lãnh thổ bị thu hẹp do nước
biển dâng theo thứ tự là
Trung Quốc, Ấn Độ ,
Bangladesh, Việt Nam,
Indonexia, Nhật bản, Ai
Cập, Hoa kì, Thái Lan và
Philippin.
Bản đồ mới của Greenland và Nam cực cho
thấy tốc độ tan băng ở 2 khu vực này càng
trở nên trầm trọng
6.Vấn đề BĐKH ở Việt Nam
-
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua , nhiệt độ trung
bình năm tăng khoảng 0,7
o
C mực nước biển đã dâng
khoảng 20cm.
-
. Theo tính toán nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể
tăng lên 3
o
C và mực nước biển có thể dâng tới 1m vào
năm 2100.
-
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới Việt Nam là một
trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất
Nguồn: “báo cáo ảnh hưởng khi mực nước biển tăng lên các
nước đang phát triển :phân tích và so sánh” của WB
a. Thực trạng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000)
nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng lên
0,7
0
C
Lượng mưa : trên từng địa điểm , xu thế biến đổi của
lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỉ qua ( 1911-
2000) không rõ rệt theo các thời kì và trên các vùng
khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm
xuống.
Mực nước biển:biển trung bình hang năm tăng lên 20cm
phù hợp với xu thế chung của toàn cầu trong hai thập kỉ gần
đây ( cuối 20 đầu 21)
Bão: Vào những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh
nhiều hơn , quỹ đạo bão gần dịch chuyển về hướng các vĩ
độ phía Nam và mùa báo kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão
có quỹ đạo chuyển hướng dị thường hơn.
Số ngày mưa phùn : TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỉ
qua và chỉ còn gần một nửa ( 15 ngày/ năm) trong những
năm gần đây.
b.Nhận định về xu thế biến đổi khí hậu ở Việt
Nam
•
Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 3
0
C vào
năm 2100.
•
Lượng mưa có xu thế biến đổi không đều giữa
các vùng , có thể tăng từ ( 0%- 10%) vào mùa
mưa và giảm (từ 0%-5%) vào mùa khô. Tính
biến động của mùa mưa tăng lên.
•
Mực nước trung bình trên toàn dải bờ biển Việt
Nam có thể dâng lên 100cm vào năm 2100.
c.Nhận định về xu thế tác động tiềm tàng của
BĐKH đối với Việt Nam
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH
bao gồm các tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên
thiên nhiên , cấu trúc xã hội, hạ tầng kĩ thuật và nền kinh tế.
Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Để
ứng phó ôứi BĐKH cần phải có những đầu tư thích đáng và
nỗ lực của toàn xã hội.
II. Ảnh hưởng của BĐKH
1. Ảnh hưởng của BDKH đến hoạt động
du lịch
"Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện
môi trường tự nhiên vì vậy được xem là một trong
những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác
động của biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng
cao".
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Phần lớn những tác động này sẽ xảy ra ở vùng
ven biển do đó sẽ ảnh hưởng lớn tới phát triển du
lịch.
a.Một số ảnh hưởng do sự BĐKH gây nên:
Cụ thể, 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số
nước ta sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 1m và con
số tương ứng trong trường hợp nước biển dâng 5m sẽ
là 16% và 35%.
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển
dâng, đe dọa tương lai của ngành du lịch nói chung và
du lịch biển tại Việt Nam.
Làm suy giảm giá trị của 46 các khu bảo
tồn, 9 các khu đa dạng sinh học điển hình, 23
các khu vực có sự tồn tại đa xen giữa các khu
bảo tồn đa dạng sinh học điển hình. Trong
trường hợp nước biển dâng lên 5m, 52 khu bảo
tồn chiếm sẽ bị ảnh hưởng…
Nước biển dâng sẽ làm cho tài nguyên du lịch bị
suy thoái, biến đổi, mất mát về lượng cũng như về
giá trị phục vụ.
Điều này sẽ làm cho khả năng phát triển sản
phẩm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tất yếu
sẽ dẫn đến suy giảm các tiền đề phát triển du lịch
biển đảo nói riêng và cả nước nói chung.
Các di tích, danh thắng, hệ thống hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung ở vùng
ven biển, trên các đảo, vùng núi cao là những
nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí
hậu.
*BĐKH tác động trực tiếp tới phát triển du
lịch thể hiện ở cả 3 hình thức:
- Tác động đến tài nguyên du lịch (tài nguyên
du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn), các
điểm hấp dẫn du lịch.
- Tác động đến các hoạt động du lịch, đặc biệt
là lữ hành
- Tác động đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch.