Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu hoạt hóa đất sét nung bằng trấu để xử lý arsen trong nước ngầm, ứng dụng trong xử lý nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU HOẠT HÓA ĐẤT SÉT NUNG BẰNG
TRẤU ĐỂ XỬ LÝ ARSEN TRONG NƯỚC NGẦM,
ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC
S

K

C

0

0

3

9

5

9

S KC 0 0 3 9 1 3

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2012



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các thiết bị sử dụng ..........................................................................10
Bảng 2.2. Các tỷ lệ trộn trấu và đất sét..............................................................12
Bảng 2.3. Ký hiệu mẫu Ceramic sau khi nung ..................................................12
Bảng 2.4. Hiệu quả khử các kim loại 2+ của cột lọc cát. ...................................17
Bảng 2.5. Hiệu quả khử các kim loại 2+ của cột lọc ceramic. ...........................21
Bảng 2.6. Hiệu suất xử lý Arsen của lọc cát và Ceramic ..................................24
Bảng 2.7. So sánh hiệu suất xử lý các kim loại 2+ của ceramic và lọc cát ........25

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

1


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn nồng độ sắt đầu ra của cột lọc cát. ..........................14
Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý Arsen của cột lọc cát. .....................17
Hình 2.3. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý sắt của cột lọc ceramic. ..................19
Hình 2.4. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý của cột lọc ceramic. .......................20
Hình 2.5. a,b. So sánh hiệu quả khử sắt của ceramic và cột lọc cát ..................23

Hình 2.6. Đồ thị biểu diễn Arsen đầu ra của cột lọc ceramic và cột lọc cát. ....24
Hình 2.7. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý các kim loại 2+ của cột lọc ceramic và
cột lọc cát ...........................................................................................................25
Hình 2.8. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý các kim loại 2+ của cột lọc ceramic và
cột lọc cát. ..........................................................................................................26
Hình 2.9. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý các kim loại 2+ của cột lọc ceramic và
cột lọc cát... ........................................................................................................26

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

2


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................4
CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................4

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 4
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 5
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 5

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 6
CHƯƠNG 2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................7

2.1. NGUYÊN LIỆU ĐỂ SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU CERAMIC .......... 7
2.1.2. Đất sét ................................................................................................ 4
2.1.2. Vỏ trấu ...............................................................................................5
2.2. ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CERAMIC ......................................................... 9
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị ................................................................................. 9
2.2.2. Điều chế vật liệu ............................................................................... 10
2.3. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VẬT LIỆU CERAMIC ............................... 14
2.3.1. Hiệu quả xử lý của cột lọc cát .......................................................... 14
2.3.2. Hiệu quả hấp phụ của vật liệu Ceramic ............................................ 18
2.3.3. So sánh hiệu quả xử lý của Ceramic với lọc cát ............................... 22
CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................28

3.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 28
3.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................30
PHỤ LỤC CÁC HÌNH ẢNH ..........................................................................29

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

3



Báo cáo nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 1

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề nước sạch là một trong những vấn đề nổi cộm trên thế giới, đặc
biệt là ở Việt Nam. Việc sử dụng nước sạch là vấn đề cấp thiết rất quan trọng
trong đời sống hàng ngày của mọi người. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều
người có thói quen uống nước lã, hay mua nước uống ở những cơ sở không hợp
vệ sinh đã dẫn đến nhiều trường hợp tiêu chảy, các bệnh liên quan đến đường
ruột rất đáng tiếc.
Do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, các nguồn nước mặt và nước
ngầm ngày càng trở nên khan hiếm. Ở các vùng đồng bằng, nguồn nước mặt bị
ô nhiễm do rác thải vứt bừa bãi dọc theo sông, chất thải chưa qua xử lý, do sản
xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp, các làng nghề, đồng thời việc nước
biển dâng cao đã gây ra hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn ở hầu hết các
con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nước ngầm thường chứa nhiều sắt
(Fe2+), có mùi tanh khơng thuận lợi cho việc sử dụng, một số nơi bị nhiễm
thạch tín (As) địi hỏi phải xử lý. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên,
do địa hình cao, người dân lại phụ thuộc vào nguồn nước từ sông suối, ao hồ
nên vào mùa khơ thường thiếu nước dùng. Thói quen sử dụng nước sơng, suối,
ao hồ vẫn chưa thể xố bỏ được trong sinh hoạt của người dân các vùng nông
thôn và miền núi.
Việc nghiên cứu, tìm kiếm vật liệu lọc nước có nguồn gốc từ thiên
nhiên, có thể áp dụng ở mỗi hộ gia đình cũng như các hệ thống xử lý nước cấp
lớn là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn

nước hiện nay.
Đứng trước thực trạng trên chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
hoạt hóa đất sét nung bằng trấu để xử lý Asen trong nước ngầm, ứng dụng
trong xứ lý nước” với mong muốn nghiên cứu, tìm kiếm một loại vật liệu lọc
mới từ một loại phụ phẩm nông nghiệp và sản phẩm của thiên nhiên là vỏ trấu
và đất sét, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

4


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vật liệu lọc ceramic bằng đất nung và trấu.
Nghiên cứu mơ hình thí nghiệm xử lý nước bằng công nghệ lọc áp lực
vật liệu Ceramic với các chỉ tiêu pH, Fe2+, Fe3+, As (V), Cu, Pb, Zn, Cd.
So sánh hiệu quả giữa cột lọc áp lực vật liệu bột đá và cột lọc áp lực vật
liệu ceramic.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mơ hình xử lý nước uống quy mơ phịng thí nghiệm:
- Cột lọc áp lực vật liệu lọc bột đá và hiệu quả xử lý của nó.
- Vật liệu lọc ceramic và hiệu quả xử lý của nó.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt hóa đất sét nung bằng trấu.

Đánh giá khả năng hấp thụ Asen của đất sét đã hoạt hoá, cũng như ion
Fe2+ và các ion khác có trong nước ngầm.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Trên cơ sở các nguồn tài liệu: sách, các
nghiên cứu khoa học, tạp chí, bài báo khoa học trong và ngoài nước, tiến hành
chọn lọc, tổng hợp tài liệu về các kim loại nặng, vật liệu ceramic cũng như tình
hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến xử lý kim loại nặng bằng phương
pháp hấp phụ để có hướng nghiên cứu phù hợp.
Phương pháp thực nghiệm: Được tiến hành qua các thí nghiệm khảo sát
theo trình tự logic, đảm bảo đủ thời gian thực hiện và kết quả phải mang tính
đại diện, khách quan và giảm thiểu sai số. Quá trình thực nghiệm sử dụng cả
hai kỹ thuật hấp phụ: gián đoạn theo mẻ và qua cột vật liệu cố định để có cái
nhìn tổng quan và khả năng ứng dụng thực tế.
Phương pháp tốn học: Xử lý các số liệu thực nghiệm, tính tốn các
thơng số cho q trình hấp phụ.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

5


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Phương pháp đồ thị: Từ các số liệu toán học, dữ liệu thực nghiệm,
phương pháp đồ thị đem lại cái nhìn trực quan, tồn diện, dễ dàng phân tích
nhận định về các kết quả đạt được, xác định hướng nghiên cứu hợp lý nhất.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Vỏ trấu và đất sét là những vật liệu rẻ tiền và gần gũi với người nông
dân Việt Nam. Việc nghiên cứu, điều chế vật liệu hấp thụ từ vỏ trấu và đất sét
rất dễ áp dụng vào thực tiễn. Góp phần giảm tính trạng khan hiếm nước sạch ở
các khu vực nông thôn, đồng thời tăng thêm giá trị kinh tế cho người nông dân.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

6


Báo cáo nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 2

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU CERAMIC
2.1.1. Đất sét
Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các
khống vật phyllosilicat nhơm ngậm nước thơng thường có đường kính hạt nhỏ
hơn 2μm (micromét). Đất sét bao gồm các loại khống chất phyllosilicat giàu
các ơxít và hiđrơxít của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước
tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét. Đất sét nói
chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới
tác động của axít cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành do các
hoạt động thủy nhiệt. Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có
trong đất, chẳng hạn như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo

bơng hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao.
Đất sét được chia ra thành các nhóm chính như sau: kaolinit,
montmorillonit - smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng không phải lúc nào
cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại như là một
nhóm riêng). Trong các nhóm này thì có khoảng 30 loại đất sét “nguyên chất”
khác nhau, nhưng phần lớn là đất sét “tự nhiên” là các hỗn hợp của các loại
khác nhau này cùng với các khoáng chất đã phong hóa khác.
Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo hình
dạng cho nó bằng tay. Khi khơ nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị “nung” hay
làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm
cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao,
được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang
trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta
thu được đất nung, gốm và sứ. Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu
ích của đất sét từ thời tiền sử và một trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người
ta đã biết đến là các bình đựng nước làm từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng
mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu
khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ da cam.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

7


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những loại đồ gốm sứ đầu tiên

và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử
dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật
từ đất, bát đĩa và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất
sét. Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong
sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học.
Nguồn đất sét sử dụng trong đề tài này được lấy từ lò gạch ở khu phố
Tân Hịa, phường Đơng Hịa, thị xã Dĩ An, Bình Dương là loại đất sét tự nhiên,
màu đỏ da cam.
2.1.2. Vỏ trấu
Việt nam là nước có nền văn minh lúa nước rất lâu đời, từ lâu cây lúa đã
gắn liền với đời sống của nhân dân, không những hạt lúa được sử dụng làm
thực phẩm chính, mà các phần cịn lại sau khi đã thu hoạch lúa cũng được
người dân tận dụng trở thành những vật liệu có ích trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ rơm được sử dụng để lợp nhà, làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt,
hoặc ủ làm phân; trấu được sử dụng làm chất đốt hay trộn với đất sét làm vật
liệu xây dựng, vật liệu lọc nước; trấu không những được sử dụng làm chất đốt
trong sinh hoạt hàng ngày mà còn được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu
thay thế cung cấp nhiệt trong sản xuất với giá rất rẽ…
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình
xay xát. Vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá
trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Các chất hữu cơ có trong vỏ
trấu chủ yếu là cellulose, lignin và Hemi - cellulose (90%), ngồi ra có thêm
thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ, trong đó lignin chiếm khoảng 2530% và cellulose chiếm khoảng 35-40%.
Trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền: sản lượng lúa năm
2007 cả nước đạt 37 triệu tấn, trong đó, lúa đơng xn 17,7 triệu tấn, lúa hè thu
10,6 triệu tấn, lúa mùa 8,7 triệu tấn. Lượng vỏ trấu thu được sau khi xay xát
tương đương 7,4 triệu tấn, riêng sản lượng trấu có thể thu gom được ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long lên tới 1,4-1,6 triệu tấn (2006).

SVTH: Phạm Phi Phụng

Lê Anh Trọng

8


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu
hết các lồi sinh vật khơng thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần
này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt. Sau khi đốt, tro trấu có chứa
trên 80% là silic oxít, đây là thành phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trấu cũng đưọc sử dụng rất
thường xuyên. Thông thường trấu là chất đốt dùng cho việc nấu thức ăn nuôi cá
hoặc lợn, nấu rượu và một lượng lớn trấu được dùng nung gạch trong nghề sản
xuất gạch tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.
Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người
Việt Nam. Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc
nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết
kiệm chi phí. Thực tế hiện nay ở một số tỉnh, nhất là ở đồng bằng sơng Cửu
Long, lượng trấu vẫn cịn rất dồi dào nên cần lưu ý tăng cường việc nghiên cứu
ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả năng sử dụng trấu vừa tiết
kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho môi trường.
Trấu sử dụng trong đề tài này được lấy ở Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai, có hàm lượng chất rắn bay hơi là 85%, và có khối lượng
riêng là 370kg/m3 (phân tích tại PTN mơi trường, trường ĐH SPKT TPHCM).
2.2. ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU CERAMIC
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị
a. Dụng cụ

Cốc thủy tinh các loại: 100ml, 250ml, 500ml ( Đức).
Bình định mức 50ml ( Đức).
Ống đong 10ml, 50ml của hãng Schott (Đức).
Pipet 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml của hãng Schott (Đức).
Erlen 100 ml của hãng schott (Đức).
Giấy lọc Qualitative No103, hiệu UNI – Sci.
Bình tia, đũa thủy tinh, bóp cao su.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

9


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

b. Thiết bị
Bảng 2.1. Các thiết bị sử dụng
STT

Tên thiết bị

Hãng sản xuất

1

Máy đo pH Inolab


2

Tủ sấy

3

Tủ nung

4

Cân phân tích 4 số

Sartorius BL 210S

5

Cân kỹ thuật 2 số

AdventureTMPro OHAUS

6

Máy cất nước

7

Máy xay

8


Máy cực phổ

Inolab - WTW
Ecocell - Medcenter Einrichtungen
GmbH MMM group
Carbolite

Water still Aquatron |A4000D|
National MX – 491N
Model 797 VA Computrace của hãng
Metrohm – Mỹ

c. Một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ, thiết bị và hóa chất
Trước khi làm thí nghiệm, các dụng cụ thuỷ tinh (erlen, cốc, pipet…)
đều phải được rửa sạch, tráng lại bằng nước cất rồi đem sấy khơ rồi mới được
sử dụng.
Khi tiến hành thí nghiệm do tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, cần
phải trang bị dụng cụ bảo hộ đầy đủ: áo blous, găng tay cao su, khẩu trang.
2.2.2. Điều chế vật liệu
a. Chuẩn bị nguyên vật liệu
 Đất sét
Đất sét sau khi lấy về sẽ ở dạng ẩm ướt, đem cán thành từng lát mỏng
rồi đem đi sấy ở 110oC.
Đất sét sau khi sấy khô đem xay nhuyễn thành bột, rây lại cho đồng nhất
để sử dụng.
Khối lượng riêng đo được là 760 kg/m3, cách đo như sau:
- Cho đất sét vào ống đong 10ml đúng mức, xốc nhẹ cho có độ nén
tự nhiên.
- Cân xác định khối lượng khối vật liệu có thể tích 10 ml trên (cân
ống đong trước và sau khi bỏ vật liệu vào, trừ ra độ chênh lệch khối lượng).


SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

10


Báo cáo nghiên cứu khoa học

Ta có:

GVHD: Th.S Hồng Thị Tuyết Nhung

khối lượng riêng = khối lượng (mg) / thể tích (ml)

 Vỏ trấu
Vỏ trấu sau khi lấy về đem nghiền nhỏ, ray lấy các cỡ hạt khác nhau để
sử dụng:
A (0 ÷ 0,15 mm).
B (0,15 ÷ 0,2 mm).
C (0,2 ÷ 0,45 mm).
D (0 ÷ 0,2 mm).
Khối lượng riêng đo được là 370 kg/m3.
b. Điều chế vật liệu
 Hoạt hóa bề mặt cho Ceramic
Quy trình hoạt hóa bề mặt Ceramic được tiến hành cụ thể như sau:

Hỗn hợp đất sét + trấu + nước

Nung ở 8000C

Khối Ceramic

Nghiền
Hạt Ceramic
Rửa sạch
Sấy khô ở 105oC
Hạt Ceramic hoàn chỉnh

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

11


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Trộn trấu và đất sét với tỉ lệ khác nhau theo bảng sau:
Bảng 2.2. Các tỷ lệ trộn trấu và đất sét
Mẫu

Tỉ lệ trấu:sét (theo
khối lượng)

Kích thước
trấu, mm

A0,1


0,1

<0,15

A0,2

0,2

<0,15

A0,3

0,3

<0,15

B0,1

0,1

0,15 ÷ 0,2

B0,2

0,2

0,15 ÷ 0,2

B0,3


0,3

0,15 ÷ 0,2

C0,1

0,1

0,2 ÷ 0,45

C0,2

0,2

0,2 ÷ 0,45

C0,3

0,3

0,2 ÷ 0,45

D0,1

0,1

<0,2

D0,2


0,2

<0,2

D0,3

0,3

<0,2

Thêm nước cất, trộn đều cho đến khi hỗn hợp tan hồn tồn ở dạng
huyền phù. Nung hỗn hợp trong lị nung ở 800oC trong 6h sau đó lấy ra để
nguội ở nhiệt độ phòng, ta được khối ceramic, tiếp tục nghiền khối Ceramic và
phân loại ở những cỡ hạt khác nhau: C15 (< 0,15 mm); C20 (0,15 ÷ 0,2 mm);
C45 (0,2 ÷ 0,45 mm).
Bảng 2.3. Ký hiệu mẫu Ceramic sau khi nung
Mẫu
A0,1

A0,2

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

Kích thước Ceramic
sau nung, mm

Ký hiệu

< 0,15


C15A0,1

0,15 ÷ 0,2

C20A0,1

0,2 ÷ 0,45

C45A0,1

< 0,15

C15A0,2

0,15 ÷ 0,2

C20A0,2

0,2 ÷ 0,45

C45A0,2

12


Báo cáo nghiên cứu khoa học

A0,3


B0,1

B0,2

B0,3

C0,1

C0,2

C0,3

D0,1

D0,2

D0,3

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

GVHD: Th.S Hồng Thị Tuyết Nhung

< 0,15

C15A0,3

0,15 ÷ 0,2

C20A0,3


0,2 ÷ 0,45

C45A0,3

< 0,15

C15B0,1

0,15 ÷ 0,2

C20B0,1

0,2 ÷ 0,45

C45B0,1

< 0,15

C15B0,2

0,15 ÷ 0,2

C20B0,2

0,2 ÷ 045

C45B0,2

< 0,15


C15B0,3

0,15 ÷ 0,2

C20B0,3

0,2 ÷ 0,45

C45B0,3

< 0,15

C15C0,1

0,15 ÷ 0,2

C20C0,1

0,2 ÷ 0,45

C45C0,1

< 0,15

C15C0,2

0,15 ÷ 0,2

C20C0,2


0,2 ÷ 0,45

C45C0,2

< 0,15

C15C0,3

0,15 ÷ 0,2

C20C0,3

0,2 ÷ 0,45

C45C0,3

< 0,15

C15D0,1

0,15 ÷ 0,2

C20D0,1

0,2 ÷ 0,45

C45D0,1

< 0,15


C15D0,2

0,15 ÷ 0,2

C20D0,2

0,2 ÷ 0,45

C45D0,2

< 0,15

C15D0,3

0,15 ÷ 0,2

C20D0,3

0,2 ÷ 0,45

C45D0,3

13


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung


Đem mẫu Ceramic đi rửa cho sạch hết cặn bẩn và huyền phù, sau đó
đem sấy khơ ở 105oC, ta được mẫu vật liệu lọc Ceramic.
 Khảo sát tỷ lệ trấu tối ưu
So sánh tiết diện bề mặt và độ xốp của các mẫu Ceramic có tỷ lệ trấu
khác nhau và chọn được tỷ lệ trấu thích hợp là mẫu Ceramic có tiết diện bề mặt
và có độ xốp tốt nhất.
2.3. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VẬT LIỆU CERAMIC
2.3.1. Hiệu quả xử lý của cột lọc cát
Sử dụng cột lọc cát với vật liệu là bột đá có kích thước 0,2 ÷ 0,45 mm để
làm vật liệu lọc.
Chu kỳ rửa ngược 3 tháng một lần.
a. Hiệu quả xử lý sắt
 Nồng độ sắt hai 0,2 mg/l – sắt tổng 0,7 mg/l
Sau 1 tháng vận hành mơ hình, ta tiến hành lấy mẫu để kiểm tra. Trong
8 lần khảo sát kết quả xử lý sắt, ta thu được giá trị trung bình của các nồng độ
sắt đầu ra và hiệu suất xử lý sắt như sau:

Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn nồng độ sắt đầu ra của cột lọc cát.
Ở những khoảng nồng độ thấp (sắt II: 0,2 ÷ 0,8 mg/l; sắt tổng: 0,7 ÷ 1
mg/l), cột lọc cát có khả năng xử lý sắt tương đối tốt.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

14


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung


- Với sắt II: hiệu quả xử lý ổn định với hiệu suất 70 ÷ 80%, nồng độ đầu
ra trong khoảng (0 mg/l < Ce < 0,1 mg/l); do trên bề mặt cột lọc cát đã hình
thành lớp màng sắt sau một thời gian chạy mơ hình và có giàn mưa phía trước
cột lọc cát đã xử lý một phần sắt II, chuyển nó thành sắt III.
- Với sắt tổng: hiệu suất xử lý tăng dần trong khoảng 55 ÷ 65%, do lớp
màng sắt được hình thành từ từ dày lên làm tăng hiệu suất xử lý sắt, nồng độ
đầu ra ổn định trong khoảng (0,18 ÷ 0,3 mg/l); nồng độ đầu ra đạt tiêu chuẩn
nước ăn uống (0,3 mg/l).
Ở những khoảng nồng độ cao (sắt II: 0,26 ÷ 4 mg/l; sắt tổng: 3 ÷ 5
mg/l), khả năng xử lý của cột lọc cát giảm mạnh và nồng độ đầu ra lớn hơn 0,3
mg/l (vượt tiêu chuẩn nước ăn uống: 0,3 mg/l); cụ thể như sau:
- Với sắt II: nồng độ đầu ra trong khoảng (1 ÷ 2 mg/l), hiệu suất 50 ÷
60%.
- Với sắt tổng: hiệu suất xử lý và nồng độ đầu ra trong khoảng 50 ÷ 70%
và (0,9 ÷ 2,5 mg/l). Khi nồng độ sắt tăng cao, giàn mưa mất tác dụng làm
thống, chính vì vậy sắt II không được chuyển thành sắt III ở dạng cặn lắng nên
cột lọc cát khơng lọc được. Do đó khi nguồn nước có nồng độ sắt cao hơn 1
mg/l cần có biện pháp làm thống cưỡng bức thay thế cho giàn mưa để oxy hóa
hết sắt II.
b. Hiệu quả xử lý Asen
Khi tiến hành khảo sát Asen ở các nồng độ ô nhiễm thường xuất hiện
trong nước ngầm (0,1 mg/l đến 0,5 mg/l), ta nhận thấy cột lọc cát khi có lớp
màng sắt phủ bên trên có khả năng xử lý Asen rất tốt, nồng độ đầu ra ổn định
theo thời gian và nhỏ hơn 0,01 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước vệ sinh ăn uống (0,01
mg/l), khả năng xử lý của cột lọc cát thể hiện qua hình sau:

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng


15


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý Asen của cột lọc cát.
Sau khoảng thời gian khảo sát trên đồ thị ta thấy hiệu quả xử lý Asen
của cột lọc cát ổn định và khá cao (> 95%), nồng độ Asen đầu ra < 0,01 mg/l
(đạt tiêu chuẩn nước ăn uống: 0,01 mg/l), là do trên bề mặt vật liệu cột lọc cát
có một lượng ion Fe3+ bám lên trong q trình xử lý sắt có trong nước ngầm,
chính lượng sắt này có tác dụng hấp thụ Asen trong nước giúp cột lọc cát có
khả năng giữ lại Asen.
Sau 3 tháng, theo như quan sát sắt III đã chui sâu xuống phía dưới của
lớp vật liệu lọc nên đã tiến hành rửa ngược cho cột lọc, điều này làm hiệu suất
xử lý Asen giảm khá nhanh (còn 85 ÷ 90%) và nồng độ đầu ra ≥ 0,02 mg/l
không đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (<0,01 mg/l), nguyên nhân là khi rửa
ngược, dưới áp lực của nước lớp sắt III bám trên cột lọc cát bong ra và trôi theo
nước ra ngoài, khi mất đi lớp sắt III, khả năng xử lý của cột lọc cát giảm rõ rệt
so với lúc có lớp sắt III.
c. Hiệu quả xử lý các kim loại 2+ khác
Khi khảo sát khả năng xử lý của cột lọc cát với các kim loại đồng, chì,
kẽm, cadimi ta thấy sắt ảnh hưởng khơng lớn đến hiệu quả xử lý của cột lọc
cát, cụ thể như sau:

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

16



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Bảng 2.4. Hiệu quả khử các kim loại 2+ của cột lọc cát.

Cu

Pb

Zn

Cd

Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l)

Hiệu suất (%)

2,25 ± 0,25

0,55 ± 0,05

75,76 ± 1,85

4,25 ± 0,25

1,65 ± 0,45


50,42 ± 12,92

6,15 ± 0,15

2,15 ± 0,15

64,79 ± 1,88

0,051 ± 0,001

0,015 ± 0,006

71,95 ± 10,41

0,25 ± 0,01

0,065 ± 0,005

73,42 ± 2,59

0,41 ± 0,01

0,069 ± 0,002

82,25 ± 0,08

5,25 ± 0,25

0,81 ± 0,03


71,78 ± 4,39

6,2 ± 0,2

1,06 ± 0,08

82,60 ± 1,60

8,1 ± 0,1

1,19 ± 0,04

87,23 ± 0,16

0,051 ± 0,001

0,025 ± 0,005

50,59 ± 9,41

0,25 ± 0,01

0,185 ± 0,035

26,44 ± 11,06

0,515 ± 0,015

0,375 ± 0,035


26,93 ± 8,93

Đối với đồng và chì, cột lọc cát có khả năng xử lý tốt ở nồng độ thấp
(Đồng ≤ 2 mg/l, chì ≤ 0,05 mg/l), nồng độ đầu ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước
ăn uống (Đồng: < 1mg/l, chì: < 0,01 mg/l), khi nồng độ cao hơn ngưỡng này,
hiệu suất xử lý của cột lọc cát giảm và đầu ra không đạt tiêu chuẩn nước ăn
uống.
Đối với kẽm, cột lọc cát xử lý tốt kẽm ở cả những nồng độ cao với nồng
độ kẽm đầu ra ≤ 2 mg/l (đạt tiêu chuẩn nước ăn uống < 3mg/l).
Đối với cadimi, cột lọc cát hầu như không thể xử lý được cadimi, hiệu
suất ≤ 30%, nồng độ đầu ra không đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (< 0,003 mg/l).

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

17


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

=> Mặc dù lớp sắt III phủ lên trên bề mặt cột lọc cát có khả năng hấp thu
ion kim loại nặng khá tốt nhưng nó vẫn khơng xử lý được hầu hết các kim loại
2+; khi lớp sắt III hấp thu các kim loại lên bề mặt vật liệu cột lọc cát, với cấu
trúc bề mặt khơng có các lỗ rỗng xốp làm khả năng giữ các ion kim loại của nó
rất kém dẫn đến hiệu suất xử lý của cột lọc cát thấp.
d. Kết luận
Cột lọc cát sử dụng vật liệu lọc là bột đá có khả năng xử lý tốt sắt II và
sắt tổng ở nồng độ ≤ 0,8 mg/l và ≤ 1 mg/l; nồng độ đầu ra ≤ 0,3 mg/l đạt tiêu

chuẩn nước ăn uống (0,3 mg/l), vượt qua ngưỡng nồng độ này cần thay đổi
phương pháp làm thống để oxy hóa hết sắt II.
Đối với Asen: Khả năng xử lý của cột lọc cát phụ thuộc vào lớp sắt III
hình thành trên bề mặt nó.
- Khi có lớp sắt III, cột lọc cát xử lý Asen rất tốt (ở cả nồng độ cao: 0,5
mg/l), nồng độ đầu ra trong khoảng 0,001 ÷ 0,009 mg/l.
- Khi khơng có lớp sắt III, cột lọc cát giảm khả năng xử lý Asen và nồng
độ đầu ra không đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (nồng độ đầu ra > 0,01 mg/l).
Đối với các kim loại 2+:
- Cột lọc cát xử lý tốt kẽm ở cả nồng độ cao (8 mg/l) và hiệu suất xử lý
tương đối ổn định trong khoảng 70 ÷ 90%.
- Đối với chì và đồng, cột lọc cát chỉ xử lý tốt ở những nồng độ thấp
(0,05 mg/l và 2 mg/l)
- Đối với nước ô nhiễm cadimi nếu sử dụng cột lọc cát làm vật liệu lọc
thì nhất thiết phải có vật liệu lọc tinh phía sau vì cột lọc cát hồn tồn khơng
loại được cadimi ra khỏi nước.
2.3.2. Hiệu quả hấp phụ của vật liệu Ceramic
Sử dụng vật liệu ceramic có kích thước 0,2 ÷ 0,45 mm để làm vật liệu
lọc.
Chu kỳ rửa ngược 4 tháng một lần.

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

18


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung


a. Hiệu quả xử lý sắt

Hình 2.3. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý sắt của cột lọc ceramic.
Dễ dàng nhận thấy ở những khoảng nồng độ thấp (sắt II: 0,2 ÷ 0,8 mg/l;
sắt tổng: 0,7 ÷ 1 mg/l), cột ceramic có khả năng xử lý sắt tương đối tốt.
- Với sắt II: hiệu quả xử lý ổn định với hiệu suất 80%, nồng độ đầu ra
trong khoảng (0 mg/l < Ce < 0,5 mg/l); ceramic là hỗn hợp trấu với đất sét
được nung lên thành gốm, do đó trên bề mặt của nó có rất nhiều lỗ rỗng, tạo
điều kiện để sắt chui sâu vào bên trong.
- Với sắt tổng: hiệu suất xử lý khoảng 75 ÷ 80%, nồng độ đầu ra tương
đối ổn định từ 0,15 mg/l đến 0,1 mg/l. Lớp sắt III hình thành bám trên bề mặt
và kết hợp với ceramic (do ceramic có nhiều lỗ rỗng và diện tích bề mặt lớn)
làm hiệu suất xử lý sắt cao và ổn định theo thời gian, nồng độ đầu ra tương đối
ổn định từ 0,15 mg/l đến 0,1 mg/l; đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (0,3 mg/l).
Khi tăng nồng độ sắt lên (sắt II: 2,6 ÷ 4 mg/l; sắt tổng: 3 ÷5 mg/l):
- Với sắt II: nồng độ đầu ra trong khoảng 0,7 ÷ 1,65 mg/l, hiệu suất 60 ÷
70%.
- Với sắt tổng: hiệu suất xử lý và nồng độ đầu ra trong khoảng 60 ÷ 75%
và 0,75 ÷ 2 mg/l, khi tăng nồng độ sắt, giàn mưa mất khả năng làm thống, sắt
II khơng chuyển thành sắt III, do đó nó khơng được giữ lại trên bề mặt ceramic

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

19


Báo cáo nghiên cứu khoa học


GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

mà trơi theo nước ra ngồi; trong q trình trơi theo nước, một phần sắt II sẽ
chui vào các lỗ rỗng trên ceramic và lắp đầy các lỗ rỗng này, phần lớn những
phân tử sắt cịn lại khơng chui vào được sẽ theo nước ra ngoài nên hiệu suất xử
lý không đạt.
b. Hiệu quả xử lý Asen
Khi khảo sát khả năng xử lý Asen của ceramic ở các nồng độ 0,1 mg/l;
0,3 mg/l; 0,5 mg/l, cho kết quả như hình sau:

Hình 2.4. Đồ thị biểu diễn khả năng xử lý của cột lọc ceramic.
Hình 2.4 cho thấy hiệu quả xử lý Asen của ceramic trong thời gian từ
ngày 19 đến ngày 30 lớn hơn 97%, nồng độ đầu ra < 0,005 mg/l (đạt tiêu chuẩn
nước ăn uống: < 0,01 mg/l). Quá trình xử lý nước ngầm đã tạo ra lớp sắt III
bám vào vật liệu ceramic, lượng sắt bám lên nhiều hơn so với cột lọc cát vì bề
mặt ceramic có nhiều lỗ rỗng xốp cịn bột đá thì khơng, lượng ion Fe3+ này giúp
ceramic hấp thu Asen trong nước và cho hiệu quả cao hơn cột lọc cát.
Đến ngày 31, sau khi rửa ngược hiệu quả xử lý Asen của cột ceramic
giảm mạnh, trong khoảng (80 ÷ 90%), nồng độ đầu ra trong khoảng 0,03÷0,05
mg/l (khơng đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (0,01 mg/l)). Khi rửa ngược, lớp Fe
III tồn tại trên hạt vật liệu ceramic bị bong ra và trơi theo nước ra ngồi; lượng
sắt III này kết hợp với các lỗ rỗng trên bề mặt ceramic tạo điều kiện hấp phụ

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

20


Báo cáo nghiên cứu khoa học


GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

Asen rất tốt nhưng lượng sắt III này không bền dễ dàng bị bong tróc dưới tác
dụng của ngoại lực.
c. Hiệu quả xử lý các kim loại 2+ khác
Bảng 2.5. Hiệu quả khử các kim loại 2+ của cột lọc ceramic.

Cu

Pb

Zn

Cd

Đầu vào (mg/l)

Đầu ra (mg/l)

Hiệu suất (%)

2,25 ± 0,25

0,475 ± 0,105

79,99 ± 5,21

4,25 ± 0,25


1,1 ± 0,1

73,37 ± 3,37

6,15 ± 0,15

2,15 ± 0,15

64,79 ± 1,88

0,051 ± 0,001

0,01 ± 0,001

81,29 ± 0,91

0,25 ± 0,01

0,037 ± 0,004

85,11 ± 2,2

0,41 ± 0,01

0,045 ± 0,003

89,02 ± 0,48

5,25 ± 0,25


0,55 ± 0,08

89,1 ± 1,5

6,2 ± 0,2

0,97 ± 0,01

84,34 ± 0,34

8,1 ± 0,1

0,99 ± 0,01

87,74 ± 0,27

0,051 ± 0,001

0,01 ± 0,001

80,42 ± 1,58

0,25 ± 0,01

0,055 ± 0,005

78,04 ± 1,12

0,515 ± 0,015


0,23 ± 0,03

55,47 ± 4,53

Bảng 2.5 cho thấy:
Ceramic có khả năng xử lý tốt các kim loại Đồng, chì, cadimi ở nồng độ
thấp (Đồng ≤ 2 mg/l, chì ≤ 0,05 mg/l, cadimi ≤ 0,05 mg/l), nồng độ đầu ra đạt
tiêu chuẩn nước ăn uống (Đồng: 1mg/l, chì: 0,01 mg/l, cadimi: 0,003 mg/l), khi
nồng độ cao hơn ngưỡng này, hiệu suất xử lý của ceramic giảm và xử lý không
đạt tiêu chuẩn nước ăn uống.
Đối với kẽm, ceramic xử lý tốt kẽm ở cả những nồng độ cao với nồng
độ kẽm đầu ra ≤ 2 mg/l (đạt tiêu chuẩn nước ăn uống: 3mg/l).

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

21


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

=> Khác với cột lọc cát, bề mặt ceramic có nhiều lỗ rỗng xốp hơn, Đồng
thời kết hợp với lớp màng sắt có khả năng hấp thu tốt các kim loại 2+ nên cột
lọc ceramic có khả năng xử lý được hầu hết các kim loại 2 + ở nồng độ thấp, khi
tăng nồng độ lên cao thì khả năng xử lý của ceramic giảm, do lớp màng sắt
được hình thành trong q trình xử lý nước ngầm khơng ổn định và dễ bị rửa
trơi trong q trình lọc.
d. Kết luận

Giống như cột lọc cát, ceramic xử lý tốt sắt II và sắt tổng ở nồng độ ≤
0,8 mg/l và ≤ 1 mg/l; nồng độ đầu ra ≤ 0,3 mg/l đạt tiêu chuẩn nước ăn uống
(0,3 mg/l), vượt qua ngưỡng nồng độ này cần thay đổi phương pháp làm thoáng
để oxy hóa hết sắt II.
Đối với Asen:
- Khi có lớp sắt III hình thành trên bề mặt, ceramic xử lý rất tốt Asen (ở
cả nồng độ cao: 0,5 mg/l), điều này được thể hiện rõ khi rửa ngược thì hiệu suất
xử lý giảm nhiều so với chưa rửa.
- Khi không có lớp sắt III, bản thân ceramic cũng có thể xử lý Asen ở
nồng độ thấp nhờ vào các lỗ rỗng xốp của nó. Khi tăng nồng độ lên (> 0,1
mg/l), ceramic xử lý Asen không đạt tiêu chuẩn nước ăn uống (< 0,01 mg/l).
Đối với các kim loại hai cộng: Ceramic đều xử lý tương đối tốt, lớp sắt
III kết hợp với các lỗ rỗng xốp trên bề mặt đã tạo điều kiện thuận lợi để hấp thu
các ion kim loại. Riêng với cadimi, ceramic chỉ xử lý được ở nồng độ thấp
(0,05 mg/l), ở các nồng độ cao hơn, ceramic xử lý không đạt.
2.3.3. So sánh hiệu quả xử lý của Ceramic với lọc cát chậm
a. So sánh hiệu quả xử lý sắt
Cả ceramic và cột lọc cát đều xử lý rất tốt sắt nhưng hiệu suất xử lý của
ceramic cao hơn, thể hiện trong hình sau:

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

22


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung


a)

b)

Hình 2.5. a,b. So sánh hiệu quả khử sắt của ceramic và cột lọc cát
Hình 2.5. a,b cho thấy, cùng một nồng độ đầu vào, cột lọc ceramic xử lý
sắt tốt hơn cột lọc cát, do diện tích bề mặt của ceramic lớn hơn bột đá và trên

SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

23


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Hoàng Thị Tuyết Nhung

bề mặt ceramic có nhiều lỗ rỗng xốp giúp hấp thu sắt nhanh hơn, còn bột đá chỉ
giữ được sắt trên bề mặt của nó do tính chất của loại vật liệu này khơng có các
lỗ rỗng xốp trên bề mặt.
b. So sánh hiệu quả xử lý Asen
Khi so sánh hiệu quả xử lý Asen của cột lọc ceramic và cột lọc cát ở các
nồng độ 0,1 mg/l; 0,3 mg/l; 0,5 mg/l, kết quả cho nồng độ Asen đầu ra tương
đương nhau, cụ thể như hình sau:
Bảng 2.6. Hiệu suất xử lý Asen của lọc cát và Ceramic
Lọc cát

Ceramic Lọc cát


Ceramic Lọc cát

Đầu vào

0,1 mg/l

0,3 mg/l

0,5 mg/l

Hiệu suất %

95,80

96,25

97,57

97,78

98,00

Ceramic

98,38

Hình 2.6. Đồ thị biểu diễn Asen đầu ra của cột lọc ceramic và cột lọc cát.
Trong thời gian khảo sát, nhờ có màng sắt hiệu suất xử lý của cột
ceramic và cột lọc cát gần như bằng nhau (0 ÷ 0,01 mg/l), khi tiến hành rửa
ngược, kết quả cho thấy cột lọc ceramic xử lý Asen tốt hơn cột lọc cát, khi

khơng có sự ảnh hưởng của sắt thì khả năng xử lý Asen của ceramic giảm
mạnh nhưng bản thân ceramic với nhiều lỗ rỗng xốp trên bề mặt có thể loại
được một phần Asen ra khỏi nước (hiệu suất đầu ra cao hơn so với bột đá), còn
SVTH: Phạm Phi Phụng
Lê Anh Trọng

24


×