Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm soát hai tay nhằm cải tiến thao tác trong sản xuất may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
KIỂM SỐT HAI TAY NHẰM CẢI TIẾN THAO TÁC
TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
Mã số: T2013-23

Chủ nhiệm đề tài :GV, Th.S Trần Thị Cẩm Tú

S K C0 0 5 3 7 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
KIỂM SỐT HAI TAY NHẰM CẢI TIẾN THAO TÁC
TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP


Mã số: T2013-197

Chủ nhiệm đề tài: GV, Th.S TRẦN THỊ CẨM TÚ

TP. HCM, 11/2013
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CN MAY VÀ THỜI TRANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
KIỂM SỐT HAI TAY NHẰM CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG
SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

Mã số: T2013-23

Chủ nhiệm đề tài: GV, Th.S Trần Thị Cẩm Tú
Thành viên đề tài: GV, Th.S Nguyễn Thị Thúy
GV, Th.S Lê Quang Lâm Thúy

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU


1. GV, ThS Trần Thị Cẩm Tú
2. GV, ThS Nguyễn Thị Thúy
3. GV, ThS Lê Quang Lâm Thúy

DANH SÁCH ĐƠN VỊ HỖ TRỢ CHÍNH

1. Cơng ty May Bình Phát – Tổng Cơng ty May Nhà Bè
2. Công ty May Đồng Tiến – Tổng Công ty May Việt Tiến

3


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

3

DANH SÁCH ĐƠN VỊ HỖ TRỢ CHÍNH

3

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6
6

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


7

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
ở trong và ngồi nước
2. Tính cấp thiết của đề tài
3. Mục tiêu
4. Cách tiếp cận
5. Phương pháp nghiên cứu

12

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7. Nội dung nghiên cứu.
7.1 Giới thiệu về biểu đồ kiểm soát hai tay
7.1.1. Khái niệm thao tác

14
14
14
14

7.1.2. Cấu trúc biểu đồ kiểm soát hai tay
7.1.3 Ưu điểm của biểu đồ kiểm soát hai tay
7.1.4. Ứng dụng của biểu đồ kiểm soát hai tay
7.1.5. Hợp ký hóa thao tác
7.2. Nội dung nghiên cứu

12
12

13
13
13

14
16
16
16
20

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

22

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

22

1.1 Xí nghiệp may Bình Phát – tổng cơng ty may Nhà Bè
1.2 Công ty cổ phần may Đồng Tiến

22
22

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CÁC CỤM CHI TIẾT TRÊN SẢN PHẨM MAY 14
2.1. Khái niệm chi tiết và cụm chi tiết
2.2. Phân loại các cụm chi tiết

23
23


CHƯƠNG 3: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT HAI TAY
CHO TỪNG CỤM CHI TIẾT
3.1. Biểu đồ kiểm soát hai tay xẻ không trụ

27
27
4


3.2. Biểu đồ kiểm soát hai tay xẻ 1 trụ

32

3.3. Biểu đồ kiểm soát hai tay xẻ 2 trụ
3.4. Biểu đồ kiểm soát hai tay xẻ trụ tay sơ mi

39
43

3.5. Biểu đồ kiểm soát hai tay mở dây kéo

45

3.6. Biểu đồ kiểm soát hai tay cụm chi tiết lưng
3.7. Biểu đồ kiểm soát hai tay túi hàm ếch

52
58


3.8. Biểu đồ kiểm sốt hai tay túi hơng xéo
3.9. Biểu đồ kiểm sốt hai tay túi hơng thẳng

72
86

3.10. Biểu đồ kiểm sốt hai tay túi mổ 1 viền
3.11. Biểu đồ kiểm soát hai tay túi mổ 2 viền
3.12. Biểu đồ kiểm soát hai tay túi mổ cơi

100
111
123

3.13. Biểu đồ kiểm soát hai tay bâu lá sen
3.14. Biểu đồ kiểm soát hai tay bâu đứng
3.15. Biểu đồ kiểm soát hai tay bâu sơ mi

132
138
146

3.16. Biểu đồ kiểm soát hai tay bâu ca-rê
3.17. Biểu đồ kiểm sốt hai tay bâu đan-tơng

160
171

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


184

Tài liệu tham khảo

185

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1. Vị trí các chi tiết và cụm chi tiết có trên áo sơ mi

23

Hình 2. Vị trí các chi tiết và cụm chi tiết có trên quần tây

25

Hình 3. Vị trí các chi tiết và cụm chi tiết có trên Jacket

25

Bảng 1. Cấu trúc biểu đồ kiểm soát hai tay

15

Bảng 2. Những THERBLIGS hiệu quả

18


Bảng 3. Những THERBLIGS không hiệu quả

19

Bảng 4. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên áo sơ mi

24

Bảng 5. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên quần tây

24

Bảng 6. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên Jacket

24

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCT: cụm chi tiết
CĐ: công đoạn
CT: Chi tiết
CV: chân vịt
TT: thân trước
TS: thân sau
T.T: tay trái
T.P: tay phải

6



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA CNM &TT
Tp. HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2013
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “ Nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm sốt hai tay
nhằm cải tiến thao tác trong sản xuất may công nghiệp”
- Mã số: T2013-197
- Chủ nhiệm: ThS, GV Trần Thị Cẩm Tú
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
-

Tìm hiểu việc ứng dụng các lý thuyết về cải tiến thao tác và sơ đồ kiểm sốt hai tay
trong thực tiễn sản xuất.

-

Từ đó, so sánh, đánh giá và đề xuất sơ đồ kiểm soát hai tay cho từng cụm chi tiết cụ
thể trên sản phẩm may công nghiệp.

-


Ứng dụng lại vào thực tiễn và đánh giá cũng như kiểm chứng lại sơ đồ vừa xây dựng.

-

Rút kết những kinh nghiệm trong việc áp dụng các lý thuyết trên trong những đặc
điểm khác nhau của điều kiện sản xuất.

3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài đã được thực hiện theo đúng trình tự nghiên cứu một cách khoa học. Kết quả
nghiên cứu cung cấp một phương tiện có tính ứng dụng cao trong cơng tác giảng dạy.
- Đề tài chưa có tính mới lạ cao, tuy nhiên biểu đồ kiểm soát hai tay là cơ sở khoa học
cho việc xây dựng nên thao tác chuẩn để hướng dẫn thực hiện quy trình may cho từng
cụm chi tiết cụ thể.
7


4. Kết quả nghiên cứu:
Qua nghiên cứu và khảo sát quy trình may thực tế tại các cơng ty, nhóm nghiên cứu đã
xây dựng nên biểu đồ kiểm soát hai tay cụ thể cho từng quy trình may cụ thể cho từng cụm
chi tiết với điều kiện trang thiết bị thực tế có tại Khoa. Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ kiểm soát hai tay cho các cụm chi tiết sau:
-

Xẻ không trụ

-

Xẻ một trụ


-

Xẻ hai trụ

-

Xẻ trụ tay sơ mi

-

Cụm chi tiết mở dây kéo

-

Cụm chi tiết lưng

-

Túi đắp

-

Túi hàm ếch

-

Túi hông xéo

-


Túi hông thẳng

-

Túi mổ 1 viền

-

Túi mổ 2 viền

-

Túi mổ cơi

-

Bâu lá sen nằm

-

Bâu lá sen đứng

-

Bâu đứng

-

Bâu sơ mi


-

Bâu ca-rê

-

Bâu đan-tông

8


5. Sản phẩm:
Biểu đồ kiểm soát hai tay cho các cụm chi tiết: xẻ không trụ, xẻ một trụ, xẻ hai trụ,
xẻ trụ tay sơ mi, cụm chi tiết mở dây kéo, cụm chi tiết lưng, túi đắp, túi hàm ếch, túi hông
xéo, túi hông thẳng, túi mổ 1 viền, túi mổ 2 viền , túi mổ cơi, bâu lá sen nằm, bâu lá sen
đứng, bâu đứng, bâu sơ mi, bâu ca-rê, bâu đan-tông.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Đề tài nghiên cứu đã thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Kết quả nghiên cứu là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về xây dựng video
hướng dẫn quy trình may các cụm chi tiết trên sản phẩm may công nghiệp
Kết quả nghiên cứu gồm một hệ thống các biểu đồ kiểm soát hai tay cho các cụm chi
tiết sẽ được chuyển giao và lưu trữ tại khoa Công nghệ may và Thời trang, được dùng trong
giảng dạy môn Thực tập Kỹ thuật may cơ bản.

Trưởng Đơn vị

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)


(ký, họ và tên)

Vũ Minh Hạnh

Trần Thị Cẩm Tú

9


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: Applying the theory of “Two- hand Process chart”
on building the sewing process.
Code number: T2013-197
Coordinator: Tran Thi Cam Tu
Implementing institution: University of Technical Education- HCMC
Duration: from

31/01/2013

to 30/11/2013

2. Objective(s): The objectives in this research were:
- To study the application of Two-hand Process chart on reliaty production,
- To set up a Two-hand Process chart for items of garment,
- To applying on teaching and further research,
- To learn from experiences on teaching.
3. Creativeness and innovativeness:

- Base on the Two-hand Process chart, teachers can use it for teaching on Practice of
foundamental of sewing technique.
- The results of this research is used for further research about work instruction.
4. Research results:
The result of this research are: the Two- hand Process chart for those items: plackets,
single-Piece Placket, double- piece placket, sleeve placket, zipper, waistbands, curved inset,
slanted inset, side-front pocket, single- welt pocket, double- welt pocket, stand pocket, sitflat collar, roll over collar, mandarin collar, shirt collar, notched lapel collar...
5. Products:
Two- hand Process chart for those items: plackets, single-Piece Placket, double- piece
placket, sleeve placket, zipper, waistbands, curved inset, slanted inset, side-front pocket,
single- welt pocket, double- welt pocket, stand pocket, sit- flat collar, roll over collar,
mandarin collar, shirt collar, notched lapel collar...
10


6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
- The purpose of this study is answered.
- The finding from this study are the table of Two-hand Process chart for items of garment,
which is used for teaching on Practic of foundamental of sewing technique.
- This research has implications for lecturers in Faculty of Garment technology and Fashion
design.

11


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngồi nước
Qua q trình tìm hiểu, hiện các cơng ty cũng như các trường đại học có rất nhiều các
nghiên cứu thao tác sử dụng biểu đồ kiểm soát hai tay. Tuy nhiên, các đề tài này thường tập
trung sử dụng biểu đồ kiểm sốt hai tay để ghi nhận lại q trình thực hiện đang diễn ra, từ

đó đưa ra các biện pháp để cải tiến thao tác nhằm quản lý sản xuất chặc chẽ hơn và tăng
năng suất lao động. Với mong muốn thực hiện nghiên cứu biểu đồ kiểm soát hai tay để ứng
dụng trong việc hướng dẫn thao tác thực hiện công việc mới, và ứng dụng để hướng dẫn
thao tác may cho người học, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu
này, không chỉ phục vụ cho việc giảng dạy của các giảng viên bộ môn Công nghệ may khoa
Công nghệ may và Thời trang, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, mà còn là nhu
cầu chung của các em sinh viên của khoa. Đề tài này cũng là một tài liệu tham khảo có giá
trị cho các trường đại học, các sinh viên ngành cơng nghệ may, có thể làm cơ sở dữ liệu
trong đào tạo cho các doanh nghiệp.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các doanh nghiệp may, có một qui trình may cho từng cụm chi tiết là điều rất
quan trọng. Bởi vì, bảng qui trình may tượng trưng cho bảng phân công công việc cụ thể
cho người công nhân, trình tự thực hiện cơng việc, cũng như là cơ sở để tính giá lương cho
cơng nhân cho từng công đoạn. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá đúng năng lực thực sự
của người công nhân và căn cứ vào đâu để nâng cao năng suất lao động thì việc chỉ dựa trên
quy trình may là chưa đủ. Do đó, để nâng cao năng suất lao động, các nhà quản lý thường
dựa trên lý thuyết về cải tiến thao tác thơng qua xây dựng biểu đồ kiểm sốt hai tay, để loại
bỏ các thao tác thừa và thiết kế những thao tác đơn giản để người công nhân dễ dàng thực
hiện công việc được giao.
Trong công tác giảng dạy ngành công nghệ may tại các trường đại học kỹ thuật hiện nay,
việc hướng dẫn thực hiện công việc cho sinh viên đa phần là dựa trên việc thực hiện thao tác
mẫu của giáo viên. Kết quả là, giữa các nhóm sinh viên khác nhau khi thực hiện cùng một
12


cơng việc thì hầu như là khác nhau hồn tồn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng
đầu ra, cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học trong thực tiễn sản xuất. Do đó,
nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm sốt
hai tay nhằm cải tiến thao tác trong sản xuất may công nghiệp”. Qua đề tài nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu xây dựng nên hệ thống các biểu đồ kiểm sốt hai tay cho từng cơng đoạn

may cụ thể cho các cụm chi tiết dựa trên qui trình may chuẩn đã được nghiên cứu trong đề
tài trước đó (T2012-06). Biểu đồ kiểm sốt hai tay và bảng qui trình may sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên, đồng thời sẽ giúp cho sinh viên dễ
dàng theo kịp với thực tiễn sản xuất tại xí nghiệp may sau khi tốt nghiệp.
3. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với những mục tiêu chính như sau:
-

Tìm hiểu việc ứng dụng các lý thuyết về cải tiến thao tác và sơ đồ kiểm soát hai tay
trong thực tiễn sản xuất.

-

Từ đó, so sánh, đánh giá và đề xuất sơ đồ kiểm soát hai tay cho từng cụm chi tiết cụ
thể trên sản phẩm may công nghiệp.

-

Ứng dụng lại vào thực tiễn và đánh giá cũng như kiểm chứng lại sơ đồ vừa xây dựng.

-

Rút kết những kinh nghiệm trong việc áp dụng các lý thuyết trên trong những đặc
điểm khác nhau của điều kiện sản xuất.

4. Cách tiếp cận
Tìm hiểu và quan sát trực tiếp thực tiễn sản xuất, quay phim và ghi chép lại thao tác thực
hiện của người cơng nhân, từ đó dựa trên lý thuyết về cải tiến thao tác và xây dựng nên biểu
đồ kiểm sốt hai tay cho từng quy trình may cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu.
Thông qua việc nghiên cứu thao tác thực hiện cơng việc của cơng nhân, đánh giá các dạng
lãng phí trong khi thực hiện và loại bỏ. Từ đó, xây dựng biểu đồ kiểm sốt hai tay hồn
chỉnh hỗ trợ cho việc hướng dẫn thực hiện từng công đoạn cụ thể trong quy trình may, phục
vụ cho việc giảng dạy môn học Thực tập kỹ thuật may cơ bản.
13


6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quan sát thao tác, quy trình thực hiện các công đoạn của các
công nhân may tại các doanh nghiệp may.
- Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu và xây dựng biểu đồ kiểm soát hai tay cho các cụm chi
tiết được giảng dạy trong môn học Kỹ thuật may cơ bản.
7. Nội dung nghiên cứu.
7.1 Giới thiệu về biểu đồ kiểm soát hai tay
7.1.1 Khái niệm thao tác
Biểu đồ kiểm soát hai tay (Two-hand Process chart) là một dạng biểu đồ để ghi những
hoạt động bằng tay với mối quan hệ lẫn nhau trong q trình thực hiện cơng việc nhằm hợp
lý hóa các thao tác.
7.1.2 Cấu trúc biểu đồ kiểm soát hai tay
Các biểu tượng sử dụng trong biểu đồ:
Hoạt động (Operation): Chỉ các hoạt động cầm nắm, định vị, sử dụng,
bỏ ra bên ngồi … các cơng cụ, thiết bị hay nguyên vật liệu
Vận chuyển (Transport): dùng để miêu tả các hoạt động di chuyển
của tay (hoặc chân) đối với công việc, dụng cụ, nguyên vật liệu.
Tạm dừng (Delay): để biểu thị hoạt động của tay (hoặc chân) khi
khơng làm gì cả
Giữ (Hold): được sử dụng với ý nghĩa là giữ thiết bị, công cụ, vật
liệu trong q trình thực hiện cơng việc.


Biểu tượng của việc kiểm tra khơng được sử dụng bởi vì sự di chuyển của tay khi kiểm tra
hàng (giữ nó và xem xét, đo lường) có thể được xem như là hoạt động sản xuất trong biểu
đồ này.

14


Bảng 1. Cấu trúc biểu đồ kiểm soát hai tay
BIỂU ĐỒ:
CHI TIẾT LẮP RÁP:
HOẠT ĐỘNG:
VỊ TRÍ
NGƯỜI THỰC HiỆN
NGƯỜI VẼ BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT HAI TAY
CỤM
BƯỚC CĐ

NGÀY:

HOẠT ĐỘNG TAY
TRÁI

PHƯƠNG PHÁP

BỐ TRÍ NƠI LÀM VIỆC

HOẠT ĐỘNG TAY PHẢI


KẾT LUẬN
HIỆN TẠI
ĐỀ XUẤT
T.T
T.P
T.T
T.P

HOẠT ĐỘNG
VẬN CHUYỂN
TẠM DỪNG
GIỮ
KIỂM TRA
TỔNG

15


7.1.3 Ưu điểm của biểu đồ kiểm soát hai tay:
 Cân bằng thao tác hai tay và giảm sự mệt mỏi.
 Làm giảm hay loại trừ những thao tác không sản xuất.
 Rút ngắn thao tác.
 Đào tạo công nhân mới thực hiện đúng thao tác.
7.1.4 Ứng dụng của biểu đồ kiểm soát hai tay.
Biểu đồ kiểm soát hai tay sẽ được đưa vào phần ứng dụng.
 Nghiên cứu cách thực hiện một cơng việc mà trước đó chưa được thực hiện.
 Để hợp lý hoá thao tác.
 Cải tiến công việc phù hợp với từng loại công việc, phương pháp thực hiện, tư
thế làm việc, sức khỏe người lao động.
7.1.5


Hợp lý hóa thao tác

a. Khái niệm thao tác
Trong quá trình thực hiện một cơng việc, người thực hiện phải sử dụng một số chuyển
động cơ bản để hoàn thành. Mỗi chuyển động cơ bản đó được gọi là một thao tác thực hiện
cơng việc.
Ví dụ: các thao tác trong may lá bâu của bâu sơ mi
1) Lấy hai lá bâu úp mặt phải vào nhau.
2) Đặt lá bâu vào máy.
3) May lộn hai lá bâu.
4) Lộn lá bâu.
5) Diễu lá bâu.
6) Cắt chỉ.
7) Lấy lá bâu bỏ ra ngoài.
b. Phân loại thao tác
Một số các thao tác trong 17 chuyển động cơ bản của GILBRETHS đề ra (gọi là các
THERBLIGS) để có thể cải tiến:
16


 Thao tác không tạo ra giá trị
Là những hoạt động khơng tạo ra giá trị gia tăng, có thể do nhiều nguyên nhân:

 Từ thói quen: do thói quen may trong máy gia đình, thói quen khơng sắp xếp
hàng may xong không gọn gàng, đúng chiều làm chậm năng suất của người may
kế tiếp mình,…

 Do mơi trường làm việc: mơi trường nóng nực, bừa bộn, bụi bặm,… gây khó
chịu làm người cơng nhân khơng để tâm trong cơng việc.


 Bị hướng dẫn sai: người công nhân đã bị hướng dẫn không đúng ngay từ khi
mới họ nghề, triển khai đơn hàng không đúng cách cũng ảnh hưởng đến người
công nhân,…

 Những đặc điểm cá nhân của người công nhân: độ cao thấp của từng người, mắt
và phản xạ khơng tốt,..

 Khả năng và trình độ tiếp thu: có những công nhân chậm trong tiếp thu và thực
hiện những thay đổi nhưng khơng được hướng dẫn tận tình.
 Thao tác tạo ra giá trị
Ta sẽ xem xét những hoạt động này nhằm mục đích hợp lý hóa chúng. Hợp lý hóa sao
cho:

 Thời gian thực hiện nhỏ.
 Nỗ lực làm việc của công nhân nhỏ
 Giảm thiểu những ảnh hưởng lâu dài đến người công nhân

17


Bảng 2. Những THERBLIGS hiệu quả

(Có thể làm ngắn, khơng thể lọai trừ)
THERBLIGS

1.

lấy


Với



RE

(Reach)
2.

Di

 Chuyển động của tay từ đối tượng đến một đối tượng
khác; Thời gian tùy thuộc quãng đường cần di chuyển.

chuyển

M

(Move)
3.

MÔ TẢ

HIỆU

Nắm

 Sự chuyển động của tay; Thời gian tùy thuộc vào quãng
đường, trọng lượng đối tượng cần di chuyển.


lấy

G

(Grasp)



Sử dụng các ngón tay túm quanh đối tượng; Các ngón

tay ban đầu tiếp xúc với đối tượng, sau đó được điều khiển
để thực hiện; Tùy thuộc vào các dạng nắm, thường ban
đầu là giữ, sau đó là dịch chuyển.

4. Thả ra

RL

(Release)

5. Định vị lại

 Điều khiển thả đối tượng. Thông thường là thao tác
ngắn nhất.

PP

(Pre-position)

 Đặt đối tượng ở vị trí mới sử dụng sau này; ln xảy ra

kết hợp cùng với sự di chuyển.

6. Sử dụng (Use)

U

7. Lắp ráp

A

 Vận dụng những công cụ bằng tay dự định sử dụng.

 Dùng hai thành phần ráp lại với nhau.

(Assemble)
8. Tháo ra
(Disassemble)

DA



Đối lập với sự lắp ráp; Phân chia các thành phần ra;

ln bắt đầu là giữ, sau đó là di chuyển hay thả ra.

18


Bảng 3. Những THERBLIGS khơng hiệu quả


(Khơng có lợi trong q trình làm việc, nên loại bỏ)

THERBLIGS


HIỆU

MƠ TẢ

1. Kiểm tra (Search)

S

 Sử dụng mắt hay tay kiểm tra.

2. Lựa chọn (Select)

SE

 Lựa chọn một thành phần từ một số lớn; Thường
sử dụng sau khi kiểm tra.

3. Định vị (Position)

P

 Định hướng trong khi làm việc.

4. Giám sát (Inspect)


I

 So sánh với đối tượng chuẩn; Thơng thường là
nhìn, đơi khi cũng dùng những giác quan khác.

5. Lập kế hoạch (Plan)

PL

 Tạm dừng để quyết định cơng việc tiếp theo là gì?

6. Sự trì hỗn (khơng thể

UD

 Liên quan đến họat động sản xuất như khi tay trái

bỏ

qua)

(Unavoidable

tạm dừng tay phải họat động.

Delay)
7. Sự trì hỗn có thể bỏ

D


qua (Avoidable Delay)

8. Nghỉ mệt (Rest to

 Khơng phải mọi cơng việc đều có, tùy thuộc vào
khối lượng, tính chất cơng việc vv…

R

 Nghỉ ngơi trong thời gian làm việc

H

 Một tay hỗ trợ trong khi tay kia làm việc.

Overcome fatigue)

9. Giữ (Hold)

19


c. Nguyên tắc hợp lý hóa thao tác

 Sử dụng chu kỳ làm việc–nghỉ ngắn, thường xun: cơng việc có tính lặp lại
hay một chuỗi thao tác đều ảnh hưởng đến sự mệt mỏi và phục hồi của cơ. Công
việc nên được chia thành từng phần nhỏ, chu kỳ ngắn, điều này cho phép phục
hồi cơ nhanh hơn. Nếu một người dồn hết sức để làm việc thì sự phục hồi hồn
tồn phải mất một thời gian dài có thể là vài giờ.


 Đồng thời bắt đầu và kết thúc bằng hai tay để tránh đòi hỏi một sự cố gắng thần
kinh nào đặc biệt. Ví dụ dùng đồ gá giữ hai thành phần cần lắp ráp và cơng
nhân có thể thực hiện công việc theo hai hướng ngược nhau.

 Hai tay không nên để không cùng lúc, trừ khi đó là thời gian nghỉ.
 Hoạt động của hai cánh tay nên thực hiện cân đối, đồng thời và từ hai hướng
ngược nhau. Trong quá trình thực hiện, hai tay nên di chuyển cân đối nhau. Sự
chệch hướng của một tay có thể dẫn tới thao tác tiếp theo sẽ bị lúng túng.

 Việc phối hợp nhịp nhàng là rất cần thiết cho thực hiện công việc hiệu quả.
Công việc nên được sắp xếp để thực hiện nhịp nhàng và tự nhiên.

 Sử dụng hoạt động của bàn tay là liên tục theo đường cong hơn là hoạt động
theo đường zig-zag hoặc đường thẳng, đặc biệt trong trường hợp đổi hướng bất
ngờ.

 Những hoạt động của hai bàn tay nên thực hiện ở vị trí thấp nhất có thể được
nhằm thực hiện công việc một cách thoải mái.

 Giảm tới mức thấp nhất sự tập trung của mắt: Mắt đóng vai trị rất quan trọng
trong q trình làm việc. Sự di chuyển mắt nhiều hay tập trung vào một điểm
cũng gây ra sự mệt mỏi của mắt. Tầm nhìn hợp lý của mắt trong q trình thực
hiện cơng việc là  15o với đường nằm ngang.

 Sử dụng di chuyển của khuỷu tay và bàn tay hơn là dùng di chuyển của vai và
cánh tay.

20



7.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm sốt hai tay nhằm cải tiến thao tác trong
sản xuất may công nghiệp”, cùng với đề tài nghiên cứu trước đó của nhóm: “ Nghiên cứu
và xây dựng quy trình may chuẩn cho các cụm chi tiết trên sản phẩm may công nghiệp” (mã
số T2012- 06) đã từng bước hoàn thiện hơn về việc tiến hành chuẩn hóa hướng dẫn qui trình
thực hiện cơng việc. Đó là việc dựa trên qui trình may chuẩn và mơ hình từng bước cơng
việc đã tạo trước đó để xây dựng nên biểu đồ kiểm soát hai tay nhằm hướng dẫn thao tác
thực hiện cơng việc mới. Cịn một yếu tố nữa trong nhóm hướng dẫn qui trình thực hiện
cơng việc đó là video hướng dẫn từng bước cơng việc chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong
nghiên cứu tiếp theo.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích thao tác thực hiện các công đoạn may từng cụm
chi tiết tại các doanh nghiệp may, và dựa trên lý thuyết về chuẩn hóa tao tác để lập nên biểu
đồ kiểm sốt hai tay cho từng công đoạn nhằm hỗ trợ cho việc hướng dẫn cơng việc mới.
Thơng qua đó, tạo nên sự thống nhất trong giảng dạy môn thực tập Kỹ thuật may cơ bản.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cập nhật kiến thức cho các giảng viên và sinh viên ngành may
gần với thực tiễn hơn, mà vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thiết
bị hiện có.
Nội dung chính nghiên cứu như sau:
-

Nghiên cứu việc triển khai cải tiến thao tác tại các doanh nghiệp may.

-

Ứng dụng lý thuyết về sơ đồ kiểm soát hai tay và cải tiến thao tác trong các điều kiện
thực tế của doanh nghiệp mẫu.

-


Xây dựng nên sơ đồ kiểm soát hai tay và cải tiến thao tác hồn chỉnh dựa trên việc
thực hiện quy trình may cụ thể của các chi tiết trên sản phẩm may công nghiệp.

21


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Để thực hiện được đề tài Nghiên cứu khoa học này, nhóm Nghiên cứu đã khảo sát tại
một số doanh nghiệp có uy tín trên thị trường phía Nam hiện nay.
1.1

Xí nghiệp may Bình Phát – tổng cơng ty may Nhà Bè

 Xí nghiệp may Bình Phát là một trong những xí nghiệp thành viên được xây dựng vào
năm 2004, tọa lạc tại khu cơng nghiệp dệt may Bình An, ấp Bình An , Xã Bình Thắng ,
Huyện Dĩ An , Tỉnh Bình Dương.
 Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là áo veston, quần tây nam, áo ghile, áo măngtơ, áo
khốc nam nữ ... được xuất khẩu sang các nước trên thế giới như thị trường Châu Âu
chiếm 40%, Mỹ chiếm 35%, Nhật Bản chiếm 15%, 10% là các thị trường khác
1.2

Công ty cổ phần may Đồng Tiến

 Công ty cổ phần may Đồng Tiến được thành lập từ năm 1990. Trải qua nhiều năm
trưởng thành và phát triển, hiện nay công ty có 4 xí nghiệp may trực thuộc trong đó:
 1 xí nghiệp may áo Jacket các loại và trang phục lót
 2 xí nghiệp may quần tây cao cấp và sơ mi, sản phẩm thời trang
 1 xí nghiệp may bộ trượt tuyết và bộ thể thao

 Công ty có 2600 cán bộ cơng nhân viên với hơn 2890 máy móc thiết bị các loại hiện
đại. Cơng ty đạt các chứng chỉ ISO 9001, Wrap, SA 8000, C-PAT


Trụ sở công ty đặt tại: số 10, đường Phan Trung, phường Tân Tiến, TP Biên

Hòa , tỉnh Đồng Nai

22


CHƯƠNG 2
PHÂN LOẠI CÁC CỤM CHI TIẾT TRÊN SẢN PHẨM MAY

2.1.

Khái niệm chi tiết và cụm chi tiết

Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên sản phẩm, được tạo thành từ nguyên liệu
hoặc phụ liệu dạng tấm và ta có thể cầm, nắm, nhấc lên một cách riêng biệt.
Cụm chi tiết là một nhóm các chi tiết được phối hợp với nhau thực hiện một chức
năng chuyên biệt trên sản phẩm may.
2.2.

Phân loại các cụm chi tiết trên sản phẩm may

Do đó, trên sản phẩm may, có rất nhiều chi tiết được lắp ghép lại với nhau để hình
thành nên các cụm chi tiết và tạo kiểu dáng cho trang phục. Sau đây là phần giới thiệu một
số tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên sản phẩm áo sơ mi (Hình 1, và Bảng 4), quần
tây (Hình 2, và Bảng 5) và jacket (Hình 3, và Bảng 6)


Hình 1. Vị trí các chi tiết và cụm chi tiết có trên áo sơ mi

23


Bảng 4. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên áo sơ mi
Vị trí

Tên gọi

Vị trí

Tên gọi

1

Bâu sơ mi

6

Trụ tay sơ mi

2

Tay áo

7

Măng- sét


3

Thân khuy

8

Nẹp khuy

4

Túi áo

9

Nẹp nút

5

Thân nút

10

Lai áo

Bảng 5. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên quần tây
Vị trí

Tên gọi


Vị trí

Tên gọi

1

Lưng quần

5

Dây kéo

2

Đầu lưng (quai dê)

6

Thân sau

3

Túi mổ 2 viền

7

Thân trước

4


Túi hông xéo

8

Lai quần

Bảng 6. Tên gọi các chi tiết và cụm chi tiết có trên Jacket
Vị trí

Tên gọi

Vị trí

Tên gọi

1

Bâu đứng

5

Thân phải

2

Lai tay

6

Dây kéo


3

Tay áo

7

Túi mổ 1 viền

4

Thân trái

8

Lai áo

24


×