Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đông y trị chứng đau đầu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.51 KB, 5 trang )

Đông y trị chứng đau đầu

Y học hiện đại dùng chữ migraine để chỉ bệnh đau đầu thành cơn có chu
kỳ, cơn đau thường xuất hiện ở một thời điểm nhất định, thường kèm theo nôn, sợ
ánh sáng, đau giảm đi khi ở trong bóng tối và đi ngủ. Vùng đau không có liên hệ
với vùng phân bố thần kinh mà liên quan với vùng phân bố mạch máu. Ngoài cơn
đau bệnh nhân cảm thấy bình thường.
Hội chứng migraine thường gặp ở phụ nữ, cơn đau đầu tiên hay xảy ra ở
tuổi dậy thì, có thể cơn đau chỉ xuất hiện vài năm, nhưng có khi kéo dài suốt đời.
Các yếu tố có thể làm bệnh nhân nặng hơn là chấn thương sọ não, các chấn thương
tinh thần, có các bệnh thuộc hệ động mạch cảnh ngoài.
Nguyên nhân đau đầu migraine chưa được giải thích rõ ràng, nhiều tác giả
công nhận cơn đau xảy ra do sự giãn nở và gia tăng biên độ đập của các mạch
máu, đau đầu migraine liên quan với sự giãn các mạch máu ngoại sọ và sự co các
mạch máu trong sọ. Đau đầu migraine thường có tiền sử gia đình rõ rệt.
Theo y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các đường kinh dương, qua đó
huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều hội tụ ở đầu. Bệnh
đau đầu thuộc phạm trù "đầu thống" của y học cổ truyền và được chia thành 2 loại
là đau đầu do ngoại cảm và đau đầu do nội thương.
Ngoại cảm gây đau đầu thường do lục dâm tác động vào đầu, trong đó
phong tà giữ vai trò chủ đạo và kết hợp với hàn, nhiệt, thấp. Hàn làm tắc kinh
mạch, nhiệt làm náo loạn thanh không (khí huyết nghịch loạn), thấp che thanh
khiếu, thanh dương, không thăng lên đầu được.
Nội thương gây đau đầu thường do khí hư, khí huyết trệ, huyết ứ làm mạch
lạc không được nuôi dưỡng, hoặc thận thủy bất túc, can, dương thượng thăng, tình
chí bất hòa, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn hoặc đờm ẩm thực tích.
Vị trí đau đầu có thể bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu hoặc
đau mắt mờ tối, tim đau nóng phiền Nếu đau nặng thì trong não đau nhói trong
tim phiền loạn.
Cơ chế sinh bệnh của đau đầu là ngoại cảm hay nội thương đều làm cho
mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.


Về điều trị tuy chỉ phát một chứng đau nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
nên phải căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng mà có cách điều trị khác nhau.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số thể đau đầu do nội
thương gây ra:
Đau đầu do can dương vượng
Triệu chứng: Đầu váng, căng, đau, tâm phiền dễ cáu, ngủ không yên
(tâm hỏa nhiễu động) mặt đỏ, mồm khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoặc tế
sác (âm hư) thường là huyết áp cao vừa. Nguyên nhân là do can âm kém, can
dương thượng cang gây đau đầu.
Phép trị: Bình can tiềm dương.
Bài 1: Thiên ma 9g, câu đằng 12g, sơn chi 9g, phục thần 9g, hoàng cầm 9g,
ngưu tất 12g, đỗ trọng 9g, ích
mẫu 9g, tang ký sinh 9g, dạ giao đằng 9g, thạch quyết minh. Sắc uống ngày
một thang, uống liền 7 ngày.
Bài 2: Câu đằng 12g, quyết minh tử 16g, hạ khô thảo 16g, mạn kinh tử 12g,
hương phụ 12g, chi tử 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7
ngày.
Đau đầu do đờm trọc
Triệu chứng: Đầu đau căng, buồn nôn, nôn mửa đờm rãi, ngực bụng đầy
tức, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt. Nguyên nhân là do đờm trọc thịnh, uất kết lại
che mất đường lên của thanh dương gây nên.
Phép trị: Hóa đờm giáng nghịch.
Bài 1: Bạch chỉ 10g, hậu phác 16g, thổ phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì
12g, gừng sống 8g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Bài 2: Bán hạ 10g, thiên ma 10g, phục linh 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g,
cam thảo 6g, gừng sống một lát, đại táo 2 quả. Sắc uống ngày một thang, uống
trong 7 ngày.
Đau đầu do huyết ứ
Triệu chứng: Đau đầu lâu không khỏi, chỗ đau cố định không di chuyển,
như dùi đâm hoặc có tiền sử ngoại thương phần đầu, lưỡi tím hoặc có ban ứ, rêu

trắng mỏng, mạch tế sáp.
Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: Xuyên khung 30g, cát căn 30g, diên hồ 30g, địa long 15g, ngưu
tất 30g, tế tân 3g, bạch chỉ 9g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do khí hư
Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người
mệt ăn kém, thiếu khí, mạch tế vô lực. Đó là do lao lực quá độ, hoặc sau khi ốm
nặng, hoặc ăn uống thất thường gây nên khí huyết hư, không nuôi dưỡng được
đầu.
Phép trị: Bổ khí.
Dùng bài thuốc sau: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g, nhân sâm 10g, đương quy
16g, trần bì 6g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch truật 16g, tế tân 6g, xuyên khung
12g, mạn kinh tử 10g, bạch chỉ 12g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

×