Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LUẬT HỌC SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN
Học phần: Luật học so sánh

CHỦ ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU
LỤC ĐỊA ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI

Sinh viên thực hiện: …………………………….
MSSV: …………………………………………..
Trạm đào tạo từ xa: ……………………………

Thừa Thiên Huế, tháng … năm 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
1. Phân tích quá trình hình thành, đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa...1
1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển.............................................................................2
1.2. Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.................................................7
2. Sự phổ biến của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa......................................................9
3. Liên hệ hệ Việt Nam...........................................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật quốc
gia trên phạm vi tồn thế giới cho thấy có những nét tương đồng với nhau. Trong


những năm đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã xuất hiện một làn sóng những quan điểm
khoa học so sánh về phân chia hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới hình
thành hệ thống pháp luật chính và sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này trong hệ
thống pháp luật quốc gia. Trong “chuyên đề luật so sánh” của Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý – Bộ Tư pháp đã đưa ra quan điểm như sau: “một trong những vấn đề mà
chúng ta cần quan tâm đó là: Hệ thống pháp luật mà chúng ta đang nghiên cứu thuộc
truyền thống pháp luật nào? Khi mà trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau (La Mã, XHCN, Đạo Hồi, Indu…). Một khi xác định được nguồn
gốc lịch sử của hệ thống pháp luật – tức là truyền thống pháp luật mà hệ thống pháp
luật bị ảnh hưởng, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và phân tích, so sánh
cũng như tìm ra mối liên hệ xung quanh hệ thống pháp luật đó”.
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (dòng họ Civil law: dòng họ pháp luật dân
luật, dòng họ pháp luật dân sự) là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở
các nước lục địa Châu Âu và một số nước ngồi Châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại
nhiều nước trên thế giới. Bởi nhiều khi các yếu tố để tạo nên sự ảnh hưởng của pháp
luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đã mất đi và thậm chí hệ
thống pháp luật của mỗi quốc gia bước sang một giai đoạn phát triển khác thì nó vẫn
tồn tại và thực sự khơng dễ để làm cho nó mất đi. Để có thể nhận thức sâu sắc hơn về
vấn đề này em chọn chủ đề: “Ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đến
các hệ thống pháp luật trên thế giới” làm chủ đề nghiên cứu môn Luật học so sánh
của mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phân tích q trình hình thành, đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu
Âu lục địa
Thuật ngữ “Civil law) trong lĩnh vực luật học có hai nghĩa phổ biến:
- Thứ nhất, đó là tên gọi của hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu (còn gọi là hệ
thống Luật La Mã – Đức), là dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các
nước lục địa Châu Âu.
1



- Thứ hai, có nghĩa là luật dân sự - ngành luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và
nhân thân giữa các cá nhân, thuộc lĩnh vực luật tư điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân
với tư nhân. Trong lĩnh vực luật so sánh, dòng họ Civil Law được hiểu theo nghĩa thứ
nhất là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng của nó là Luật La Mã cổ
đại.
1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới.
Hệ thống pháp luật này tồn tại ở các nước lục địa Châu Âu như: Pháp, Italia, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxemburg, Hà Lan, Thụy Sĩ, phần lớn các nước
Châu Phi, hầu hết các nước châu Mỹ La tinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản.
Qúa trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chia
thành 3 giai đoạn: giai đoạn pháp luật tập quán (le droit cuotumier) từ khi hình thành
đến thế kỉ XIII; giai đoạn pháp luật thành văn (le droit legislatif) từ thế kỉ XIII đến thế
kỉ XIX; giai đoạn phát triển ngoài châu Âu1.
a. Giai đoạn pháp luật tập quán
Luật lục địa có nghĩa đen là “công dân của nước Ý”, của thành phố Roma. Vào
thời kì đế chế La Mã (trước Cơng ngun), tức là khi thuật ngữ này ra đời, nó chỉ
được áp dụng cho công dân thành phố Roma. Nhưng, đế quốc La Mã vốn dĩ được biết
đến như một nền văn minh trải dài từ Địa Trung Hải đến Biển Bắc, từ Bizantin đến
Bretani2. Trong giai đoạn phát triển, đế quốc La Mã đã tiến hành xâm lược và biến hầu
hết các bộ tộc trong khu vực Tây Âu lục địa trở thành thuộc địa của mình với chính
sách đơ hộ kéo dài trong suốt 04 thế kỉ. Q trình đơ hộ đã kéo theo sự du nhập và ảnh
hưởng sâu sắc của Luật lục địa (sau này được biết đến phổ biến với tên Luật La Mã)
đến khu vực này. Tuy nhiên, đến năm 476, các nhà lãnh đạo Odoacer của Đức tổ chức
một cuộc nổi dậy lật đổ sự thống trị của Hồng đế Romulus Augustulus. Từ đó trở về
sau, khơng có hồng đế La Mã nào cai trị ở vùng đất Italy. Năm 476 được coi là năm
đế chế Tây La Mã tan rã và sụp đổ. Đến năm 528, hồng đế Đơng La Mã Justinian đã
ra lệnh hệ thống hóa và củng cố luật La Mã, và đã tạo nên được cơng trình pháp luật
lớn mang tên Corpus Juris Civilist. Đây được coi là một trong những tiền đề đầu tiên

1 Camilee Jaufert – Spinosi (1992), Les grands systemes de droit de contemporanis pa Rene David, Nxb. Precis,
tr.27.
2 Mai Hồng Quỳ (2010), Giáo trình Tư pháp quốc tê, Nxb.Hồng Đức, Tp.Hồ Chí Minh, tr.48

2


ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Mặc dù giai đoạn
này có xuất hiện pháp luật, nhưng pháp luật vẫn được đánh giá là còn khá giản đơn,
lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tơn giáo.
Đặc biệt, khi đế quốc La Mã hồn toàn sụp đổ - đây được xem như là “Thời kì
đen tối” từ thế kỉ thứ V đến thế kỉ X, Luật La Mã gần như là biến mất, thay vào đó là
sự trỗi dậy của nhà nước hồi giáo, các bộ tộc, bộ lạc. Điều này đánh dấu sự quay trở
lại của tập quán; nhà vua sử dụng thuyết thần quyền, luật nhà thờ, tôn giáo để cai trị.
Kể từ khi đế quốc La Mã tan rã, hệ thống pháp luật của các quốc gia ở châu Âu trở
nên rời rạc, không thống nhất, sử dụng nhiều nguồn luật khác nhau để điều chỉnh các
quan hệ xã hội, trong đó luật tập qn đóng vai trị như một nguồn luật chủ yếu.
Đây là thời kì pháp luật cịn mang tính biệt lập phân tán, thiếu thống nhất. Tồn
tại của các luật và tập quán của Đức, của các dân tộc Slavian, luật La Mã.
Giai đoạn này pháp luật còn giản đơn, còn pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn
giáo và pháp luật3.
Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắ ccác tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy
luật lệ nhà thờ làm luật lệ Nhà nước.
b. Giai đoạn phát triển của pháp luật thành văn thừ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX
Cuối thế kỉ XII, các thành phố Châu Âu bắt đầu phát triển và cùng với sự pháp
triển đó là sự phát triển của các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc
Châu Âu lục địa. Hoạt đông buôn bán, thương mại và sự phát triển của dân cư thành
thị tạo ra nhu cầu cần phải phân biệt giữa tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Đáng chú ý
là giai đoạn văn hóa phục hưng bắt đầu từ thế kỉ XII – XIV xuất phát từ Italia sau đó

lan dần sang các nước Châu Âu lục địa. Các nhà tư tưởng lúc này muốn bảo tồn
những giá trị đích thực của Luật La Mã với những ý tưởng phát triển, chấn hưng. Bắt
đầu từ thế kỉ XII, các trường đại học tổng hợp ở các nước phương Tây ra đời. Quan
điểm pháp luật của các giáo sư đại học lúc này là luật pháp phải là cơng cụ, mơ hình
tổ chức của xã hội.Theo họ luật pháp cũng như đạo luật phải hướng tới cái con người
cần phải làm, chứ không phải là các đang xảy ra trong thực tiễn (Sollen). Các luật gia,

3 Thái Vĩnh Thắng (2004), “Tìm hiểu hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa”, Tạp chí Luật học, (số 02), tr.70 –
74.

3


các nhà tư tưởng lúc này muốn quan hệ xã hội phải được xây dựng bằng các quy định
của pháp luật để chấm dứt tình trạng hỗn mang trong 4xã hội.
Khác với hệ thống pháp luật Anglo – saxon trong giai đoạn này hệ thống pháp
luật Châu Âu lục địa không phải là kết quả của sự tập trung quyền lực của nhà vua mà
nó là kết quả của những truyền thống văn hóa chung Châu Âu. Quan điểm khoa học
pháp luật của các trường đại học Châu Âu lúc này là nghiên cứu pháp luật gắn liền với
đạo đức, tơn giáo và mục đích nghiên cứu khơng chỉ là để áp dụng thực tiễn, thực
dụng mà còn phục vụ mục đích xã hội và nhân đạo.
Một đặc điểm khác của giai đoạn này là luật giáo hội giáo tiếp tục phát triển
manh mẽ. Đặc biệt là hội giáo của luật hội La Mã. Năm 1582 Bộ luật giáo hội ra đời.
Giáo hội là một thế lực lớn (chiếm 1/3 đất đai trong xã hội) và ngày càng muốn bành
trướng. Luật lệ nhà thờ được sử dụng như là luật lệ nhà nước. Tịa án giáo hội là cơng
cụ trấn áp có hiệu lực. Trong dân gian hình thành quy phạm pháp luật khơng thành
văn: “Phải im lặng, chớ có nói về vua và giáo hội”. Đồng thời trong giai đoạn này
hình thành và phát triển vai trị của nghị viện trong xây dựng pháp luật.
c. Các giai đoạn phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển vượt ra
ngoài lục địa Châu Âu (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX cho đến nay)

Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng
trong cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển của tư tưởng pháp luật nhân loại. Trước
hết phải kể đến bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp.
Những quy định cơ bản của tuyên ngôn nổi tiếng này trở thành những nguyên tắc cơ
bản của các bản hiến pháp các quốc gia lục địa Châu Âu. Đó là các quy định sau đây:
1. Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải ln được tự
do bình đẳng về quyền lợi.
2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và
quyền bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền tự do, sỡ hữu, an toàn và
chống áp bức.
3. Nguyên tắc tất cả chủ quyền các nước thuộc về dân tộc. Không một tổ chức
hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc.

4 Thái Vĩnh Thắng (2004), “Tìm hiểu hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa”, Tạp chí Luật học, (số 02), tr.70 –
74.

4


4. Tự do là khả năng được làm tất cả những gì khơng hại đến người khác. Việc
thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm
bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng được thực hiện quyền đó. Những giới
hạn này chỉ có thể được xác định bởi các văn bản luật.
5. Chỉ có văn bản luật mới có thể cấm đốn các hành vi mà nó xác định là có
hại cho xã hội. Khơng ai có thể ngăn cản con người thực hiện một hành vi mà luật
không cấm và khơng ai có thể bắt buộc người khác thực hiện một hành vi mà luật
không bắt buộc thực hiện.
6. Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các cơng dân
đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật
pháp phải giống nhau với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các

cơng dân, bình đẳng trước con mắt của luật pháp, phải có quyền ngang nhau trong
việc tham gia vào tất cả các văn phịng quan trọng, các vị trí và chức vụ công, theo
khả năng của họ và không có gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và tài năng.
7. Khơng ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được
quyết định bởi pháp luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Những
người theo đuổi, phát tán, thực thi hoặc gây áp lực thực thi các mệnh lệnh tùy tiện
phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào được gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp
luật, phải tuân thủ ngay tức khắc.
8. Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không
thể tranh cãi; và không ai bị trừng phạt nếu khơng có một điều luật đã được thành lập
và cơng bố trước khi người đó phạm tội, và có thể áp dụng hợp pháp.
9. Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị tuyên
bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tốit thiểu
cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lý thích đáng.
10. Khơng ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan
điểm tơn giáo, miễn là việc trình bày các quan điểm đó khơng gây ra đổ vỡ hịa bình
được thiết lập bởi luật pháp.
11. Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất
của con người. Vì thế, bất kỳ cơng dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy

5


nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp
luật.
12. Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công
[cảnh sát, quân đội v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục
đích chung, và khơng phải để sử dụng riêng cho mục đích của những người mà cơng
chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực lượng.
13. Để duy trì các lực lượng cơng, và để chi trả chi phí quản lý, một [hệ thống]

thuế chung là điều cần thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các
công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả năng của họ.
14. Mọi cơng dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra
tính cần thiết của thuế cơng. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế
được sử dụng như thế nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá
và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức thuế có hiệu lực.
15. Xã hội có quyền u cầu cơng chức giải thích rõ cơng việc quản lý và giám
sát của mình.
16. Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này
không được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ khơng có Hiến pháp.
17. Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể
bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp
pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người
có tài sản bị tước đoạt.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp đã đặt nền
móng cho ngành luật mới ra đời đó là luật hiến pháp. Những quy định trong bản tuyên
ngôn nổi tiếng này trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế
độ dân chủ trong lịch sử lập hiến các nước lục địa Châu Âu. Ngày 03/09/1971 bản
hiến pháp đầu tiên của nước Pháp ra đời.
Vào đầu thế kỉ XIX các bộ luật quan trọng của nước Pháp đã ra đời: Bộ luật
dân sự Napoleon 1804; Bộ luật thương mại 1807; Bộ luật tố tụng dân sự 1806; Bộ luật
tố tụng hình sự 1808; Bộ luật hình sự 1810.

6


Vào thế kỉ XIX, các bộ luật cơ bản của Đức cũng đã được xây dựng: Bộ luật
thương mại 1866; Bộ luật hình sự 1871; Bộ luật tố tụng hình sự 1877; Bộ luật tố tụng
dân sự 1877; Bộ luật dân sự 1896.
Với các bộ luật nổi tiếng trên đây, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đã đạt

được những thành tựu lớn, đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của khoa học pháp lý.
Pháp luật của Đức (chủ yếu là Bộ luật dân sự 1986) do tính khoa học và hợp lí
của nước cũng đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ngoài Châu Âu. Ngoài một số quốc
gia trước đây là thuộc địa của Đức như Namibia, Burundi và một phần của Cameroon,
Tanzania ở Châu Phi, Tây Samua tại Nam Thái Bình Dương, pháp luật của Đức còn
ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hy Lạp và
một phần Trung Quốc.
1.2. Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
a. Chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Luật La Mã
Các bộ luật lớn của Châu Âu như Bộ luật dân sự Napoleon, Bộ luật dân sự Đức
1986 đều được hình thành trên cơ sở kết hợp tập quán địa phương và Luật La Mã. Đặc
biệt ở Đức, đế chế Đức tồn tại thời kì giữa năm 962 và 1806 tự cho mình là sự kế thừa
của đến chế La Mã. Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Đức,
Pháp và các nước lục địa Châu Âu được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực
tiếp nếu luật pháp thành văn và áp dụng tập quán pháp luật của họ chưa có quy định
đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật. Corpus juris civilis được
chấp nhận rộng rãi ở Đức, Pháp và các nước lục địa Châu Âu.
b. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được phân chia thành công pháp và tư
pháp
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa với hệ
thống pháp luật Anh – Mĩ. Hệ thống pháp luật này được phân chia thành công pháp
(Jus publicum), tư pháp (Jus privatum). Công pháp bao gồm những ngành luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội, giữa các cơ quan Nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan
nhà nước với tư nhân như luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật ngân
hàng, luật tài chính… Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư
nhân với tư nhân.

7



Cơ sở để phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều
chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội). Phương pháp điều
chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội). Phương pháp điều
chỉnh đặc trưng của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý chí và bình đẳng giữa
các bên tham gia quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc phân
chia pháp luật thành công pháp và tư pháp có liên quan tới các cuộc đấu tranh về
quyền lực chính trị thế kỉ XVII, bởi vì việc phân chia này được xem là ý muốn của
những người bảo hoàng muốn áp đặt chế độ quân chủ trong pháp luật 5, theo đó chỉ có
tư pháp mới là lĩnh vực tự do của các nhà luật học cịn cơng pháp là lĩnh vực mà các
nhà khoa học pháp lý cần phải kiêng kị, vì đó được coi như là “khu vực cấm”.
c. Đây là hệ thống pháp luật coi trọng lí luận pháp luật
Ngay từ thế kỉ XII các trường đại học của các quốc gia ở lục địa Châu Âu ra
đời. Quan điểm của các giáo sư đại học lúc này là: Pháp luật là công cụ, là mô hình tổ
chức xã hội, là cái cần phải làm (Sollen) chứ không phải là cái đang xảy ra trong thực
tiễn (sien). Quan điểm này được duy trì trong những thế kỉ tiếp theo. Các học thuyết
pháp luật, các nguyên tắc được coi là nguồn của pháp luật. Các bộ luật của các nước
lục địa Châu Âu thông thường đi từ cái chung đến cái riêng (các bộ luật thường có
phần chung và phần riêng). Ở phần chung, các khái niệm được trình bày một cách rõ
ràng, rành mạch. Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và thông thường được xây
dựng theo tư duy logic từ khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái
trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lý luận
đến thực tiễn. Vì thế, các bộ luật lớn của các quốc gia lục địa Châu Âu được coi là sản
phẩm của những trí tuệ bác học. Bộ luật dân sự Đức (1986) được coi là luật của các
giáo sư (Professorenrcht).
d. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật có trình độ hệ
thống hóa, pháp điển hóa cao
Ngồi các bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật tố
tụng dân sự, các quốc gia lục địa Châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như Bộ luật
thương mại, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật tố tụng hành chính, bộ luật
hàng hải, bộ luật hàng khơng, bộ luật bầu cử, bộ luật đất đai, bộ luật lao động…

5 Michael Bogdan, Comparative law, Nxb. Kluwer Norstedls Juridik TANO 1994.

8


d. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa không coi tiền lệ pháp luật là một hình
thức pháp luật thông dụng
Khác với hệ thống pháp luật Anglo – saxon, hệ thống pháp luật Châu Âu lục
địa do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực khơng thừa nhận
vai trị lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật lục địa Châu Âu hầu như có quan
điểm tương đối thống nhất rằng luật pháp là hoạt động của nghị viện, tòa án là cơ
quan áp dụng pháp luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật.
Án lệ là hình thức pháp luật khơng được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một
cách hạn chế.
2. Sự phổ biến của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
Do nhiều quốc gia Tây Âu như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Italia có nhiều thuộc địa ở các châu lục khác nhau nên dòng họ pháp luật Civil Law đã
có điều kiện thuận lợi để phát triển sang nước khác.
Pháp luật thuộc dòng họ Civil Law phổ biến ở Châu Phi và Madagaska. Trước
khi người Tây Âu đô hộ, những nước này khơng có hệ thống pháp luật phát triển nên
họ dễ dàng tiếp nhận pháp luật của những người đô hộ như tiếp nhận một nền văn hóa
pháp luật cao hơn. Những nước trước đây là thuộc địa của Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha đều tiếp nhCận hệ thống Civi Law, đảo Mavirky và quần đảo Ceishell mặc
dù nằm trong thành phần Liên hiệp anh cũng như hệ thống pháp luật này. Các nước
Bắc Phi thuộc hệ thống Civil Law và các nước Bắc Phi tiếp nhận đạo luật của Pháp
hoặc Ý do quá trình thuộc địa hóa hoặc do ảnh hưởng chính trị và văn hóa pháp, mặc
dù pháp luật Hồi giáo vẫn giữa nguyên ở nước này6.
Ở Châu Mỹ, những thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Hà Lan
là những vùng lãnh thổ tiếp nhận các chế định pháp luật thuộc dòng họ Civil law và
xây dựng bộ luật theo các hình mẫu của Châu Âu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển

của Châu Mỹ, hệ thống pháp luật án lệ đã thống soái ở đây. Các lãnh thổ thuộc quyền
cai trị của Tây Ban Nha trước đây, hiện nay là các tiểu bang Hoa Kỳ như Florida,
Califorina, New – Mexico, Arizona, Texas chỉ giữ lại được vài ba chế định của hệ
thống Civil Law, còn về cơ bản hệ thống pháp luật án lệ (Common Law). Cá biệt, một
số khu vực lãnh thổ như bang Lusiana của Hoa Kỳ, bang Quebek của Canada, Peuto –
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 11 có sửa đổi, bổ sung ), Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr.116.

9


Rico do nhiều chế định pháp luật dòng họ Civil Law vẫn còn tồn tại nên ở những khu
vực lãnh thooe này hiện nay hai dòng họ pháp luật Civil Law và Common Law cùng
tồn tại7.
Ở Châu Á, dòng họ Civil Law cũng được tiếp nhận ở nhiều khu vực, lãnh thổ
khác nhau. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1839 các bộ luật Châu Âu đã được coi là mô hình
để họ cải cách hệ thống pháp luật. Năm 1926, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận Bộ luật nghĩa vụ
của Thụy Sĩ và gia nhập dòng họ Civil Law mặc dù đây là quốc gia Hồi Giáo. Các
nước như Ai Cập, Iraq, Isarel, Jordanie, Koweit cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ
thống Pháp Luật Châu Âu lục địa và trong quá trình phát triển pháp luật, các chế định
pháp luật lục địa Châu Âu được cấy ghép xen kẽ với pháp luật Hồi giáo thành các hệ
thống pháp luật pha trộn. Các nước viễn đông như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước
Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc các chế
định pháp luật của dịng họ Civi Law trong lĩnh vực cơng pháp cũng như Tư pháp.
Hầu như tất cả các nước nói trên đều chịu ảnh hưởng không những các học thuyết, các
tư tưởng pháp luật mà còn chịu ảnh hưởng các chế định pháp luật cụ thể như hợp
đồng, thừa kế, sỡ hữu, pháp nhân… trong luật tư và các chế định nghị viện, tổng
thống, chính phủ, hệ thống Tịa án, chính quyền địa phương trong lĩnh vực luật công.
Các hiến pháp, các bộ luật dân sự, hình sự, thương mại, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự
của các nước lục địa Châu Âu cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và hồn

thiện pháp luật của các nước Châu 8Á.
3. Liên hệ hệ Việt Nam
Hệ thống pháp luật Viêt Nam thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vì hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều bắt nguồn
từ luật La mã nên có thể nói hai hệ thống này có những đặc trưng khá giống nhau. Bên
cạnh những điểm giống thì có một số điểm khác nhau giúp ta phân biệt được hai hệ
thống này. Việc ta so sánh các đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng
chính là ta đang so sánh giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa.
Điểm giống nhau:
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 11 có sửa đổi, bổ sung), Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr.117.
8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 11 có sửa đổi, bổ sung), Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr.117.

10


Thứ nhất, Hình thức pháp luật: Cả 2 hệ thống pháp luật chỉ thừa nhận loại
nguồn duy nhất là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành, không chấp nhận sự tồn tại của án lệ hay của tập quán pháp. Tuy nhiên trong
giai đoạn đầu, do pháp luật thành văn chưa đủ để điều chỉnh hết các vấn đề, nên một
mặt nào đấy tập qn và án lệ vẫn có vai trị nhất định trong cả 2 hệ thống pháp luật.
Ta có thể lí giải điều này rằng pháp luật thành văn có nguồn gốc từ luật La Mã cổ vì
vậy nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hai các quốc gia này.
Thứ hai, Nguồn gốc lịch sử: Cả 2 hệ thống pháp luật đều bắt nguồn từ Luật La
Mã cổ.
Thứ ba, Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp: Cả 2 hệ thống pháp luật đều quy
định cơ quan tư pháp khơng có vai trị làm luật, thẩm phán khơng có thẩm quyền ban
hành pháp luật. Cơ quan tịa án được thành lập để đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ

của công dân được thực thi trên thực tế. Quy định như vậy vì cả 2 hệ thống pháp luật
đều có nguồn duy nhất là luật thành văn và luật này chỉ do những cơ quan có thẩm
quyền ban hành mới được chấp nhận.
Thứ tư, Mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng: Cả 2 hệ thống pháp
luật đều công nhận luật thực hất chiếm ưu thế hơn. Luật tố tụng chỉ là phương tiện để
đảm bảo sự thực thi của luật thực chất
Thứ năm, Mức độ pháp điển hóa: Phải nói rằng mức độ pháp điển hóa ở cả 2 hệ
thống pháp luật là rất cao, theo cách thức tập hợp và loại bỏ các văn bản quy phạm lỗi
thời , không tiến bộ, và cuối cùng của quá trình là sự cho ra đời các bộ luật các đạo
luật mới.
Điểm khác nhau:
Thứ nhất, Mặc dù cả 2 hệ thống pháp luật đều có nguồn gốc từ Luật la Mã cổ
tuy nhiên mỗi hệ thống pháp luật lại chịu sự chi phối từ rất nhiều Luật khác nhau:
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa: chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật La
Mã trong khi đó hệ thống pháp luật Việt Nam lại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Luật Liên
Xô và pháp luật Trung hoa cổ.
Thứ hai, Nếu như hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chia pháp luật thành luật
công và luật tư thì hệ thống pháp luật Việt Nam lại khơng chia pháp luật thành luật
công và luật tư.
11


Sở dĩ có những điểm khác nhau trên vì:
+ Quan điểm chủ đạo của các nhà làm luật ở Châu Âu lục địa cho rằng:
Quan hệ giữa người thống trị và người bị thống trị là quan hệ đặc thù, địi hỏi
phải có cách thức điều chỉnh khác biệt so với qun hệ giữa các tổ chức cá nhân với
nhau. Lợi ích cơng và lợi ích tư khơng thể so sánh với nhau.
Từ quan điểm trên mà các nhà làm luật ở hệ thống pháp luật này đã phân chia
pháp luật thành luật công và luật tư.
+ Ở Việt Nam, về mặt truyền thống do đặc trưng sở hữu toàn dân và sở hữu tập

thể là khuynh hướng nên ngay từ buổi đầu sở hữu cá nhân không được khuyến khích.
Hệ quả là các quan hệ luật tư khơng có điều kiện phát triển, do đó chỉ tồn tại luật
cơng. Mặt khác, do ảnh hưởng của tư tưởng Mác Lê Nin: Pháp luật là một khối khơng
có sự phân chia mà chỉ có sự phân cơng nên ở Việt Nam không phân chia pháp luật.

KẾT LUẬN
Tiểu luận đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa để từ đó tìm ra đặc điểm của hệ thống pháp luật này. Có thể thấy rằng
hệ thống pháp luật này có ảnh hưởng với một số nước trên phạm vi thế giới trong đó
có hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ thực bị ảnh hưởng
bởi tư tưởng pháp lý phương Tây kể từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta trong công
cuộc khai thác thuộc địa. Từ một hệ thống pháp luât phong kiến mang đậm nét truyền
thống phương Đông, pháp luật nước ta dần thay đổi. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa khơng phải là một q trình liên tục. Việc nghiên cứu
về hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có thể thấy rằng từ sự khởi đầu của hệ thống
pháp luật cho đến khi hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa phát triển đến xu hướng
pháp điển hóa với sản phẩm là các Bộ luật đồ sộ 9. Những quy định của pháp luật nước
ta và các quốc gia trên thế giới vì vậy việc tìm hiểu vấn đề này là vô cùng cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Bogdan, Comparative law, Nxb. Kluwer Norstedls Juridik TANO 1994.

9 Nguyễn Văn Nam (2006), “Luật La Mã trong sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Châu Âu lục
địa”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 03).

12


2. Nguyễn Văn Nam (2006), “Luật La Mã trong sự hình thành và phát triển của hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 03).
3. Mai Hồng Quỳ (2010), Giáo trình Tư pháp quốc tê, Nxb.Hồng Đức, Tp.Hồ Chí

Minh, tr.48
4. Thái Vĩnh Thắng (2004), “Tìm hiểu hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa”, Tạp chí
Luật học, (số 02), tr.70 – 74.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 11
có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.117.
6. Camilee Jaufert – Spinosi (1992), Les grands systemes de droit de contemporanis
pa Rene David, Nxb. Precis, tr.27.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×