Tải bản đầy đủ (.doc) (238 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 238 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀO
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN HỒNG HẠNH

Hà Nội – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀO
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Hạnh


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên
2. TS Nguyễn Thị Dung Huệ

Hà Nội – 2021


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên và TS Nguyễn
Thị Dung Huệ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho
tơi để tơi có thể hồn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
trường Đại học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế,
Khoa Sau đại học, Bộ môn Kinh tế và Quản lý, cùng các thầy cô, đồng nghiệp, bạn
bè đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ để tơi có thể hồn thành chương
trình học tiến sĩ tại trường. Tơi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia từ các cơ
quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu và trường đại học đã hỗ trợ tơi nhiệt
tình trong q trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thơng
tin và đưa ra những góp ý, nhận xét rất hữu ích và q báu để tơi hồn thiện luận án
của mình.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới bố mẹ hai bên gia đình, chồng và
con gái đã tin tưởng, động viên, khích lệ, tạo động lực để tơi phấn đấu hồn thành
chương trình học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Nguyễn Hồng Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ VIII
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC................................................................. 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hội nhập của Việt Nam trong
AEC...................................................................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu chung về tiến trình hình thành – hội nhập AEC............7
1.1.2. Các nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam trong AEC 12
1.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI.................15
1.2.1. Ở phương diện chung............................................................................ 15
1.2.2. Thu hút FDI nội khối trong bối cảnh hội nhập khu vực........................ 20
1.3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI vào các
ngành dịch vụ.................................................................................................... 22
1.3.1. Ở phương diện chung............................................................................ 22
1.3.2. Tại Việt Nam......................................................................................... 25
1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu........................................... 26

1.4.1. Đánh giá chung..................................................................................... 26
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................... 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC NGÀNH
DỊCH VỤ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ TỔNG
QUAN VỀ AEC..................................................................................................... 30
2.1. Những lý luận cơ bản về thu hút FDI....................................................... 30
2.1.1. Khái niệm và vai trò của FDI................................................................ 30
2.1.2. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI.................................................... 34
2.2. Những lý luận cơ bản về dịch vụ và FDI vào các ngành dịch vụ............40
2.2.1. Dịch vụ.................................................................................................. 40
2.2.2. FDI vào các ngành dịch vụ................................................................... 42


2.3. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các cam kết trong

AEC liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch vụ....................................... 46
2.3.1. Khái quát chung về AEC....................................................................... 46
2.3.2. Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ.........49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH
DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT
HỘI NHẬP AEC................................................................................................... 54
3.1. Tổng quan về các ngành dịch vụ Việt Nam.............................................. 54
3.1.1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP (1988-2020)....................54
3.1.2. Cơ cấu các ngành dịch vụ..................................................................... 55
3.1.3. Doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ..................................................... 56
3.1.4. FDI vào các ngành dịch vụ................................................................... 57
3.2. Tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam59
3.2.1. Quy mô vốn theo số lượng dự án đầu tư............................................... 60

3.2.2. Quy mô vốn theo phân ngành................................................................ 62
3.2.3. Quy mô vốn theo chủ đầu tư.................................................................. 65
3.2.4. Quy mô vốn theo hình thức đầu tư........................................................ 66
3.2.5. Quy mơ vốn theo địa phương................................................................ 67
3.2.6. Đánh giá về tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt
Nam 68
3.3. Thực tiễn triển khai các cam kết liên quan đến đầu tư vào các ngành
dịch vụ của Việt Nam trong AEC..................................................................... 72
3.3.1. Mức độ cam kết của Việt Nam trong ACIA............................................ 72
3.3.2. Mức độ cam kết của Việt Nam trong AFAS............................................ 74
3.3.3. Thực tiễn thực thi cam kết trong một số ngành dịch vụ......................... 78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 82
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI
TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP AEC....................................................................................... 83
4.1. Mơ hình phân tích định lượng................................................................... 83
4.1.1. Các biến số và dữ liệu nghiên cứu........................................................ 83
4.1.2. Mơ hình và phương pháp ước lượng..................................................... 84
4.1.3. Kết quả phân tích hồi quy..................................................................... 90
4.1.4. Thảо luận kết quả mơ hình.................................................................... 95


4.2. Phân tích định tính..................................................................................... 97
4.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế............................................................................... 98
4.2.2. Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.......................... 107
4.2.3. Nhóm yếu tố khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư............109
4.3. Đánh giá chung......................................................................................... 123

TÓM TẮT CHƯƠNG 4...................................................................................... 124

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU
HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC.................125
5.1. Định hướng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam
............................................................................................................................ 125
5.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch
vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC............................128
5.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam
128
5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành dịch vụ ưu tiên thu hút FDI
từ ASEAN
138
5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hội nhập............................................. 146
TĨM TẮT CHƯƠNG 5...................................................................................... 148
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 152
PHỤ LỤC............................................................................................................. 175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACIA


ASEAN Comprehensive
Investment Agreement

Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

ASEAN Economic Community
ASEAN Framework Agreement on
Services

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định Khung ASEAN về Dịch
vụ
Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN
Hiệp định Khu vực Đầu tư
ASEAN

AFAS
AFTA


ASEAN Free Trade Agreement

AIA

ASEAN Investment Agreement

AIGA

ASEAN Investment Guarantee
Agreement

ASEAN

Southeast Asia Nations

ATIGA
CEE
CESEE

ASEAN Trade in Goods
Agreement
Central, Eastern Europe
Central, Eastern and Southeastern
Europe

CGCN
CLMV

Cambodia, Laos, Myanmar,
Vietnam


CNTT

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư trong
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN
Trung và đơng châu Âu
Trung, đơng và đông nam
châu Âu
Chuyển giao công nghệ
Các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam
Công nghệ thông tin

Comprehensive and Progessive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dương

EU

Economic Research Institute for
ASEAN and East Asia
European Union


EVFTA

EU-Vietnam Free Trade Agreement

FE(M)

Fixed Effects (Model)

Viện nghiên cứu Đông Nam Á và
Đông Á
Liên minh châu Âu
Hiệp định Thương mại Tự do giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Mơ hình tác động cố định

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

FDI

Foreign Direct Investment
General Agreement on Trade in
Services

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định chung về Thương mại
dịch vụ


CPTPP
ERIA

GATS


GMM
GDP
IMF
ISEASYusof Ishak
MNEs
MRAs

Generalized Method of Moments
Gross Domestic Products
Intenational Moneytary Fund
Institute of Southeast Asian Studies
– Yusof Ishak
Multinational Enterprises
Mutual Recognition Agreements

Mơ hình Moments tổng quát
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak
Các Công ty Đa quốc gia
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau

ODA


Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

OLS

Ordinary Least Squares

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
Phương pháp bình phương nhỏ
nhất thơng thường

RE(M)

Random Effects (Model)

TNDN

Mơ hình tác động ngẫu nhiên
Thu nhập doanh nghiệp

UNCTAD

United Nations Conference on

Trade and Development

Hội nghị Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce
and Industry

Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam

VND

Vietnam Dong

Đồng Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


WDI

World Development Indicators

Chỉ số phát triển của Ngân hàng
thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu................................................. 27
Bảng 2.1: Cơ chế tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến thu hút FDI..............37
Bảng 2.3: Phân loại các ngành dịch vụ theo SNA................................................... 41
Bảng 3.1: Cơ cấu các phân ngành dịch vụ của Việt Nam........................................ 56
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và quy mô vốn...................57
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp chia theo khu vực kinh tế và quy mô lao động............57
Bảng 3.4: FDI của Việt Nam theo phân ngành kinh tế............................................ 58
Bảng 3.5: FDI của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo phân ngành...63
Bảng 3.6: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam theo chủ đầu tư...................65
Bảng 3.7: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo chủ
đầu tư....................................................................................................................... 66
Bảng 3.8: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong các ngành dịch vụ theo
hình thức đầu tư....................................................................................................... 67

Bảng 3.9: Các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI từ ASEAN trong các ngành dịch
vụ............................................................................................................................. 68
Bảng 3.10: Số dự án FDI đăng ký mới từ ASEAN vào Việt Nam trong một số ngành
dịch vụ giai đoạn 2015 – 2020................................................................................. 70
Bảng 3.11: Một số lĩnh vực dịch vụ không cho phép đầu tư theo ACIA của Việt Nam
...................................................................................................................................73
Bảng 3.12: Mức độ hội nhập dịch vụ của các quốc gia trong AFAS 7 và GATS.....75
Bảng 3.13: Cam kết hội nhập dịch vụ theo AFAS so với cam kết trong WTO........75
Bảng 3.14: Chỉ số Hoekman theo các phương thức cung cấp dịch vụ của Việt Nam
trong AFAS 9.......................................................................................................... 77
Bảng 4.1: Mô tả biến độc lập và tác động kỳ vọng.................................................. 88
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu....................................................... 90
Bảng 4.3: Bảng mа trận tương quаn giữа các biến.................................................. 91
Bảng 4.4: Kết quả hồi quу OLS, FEM và REM chо dữ liệu.................................... 92
Bảng 4.5: Kiểm định рhương sаi sаi số thау đổi và hiện tượng tự tương quаn........93


Bảng 4.6: Kiểm định Hаusmаn................................................................................ 93
Bảng 4.7: Kiểm định рhương sаi sаi số thау đổi quа các thực thể trоng REM........94
Bảng 4.8: Kiểm định tương quаn chuỗi trоng mơ hình REM.................................. 95
Bảng 4.9: Kết quả hồi quу REM chо dữ liệu........................................................... 95
Bảng 4.10: Lương thối thiểu và lương bình quân của một số quốc gia ASEAN năm
2016....................................................................................................................... 102
Bảng 4.11: Năng suất lao động trung bình của các khu vực kinh tế năm 2016......104
Bảng 4.12: So sánh quy định về đầu tư trong Luật Đầu tư 2020 và ACIA............117
Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ
ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam........................................................ 123
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành trong tổng GDP của Việt Nam.............................54
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của một số nước năm 2020....................55

Biểu đồ 3.3: Dòng vốn đầu tư nội khối ASEAN giai đoạn 2016-2020....................59
Biểu đồ 3.4: Đầu tư nội khối ASEAN tính theo nước nhận đầu tư 2019-2020........60
Biểu đồ 3.5: Số lượng dự án và tổng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn
1988-2020............................................................................................................... 60
Biểu đồ 3.6: FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1988-2020
...................................................................................................................................61
Biểu đồ 3.7: Đầu tư nội khối ASEAN trong một số phân ngành chính năm 2019-2020
...................................................................................................................................63
Biểu đồ 4.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia liên quan đến các yếu tố tác động đến
thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam................................... 98
Biểu đồ 4.2: Chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018....................100
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên và trong độ tuổi lao động.................................................. 103
Biểu đồ 4.4: Tổng kim ngạch XNK/GDP của một số quốc gia ASEAN................106
Biểu đồ 4.5: Trị giá xuất – nhập khẩu hàng hoá phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2010-2019............................................................................................................. 106


Biểu đồ 4.6: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2010-2020....................108
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004-2020.........110
Biểu đồ 4.8: So sánh tương quan biến động tỷ giá VND/USD và tổng vốn FDI từ
ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ.......................................................... 112
Biểu đồ 4.9: Cung tiền (M2/GDP) của các nước ASEAN..................................... 113
Biểu đồ 4.10: Tín dụng ngân hàng/GDP của các nước ASEAN............................114
Biểu đồ 4.11: Vốn hố thị trường các cơng ty niêm yết......................................... 115
Biểu đồ 4.12: Vòng quay cổ phiếu niêm yết.......................................................... 115
HÌNH
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu......................................................................... 6
Hình 1.1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào các
ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC.......................................................... 27

Hình 2.1: Các nhóm yếu tố tác động đến thu hút FDI............................................. 36
Hình 2.2: Các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ.........................46
Hình 2.3: Bốn mục tiêu của AEC............................................................................ 47


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Qua hơn 50 năm hợp tác và không ngừng phát triển, Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một liên minh chính trị, kinh tế, văn hố và xã
hội đóng vai trị quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á – Thái Bình
Dương cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh những nỗ lực hợp tác về an ninh –
chính trị và văn hố – xã hội, tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN
những năm gần đây được đánh dấu bằng sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC). AEC hướng tới mục tiêu tạo nền tảng để xây dựng một cơ sở sản xuất
ASEAN thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh và phát triển bình đẳng, hội
nhập thành cơng vào nền kinh tế tồn cầu. Với mục tiêu đó, các nước ASEAN cam
kết từng bước dỡ bỏ hàng rào thương mại, đẩy mạnh lưu chuyển hàng hoá và dịch
vụ, các nguồn lực về đầu tư và thể nhân giữa các quốc gia thành viên cũng như
trong khu vực (The ASEAN Secretariat, 2020).
Mở cửa ngành dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được
mục tiêu hội nhập kinh tế ASEAN và hiện thực hoá AEC. Các nỗ lực hội nhập
ngành dịch vụ trong ASEAN chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp
định khung ASEAN về dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services AFAS) ký kết năm 1995 và tiếp tục được đàm phán nhằm đảm bảo các nhà cung
cấp dịch vụ tại ASEAN sẽ được hưởng những những ưu đãi trong quá trình tiếp cận
thị trường dịch vụ mà không gặp phải các rào cản hay bị phân biệt đối xử (The
ASEAN Secretariat, 2021). Một trong những mục tiêu quan trọng của hội nhập
trong ngành dịch vụ của ASEAN là thúc đẩy luồng đầu tư dịch vụ nội khối. Nhiều

quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang định hướng phát triển dịch vụ trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn do đây là ngành có giá trị gia tăng cao và thân thiện
với môi trường. Muốn vậy, việc thu hút FDI cho sự phát triển của các ngành dịch vụ
là một yêu cầu cấp thiết.
Dịch vụ là ngành nhận FDI lớn nhất trong ASEAN với tỷ trọng trên tổng vốn
FDI trong khu vực tăng từ dưới 50% vào giữa những năm 1990 lên hơn 66% trong
giai đoạn 2014-2019 – tương đương với mức trung bình tồn cầu nhưng cao hơn
nhiều so với tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của khu vực (50%), chủ yếu là do đầu
tư trong các lĩnh vực bất động sản, bán buôn – bán lẻ và dịch vụ tài chính ngày càng
gia tăng (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2019). Trước bối cảnh cạnh tranh
mạnh mẽ về thu hút FDI của các quốc gia phát triển khác trên thế giới cũng như
trong khu vực, AEC cũng đã nỗ lực thực thi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA) nhằm hướng tới xây dựng ASEAN thành một môi trường đầu tư thuận lợi
và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư
nội khối nói


chung và vào các ngành dịch vụ nói riêng giữa các nước thành viên. Đáng chú ý,
đầu tư nội khối vẫn là nguồn FDI lớn nhất trong ASEAN, trong đó Việt Nam là
nước nhận đầu tư nội khối lớn thứ 2 trong khu vực (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021).
Trên thực tế, ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng và là đối tác kinh tế trọng điểm
của Việt Nam. FDI vào ngành dịch vụ của ASEAN là nguồn vốn quan trọng phát
triển khu vực dịch vụ và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại.
Việc AEC chính thức được thành lập và sự kiện hồn thành ký kết 10 gói
AFAS vào năm 2015 được kỳ vọng là cơ hội cho Việt Nam thu hút FDI nói chung
và FDI từ ASEAN nói riêng vào các ngành dịch vụ. Thực hiện các cam kết trong
AEC là động lực thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm
cải thiện mơi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút FDI. Mặc dù đã có nhiều thành tựu
trong quá trình thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ những năm vừa qua, kết quả
đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và các thành viên

ASEAN. Hoạt động này vẫn chưa khai khác được hết lợi thế của các quốc gia trong
khu vực, cũng như lợi thế thông qua các hiệp định đầu tư, ưu đãi về thuế quan và
những chính sách khuyến khích đầu tư khác. Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận án
với tiêu đề: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” sẽ góp phần bổ sung tổng quan về đặc trưng FDI
của các doanh nghiệp tại ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam, thực tiễn
cam kết và thực thi các cam kết của Việt Nam và các nước ASEAN liên quan đến
đầu tư vào ngành dịch vụ nhằm tận dụng các lợi thế từ AEC, nhấn mạnh các yếu tố
tác động đến hoạt động thu hút FDI, từ đó đề xuất nhóm giải pháp tăng cường thu
hút FDI vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực ngày càng
sâu rộng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp về mặt chính sách
tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực. Cụ thể,
luận án tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Câu hỏi thứ nhất, thực tiễn tình hình thu hút từ FDI từ ASEAN vào các
ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC như thế nào?
(2) Câu hỏi thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng đến FDI từ ASEAN vào các
ngành dịch vụ Việt Nam?
(3) Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường thu hút
FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam?


b. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:

 Phân tích tổng quan nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào các ngành
dịch vụ trong bối cảnh hội nhập AEC;
 Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về thu hút FDI vào các ngành dịch vụ
trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực;
 Phân tích thực trạng đầu tư của các nước ASEAN vào các ngành dịch vụ
Việt Nam và thực tiễn thực thi các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào
ngành dịch vụ của Việt Nam;
 Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành
dịch vụ tại Việt Nam từ góc độ vĩ mơ;
 Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp về chính sách nhằm thu
hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh thực hiện
các cam kết của AEC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực.
b. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án nghiên cứu cụ thể trong các
ngành dịch vụ, tiếp cận từ góc độ các cơ quan quản lý của Nhà nước trong việc
hoạch định chính sách để tăng cường thu hút FDI. Theo đó, luận án tập trung
phân tích thực trạng FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam, thực
tiễn thực hiện các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch
vụ theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam và các yếu tố
tác động đến dịng vốn FDI, từ đó đề xuất các giải pháp về mặt chính sách để
thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI nội khối vào các ngành dịch vụ.
 Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng
thu hút FDI từ 9 nước ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam. Đối với
phần phân tích định lượng, luận án sử dụng số liệu của 7 quốc gia ASEAN –
đây là nhóm các quốc gia có số lượng các dự án đầu tư đáng kể vào các ngành
dịch vụ của Việt Nam, đồng thời số liệu thống kê tương đối đầy đủ để sử dụng

cho mơ hình nghiên cứu.




Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1988-

2020, do năm 1988 là năm đánh dấu dự án FDI đầu tiên của ASEAN vào Việt
Nam, tập trung so sánh đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong giai
đoạn từ 2015 trở đi trong so sánh với FDI giai đoạn trước đó. Đối với phần
phân tích định lượng, luận án sử dụng số liệu từ năm 2004 đến 2019 từ các
nguồn thống kê chính thống. Đây là khoảng thời gian dài nhất từ các cơ sở dữ
liệu mà luận án có thể thu thập được với các biến được lựa chọn phù hợp với
mơ hình kinh tế lượng. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính (bao gồm mơ tả, so sánh, phân tích, tổng
hợp) được sử dụng trong phân tích tổng quan nghiên cứu; hệ thống hố cơ sở lý
luận; phân tích, tổng hợp và so sánh thực tiễn thực hiện các cam kết liên quan đến
đầu tư vào ngành dịch vụ trong khn khổ AEC của Việt Nam, phân tích tình hình
thu hút và các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ
của Việt Nam trong bối cảnh liên kết kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, luận án cũng
thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm lấy ý kiến
đánh giá của chuyên gia về thực tiễn cam kết và tình hình thực hiện cam kết liên
quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ trong AEC, thực tiễn chính sách và kết quả thu
hút FDI từ ASEAN trong ngành dịch vụ của Việt Nam (Phụ lục 1 trình bày chi tiết
cách thức, kết quả phỏng vấn và danh sách chuyên gia phỏng vấn).
Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cung cấp từ năm 1988 đến tháng 2/2021. Ngoài ra, NCS cập nhật

các số liệu của Tổng cục Thống kê và các số liệu quốc tế có uy tín khác, chủ yếu
được khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới (World
Bank). Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý
thuyết liên quan, các nghiên cứu từ những nguồn có uy tín trong nước và quốc tế
đưa ra các quan điểm có liên quan trực tiếp đến vấn đề di chuyển vốn FDI vào
ngành dịch vụ; báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, mơi trường đầu tư của Việt Nam,
cũng như các báo cáo đánh giá về tác động của AEC đến nền kinh tế ASEAN và
nền kinh tế các nước thành viên của các tổ chức có uy tín như Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Tổng cục Thống kê, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Ban Thư ký
ASEAN, Ngân hàng Phát triển Châu Á...
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong phân tích các yếu
tố ảnh hưởng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam. Với mục
đích lựa chọn phương pháp ước lượng khơng chệch, vững và hiệu quả, phương
pháp


nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
(Pooled OLS), mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE) và mơ hình tác động cố định (FE)
để từ đó lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp.
5. Khung phân tích
6.
7.
Khung phân tích của luận án được mơ phỏng theo Hình
Xác 1.
định khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan

Lý luận chung về thu hút FDI vào các ngành dịch vụ và tổng quan về AEC

Tổng

quan
AEC và
cácvụ
hiệp định liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ
Dịch vụ và thu hút
FDI
vàovềngành
dịch

Thu hút FDI

Thực tiễn thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam
Định hướng và giải pháp đấy mạnh thu hút FDI từ ASEAN
vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

Tổng quan về
khu vực dịch vụ
Việt Nam

Tình hình thu hút
FDI từ ASEAN
vào các ngành dịch
vụ Việt Nam

Thực tiễn chính
sách thu hút FDI
trong ngành dich
vụ Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập
AEC


Nhóm yếu tố kinh
tế
Nhóm yếu tố khung chính sách

Lạm phát (Ổn định kinh tế)

Tỷ giá hối đối
Phát triển tài chính

Quy mơ và tiềm
năng thị trường

Chất lượng thể chế-chính trị


ĐộCơ
mởvào
mại
Các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN
ngành
dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC
sởthương
hạcác
tầng
Nguồn
nhân
lực

Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi


Hội nhập AEC

Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự mơ phỏng, 2021)


8. Những đóng góp của luận án
a. Về lý thuyết

Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và phân tích tình hình nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam về AEC và quá trình hội nhập AEC của các quốc gia thành
viên nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hoá các yếu tố tác động đến thu hút FDI –
bao gồm các nghiên cứu về các yếu tố thu hút FDI nói chung và các yếu tố thu
hút FDI vào các ngành dịch vụ nói riêng.
b. Về thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã phân tích tình hình đầu tư của ASEAN vào các
ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC và thực tiễn các cam
kết trong AEC của Việt Nam liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch vụ.
Thứ hai, luận án đã phân tích các yếu tố vĩ mơ tác động đến thu hút FDI
từ ASEAN vào Việt Nam trong các ngành dịch vụ.
Thứ ba, luận án đề xuất và luận giải một số giải pháp về mặt chính sách
nhằm thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh
thực thi các cam kết của AEC.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài Mục lục, Danh mục Bảng - Biểu, Danh mục các từ viết tắt, Lời mở
đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 5
chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới thu hút FDI
từ

ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC
Chương 2: Lý luận cơ bản về thu hút FDI vào các ngành dịch vụ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế khu vực và Tổng quan về AEC
Chương 3: Thực tiễn thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam
trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập AEC
Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các
ngành dịch vụ tại Việt Nam
Chương 5: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy thu hút FDI từ ASEAN
vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nội dung quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu Việt Nam và trên thế giới. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến FDI
rất đa dạng, trong đó phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến thu hút FDI
vào một hoặc một nhóm các quốc gia và khu vực là nội dung được nhiều nhà nghiên
cứu khai thác. Bên cạnh những nghiên cứu đề cập đến thu hút FDI từ góc độ tiếp
cận tổng thể tồn bộ nền kinh tế, có rất nhiều cơng trình đã tập trung vào một ngành
hoặc lĩnh vực cụ thể. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, hiện nay trên
thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực
nghiệm đánh giá quá trình hội nhập của các quốc gia ASEAN trong Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC), các yếu tố thu hút FDI nói chung và FDI vào ngành dịch vụ nói
riêng.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hội nhập của Việt Nam trong AEC
Hiện thực hoá AEC đã tạo ra một thị trường chung và kết nối nền kinh tế của
các quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư thống nhất.
Vì tính cấp thiết cũng như vai trò to lớn của liên kết khu vực đối với sự phát triển và
hội nhập của các quốc gia thành viên, AEC là một trong những chủ đề được nhiều

nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và thực tiễn đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước đề cập đến vấn đề này. Các nghiên cứu cơ bản tập trung vào
một số hướng sau đây:
1.1.1. Các nghiên cứu chung về tiến trình hình thành – hội nhập AEC
Nghiên cứu về tiến trình hình thành và hội nhập AEC tương đối phổ biến
trong thời điểm trước năm 2015 – mốc thời gian đánh dấu việc thành lập chính thức
của AEC. Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích bối cảnh hình thành AEC và chỉ ra
những tiềm năng cũng như thách thức đối với quá trình hiện thực hố AEC.
Nhóm nội dung nghiên cứu thứ nhất tập trung mô tả các cam kết chung của
AEC trong tất cả các lĩnh vực; trình bày bối cảnh, lộ trình hình thành AEC và đánh
giá tác động của AEC đến các quốc gia thành viên.
Nội dung này được khai thác trong rất nhiều nghiên cứu, tiêu biểu là các báo
cáo của ASEAN, ADB và nghiên cứu của các tổ chức liên quan. Với cách tiếp cận
vĩ mô, bằng phương pháp chủ yếu là so sánh và tổng hợp, các báo cáo của ASEAN
và The ASEAN Secretariat đã cung cấp một cách chi tiết các thông tin cơ bản về
AEC, sự tham gia của các quốc gia thành viên, lộ trình thực hiện các cam kết và các
thành tựu đã đạt được (The ASEAN Secretariat & World Bank, 2013). Trong khi
đó, tập


hợp các nghiên cứu của ADB, Viện nghiên cứu ASEAN và Đơng Á (ERIA) đã tổng
kết lại q trình hội nhập của ASEAN; cơ sở lý luận, tiến trình và những hạn chế
của AEC cũng như triển vọng sau năm 2015; đánh giá giữa kỳ việc thực hiện kế
hoạch chi tiết của AEC và tác động của việc thực hiện cam kết đến các quốc gia
thành viên (ADB, 2013; ERIA 2012). Petri và cộng sự (2012) đã phân tích tác động
của AEC đối với nền kinh tế của các nước tham gia thơng qua mơ hình Cân bằng
Tổng thể Khả toán (Computable General Equilibrium – CGE) với các viễn cảnh
khác nhau nhằm đánh giá tác động của các thành phần khác nhau trong AEC đến lợi
ích kinh tế tổng thể của mỗi quốc gia thành viên. Với các kịch bản khác nhau xem
xét các hình thức hội nhập kinh tế và thương mại của ASEAN với các quốc gia và

khu vực khác, nghiên cứu khẳng định mục tiêu quan trọng của AEC là làm cho khu
vực ASEAN trở thành một đối tác hấp dẫn, đồng thời khẳng định lợi ích này sẽ
được hiện thực hoá nếu như ASEAN thực hiện ký kết các FTA bổ sung.
Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã có nghiên cứu về AEC, trong đó hai
nghiên cứu tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2009) và Nguyễn Hồng
Sơn và cộng sự (2015a) đã cung cấp cái nhìn tồn diện về q trình hình thành
AEC, đặc biệt là sự tham gia của Việt Nam vào AEC. Hai nghiên cứu cũng cụ thể
hoá mục tiêu, biện pháp và lộ trình thực hiện AEC, tác động của hội nhập kinh tế
khu vực tới tổng thể nền kinh tế ASEAN và từng nền kinh tế thành viên. Đồng thời,
các tác giả đã trình bày và phân tích chi tiết từ bối cảnh quốc tế đến lộ trình và nội
dung thực hiện các cam kết, cũng như thực tiễn kinh nghiệm hội nhập của một số
khu vực trên thế giới khác như EU, NAFTA, MERCOSUR...và chỉ ra những cơ hội
– thách thức mà AEC phải đối mặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
Nhóm nội dung nghiên cứu thứ hai tập trung tìm hiểu những thách thức của
q trình hình thành và hiện thực hố AEC trên phạm vi tổng thể, cũng như triển
vọng của AEC. Mặc dù, cách thức tiếp cận của các cơng trình này khác nhau, kết
quả của các nghiên cứu có nhiều điểm chung trong nhận định các thách thức chính
của quá trình hiện thực hố AEC, cụ thể là (i) sự chênh lệch phát triển giữa các
nước thành viên; (ii) thị trường bị chia cắt nghiêm trọng; (iii) tính tốn lợi ích quốc
gia khác nhau của các thành viên ASEAN gây khó khăn cho tiến trình hội nhập; (iv)
hạn chế về năng lực thực hiện các cam kết của các nước thành viên và (v) chủ nghĩa
bảo hộ của các quốc gia vẫn mạnh và có xu hướng gia tăng. Ngồi ra, các nghiên
cứu điển hình trong nhóm này cũng chỉ ra được một số kết quả nổi bật khác:
Tập hợp các nghiên cứu của ADB và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Yusof
Ishak đã chỉ ra những thách thức trong việc hình thành AEC từ nhiều khía cạnh, bao
gồm các rào cản phi thuế quan, cạnh tranh và vấn đề sở hữu trí tuệ, mơi trường đầu


tư, vai trò của Nhà nước, vấn đề giải quyết tranh chấp. Các chuyên gia cho rằng,
triển vọng về AEC 2015 là rất khó thực hiện – tầm nhìn của ASEAN về việc tạo ra

một cộng đồng kinh tế được đánh dấu bằng dịng chảy tự do của hàng hố, dịch vụ,
vốn và lao động có kỹ năng là quá tham vọng và khó có thể áp dụng được do những
đối lập trong quan điểm chính trị và khác biệt thể chế của các quốc gia thành viên.
Vì vậy, để hiện thực hố AEC 2015, khơng chỉ Chính phủ các quốc gia ASEAN mà
các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cần thực sự nghiêm túc với kế hoạch đã
đề ra (ADB & ISEAS-Yusof Ishak, 2013). Cũng cùng nhận định này, tác giả Hạ Thị
Thiều Dao và Nguyễn Thị Mai (2014) cho rằng AEC khó có thể thực hiện theo đúng
lộ trình. Thơng qua việc tiếp cận theo hướng đánh giá khả năng xây dựng AEC dựa
trên biểu đánh giá AEC (AEC scorecard), nhóm nghiên cứu nhận định nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới tình trạng này vẫn là do sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các quốc gia về mức độ mở cửa thị trường, thu nhập bình quân, cơ cấu kinh tế và
một số yếu tố khác. Tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn và Võ Xuân Vinh (2013) cũng
nhận định q trình hình thành AEC cịn phải giải quyết nhiều khó khăn, đặc biệt là
do chênh lệch giữa thương mại và đầu tư ngoại khối so với nội khối. Đầu tư nội
khối ASEAN hiện đóng vai trò khiêm tốn hơn nhiều so với thương mại và đầu tư
với các đối tác bên ngoài. Sự phụ thuộc vào bên ngoài, theo các tác giả, dễ dẫn đến
chệch hướng hội nhập và các nguồn lực khó được huy động tập trung để giải quyết
đòi hỏi từ bên trong ASEAN. Vì vậy, để hiện thực hố AEC 2015 địi hỏi sự nghiêm
túc thực hiện của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN.
Sau khi AEC chính thức được thành lập, một số nghiên cứu đã tóm lược các
hoạt động liên quan đến thực tiễn triển khai các cam kết trong AEC kể từ năm 2015.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2017) cho thấy ASEAN đã thơng qua nhiều chính
sách và biện pháp mới, tiếp tục cắt giảm thuế quan (nhưng không nhiều), thực hiện
các sáng kiến như tự cấp chứng chỉ mẫu ATIGA điện tử, các giải pháp ASEAN với
đầu tư – dịch vụ - thương mại (ASSIST), triển khai hệ thống quá cảnh hải quan
ASEAN (ACTS), thông qua Hiệp định khung về Tạo thuận lợi cho hàng hoá quá
cảnh (AFAFGIT). Đối với việc triển khai ACIA, các nước thành viên tiếp tục cải
cách thủ tục đầu tư, nâng cao tính minh bạch và thực hiện tự do hố hơn nữa. Về
ngành dịch vụ, sau khi ký kết thực hiện gói cam kết thứ 9 của AFAS, ASEAN cũng
đang hướng tới ký kết gói thứ 10 để hồn tất AFAS. Tuy vậy, việc xây dựng AEC

cũng gặp khơng ít những thách thức trong việc hiện thực hoá các nội dung cam kết
do sự mức độ chênh lệch về phát triển và sự khác biệt giữa các quốc gia, nội dung
chương trình vẫn nặng về lý thuyết và khơng có kế hoạch hành động cụ thể, sự liên
kết còn yếu kém. Nghiên cứu đi tới khẳng định con đường đưa ASEAN trở thành
một cộng đồng kinh


tế thực sự là một mục tiêu và nhiệm vụ còn nhiều thách thức. Cùng đánh giá các cơ
hội và thách thức cho AEC trong tương lại, chuỗi 10 bài nghiên cứu của ERIA
(2017) đã xem xét đa dạng các vấn đề có liên quan – từ tạo thuận lợi thương mại,
đến các biện pháp phi thuế quan, các ngành dịch vụ, sự kết nối, hội nhập tài chính,
thực hành quản lý tốt... và tác động của bối cảnh thế giới đến quá trình xây dựng
AEC. Tập hợp nghiên cứu khẳng định tất cả các vấn đề trong việc xây dựng AEC
vẫn “đang trong quá trình xử lý” và các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa nếu muốn đạt
được những mục tiêu đã đề ra của AEC 2025, đồng thời đưa ra triển vọng và những
khuyến nghị hỗ trợ các quốc gia ASEAN đạt được khả năng này vào năm 2025 và
2035.
Nhóm nội dung nghiên cứu thứ ba, ngồi các nghiên cứu tổng quan, nhiều
tác giả đã tập trung vào các cam kết trong AEC với từng lĩnh vực cụ thể, trong đó,
ngành dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư là những hướng nghiên cứu chuyên sâu.
Thực tế, các nghiên cứu trong nước liên quan đến nhóm nội dung trên còn tương đối
hạn chế và hầu hết là các nghiên cứu chi tiết về trường hợp của Việt Nam. Trong khi
đó, các nghiên cứu nước ngồi có tính tham khảo cao hơn, chủ yếu tập trung đánh
giá mức độ cam kết và thực tế triển khai các cam kết của các quốc gia thành viên
ASEAN trong ngành dịch vụ tới thời điểm nghiên cứu, chỉ ra các thành tựu và hạn
chế, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy q trình mở cửa dịch vụ thơng qua
việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Báo cáo Hội nhập ngành dịch vụ của ASEAN là một nghiên cứu tổng thể
cung cấp cái nhìn tổng quan về lợi ích của mở cửa thị trường dịch vụ trong ASEAN,
các tiến trình thể chế trong ASEAN về hội nhập dịch vụ, thực trạng đàm phán mở

cửa ngành dịch vụ và các sáng kiến được thực hiện để tiến tới hội nhập dịch vụ tại
ASEAN. Báo cáo khẳng định, hội nhập dịch vụ trong ASEAN còn đang gặp rất
nhiều thách thức. Tuy nhiên, với tốc độ hội nhập nhanh chóng của các nền kinh tế
ASEAN vào hệ thống thương mại toàn cầu và tốc độ đàm phán các FTA ngày càng
mạnh mẽ, ASEAN hướng tới mức độ hội nhập và hợp tác cao hơn trong ngành dịch
vụ giữa các quốc gia thành viên. Để đạt được mục tiêu của AEC 2015 liên quan đến
hiện thực hoá hội nhập ASEAN trong ngành dịch vụ, hợp tác giữa tất cả các bên
liên quan đóng một vai trị rất quan trọng (The ASEAN Secretariat, 2009; The
ASEAN Secretariat, 2019).
Về mức độ cam kết của các quốc gia ASEAN trong ngành dịch vụ, sử dụng
chỉ số Hoekman, Ishido và Fukunaga (2012) đã đánh giá mức độ cam kết của các
quốc gia ASEAN trong gói AFAS 5 so với các FTA khác mà các nước thành viên đã
ký kết và so với GATS, từ đó chỉ ra 8 hạn chế của quá trình mở cửa ngành dịch vụ
trong ASEAN, như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị các giao dịch
dịch


vụ, số lượng thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ thể, giới
hạn tỷ lệ phần trăm tối đa tham gia đối với cổ phần nước ngồi... Dựa trên các phân
tích này, nghiên cứu đưa ra 4 gợi ý nhằm thúc đẩy quá trình mở cửa ngành dịch vụ
trong ASEAN như đặt mục tiêu cao hơn cho các gói AFAS tiếp theo và ưu tiên
những ngành dịch vụ đóng vai trị quan trọng trong việc liên kết Đơng Nam Á với
các chuỗi sản xuất tồn cầu. Cũng cùng mục tiêu đánh giá đã các cam kết đã đạt
được cho đến thời điểm năm 2012, nghiên cứu của Dee (2013) đã so sánh cam kết
của các quốc gia ASEAN trong AFAS với thực tiễn thực hiện, tập trung vào hai lĩnh
vực chủ chốt là dịch vụ tài chính và vận tải hàng khơng. Nghiên cứu đã cho thấy
việc thực hiện các cam kết trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả đáng kể và chỉ ra
nguyên nhân của một số hạn chế như đặc điểm riêng của các ngành, đặc điểm của
khung đàm phán và các lỗ hổng trong môi trường pháp lý. Bên cạnh đó, hai nghiên
cứu nằm trong chuỗi bài thảo luận của ERIA cũng đã đánh giá mức độ và tình hình

cam kết của các thành viên ASEAN trong AFAS tính đến thời điểm ký kết AFAS 8.
Narjoko (2015) đã sử dụng phương pháp tính điểm trên thang 100 để đánh giá mức
độ mở cửa của từng phân ngành dịch vụ đối với 10 quốc gia thành viên, so sánh với
mục tiêu đặt ra trong AEC Blueprint và so sánh những tiến bộ mà AFAS 8 đạt được
so với AFAS 7. Tác giả nhận định các quốc gia ASEAN đã sử dụng quy tắc linh
hoạt trong AFAS để loại trừ một số phân ngành nhạy cảm khỏi phạm vi cam kết;
đồng thời, mức độ cam kết theo phương thức 3 trong AFAS 8 đã tăng lên đáng kể,
dẫn đến một số quốc gia không đạt được mức độ cam kết đưa ra theo gói này. Trong
khi đó, nghiên cứu của Dee (2015) đã sử dụng bảng hỏi dựa trên AEC Scorecard để
đánh giá thực tế việc triển khai các cam kết theo AFAS trong các nhóm ngành ưu
tiên như y tế, sức khoẻ, du lịch, hàng hải, viễn thông và bảo hiểm. Từ đó, tác giả
cho thấy thực tế triển khai đang không đạt được mức cam kết mà các quốc gia đã ký
kết và đưa ra phương hướng phát triển cho tương lai, theo đó các cam kết trong
AFAS cần liên kết chặt chẽ hơn với q trình phát triển chính sách của các quốc gia
thành viên. Bên cạnh đó, thơng qua phương pháp tổng hợp và so sánh, nghiên cứu
của Neo và cộng sự (2019) đã mô tả khái quát hoạt động dịch vụ tại ASEAN và quá
trình mở cửa ngành dịch vụ trong ASEAN – tổng hợp nội dung các cam kết trong
AFAS, mức độ cam kết trong AFAS 9 và đánh giá mức cam kết đã đạt được – dựa
trên các nghiên cứu của nhiều tác giả về nội dung này. Nghiên cứu cũng đánh giá
quá trình mở cửa ngành dịch vụ của ASEAN theo các FTA khác đã ký và đưa ra gợi
ý cho AEC từ bài học hội nhập khu vực dịch vụ của EU.
Liên quan đến hoạt động đầu tư, một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ và
tác động của các cam kết liên quan đến đầu tư trong AEC. Nghiên cứu của
Thangavelu


và Lim (2011) và Thangavelu (2015) đã đánh giá chỉ số hạn chế FDI của ASEAN
sau khi các quốc gia ASEAN hoàn hành ký kết AFAS 8 và ACIA. Nghiên cứu chỉ
ra một số kết quả nổi bật, tiêu biểu như: FDI trong các ngành sản xuất được mở cửa
nhiều hơn so với các ngành dịch vụ; các nền kinh tế đang phát triển trong ASEAN

như Việt Nam hay Campuchia có chính sách cởi mở hơn đối với đầu tư nước ngoài
so với các nền kinh tế phát triển hơn như Thái Lan hay Malaysia nhằm duy trì động
lực tự do hoá và hội nhập kinh tế trong khu vực; và khẳng định các quốc gia cần
tiếp tục mở cửa các ngành dịch vụ vì đây là thành phần quan trọng sẽ đóng góp vào
sự tăng trưởng của các quốc gia ASEAN trong tương lai. Bên cạnh đó, Fauzi, A. &
Swaramarinda (2013) cũng đã đánh giá tác động của AEC đến hoạt động đầu tư
thơng qua phân tích thực trạng FDI của một số quốc gia ASEAN sau khi ACIA
được triển khai. Nghiên cứu nhận định FDI vào các quốc gia ASEAN có xu hướng
tăng lên khi ACIA hình thành và dự đốn dịng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC
được hiện thực hoá.
1.1.2. Các nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam trong AEC
Các nghiên cứu về Việt Nam và AEC chủ yếu tập trung phân tích các cam
kết của Việt Nam trong AEC nói chung và các cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực,
đồng thời nhận định các cơ hội thách thức của Việt Nam khi thực hiện các cam kết
của AEC.
Thứ nhất, các nghiên cứu chung về sự tham gia của Việt Nam vào AEC
tập trung tìm hiểu những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình hiện thực hố AEC
hoặc thực trạng việc thực thi các cam kết của Việt Nam tính đến thời điểm nghiên
cứu.
Các nghiên cứu đã khẳng định thái độ chủ động và tích cực của Việt Nam
trong q trình xây dựng và hiện thực hố các cam kết trong AEC, đánh giá lộ trình,
kế hoạch hành động và cơ chế vận hành của AEC, đồng thời miêu tả kết quả thực
hiện bước đầu, tính khả thi và những vấn đề cơ bản nhằm hiện thực hoá AEC
(Nguyễn Văn Hà, 2013). Ngoài việc giảm thuế và tham gia một cách toàn diện cùng
các thành viên khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, Việt Nam còn thúc đẩy mạnh
mẽ việc đưa vào hiệu lực nhiều hiệp định quan trọng như ATIGA, CEPT/AFTA,
AFAS và chủ động đưa ra sáng kiến nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh
nghiệp và người dân ASEAN về AEC (Vũ Huy Hoàng, 2010). Trong khi đó, Võ
Minh Tập (2013) cũng đã phân tích rõ thực trạng của Việt Nam khi tham gia vào
AEC – về quyết tâm chính trị, tiềm lực quốc gia, năng lực cạnh tranh, trình độ phát

triển và tăng trưởng... nhằm chỉ ra những đối sách của Việt Nam với quá trình hiện
thực hoá AEC như cải cách thể chế kinh tế, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh, rút ngắn
khoảng cách phát triển...
Thứ hai, các nghiên cứu về AEC trong một số lĩnh vực đặc thù lại tập
trung cụ thể hoá các cam kết trong AEC và tình hình thực hiện các cam kết này


×