Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rới loạn lipid máu, Thừa cân béo phì, tăng đường máu là các yếu tố
nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm (KLN) và cũng là những yếu tố nguy
cơ chưa được kiểm soát hiệu quả. Ước tính khoảng 7 triệu người đang bị thừa
cân béo phì thì có tới gần 1/3 sớ người trưởng thành bị tăng cholesterol máu.
Có khá nhiều yếu tớ ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nhiều
nghiên cứu về rối loạn lipid máu (RLLPM) trên thế giới cho hay khi
cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành
tăng 2-3 lần. Cholesterol (LDL-C) tăng cao thì tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ
tim. Cholesterol (HDL-C) trong máu nếu giảm thấp cũng tăng các nguy cơ tai
biến về mạch máu và xơ vữa động mạch. Hiện nay vấn đề này đã được các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm bởi sự tác động của nó tới sức khoẻ, là
gánh nặng của bệnh tật và tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra
rằng mối quan tâm đến vấn đề sức khoẻ này không chỉ đối với các nước phát
triển mà cịn đới với các q́c gia đang phát triển, nơi diễn ra sự thay đổi
nhanh chóng về chế độ dinh dưỡng và lới sớng.
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của
các bệnh không lây nhiễm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ước tính
năm 2012 cả nước có 520.000 ca tử vong các loại trong đó 379.600 (73%) ca
tử vong là do các bệnh KLN, tức là cứ 10 người chết thì có 7 người chết do
các bệnh KLN chủ yếu là các bệnh tim mạch (33%), trong đó rới loạn lipid
máu là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Nghiên
cứu của Lê Bạch Mai trên những người từ 30-59 tuổi bị thừa cân - béo phì
thấy cholesterol tồn phần trong máu cao là 48,9%, triglycerid cao là 65,33%,
LDL-C cao là 8,23% và HDL-C thấp là 7,22%. Nghiên cứu tại khoa khám
bệnh - bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Cholesterol toàn phần trong máu cao
chiếm 58,28%, Triglycerit cao 48,6% và LDL cao 23,9%; giảm HDL 28,1%.



2

Mục tiêu của kế họach hành động thực hiện chiến lược Q́c gia phịng
chớng các bệnh khơng lây nhiễm giai đoạn 2015 đến 2025 là khớng chế tỷ lệ
người có cholesterol máu cao (>5,0 mmol/L) dưới 35% ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, lượng cholesterol của người bệnh có thể hồn tồn khớng chế
được và giảm được các yếu tớ nguy cơ. Vấn đề đặt ra là người bệnh cần hết
sức kiên nhẫn, tuân thủ các nguyên tắc và thực hiện theo chỉ dẫn của thầy
thuốc. Việc khống chế, điều trị rới loạn lipid máu là một quá trình liên tục,
śt đời với mục tiêu là ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch.
Thanh Chương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh
Nghệ An có 31 xã, thị trấn trong đó có 10 xã đặc biệt khó khăn. Bệnh viện đa
khoa của huyện được sở Y tế giao kế hoạch 220 giường bệnh, công suất sử
dụng giường là 124%, hàng tháng có trên 9.359 lượt người tới khám và điều
trị, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về mơ hình bệnh tật đặc biệt là các
bệnh khơng lây nhiễm và các yếu tớ nguy cơ vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid
máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa
huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2016” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và 1 số yếu tố liên quan ở người
trưởng thành đến khám bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
2. Mô tả thực trạng công tác quản lý, điều trị rối loạn lipid máu cho
bệnh nhân tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương các rối loạn chuyển hoá lipid máu
1.1.1. Lipid máu
Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế,
lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là
cholesterol. Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước. Lipid được
tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế
bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt [4].
Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín
hiệu ngoại bào và nội bào. Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và
cung cấp cho tế bào khắp cơ thể.
 Các loại thành phần chính của lipid máu bao gồm
Cholesterol toàn phần
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, là thành phần
cấu trúc của màng tế bào của tất cả các mơ trong cơ thể. Cholesterol đóng vai
trị trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều
nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu
cao. Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ
cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số
lượng cholestrol trong máu, còn lại từ nguồn thức ăn [22].
Triglycerid
Triglycerid là thành phần chủ yếu của các lipoprotein trọng lượng phân
tử thấp và các chylomicron, nó đóng một vai trị quan trọng như là nguồn
cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất.
Tăng triglycerid thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động,
hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu... Những người có
triglycerid trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao


4


gồm tăng LDL và giảm HDL. Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng
triglycerid trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.
LDL - lipoprotein tỷ trọng thấp
LDL có tỷ trọng 1.006-1063, LDL chứa nhiều cholesterol, chức năng
chính là vận chuyển phần lớn cholesterol từ máu tới các mô để sử dụng [23].
Khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở
thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động
mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu
hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy
hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. LDL cholesterol được
coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị rối loạn
lipid máu. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tớ gia đình, chế độ ăn, các thói
quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác
như tăng huyết áp, đái tháo đường…
HDL - lipoprotein tỷ trọng cao
HDL có tỷ trọng 1063-1210, được tổng hợp ở gan, một phần được tổng
hợp ở ruột, và một phần do chuyển hóa của lipoprotein tỷ trọng rất thấp trong
máu ngoại vi. HDL chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu.
HDL - cholesterol vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, vận chuyển
cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa
động mạch và các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm
giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động..., nhiều cơng trình
nghiên cứu đã chứng minh HDL là yếu tố nguy cơ độc lập với cholesterol
tồn phần. Có một mới tương quan nghịch giữa HDL và tần suất bệnh mạch
vành. Ở người bình thường quá trình tổng hợp và thoái hóa lipid diễn ra cân
bằng và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được mức ổn định về


5


hàm lượng của lipid và lipoprotein trong máu, khi có sự bất thường sẽ gây ra
các kiểu rối loạn chuyển hóa lipid [22].
1.1.2. Định nghĩa rối loạn lipid máu
Rới loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TGs)
huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao
(HDL-C) tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng
quá trình vữa xơ động mạch. Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền)
hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng xét nghiệm cholesterol, triglycerid và các
thảnh phần lipoprotein máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động
thể lực và dùng thuốc hạ lipid máu và lưu ý điều trị căn nguyên [1].
1.1.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu:
cholesterol tồn phần, triglycerid, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol.
Rới loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng. Trong
trường hợp bình thường, nên xét nghiệm định kì các thành phần lipid máu
(cholesterol toàn phần, tryglycerid, HDL, LDL) 5 năm một lần đối với người
trưởng thành dưới 40 tuổi và mỗi năm một lần đối với người trên 40 tuổi để
phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn lipid máu. Đối với người mắc các yếu tố
nguy cơ tim mạch (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, …) thì có
thể xét nghiệm sớm hơn và nhiều lần hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Trước một người bệnh rối loạn lipid máu, người thầy thuốc cần tiến hành các
bước phân tích và xử trí như sau:
1.1.4. Hậu quả của rối loạn lipid máu
Nếu như trước đây người ta chỉ đề cập đến rối loạn mỡ máu ở tuổi từ
60 trở lên thì hiện nay, ngay từ tuổi trên 20 đã nhiều người mắc bệnh. Hậu quả
trực tiếp của rới loạn chủn hóa lipid máu là biến chứng mạch máu gây xơ


6


vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rới loạn mỡ máu
cịn liên quan đến nhiều các rới loạn chủn hóa khác.
Bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch là một thuật ngữ để chỉ một nhóm bệnh phát triển
khơng chỉ do tình trạng bệnh lý của tim, mạch, cơ và van tim… mà cịn do
tình trạng cao huyết áp, bệnh lý của não bộ và hệ thống mạch ngoại vi [33].
Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và
dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả
cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều
lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Có
đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.
Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn,
tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, thành mạch
cũng trở nên xơ cứng, nội mơ thơ nhám, dễ hình thành cục máu đơng. Các
nghiên cứu nhận thấy, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc
bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) cao gấp 2-3 lần so với người bình
thường. LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây
biến chứng. Ngược lại, HDL trong máu cao thì tỷ lệ xơ vữa động mạch thấp.
Nếu làm giảm 1mg/dL LDL thì giảm được 2% tỷ lệ tử vong. Nếu mức HDL
tăng 1%, thì sự nguy hiểm của bệnh tim mạch giảm 2-3%.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những hệ lụy nguy hiểm từ rối loạn lipid
máu. Rối loạn lipid máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại,
thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức cản lên lòng mạch máu. Để cung cấp
đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co
bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến tăng huyết áp.


7


Bên cạnh đó, tăng lipid máu cịn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng
là một yếu tớ góp phần làm THA. Bản thân THA lại làm tổn thương nội mô
mạch máu, các LDL dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm
nặng hơn tình trạng xơ vữa. THA dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy
hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, TBMMN…[24].
Đột quỵ
Hầu hết các khảo sát dịch tể học đều xác nhận tăng cholesterol máu là
nguy cơ chính xơ vữa động mạch và là nguyên nhân bệnh tim mạch thiếu
máu. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại
mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và
gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dịng máu lên não có thể bị tắc
nghẽn hồn tồn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Rối loạn lipid máu
cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng
nguy cơ bệnh lý mạch máu não. Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân
đột quỵ não có rới loạn lipid máu.
Tuy nhiên nguy cơ phụ thuộc vào loại lipoprotein chuyên chở
cholesterol. LDL Cholesterol có vai trị quan trọng đới với bệnh sinh XVĐM.
Có thể nói rằng bất kỳ sự gia tăng LDL cholesterol mức độ nào trong máu đều
có nguy cơ gây XVĐM. HDL Cholesterol ngược lại là yếu tố chớng xơ vữa
cao vì chúng vận chủn cholesterol về gan trong điều kiện thành động mạch
quá thừa cholesterol, do đó cịn gọi chúng là những cholesterol tớt [24].
Gan nhiễm mỡ
Rới loạn lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol
máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối
cao. Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5%
trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng,
mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan. Người bệnh



8

có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ở vùng thượng vị và hạ sườn phải.
Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có biểu hiện vàng da, đau bụng, buồn
nơn, ói mửa và gan to.
Sỏi Mật
Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong
mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ
bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật,
nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da...
Đái tháo đường
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “đái tháo đường là một nhóm
các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết
insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn
tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều
cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [3].
Rới loạn chủn hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu,
làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin,
gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rới loạn chủn hóa đường;
đồng thời bệnh đái tháo đường lâu dần cũng sẽ gây ra rới loạn mỡ máu. Vì
vậy, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ [2].
Thống kê cho thấy, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường có rới loạn mỡ
máu. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là
hậu quả của việc rối loạn mỡ máu. Chính vì vậy, rới loạn mỡ máu trên bệnh
nhân đái tháo đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho biến chứng
của bệnh đái tháo đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là biến
chứng về tim mạch.
Béo Phì



9

Béo phì được định nghĩa bằng sự dư thừa lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên
quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theo hậu quả xấu cho sức khỏe [15]. Béo
phì là nguy cơ của nhiều bệnh khơng lây nhiễm như đái tháo đường, rối loạn
lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư…[4]
Khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp rới loạn chủn hóa
lipid máu. Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol,
làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Đây chính là một trong những
yếu tớ quan trọng hình thành và phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Do đó,
việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân béo phì có thể giúp điều trị
và dự phịng sớm những hậu quả do béo phì gây ra.
1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dinh dưỡng lipid
1.2.1. Yếu tố kinh tế
Kinh tế phát triển và ổn định là điều kiện để tăng đầu tư cho chăm sóc
sức khoẻ. Theo quy luật chung, khi kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ đầu tư cho
y tế cũng ngày càng tăng lên. Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, duy trì được tớc độ tăng
trưởng khá, tiềm lực và quy mơ nền kinh tế tăng lên, góp phần quan trọng
trong việc tăng thu nhập của người dân, cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tuy
nhiên, mặt trái của tăng trưởng kinh tế và quá trình đơ thị hóa nhanh chóng ở
Việt Nam thời gian qua là làm thay đổi chế độ ăn uống (tiêu thụ các thức ăn
chứa nhiều mỡ, đồ ́ng có ga…), gia tăng ơ nhiễm mơi trường và các hành vi
khơng có lợi cho sức khỏe như sử dụng rượu, bia ở mức có hại, hút thuốc lá
hay ít vận động thể lực.
1.2.2. Thừa cân, béo phì
Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm
nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu
gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và là một trong những yếu tố thúc



10

đẩy phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, ung thư. Hậu quả
này là do sự tăng khối mỡ và tăng kích thước các tế bào mỡ. Khi mơ mỡ gia
tăng nhanh chóng và khơng cân đới, nó sẽ làm thay đổi các hoạt động bình
thường của mơ mỡ, từ đó dẫn đến rới loạn chủn hóa trong cơ thể. Hiện nay,
theo một số tác giả khi phần trăm mỡ cơ thể >25% đối với nam và >30% đối
với nữ được coi là ngưỡng nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Khả năng dẫn đến đột quỵ, bệnh tim mạch ở người béo phì cũng cao
hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do
bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người thừa cân hoặc
bắt đầu ngưỡng béo phì cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ
khác (đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rới loạn lipid máu) thì nguy cơ
bệnh tim mạch vẫn có thể xảy ra [59]. Thừa cân, béo phì gây ra khoảng 1%
tổng số ca tử vong và 0,9% gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY tại Việt Nam
năm 2010. Đái tháo đường, bệnh tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ,
đột quỵ, thấp khớp và đau vùng lưng dưới là các vấn đề sức khỏe chính của
gánh nặng do thừa cân béo phì gây ra [43].
1.2.3. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe. Ít hoạt
động thể lực gây ra 2,5% tổng số tử vong và 2,5% gánh nặng bệnh tật tính
bằng DALY năm 2010. Đặc biệt, các bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung
thư là các vấn đề sức khỏe chính liên quan đến tình trạng ít vận động [3].
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít vận động thể lực thường
kèm theo tăng trọng lượng cơ thể và tăng cholesterol máu. Ở những người lao
động chân tay hoặc thường xuyên rèn luyện thể lực, cơ tim có khả năng thích
ứng tớt hơn khi gắng sức, làm giảm thiểu lượng LDL, đồng thời tăng HDL,
làm tiểu cầu ít bị kết dính nên ít có khả năng tạo cục máu đơng. Tập luyện rèn
sức bền có tác dụng điều hịa nồng độ lipid máu như giảm lượng cholesterol,



11

triglycerid và làm tăng lượng HDL, giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị
nhồi máu cơ tim [53].
1.2.4. Hút thuốc lá
Từ năm 1940, người ta đã tìm thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và
nguy cơ bị bệnh tim mạch. Những người hút th́c có tăng nồng độ các sản
phẩm oxy hóa bao gồm cả cholesterol, LDL và làm giảm nồng độ HDL.
Những yếu tố này cùng với các ảnh hưởng trực tiếp của CO 2 và nicotine gây
tổn thương nội mạch.
Năm 2013, nghiên cứu tại Nhật của Miyao.M và cộng sự trên 726 công
nhân giao thông đơ thị để tìm mới liên quan giữa nồng độ HDL, cholesterol
tồn phần với hút th́c lá, kết quả cho thấy, hút h́c lá khơng có mới liên
quan với nồng độ cholesterol >230md/dl, nhưng khi hút từ 1-20 điếu/ngày
hoặc ≥21 điếu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ HDL <40mg/dl lên 1,9 lần (95% CI:
1,1-3,26) hoặc 2,27 lần (95% CI: 1,27- 4,05) so với những người không hút
thuốc [46].
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ của hàng loạt BKLN: tai biến mạch máu
não, bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư
(phổi, gan, dạ dày, vòm họng, thực quản, tụy, cổ tử cung, miệng, bạch cầu)
bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường,…[45]. Năm 2010, ước tính hút
thuốc lá gây ra 16,9% tổng số ca tử vong tương đương 74 710 ca tử vong và
8,8% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY, chủ yếu là do các BKLN
(97% tổng tử vong và 94% tổng số DALY liên quan hút thuốc lá là do BKLN)
[38]. Tỷ lệ hút thuốc lá ở các nước thu nhập trung bình cao hơn ở các nước
thu nhập thấp và thu nhập cao, và ở tất cả các nhóm q́c gia tỷ lệ hút ở nam
giới cao hơn nữ giới [56]. Trong những năm gần đây, xu hướng hút thuốc lá ở
Việt Nam bắt đầu giảm, nhưng tỷ lệ hút vẫn cịn cao. Năm 1992/1993 tỷ lệ

hiện hút th́c lá (gồm cả thuốc lào) ở nam giới từ 15 tuổi trở lên là 60,5%,


12

đến năm 2001/2002 đã giảm xuống mức 56,1% và đến năm 2010 giảm tiếp
đến 47,4% và Việt Nam là nước có tỷ lệ hút th́c lá ở nam giới cao thứ 19
trên thế giới, đây cũng là một yếu tố nguy cơ cơ bản gây nên các bệnh lý tim
mạch ở Việt Nam hiện nay [44], [58].
1.2.5. Thói quen uống rượu bia
Trong nhiều thập kỷ qua, tác động của rượu bia lên quá trình tổng hợp,
đào thải và oxy hóa lipid đã được phát hiện. Theo Peter Cremer của Đại học
Gottingen (Đức) rượu chỉ tớt với người có mức độ cholesterol thấp cịn với
những người có mức cao >230mg/dl thì khơng có lợi, người ́ng trên 45ml
rượu mạnh mỗi ngày có nhiều nguy cơ bị ung thư miệng, ćng họng…
Nghiên cứu tại đại học Okalahoma cho thấy uống nhiều hơn 525 ml bia mỗi
ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư trực tràng. Rượu làm tăng tế bào mỡ
quanh vùng bụng và tăng cholesterol máu. Nếu sử dụng rượu nhiều và loại
rượu nặng sẽ ảnh hưởng cả đến hệ tim mạch cũng như tồn bộ sức khoẻ và nó
là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sớm ở Mỹ [50]. Một nghiên cứu cắt ngang
tại Mỹ cho thấy ảnh hưởng của rượu khi sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ làm
giảm triglycerid và tăng HDL một cách có ý nghĩa thớng kê (p<0,001) [36].
Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 8 trong
khu vực ASEAN nhưng có mức tiêu thụ rượu, bia đứng thứ nhất ở ASEAN và
thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản, Trung Q́c. Bình qn một năm, người
Việt Nam chi gần 3 tỷ USD cho tiêu thụ bia, chiếm khoảng 1,8 % GDP. Song
song với tỷ lệ tiêu thụ rượu bia trên đó là Việt Nam đang phải đối mặt với sự
gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. WHO ước tính
năm 2012 cả nước ghi nhận 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các ngun
nhân, trong đó tử vong do bệnh khơng lây nhiễm chiếm tới 73%. Tử vong do

bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 33%, tiếp theo là ung thư 18%, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính 7% và đái tháo đường là 3%. Trong đó việc sử dụng đồ


13

́ng có cồn như rượu bia là một trong 4 yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh
không lây nhiễm [3].
1.2.6. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Những thay đổi về tiêu thụ lương thực - thực phẩm hằng ngày đã ảnh
hưởng rất lớn đến mơ hình bệnh tật và tử vong hiện nay ở nước ta. Trong khi
tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm giảm hẳn nhờ hiệu quả phịng
chớng dịch bệnh, thì tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh mãn tính không lây có
xu hướng tăng lên. Sự dư thừa năng lượng liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng
tỷ lệ thừa cân, béo phì. Tiêu thụ thịt, chất béo cũng làm tỷ lệ người có rới loạn
lipid máu, mắc bệnh đái tháo đường tăng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
thành phần chất béo và hàm lượng cholesterol của khẩu phần ăn có tác động
tới sự thay đổi cholesterol máu. Vấn đề không chỉ là do số lượng chất béo mà
là tương quan giữa các thành phần chất béo trong khẩu phần. Tổng chất béo
khơng có vai trị quan trọng đến lipid máu bằng loại chất béo, cụ thể là acid
béo no và acid béo thể trans.
Nghiên cứu tại Nhật Bản trên 353 nam và 457 nữ ở nông thôn cho thấy
có mới liên quan có ý nghĩa thớng kê giữa tiêu thụ mỡ động vật ở 2 nhóm
tăng huyết áp và tăng mỡ máu [29]. Điều này cũng đã được chứng minh tại
nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra mức chosterol, TG, LDL-C khác nhau do
chế độ ăn có nhiều chất xơ và protein thực vật, mặc dù họ sống ở trong cùng
vùng sinh thái [54].
Một nghiên cứu thử nghiệm can thiệp có đới chứng bằng tư vấn chế độ
ăn và chế độ tập luyện kết quả cho thấy chỉ sớ cholesterol, LDL, triglycerid
trung bình đều giảm đi so với trước can thiệp và HDL-C trung bình ở cả 2

nhóm đều có xu hướng tăng lên so với trước can thiệp [62]. Nhiều bằng
chứng khoa học đã chứng minh dinh dưỡng và lối sống đang giữ vị trí hàng


14

đầu như một yếu tớ quyết định chính có thể điều chỉnh được đối với các bệnh
mạn tính không lây [61].
1.3. Tình hình nghiên cứu về các bệnh mạn tính khơng lây nhiễm và rối
loạn lipid máu
1.3.1. Trên thế giới
Tình trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành với biểu
hiện dễ nhận thấy là thừa cân -béo phì, thường dễ đi kèm với các rối loạn lipid
máu, hội chứng chuyển hoá, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường,
bệnh tim mạch, tăng huyết áp, một số ung thư và là gánh nặng bệnh tật, tử
vong ở nhiều nước công nghiệp nhưng cũng đang trở thành mối đe dọa quan
trọng đối với các nước đang phát triển, nơi mà mơ hình bệnh tật đang thay đổi
theo hướng gia tăng các bệnh mạn tính không lây nhiễm [30], [50], [37].
a/ Thừa cân-béo phì
Trong những năm đầu thế kỷ 21, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mức
sống của người dân nhiều nước trên thế giới được nâng cao, dẫn đến sự thay
đổi cơ cấu các loại bệnh tật trong xã hội, trong đó đáng chú ý là sự tăng lên
nhanh chóng tình trạng thừa cân - béo phì. Đặc điểm thường gặp ở người béo
phì là sự tích lũy mỡ quá mức bình thường gây nên tình trạng rới loạn lipid
máu, trong đó nồng độ triglycerid, LDL-C tăng và HDL-C giảm. Chính vì
vậy, đã có nhiều tác giả trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên
cứu vấn đề này và đánh giá chủ yếu đối với người trưởng thành. Các tác giả
đều nhất trí rằng, xu hướng gia tăng thừa cân - béo phì ở những nước đang
phát triển, nơi cịn phải đới mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, nhưng
cũng phải nhanh chóng cảnh báo về vấn đề này khơng phải là quá sớm.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ thừa cân, béo phì
trên tồn cầu đã ở mức báo động. Số liệu thống kê từ 84 nước từ năm 19992000 đã cho thấy chỉ riêng tỷ lệ béo phì (BMI ≥30 kg/m2) là 8,7%. Ở Mỹ và


15

nhiều nước phát triển khác, thừa cân béo phì được coi là một trong những vấn
đề sức khoẻ hàng đầu trong nhiều năm qua [48], [39]. Ở các nước thu nhập
trung bình thấp, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp đôi giữa năm 1980 và 2008 (từ 3%
lên 6%) trong khi tỷ lệ thừa cân cũng tăng nhanh từ 15% lên 24% [57]. Trong
khi đó, ở châu Á, bên cạnh gánh nặng thiếu dinh dưỡng, thừa cân béo phì
đang tăng lên nhanh chóng và cũng trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan
trọng [40], [54]. Ở Philippines, tỷ lệ thừa cân (BMI ≥ 25 kg/m2) đã lên tới
20,2%. Rõ ràng vấn đề thừa cân béo phì, một biểu hiện của tình trạng rới loạn
dinh dưỡng-lipid đang được quan tâm đặc biệt trên thế giới và trong khu vực.
Một nghiên cứu tại vùng đô thị phía Đông Bắc Trung Quốc cho thấy tỉ lệ béo
phì chung và béo bụng là 15% và 37,6% [63].
Tại Trung Quốc trong khoảng thời gian 10 năm từ 1992 đến 2002, tỉ lệ
béo phì và thừa cân đã tăng lên ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, ở cả khu vực
nông thôn và thành thị, cụ thể tỷ lệ thừa cân, béo phì, tăng từ 16,4% và 3,6%
năm 1992 lên 22,8% và 7,1% năm 2002 đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy
sự gia tăng béo phì cũng đóng góp một phần quan trọng đối với những rủi ro
bệnh tim mạch [54]. Tại Thái Lan, kết quả một cuộc điều tra y tế quốc gia
nhằm mơ tả tỷ lệ thừa cân, béo phì và mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu
học, xã hội trên 3220 người trưởng thành từ 20- 59 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa
cân, béo phì (BMI ≥25) là 28,3%; tỷ lệ này có thay đổi theo khu vực và có
liên quan đến độ tuổi, giới, tình trạng hút thuốc lá [62].
Tỷ lệ này theo một nghiên cứu tại Pakistan ở khu vực thành thị là 34%
nam và 49% nữ thừa cân, béo phì đồng thời với tỷ lệ béo bụng (vịng eo/vịng
mơng) cao là 41% ở nam, 72% ở nữ và tăng tỷ lệ theo độ tuổi [30]. Ở người

từ 15 đến 65 tuổi trong khảo sát toàn q́c về tình trạng nhẹ cân, thừa cân, béo
phì, béo bụng tại Iran, thấy tỷ lệ thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) là 49,9%
(42,9% ở nam và 56,9% ở nữ). Vòng eo tăng dần theo tuổi và BMI, tỷ lệ béo


16

bụng (VE > 102 cm ở nam và >88 cm ở nữ) là 12,5% ở nam giới và 53,5% ở
nữ.) [47]. Mới liên quan giữa đánh giá béo phì bằng chỉ sớ BMI, vịng eo, tỷ
sớ vịng eo/vịng mơng với ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng đã
được ghi nhận khi nghiên cứu tại người trưởng thành của Singapore [35].
b/ Hội chứng chuyển hóa (Metabolsis syndrome)
Hội chứng chủn hoá bao gồm một nhóm yếu tớ, chẩn đoán dựa theo
tiêu chuẩn của NCEP-ATP III (Adult Treatment Panel III) đưa ra (gồm các
tiêu chuẩn về tăng huyết áp, béo bụng, tăng glucose máu khi đói, tăng
Tryglicerid, giảm HDL) khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn nói trên [32].
Hội chứng chủn hóa có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin. Ở
người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng.
Cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn các insulin (thường là loại kém
phẩm chất) để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin tăng cao
trong máu. Tình trạng này đơi khi dẫn đến tiểu đường khi tuyến tụy khơng có
khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường. Các
nhà nghiên cứu vẫn cịn đang đi tìm ngun nhân gây ra tình trạng kháng
insulin. Có thể do gen và do một sớ yếu tớ từ mơi trường gây ra, đặc biệt là
tình trạng thừa cân và lối sống tĩnh tại thiếu vận động.
Theo tổ chức NCEP thì hội chứng chuyển hoá ước tính chiếm tỷ lệ 24%
ở người trưởng thành Mỹ, riêng nhóm tuổi >50 tuổi, tỷ lệ này là 44%. Các
nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá từ 7-36% ở
nam giới và 5- 22% phụ nữ châu Âu, tuổi 40-55 [31]. Chỉ tiêu béo bụng (tích
luỹ mỡ vùng bụng) dường như đóng vai trị dự báo quan trọng đối với hội

chứng chuyển hoá của một quần thể dân cư. Nhiều nghiên cứu khác tại Nhật
Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông cũng cho thấy sự gia tăng của hội chứng
chuyển hoá ở người trưởng thành [29], [28].


17

Ramachandran và cộng sự nghiên cứu trên những đối tượng tuổi từ 2075 tại Ấn Độ thấy tỷ lệ mắc HCCH là 41,1% nữ cao hơn nam (46,5% và
36,4%) [49]. Kết quả của Tillin cũng cho biết có sự khác nhau về tỷ lệ mắc ở
các nhóm dân tộc khác nhau trong cùng một điều kiện sống. Người Nam Á và
khu vực châu Phi có tỷ lệ mắc HCCH cao hơn người da trắng châu Âu [51].
Các bệnh mạn tính khơng lây
Các BKLN là thách thức của tồn cầu và đang là gánh nặng rất lớn đối
với xã hội và hệ thống y tế. Hiện nay, các BKLN thường bị hiểu nhầm chỉ là
vấn đề sức khỏe của các nước có thu nhập cao. Trong khi đó, gánh nặng của
các bệnh này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thậm chí cịn cao
hơn so với các nước có thu nhập cao. Tử vong do các BKLN ln chiếm tỷ lệ
cao và có xu hướng tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới [53]. Theo
Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010, trong tổng sớ 52,7 triệu ca tử
vong năm 2010, có 65,5% là do các BKLN. Như vậy, tỷ lệ này tăng 30% so
với năm 1990, chủ yếu do tăng trưởng dân số và giá hóa dân sớ. Năm trong
10 ngun nhân tử vong chính toàn cầu là BKLN, dù chỉ 3 trong 10 nguyên
nhân tử vong sớm (tử vong sớm được đo bằng YLL) là do BKLN (bệnh tim
mạch, nhồi máu cơ tim và đái tháo đường) [43]. Nguy cơ của các bệnh mạn
tính khơng chỉ có ở các nước phát triển mà nó cịn là một thách thức lớn đới
với các nước đang phát triển [31], [48].
Tử vong do bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng số ca tử
vong liên quan BKLN tại các nước thu nhập cao (39%), thu nhập thấp và
trung bình tại Đơng Nam Á (43%) và Tây Thái Bình Dương (50%) [60]. Tỷ lệ
cao mắc bệnh tim mạch đã được ghi trong dân sớ người Mỹ gớc Phi, và đã có

những nhấn mạnh vào vai trị của rới loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ nổi
bật trong quần thể rộng lớn này. Nghiên cứu 4820 người Mỹ gớc Phi về tình
trạng lipid máu cho thấy có 32,9% tăng cholesterol, trong đó nhóm tuổi>65


18

chiếm cao nhất với 44,6% và ở nam giới cao hơn so với nữ đống thời tăng cao
hơn ở người có tuổi đời dưới 50 năm và gia tăng theo tuổi ở cả hai giới [42].
WHO ước tính so với năm 2008 vào năm 2030 tỷ lệ tăng các ca mới
mắc ung thư là khoảng 82% ở các nước có thu nhập thấp, 70% ở các nước có
thu nhập trung bình thấp và 58% ở các nước có thu nhập trung bình cao, và
40% ở các nước có thu nhập cao [52]. Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường
trên toàn cầu vào năm 2008 ước tính là 10% ở người trưởng thành trên 25
tuổi. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải và châu Mỹ (11%) và
thấp nhất ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương (9%) [59]. Vào năm
2011, chỉ riêng bệnh đái tháo đường đã lấy đi của hệ thống y tế ít nhất là 465
tỷ USD hay 11% tổng chi tiêu CSSK tồn cầu. Tới năm 2030, con sớ này ước
tính là hơn 595 tỷ USD [64].
Cũng theo số liệu của WHO, mỗi năm thế giới có trên 35 triệu người đã
chết do các bệnh mạn tính. Trong đó, phần nửa là những người dưới 70 tuổi
và phần nửa là phụ nữ. Bệnh này cũng thường thấy ở những người có thu
nhập vừa và thấp, do điều kiện sớng chưa tốt, thuốc men khi mắc bệnh và tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cịn hạn chế, kiến thức tự chăm sóc bản
thân cũng thiếu. Với cảm nhận chung, khoảng 80% các ca tử vong do bệnh
mạn tính xảy ra ở những người có thu nhập trung bình và thấp. Nhóm bệnh
này cịn là ngun nhân của sự nghèo đói và kém phát triển ở nhiều nước, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan chặt chẽ tới tình trạng
dinh dưỡng-lipid đó là đái tháo đường týp II, bệnh tim mạch, tăng huyết áp

[61]. Bệnh tim mạch chiếm >17 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm (30%
của tất cả các trường hợp tử vong), 80% trong sớ đó xảy ra ở các nước có thu
nhập thấp và thu nhập trung bình, và con sớ này dự kiến sẽ tăng lên 23,6 triệu
vào năm 2030, trong đó bệnh mạch vành gây ra 7 triệu ca tử vong trên toàn


19

thế giới trong năm 2010, tăng 35% kể từ 1990. Loại bỏ béo phì, chế độ ăn
́ng khơng lành mạnh, và khơng hoạt động thể chất có thể ngăn chặn tới
80% các bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường [55]. Hiện có đến 300 yếu tớ
nguy cơ kết hợp với bệnh mạch vành và đột quỵ sẽ dẫn đến bệnh tim mạch và
xảy ra với tỷ lệ gần như nhau ở 2 giới nam và nữ [59].
Khi ước tính nguy cơ 10 năm mắc bệnh tim mạch gây tử vong tại 12
nước ở châu Âu trên 205.178 người (88.080 phụ nữ và 117.098 người) đại
diện cho 2,7 triệu người/năm theo dõi. Có 7934 người chết vì các bệnh tim
mạch, trong đó 5652 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch vành [34].
Tỷ lệ cao mắc bệnh tim mạch đã được ghi trong dân số người Mỹ gốc
Phi, và đã có những nhấn mạnh vào vai trị của rới loạn lipid máu là một yếu
tố nguy cơ nổi bật trong quần thể rộng lớn này. Nghiên cứu 4820 người Mỹ
gốc Phi về tình trạng lipid máu cho thấy có 32,9% tăng cholesterol, trong đó
nhóm tuổi>65 chiếm cao nhất với 44,6% và tình trạng rới loạn lipid máu phổ
biến hơn ở nam giới (so với phụ nữ) có tuổi đời dưới 50 năm và gia tăng theo
tuổi ở cả hai giới [42].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam đời sống nhân ta đã được cải thiện từng bước cùng với sự
thành công trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nhưng cũng tất yếu dẫn tới sự
phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Lới sớng và cách ăn ́ng của từng
nhóm dân cư trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể. Mơ hình bệnh tật cũng
thay đổi. Các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và các bệnh có vacxin phịng

bệnh ở trẻ em đã giảm nhanh, các bệnh khơng lây nhiễm như: béo phì, đái
tháo đường, tim mạch....đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Nghiên
cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, BKLN ở Việt Nam chiếm 66%
tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY trong đó chiếm tỷ trọng lớn gánh


20

nặng tử vong và bao gồm: ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mạn
tính và bệnh tâm thần-thần kinh.
Rối loạn lipid máu không chỉ là một rối loạn đơn thuần mà cịn có mới
liên quan và cũng là nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác đặc biệt là các bệnh
về tim mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, thừa cân
béo phì,…. Rới loạn lipid máu hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, lứa tuổi thường
gặp bắt đầu từ tuổi ngoài 30. Tuy nhiên hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều
bệnh nhân ở lứa tuổi rất trẻ [41].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy thừa
cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng. Các nghiên cứu của Nguyễn Công
Khẩn và cộng sự trên những người từ 25-74 tuổi trong tồn q́c thấy rằng: tỷ
lệ thừa cân-béo phì là 16,3%, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 13,1%.
Nghiên cứu của Lê Bạch Mai trên những người từ 30-59 tuổi bị thừa cân béo phì thấy cholesterol tồn phần trong máu cao là 48,9%, triglycerid cao là
65,33%, LDL-C cao là 8,23% và HDL-C thấp là 7,22% [11].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mỹ Loan và Trương Quang Bình khi
xác định mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và tình trạng rới lọan lipid
máu ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân (BMI 23-<25) là
12,3%, tỷ lệ béo phì độ 1 là 40,3% và béo phì độ 2 là 1,3% [13].
Nghiên cứu tỷ lệ mắc thừa cân béo phì, rới loạn lipid máu và tìm hiểu
mới tương quan giữa tình trạng thừa cân béo phì với rới loạn Lipid máu ở
người cao tuổi huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định của tác giả Trần Văn Long,
Phan Văn Tường cho thấy tỷ lệ người cao tuổi huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

thừa cân là 7,6 %; béo phì là 3,4%. Có 52,8 % người cao tuổi bị rối loạn ít
nhất 1 chỉ số lipid máu, tỷ lệ rối loạn triglycerid đơn thuần là 17,2%. Có sự
tương quan giữa chỉ sớ khới cơ thể với các chỉ số Lipid máu (triglycerid;
cholesteron; LDL ) ở mức có ý nghĩa thớng kê (p<0,05) [14].


21

Nghiên cứu ngẫu nhiên 1277 đối tượng trên 60 tuổi tại 3 vùng Phương
Mai - Hà Nội, Phú Xuân - Huế, Hoà Long - Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian
2000-2001 của Phạm Thắng, Hồ Kim Thanh cũng cho thấy những người béo
phì có nguy cơ rới loạn lipid máu rất cao và họ khẳng định về sự dư thừa mỡ
là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn lipid máu ở người béo phì với minh
chứng là khi 23 ≤ BMI ≤ 24,9 thì nguy cơ bị rới loạn lipid máu tăng gấp 3 lần,
khi BMI ≥ 25 thì nguy cơ này tăng gấp 3,5 lần và các nguy cơ này đều có ý
nghĩa thớng kê (p <0,05) [19].
Hiện nay, các biện pháp can thiệp để giảm tình trạng rới loạn lipid máu
trên những người trưởng thành bị thừa cân - béo phì có rất nhiều từ các chế độ
ăn hợp lý, phù hợp với sinh lý, bệnh lý và tính chất lao động, vận động tích
cực như thể dục, thể thao cho tới sử dụng các thuốc tổng hợp theo phương
pháp hoá học, các thuốc y học cổ truyền hoặc các chế phẩm được lấy từ động,
thực vật thiên nhiên.
Các nghiên cứu về tình trạng rới loạn lipid thơng qua các chỉ tiêu xét
nghiệm hoá sinh đã được nhiều nhà lâm sàng đề cập tới. Tác giả Nguyễn
Minh Hùng, Phạm Hữu Tài nghiên cứu 100 đối tượng từ 21 tuổi trở lên đến
khám và điều trị tại phòng khám Bệnh viện Phú Vang, Thừa Thiên Huế trong
2 năm 2012-2013 cho thấy rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 54% trong đó rới
loạn triglycerid chiếm tỷ lệ cao nhất 35%, thấp nhất là HDL 8% [9]. Nghiên
cứu của Trần Văn Long và Phan Văn Tường trên 472 người cao tuổi hiện
đang sinh sống tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định bằng cách chọn ngẫu

nhiên các đối tượng nghiên cứu để đo các chỉ số nhân trắc và lấy máu làm xét
nghiệm thấy tỷ lệ tăng cholesterol là 33,1% [14].
Nghiên cứu trên 410 người từ 20 tuổi trở lên ở thành phố Huế năm
2009 của Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự khi xác định các yếu tố nguy cơ
có liên quan đến rới loạn lipid máu cho thấy rới loạn lipid máu có xu hướng


22

tăng theo tuổi. Tuổi ≥60 tỷ lệ rối loạn lipid máu là 58,8%. Đặc biệt là các yếu
tố lối sống bao gồm người ăn nhiều chất béo, không tập thể dục, người ́ng
nhiều bia rượu, người thừa cân béo phì, tỷ lệ rối loạn lipid máu cao hơn so
với người khơng thừa cân béo phì [21].
Qua nghiên cứu 948 người tiền đái tháo đường tại Ninh Bình năm
2012, tác giả Vũ Bích Nga và Phạm Tuấn Dương cũng thấy tỷ lệ rối loạn lipid
máu tăng theo tuổi 30- 39 tuổi, 73,9%; 40-49 tuổi, 86,8%; 50-59 tuổi,
92,75% và 60-69 tuổi: 94,9%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nam (91,4%) tương
đương so với nữ (92%) (với p>0,05). Người thừa cân, béo phì có nguy cơ rới
loạn lipid máu gấp 3,2 lần so với người thể trạng bình thường (p<0,01). Nguy
cơ tăng huyết áp ở nhóm rới loạn lipid máu gấp 2,07 lần nhóm khơng rới loạn
lipid máu (p<0,01) [16].
Tác giả Đào Thị Dừa khi nghiên cứu tình trạng rới loạn lipid máu trên
bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương
Huế từ 2007-2009 cho thấy nồng độ cholesterol máu ở bệnh nhân ĐTĐ có
tăng HA là 6, 48mmol/l; triglycerid là 4,73mmol/l; LDL là 4,60mmol/l; HDL
là 1,13mmol/l; tỷ lệ tăng cholesterol máu là 65, 93%, triglycerid là 73, 33%,
LDL là 50.40 và giảm HDL là 48, 89%. Có mới tương quan thuận giữa nồng
độ cholesterol máu với glucose; mối tương quan thuận giữa nồng độ
triglycerid máu với glucose; mối tương quan giữa nồng độ LDL với glucose
máu; và có mới tương quan nghịch nồng độ HDL máu với glucose máu [6].

Nghiên cứu của Đỗ Hoàn Long và Nguyễn Doãn Lợi nhằm mục tiêu
xác định tỷ lệ hiện mắc HCCH và một số yếu tố liên quan ở người trưởng
thành tại tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy tỷ lệ rới loạn mỡ máu chung trong
nhóm nghiên cứu là 64,2%; cao nhất là giảm nồng độ HDL máu (44,7%) và
tăng nồng độ triglycerid (39,1%); tiếp theo là tăng LDL và cholesterol toàn
phần (lần lượt là 13% và 15%). Có 26,1% đới tượng mắc tăng huyết áp, 5%


23

mắc đái tháo đường và 5,7% béo phì. Tỷ lệ mắc HCCH thay đổi từ 5,7% theo
IDF đến 24,1% theo NCEP ATP III và tăng dần theo nhóm tuổi và chỉ số BMI
với hầu hết các tiêu chuẩn [17]. Khi phân loại và đánh giá tình trạng sức khỏe
của cán bộ viên chức bệnh viện Thớng Nhất để có biện pháp phòng ngừa và
điều trị hiệu quả nhất, tác giả Nguyễn Vĩnh Phúc nhận thấy cơ cấu bệnh
thường gặp nhất là rối loạn lipid máu (46,7%); bệnh về mắt (43,6%) và bệnh
phụ nữ (24%) [18].
Nghiên cứu của Cao Đình Hưng, Hồ Thượng Dũng khi xác định đặc
điểm hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính đồng
thời khảo sát mới liên quan giữa hội chứng chủn hóa và bệnh mạch vành
cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 65,3%, bệnh nhân ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
69,64%, giới nữ 85% cao hơn nam 57,69% (p<0,05), gia tăng theo BMI.
Thành phần hay gặp nhất trong HCCH là tăng huyết áp (89,8%). Giá trị trung
bình vịng eo, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, đường huyết, triglycerid
trên người có HCCH cao hơn và giá trị trung bình HDL ở bệnh nhân có
HCCH thấp hơn bệnh nhân khơng có HCCH (p<0,05). Bệnh nhân mắc HCCH
có tỷ lệ hẹp mạch vành cao hơn so bệnh nhân khơng có hội chứng này [8].
Khi nghiên cứu trên 54.367 người dân đang sinh sớng, làm việc bình
thường tại cộng đồng, trong khới hành chính ở một số khu vực thuộc thành
phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu tình hình mắc một sớ bệnh không lây đái tháo

đường (ĐTĐ), rối loạn tăng lipid máu có nguy cơ tim mạch trong cộng đồng,
tác giả Vũ Quang Huy đưa ra kết luận. Tỷ lệ người bị ĐTĐ là 2,37% và tiền
ĐTĐ là 5,98%, tổng số mắc là 8,35 %. Tổng số mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng
theo độ tuổi ở tỷ lệ lần lượt là 1,9; 22,8 và 35,8% trên các nhóm tuổi tương
ứng <45 tuổi, 45-65 tuổi và >65 tuổi (p<0,05); Tỷ lệ rối loạn lipid máu tăng
các chỉ sớ triglycerid, cholesterol và LDL có nguy cơ tim mạch lần lượt là


24

18,5; 25,4 và 24,5%. Các thành phần lipid máu khảo sát đều có tỷ lệ tăng gây
nguy cơ tim mạch, khác biệt có ý nghĩa thớng kê theo các độ tuổi [10].
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang trên 948 người tiền đái tháo
đường tại Ninh Bình trong thời gian từ 11/2011 đến 11/2012 của Vũ Bích Nga
và Phạm Tuấn Dương để tìm hiểu một sớ yếu tớ liên quan đến rối loạn lipid
máu. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu (RLLP) tăng theo tuổi 30-39
tuổi: 73,9%; 40-49 tuổi: 86,8%; 50-59 tuổi: 92,75% và 60-69 tuổi 94,9%. Tỷ
lệ RLLP ở nam (91,4%) tương đương nữ (92%) (với p>0,05). Tỷ lệ tăng TG
và giảm HDL-C ở nam cao hơn nữ (p<0,05). Tỷ lệ tăng TG và LDL-C ở nữ
lại cao hơn nam (p>0,05). Người thừa cân, béo phì có nguy cơ RLLP gấp 3,2
lần so với người thể trạng bình thường (p<0,05). Nguy cơ tăng huyết áp ở
nhóm RLLP gấp 2,07 lần nhóm khơng RLLP (p<0,05) [16].
Khi nghiên cứu một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa trên 106
bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn tính, Cao Đình Hưng rút ra kết luận có
63,5% tăng triglycerid; 59,2% giảm HDL và tỷ lệ này ở nữ cao hơn ở nam
một cách có ý nghĩa thớng kê. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một khi
có sự hiện diện của hội chứng chuyển hóa (3/5 tiêu chuẩn sau đường huyết
lúc đói ≥100mg/dl, Triglycerid ≥150mg/dl, HDL <40 mg/dl đối với nam và
<50 mg/dl đối với nữ, huyết áp ≥130/85mmHg hoặc bắt buộc phải dùng th́c
hạ áp, vịng eo ≥90 ở nam và ≥88 cm ở nữ) thì tổn thương mạch vành càng

trầm trọng hơn [8]. Tác giả Trần Thành Vinh và cộng sự khi phân tích cắt
ngang tiền cứu trên 166 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện
Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ nữ, tình trạng hút th́c lá, tiền căn gia đình bệnh
mạch vành và béo bụng ở nhóm bệnh hội chứng mạch vành cấp cao hơn
nhóm khỏe mạnh thường xuyên theo dõi sức khỏe và khơng có bệnh mạch
vành. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi càng cao, nồng độ LDLcholesterol càng cao hẹp động mạch vành càng nặng [25].


25

Nguyễn Thanh Xuân và Nguyễn Oanh Oanh tiến hành nghiên cứu 71
bệnh nhân tim thiếu máu cục bộ tại khoa tim mạch bệnh viện 103 cho thấy
trong số các yếu tố nguy cơ với bệnh tim thiếu máu cục bộ thì có tới 81,7%
rới loạn lipid máu, cao hơn so với các yếu tố khác. Rối loạn thành phần lipid
máu chủ yếu là giảm HDL (62,0%) và tăng cholesterol máu (52,0%), cịn tăng
triglycerid và LDL tương đương nhau. Nhóm bệnh nhân <60 tuổi có tỷ lệ rới
loạn lipid cao (100%) [27].
Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân suy thận mạn tính thận
nhân tạo chu kỳ của tác giả Phạm Xn Thu, Nguyễn Đình Dương, kết quả
cho thấy rới loạn lipid máu là phổ biến: tỷ lệ rối loạn ít nhất một thành phần
lipid máu là: 56,67%, trong đó tăng cholesterol chiếm 27,33%, tăng
triglycerid là 28,67%, tăng LDL chiếm 20, 7% va giảm HDL chiếm 39,3% tỷ
lệ rối loạn 1 thành phần lipid máu là 56,67%, hai thành phần là 21,33%, ba
thành phần là 10,0% và 4 thành phần là 4,67% [20].
Tác giả Trương Thị Chiêu, Đăng Quang Tâm khi xác định tỷ lệ rối loạn
lipit máu trên 143 bệnh nhân TBMMN, chia thành 2 nhóm Nhồi máu não 106
bệnh nhân, xuất huyết não 37 bệnh nhân. Kết quả Rới loạn lipid máu chiếm
tỷ lệ 79,72%, ở nhóm Nhồi máu não 79,2 %; ở nhóm xuất huyết não 70,2%.
Tăng cholesterol chiếm tỷ lệ cao nhất 57,7% trong đó nhồi máu não 60,4%
xuất huyết não 48,6%. Tăng LDL-C chiếm tỷ lệ 56,6% trong đó nhồi máu não

59,4% xuất huyết não 58,6%. Tăng Triglycerid chiếm tỷ lệ 48,9% trong đó
nhồi máu não 52,8; xuất huyết não 37,8%. Giảm HDL-C có tỷ lệ thấp nhất
28,0% trong đó nhồi máu não 32,1% xuất huyết não 16,2%. Rối loạn lipid
máu đồng thời 3 chỉ số chiếm cao nhất 41,22% [5].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân và Trần Văn Long thực hiện ở 3
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trên 630 người > 40 tuổi thì tỷ lệ hiện mắc các rới loạn
lipid máu của chúng tơi thấp hơn vì trong nghiên cứu này có tới 70,4% có rới


×