Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Mỹ thuật tuần 21 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.13 KB, 9 trang )

Mĩ thuật 1
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH

I/ Mục tiêu :
- Cũng cố cách vẽ màu
- vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích
- Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người
II/ Đồ dùng dạy học :
Một số tranh ảnh phong cảnh
Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước
III Các hoạt động dạy:
Hoạt động 1 : giới thiệu tranh ảnh
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh phong cảnh dac chuẩn bị
trước và gợi ý cho hs nhận biết
+ đây là cảnh gì ? ( cảnh phố, cảnh biển )
+ phong cảnh có những hình ảnh gì ?
+ màu sắc chính trong tranh là màu gì ?
GV tóm tắt : nước ta có nhiều phong cảnh đẹp như biển , cảnh phố
phường đồng quê đồi núi
Hoạt động 2; hướng dẫn hs cách vẽ màu
GV giới thiệu hình vẽ phong cảnh để hs nhận ra các hình như :
- dãy núi
- ngôi nhà sàn
- cây
- hai người đang đi
Gợi ý hs cách vẽ màu
GV : các em vẽ màu theo ý thích
Chọn màu khác để vẽ vào các hình : núi, mái nhà, tường nhà cửa, lá cây
thân cây, quần áo, váy
Khi vẽ màu không nhất thiết phải vẽ màu đều, nên có chỗ đậm, chỗ nhạt
Hoạt động 3: Thực hành


Giáo viên yêu cầu
HS tự chọn màu và vẽ vào hình có sẵn
GV quan sát và gợi ý để hs tìm màu và vẽ màu
Vẽ màu toàn bộ các hình ở bức tranh
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV gợi ý hướng dẫn hs nhận xét về cách vẽ màu
Màu sắc phong phú
Cách vẽ màu thay đổi
gV timg một số bài vẽ đẹp
Dặn dò : quan sát các vật nuôi trong nhà






Mĩ thuật 2
NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI

I/ Mục tiêu :
- HS tập quan sát nhận biết các bộ phận chính của con người ;
đầu mình chân, tay
- Biết cách vẽ hình dáng người
- Vẽ được hình dáng con người
II/ Chuẩn bị đồ dùng :
Chuẩn bị ảnh các hình dáng người
Tranh vẽ người của hs – hình hướng dẫn vẽ Đ DDH
Hướng dẫn vẽ ở các bộ Đ DDH
III/ Các hoạt động dạy:
Giới thiệu : cho hs xem tranh ảnh về hình dáng người ở nhiều tư thế

Những tranh vẽ hình người có gì khác nhau ? ( người này có tư thế đứng
khác nhau, người đứng , đi , chạy, nhảy )
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
GV chỉ các bộ phận chính của người để hs nhận ra tư thế của các bộ phận
+ Đứng nghiệm , đứng giơ tay
+Đi tay chân như thế nào ? ( chân phải bước lên,tay phải đánh về phía
trước, chân trái bước len, tay ytais đánh về trước )
* GV : khi đi, đứng, chạy thì các bộ phận đầu, mình , chân , tay của người
sẽ thay đổi phù hợp với tư thế phù hợp với tư thế hoạt động
Hoạt động 2: hướng dẫn cách vẽ
Giáo viên phác hình người lên bảng đầu mình tay chân thành các dáng
đứng đi , chạy nhảy
Vẽ them chi tiết phụ cho phù hợp với dáng các hoạt động cụ thể như :
- đá bóng
- nhảy dây
Hoạt động 3: Thực hành
Cho hs vẽ một vài dáng người vào phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở bài tập
Gợi ý hướng dẫn hs :
+ vẽ hình vừa với phần giấy
+ vẽ một hoặc hai hình người, mỗi người một dáng khác nhau : tạo một
bố cục cho một đề tài nào đó như chơi thể thao, văn nghệ, nhảy dây, đi chơi
Gợi ý vẽ thêm hình phụ cho phù hợp và vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá











Mĩ thuật 5
TẬP NẶN TẠO DÁNG ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/Mục tiêu :
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối
- HS nặn được người đồ vật con vật…. và tạo dáng theo ý
thích
- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình
khối
II/Chuẩn bị :
- Sưu tầm một số đồ gốm, tượng, đồ mĩ nghệ , vài đò vật, con
vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nháu như gỗ, giấy, bìa cứng,
vỏ hộp
- Đất nặn và dụng cụ để nặn
III/ Các hoạt động dạy học :
Giới thiệu : GV lựa chọn cách giới thiệu sao cho hấp dẫn và phù hợp với
nội dung
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu các hình minh họa để hs thấy sự phong phú về
hình thức và ý nghĩa của các hình nặn
- Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng gỗ,
đá, gốm, đất nung
- Ngày nay các nghệ nhân làng nghề làm ra nhiều sản phẩm
có tính nghệ thuật cao phù hợp với sinh hoạt đời thường và khách du lịch
với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : tượng gỗ sơn mài, tượng
đá, hình các con vật , hình chùa tháp nhà sàn bằng gốm ,sứ
Hoạt động 2: Cách nặn
- phần hướng dẫn cách nặn, tạo dáng dã giới thiệu ở các bài

học trước
GC tóm tắt :
- nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại
- nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm
các chi tiết
- tạo dáng cho sinh động
GV cho hs quan sát các bước nặn và phân tích để các em biết cách nặn và
xếp hình nặn theo đè tài
Hướng dẫn hs cách xé giấy màu nếu không có đất nặn
Hoạt động 3 : Thực hành
- cho hs chọn hình nặn
- nặn theo cá nhận hoặc nặn theo nhóm
- Gv gợi ý, bổ xung cho từng học sinh, từng nhóm về cách nặn
và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập
Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá
Các nhóm và cá nhân đặt bài nặn trên bàn, GV gợi ý hs nhận xét, xếp loại
GV nhận xét bài học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài nặn đẹp
Dặn dò : sưa tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ
khác ở sách báo


×