Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích thực trạng về công tác kiểm soát chất lượng tại nhà máy 1 thuộc công ty cổ phần đầu tư thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM
SỐT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 1 THUỘC CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

GVHD: NGUYỄN THỊ ANH VÂN
SVTH : TRẦN THỊ MỸ DUYÊN
MSSV: 16124105

SKL 0 0 6 9 9 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2020


Thị Anh Vân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM
SỐT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY 1 THUỘC CƠNG


TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên
MSSV : 16124105
Khố : 2016
Ngành : Quản lý cơng nghiệp
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Anh Vân

TP.HCM, Tháng 05 năm 2020


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Giảng viên ký tên

i


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô tại Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật nói chung và q thầy cơ Khoa Kinh tế nói riêng, đã trang bị cho em những
kiến thức quý báu trong thời gian em học tập tại trường để em có một nền tảng vững
chắc khi bước vào môi trường doanh nghiệp.
Em xin cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Anh Vân đã giúp đỡ em rất tận tình trong
suốt quá trình thực tập và viết báo cáo, cô luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc để em có
thể hiểu đúng vấn đề, từ những chia sẻ của cô về kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp
đã giúp em rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân. Những nhận xét góp ý của cơ về
bài báo cáo đã cho em thấy được những thiếu sót và hạn chế, từ đó giúp em tìm hướng
khắc phục để hồn thiện khóa luận tốt nghiệp như hơm nay.
Em xin cám ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình đã tạo điều kiện cho em
có cơ hội thực tập tại q cơng ty. Tiếp đến em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến
anh Trương Văn Nam đã dẫn dắt em từ những ngày đầu vào cơng ty, ln tận tình chia
sẻ và giải đáp những vấn đề thắc mắc của em trong q trình thực tập tại cơng ty. Một
lần nữa em xin cám ơn anh Trương Văn Nam, các anh chị phòng Quản Lý Chất Lượng,
các anh chị QA, QC chuyền trưởng và công nhân tại nhà máy 1 đã hướng dẫn, chia sẻ
tài liệu, kinh nghiệm, giúp đỡ em để em hồn thành tốt q trình thực tập.

Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo khơng tránh khỏi những thiếu
sót, em mong nhận được góp ý của quý thầy cô và các anh chị trong công ty.

ii


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

DN

Doanh Nghiệp

TBS Group

Tên viết tắt tiếng Anh của công ty

QA

Quality Assurance

QC

Quality Control


QLCL

Quản Lý Chất Lượng

iii


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2016 ...............................................8
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng mã giày KIPRUN KID S2-18 tại chuyền may 23
tháng 10/2019 ................................................................................................................46
Bảng 3.2 Chi tiết các lỗi của mã giày KIPRUN KID S2-18 tại chuyền may 23 tháng
10/2019 ..........................................................................................................................46
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra chất lượng mã giày KIPRUN KID S2-18 tại chuyền gò 5
tháng 10/2019 ................................................................................................................47
Bảng 3.4 Chi tiết các lỗi của mã giày KIPRUN KID S2-18 tại chuyền gò 5 tháng
10/2019 ..........................................................................................................................47
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra chất lượng mã giày KIPRUN KID S2-18 tại kho tháng
10/2019 ..........................................................................................................................49
Bảng 4.1 Chi phí thực hiện giải pháp ............................................................................54
Bảng 4.2 Thống kê các lỗi mã giày KIPRUN KID S2-18 tại phân xưởng may 2 chuyền
23 tháng 10/2019 ...........................................................................................................56
Bảng 4.3 Thống kê các lỗi mã giày KIPRUN KID S2-18 tại phân xưởng gò 2 chuyền 5
tháng 10/2019 ................................................................................................................58
Bảng 4.4 Nội dung đào tạo ............................................................................................61

Bảng 4.5 Kiểm sốt lỗi máy móc thiết bị cá nhân .........................................................62
Bảng 4.6 Chi phí thưc hiên giải pháp ............................................................................65

iv


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh cơng ty ..............................................................................................3
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty .....................................................................7
Hình 1.3 Biểu đồ lợi nhuận năm 2012-2016 ...................................................................8
Hình 1.4 Phân xưởng gị 2 – Nhà máy 1 .........................................................................9
Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy 1 ..............................................................10
Hình 1.6. Mẫu giày của Decathlon, Skechers và Wolverine .........................................12
Hình 2.1 Sơ đồ lưu trình tổng quát ................................................................................17
Hình 2.2 Biểu đồ xương cá tổng qt ............................................................................19
Hình 3.1 Quy trình kiểm sốt chất lượng tổng quát ......................................................21
Hình 3.2 Quy trình tổng quan sản xuất giày tại TBS Group .........................................22
Hình 3.3 Sơ đồ kiểm sốt chất lượng đầu vào ...............................................................25
Hình 3.4 Sơ đồ kiểm sốt chất lượng da .......................................................................26
Hình 3.5 Bồi dán ............................................................................................................27
Hình 3.6 Kệ để dao chặt ................................................................................................29
Hình 3.7 Chặt lót vịng cổ..............................................................................................29
Hình 3.8 In Logo ...........................................................................................................30
Hình 3.9 In họa tiết KIPRUN KID S2-18 .....................................................................30
Hình 3.10 Lỗi lộn tem 1 đơi size 36 – 1 đơi size 37 ......................................................35
Hình 3.11 Lỗi đỉnh gót cao thấp ....................................................................................36

Hình 3.12 Lỗi may sụp mí dằn chân gị.........................................................................36
Hình 3.13 Lỗi vật tư bị tróc sơn ....................................................................................36
Hình 3.14 Lỗi nhăn vịng cổ ..........................................................................................36
Hình 3.15 Lỗi vệ sinh dơ ...............................................................................................42
Hình 3.16 Lỗi cấn khn ép đế .....................................................................................42

v


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

Hình 3.17 Lỗi hở đế .......................................................................................................42
Hình 3.18 Lỗi mũi ráp bên cao bên thấp .......................................................................42
Hình 3.19 Xe để giày thành phẩm .................................................................................43
Hình 3.20 Đóng thùng 1 lớp ..........................................................................................44
Hình 3.21 Đóng thùng 2 lớp ..........................................................................................44
Hình 3.22 Gói giày và bỏ vào hộp .................................................................................45
Hình 3.23 Đóng thùng 10 hộp .......................................................................................45
Hình 3.24 Giày KIPRUN KID S2-18 thành phẩm ........................................................45
Hình 3.25 Đóng thùng size 34 mã giày KIPRUN KID S2-18 ......................................45
Hình 4.1: Lưu đồ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của TBS .....................52
Hình 4.2: Lưu đồ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào ....................................53
Hình 4.3 Biểu đồ pareto về các lỗi ở phân xưởng may 2 chuyền 23 ............................57
Hình 4.4: Biểu đồ xương cá về lỗi ở phân xưởng may 2 ..............................................57
Hình 4.5 Biểu đồ pareto về các lỗi ở phân xưởng gị 2 chuyền 5 .................................59
Hình 4.6 Biểu đồ xương cá về lỗi ở phân xưởng gò 2 ..................................................60

vi



SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 1

3.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2

5.


Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2

6.

Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH ..................3
1.1 Tổng quan cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình ...................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình ................................3
1.1.2. Lịch sử phát triển ............................................................................................4
1.1.3. Tầm nhìn .........................................................................................................5
1.1.4. Sứ mệnh ..........................................................................................................5
1.1.5. Giá trị cốt lõi ...................................................................................................5
1.1.6. Lĩnh vực hoạt động .........................................................................................5
1.1.7. Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................7
1.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..........................................................7
1.2.Tổng quan về Nhà máy 1 ....................................................................................... 9
1.2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy 1 – TBS GROUP ........................................9
1.2.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy 1 ...............................................................................10

vii


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

1.2.2 Sản phẩm và khách hàng ...............................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................13
2.1 Chất lượng là gì? .................................................................................................. 13

2.2 Vai trị chất lượng và vai trò của chất lượng đối với doanh nghiệp..................... 13
2.2.1 Vai trò chất lượng ..........................................................................................13
2.2.2 Vai trò của chất lượng đối với doanh nghiệp ................................................14
2.3. Kiểm soát chất lượng (Quality Control) ............................................................. 14
2.4 Phương pháp 5S ................................................................................................... 15
2.4.1 5S là gì? .........................................................................................................15
2.4.2 Lợi ích của việc áp dụng 5S trong doanh nghiệp: .........................................16
2.5 Kiểm sốt q trình bằng thống kê – SPC (Statistical Process Control) ............. 16
2.5.1 Sơ đồ lưu trình ...............................................................................................17
2.5.2 Biểu đồ Pareto (Pareto chart) .........................................................................17
2.5.3 Biểu đồ xương cá ...........................................................................................18
2.5.4 Phiếu kiểm tra (Check Sheet) ........................................................................20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH ...............21
3.1 Quy trình kiểm sốt chất lượng và quy trình sản xuất tổng qt tại cơng ty cổ phần
đầu tư Thái Bình......................................................................................................... 21
3.2 Thực trạng áp dụng 7S ......................................................................................... 23
3.3 Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào.................................................................... 24
3.4 Kiểm soát chất lượng vật tư chuẩn bị sản xuất .................................................... 29
3.5 Kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may .......................................................... 31
3.6 Kiểm soát chất lượng tại phân xưởng gị ............................................................. 37
3.7 Kiểm sốt chất lượng thành phẩm tại kho đóng gói ............................................ 43
3.8 Kiểm soát chất lượng sản phẩm ........................................................................... 46
viii


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
TẠI NHÀ MÁY 1 - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH ............................50
4.1 Thế mạnh và hạn chế của nhà máy 1 ................................................................... 50
4.1.1 Thế mạnh của nhà máy 1 ...............................................................................50
4.1.2 Hạn chế tồn tại ở nhà máy 1 ..........................................................................50
4.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chất lượng ............................................51
4.2.1 Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào từ giai đoạn phát triển đến giày
thành phẩm ..............................................................................................................51
4.2.2 Ứng dụng cơng cụ thống kê phân tích ngun nhân gây ra lỗi thường gặp
trong kiểm soát chất lượng .....................................................................................55
4.2.3 Xây dựng môi trường làm việc thoải mái thân thiện nâng cao tinh thần làm
việc của công nhân ..................................................................................................64
KẾT LUẬN ...................................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................69

ix


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2019, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực và đồng
thời CPTPP cũng có hiệu lực với Việt Nam. Điều này đã mang đến cơ hội lớn cho Việt
Nam trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia đặc biệt là các ngành sản xuất như: da
dày, chế biến thực phẩm, dệt may, bánh kẹo…Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay
thì Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đơng đảo vốn đầu tư nước ngồi. Điển hình là

các khu cơng nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản…được xây dựng ở nước ta ngày càng nhiều.
Điều này mang lại thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam, việc cạnh
tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Bên cạnh đó mức sống của người dân đã cao hơn
trước khá nhiều cho nên họ càng khắt khe hơn trong việc chọn những sản phẩm phục vụ
cho cuộc sống, thay vì “ăn no, mặc ấm” thì bây giờ là “ăn ngon, mặc đẹp”. Vấn đề cấp
thiết đặt ra cho các doanh nghiệp bấy giờ là phải biết thay đổi luôn luôn sáng tạo luôn
luôn đổi mới trong từng sản phẩm. Liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm mang đến cho
khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và hồn hảo nhất.
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình hơn 25 năm đổi mới và phát triển, TBS Group đã
trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực da giày có tầm nhìn bền
vững và uy tín trong khu vực và quốc tế. Với quan niệm chất lượng là giá trị cốt lõi làm
nên thương hiệu công ty đã luôn chú trọng áp dụng các công cụ kiểm sốt chất lượng để
khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trong q trình sản xuất ln tồn
tại những sai sót nhất định, các sản phẩm lỗi vẫn cịn nhiều. Việc áp dụng các cơng cụ
kiểm sốt chất lượng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ của cơng nhân cịn hạn
chế…Với mong muốn tìm hiểu rõ về quy trình kiểm sốt chất lượng, tìm hiểu nguyên
nhân gây ra sản phẩm lỗi và những hạn chế trong việc áp dụng các cơng cụ kiểm sốt
chất lượng. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng
và giảm tối thiểu số sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất tác giả đã chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng về cơng tác kiểm sốt chất lượng tại nhà máy 1 thuộc cơng ty Cổ
phần Đầu tư Thái Bình”.
2. Phạm vi nghiên cứu
1


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

-


Thời gian: từ tháng 10/2019 đến tháng 05/2020

-

Không gian: kho nguyên vật liệu, phân xưởng may và phân xưởng gò tại nhà máy
1 thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

3. Mục đích nghiên cứu
-

Phân tích thực trạng kiểm sốt chất lượng sản phẩm trên từng cơng đoạn nhằm
tìm ra lỗi để xây dựng hướng khắc phục.

-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao và hồn thiện hệ thống kiểm sốt chất lượng
tại nhà máy 1 thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập hình ảnh, số liệu liên quan đến quy trình kiểm soát chất lượng, báo cáo
kinh doanh, báo cáo về các sản phẩm lỗi hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
- Quan sát thực tế, chụp ảnh các sản phẩm lỗi.
- Đi theo các anh chị QA-QC tìm hiểu về quy trình kiểm sốt chất lượng, tìm hiểu các
lỗi thường gặp của sản phẩm.
- Tham khảo ý kiến các anh chị phòng Quản Lý Chất Lượng khi đưa ra giải pháp sao
cho phù hợp với tình hình cơng ty cũng như tính khả thi của giải pháp khi áp dụng.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng kiểm soát chất lượng tại kho nguyên vật liệu, phân xưởng may 2, phân
xưởng gò 2 và kho thành phẩm.

- Tìm hiểu về quy trình kiểm sốt chất lượng và những sai sót trong việc sản xuất mã
giày KIPRUN KID S2-18 thuộc khách hàng Decathlon của nhà máy 1.
6. Cấu trúc đề tài
- Chương 1: Giới thiệu về cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Thực trạng về cơng tác tác kiểm sốt chất lượng sản phẩm tại nhà máy
1
- Chương 4: Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chất lượng tại nhà máy 1

2


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ THÁI BÌNH
1.1 Tổng quan cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tên chính thức: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
Tên viết giao dịch: TBS GROUP
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình tọa lạc tại 5A Xuyên Á, An Bình, Dĩ An, Bình
Dương
Website: />Tổng diện tích: 200.000 m2
Giấy phép kinh doanh: 3700148737-001

Hình 1.1 Hình ảnh cơng ty
(Nguồn: Internet)
tại cơng ty có 4 nhà máy:

 Nhà máy 1 đặt tại 5A Xuyên Á, An Bình, Dĩ An, Bình Dương.
 Nhà máy 2 đặt tại 2/434 Bình Đảng, Bình Hịa, Thuận An, Bình Dương.
 Nhà máy 3 đặt tại 43/5 An Bình, Dĩ An, Bình Dương.
3


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

 Nhà máy 4 là công ty Cổ Phần 434 ở Dĩ An, Bình Dương.
1.1.2. Lịch sử phát triển
Cơng ty được thành lập từ năm 1989, TBS đã trải qua nhiều khó khăn để có được thành
cơng như hơm nay, để đưa ngành công nghiệp Việt Nam đi sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu. Các cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của công ty qua từng giai đoạn:
Năm 1989: Nguyễn Đức Thuấn, Cao Thanh Bích, Nguyễn Thanh Sơn là ba nhà sáng
lập đã cùng nhau lập nghiệp và thực hiện ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Năm 1992: Dự án xây dựng Nhà máy 1 của TBS Group đã được phê duyệt và cấp giấy
phép hoạt động.
Năm 1993: Hợp đồng gia cơng đầu tiên được kí kết với 6 triệu đôi giày nữ.
Năm 1995: Nhà máy số 2 được xây dựng, được sử dụng để sản xuất giày thể thao.
Năm 1996: TBS đã tiến hành kí kết hợp đồng với nhiều đối tác quốc tế bao gồm các
thương hiệu giày uy tín trên thế giới.
Năm 2002: Sản lượng của công ty đã đạt đến con số 5 triệu đôi giày.
Năm 2005: TBS đã được trao Huân chương Lao động hạng nhì. Đồng thời cũng trong
năm này Cơng ty Giày Thái Bình đã chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ Phần đầu tư
Thái Bình.
Năm 2007: Sản lượng của công ty đã đạt đến con số 10 triệu đôi giày.
Năm 2009: Công ty đã được Bộ Công thương trao tặng Bằng khen Doanh nghiệp tiêu
biểu ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam. Cũng trong năm 2009 TBS đã được nhận

bằng khen Top 5 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Da Giày Việt Nam.
Năm 2011: Nhà máy túi xách đầu tiên tại việt nam được thành lập.
Năm 2013: Sản lượng đã cán mốc 16 triệu đôi giày.
Năm 2014: TBS đã được tiếp nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân Chương Lao Động
Hạng I. Cùng với thành tích trên thì cơng ty đã đạt được con số sản lượng là 10 triệu túi
xách và 21 triệu đôi giày.
4


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

1.1.3. Tầm nhìn
Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của
một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về chiến lược của nhà lãnh đạo, phấn đấu đến
năm 2025, TBS Group sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành cơng ty đầu tư đa ngành
uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ
và niềm tự hào Việt Nam trên trên thế giới.
1.1.4. Sứ mệnh
 Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành cơng nghiệp
Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu.
 Ln cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích, gắn
trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và luôn mang đến sự tin tưởng, an tâm
cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
1.1.5. Giá trị cốt lõi
 Nhân sự: TBS Group Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tài sản quý giá nhất là
nhân viên, là vũ khí chiến lược góp phần cho sự phát triển và thành cơng của doanh
nghiệp.
 Đồng hành cùng phát triển và chia sẻ: Đồng hành cùng với khách hàng, nhân viên

và đối tác xây dựng sự thành công, phát triển TBS Group và cùng chia sẻ lợi ích.
 Đổi mới sáng tạo: ln luôn đổi mới sáng tạo làm nền tản cho sự phát triển.
 Trách nhiệm: Có trách nhiệm với đất nước, xã hội cộng đồng và người lao động
góp phần làm cho cuộc sống và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
1.1.6. Lĩnh vực hoạt động
Với hơn 30 năm phát triển cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình đã hoạt động trên 6 lĩnh
vực:
➢ Sản xuất công nghiệp da giày
 Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành
sản xuất da giày tại Việt Nam. Hiện TBS Group sở hữu 3 trung tâm phát triển sản phẩm,
2 nhà máy sản xuất đế giày các loại, 33 dây chuyền sản xuất với năng lực lên đến 25
triệu đôi giày.
 Các đối tác chủ lực của TBS là Skechers, Decathlon và Wolverine. Đây là những
thương hiệu giày nổi tiếng trên thế giới.
5


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

➢ Sản xuất công nghiệp túi xách
 Với chủ trương trở thành nhà sản xuất túi xách có quy mơ lớn nhất Việt Nam đầu
thập niên 2020. TBS tập trung vào các dịng sản phẩm chính: Túi du lịch, Túi xách cao
cấp cho nữ, Ví nam nữ, Ba lơ, Túi xách nam.
 Coach, Decathlon, Vera Bradley, Tory Burch, Titleist…là những thương hiệu danh
tiếng đã và đang hợp tác với TBS.
➢ Đầu tư - Kinh doanh - Quản lý bất động sản và hạ tầng công nghệ
 Chuyên về đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng công nghiệp,
các khu công nghiệp, các dự án bất động sản công nghiệp và dân dụng.

➢ Cảng và Logistics
 Với diện tích kho của TBS hơn 220.000 m2 với sức chứa tối đa 60.000 containers
vì vậy TBS chuyên cho thuê kho, bãi container và dịch vụ logistics.
 TBS là đối tác tin cậy của các khách hàng lớn và uy tín: DHL Supply Chain, APL
Logistics, DHL Forwarding, SCANWELL Logistics, YUSEN Logistics, DULOS
International, GEODIS WILSON, EXPEDITORS, DULOS International, …
➢ Thương mại và dịch vụ
 TBS Sport đang từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực phân phối sản phẩm giày
và túi xách, trở thành thương hiệu bán lẻ thời trang uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
 TBS Sport tự hào trong 7 năm liên tiếp là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO
với 16 cửa hàng trên toàn quốc. Một biểu tượng thời trang nổi tiếng khác là Cole Haan,
một thương hiệu đến từ Mỹ, đã chính thức được TBS Sport đưa vào thị trường Việt
Nam.
➢ Du lịch
 TBS tập trung phát triển, quản lý và kinh doanh, khách sạn - khu nghỉ dưỡng, chuỗi
sân gôn, chuỗi nhà hàng cao cấp tại Việt Nam và Đông Nam Á.

6


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

1.1.7. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình:
ĐẠI HỘI CỔ ĐƠNG
HĐQT CTY
CHỦ TỊCH
TỔNG GIÁM ĐỐC


HOLDING

NGÀNH GIÀY

Văn phịng 1 Nhà máy 1
Văn phòng 2 Nhà máy 2
Gò 434
Nhà máy 3 Đồng Xồi -285
Gị 285
Nhà máy An Giang
Nhà máy An Thái
Nhà máy Hữu Nghị
Nhà máy Miền Trung

NGÀNH
TÚI XÁCH

NGÀNH ĐẾ

NGÀNH
ICD-LOGISTICS

Túi xách KV2
Túi xách Sông Trà

BẤT ĐỘNG SẢN
THƯƠNG MẠI
DU LỊCH
Bất động sản

KCN Sơng Trà
Nhà máy gỗ
Thương mại
Dịch vụ
Sân Golf
Khách sạn

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty

(Nguồn: Phịng Nhân Sự)
Cơ cấu tổ chức của công ty được phân cấp từ cao xuống thấp. Đứng đầu và có thẩm
quyền cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông, dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội
đồng quản trị công ty là cơ quan quản trị của công ty quyết định các vấn đề liên quan
đến quyền lợi của công ty. Tiếp theo là Chủ tịch công ty, dưới chủ tịch là Tổng giám
đốc chịu trách nhiệm quản lý 6 ngành cơ bản của công ty: ngành giày, ngành túi xách,
ngành đế, holding, bất động sản thương mại dịch vụ, ngành ICD-Logistic. Dưới cùng là
các nhà máy và các dịch vụ liên quan khác. Cơ cấu tổ chức của cơng ty được xây dựng
và bố trí 1 cách chặt chẽ tạo nên một khối thống nhất vững mạnh để điều hành và giúp
công ty ngày càng phát triển tạo chỗ đứng trên sân chơi toàn cầu.
1.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2016:

7


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2016

(Nguồn: Phòng Nhân Sự)
Đvt: 1.000.000 đồng
Chỉ Tiêu
1. DT Thuần BH
2. DT Tài Chính
3. Tổng CP BH&QL
-Giá vốn HB
-Chi phí Bán Hàng
-Chi phí tài chính
-Chi phí QLDN
Lợi nhuận HĐKD

2012
1.859.214
16.675
1.662.786
1.584.084
16.675
30.014
32.014
213.102

2013
2.391.799
17.342
2.165.359
2.077.651
19.342
31.682
36.684

243.782

Năm
2014
3.116.485
20.001
2.808.019
2.709.197
23.637
34.547
40.638
328.467

2015
3.156.485
20.001
2.809.019
2.709.197
23.637
34.547
41.638
367.467

2016
3.216.485
20.001
2.811.019
2.709.197
23.637
34.547

43.638
425.467

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012-2016 chỉ ra rằng lợi
nhuận hoạt động kinh doanh tăng đều mỗi năm. Lợi nhuận năm 2013 tăng 12,680 tỷ
đồng so với năm 2012, năm 2014 tăng 84,685 tỷ đồng so với năm 2013, năm 2015 tăng
39 tỷ đồng so với năm 2014, năm 2016 tăng 58 tỷ đồng so với năm 2015. Sau 5 năm lợi
nhuận năm 2016 đã tăng gấp 2 lần so với năm 2012 cho thấy được sự phát triển của
công ty. Cụ thể là năm 2012 tổng lợi nhuận của cơng ty là 213,102 tỷ đồng thì đến năm
2016 tổng lợi nhuận của công ty đã lên đến 425,467 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận của TBS Group thu được từ 6 lĩnh vực hoạt động của công ty và chủ
yếu là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp da giày. Sự tăng trưởng trong lợi nhuận qua
các năm cho thấy sự nổ lực không ngừng để phát triển của TBS Group.
2017
2016

LỢI NHUẬN NĂM 2012-2016

500
400

2015
2014

300

2013

200


2012
100

2011
2010

0
1

2

3

Năm

4

5

Lợi nhuận

Hình 1.3 Biểu đồ lợi nhuận năm 2012-2016
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
8


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân


1.2 Tổng quan về Nhà máy 1
1.2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy 1 – TBS GROUP
Nhà máy 1 được thành lập từ ngày 6/10/1992 với tổng vốn đầu tư hơn 58 triệu USD. Có
nền tảng hơn 20 năm bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực giày dép xuất nhập khẩu và sản
xuất kinh doanh thương mại là đơn vị khởi nguồn của TBS GROUP. Được đặt tại địa
điểm số 5A, Xa Lộ Xuyên Á – xã An Bình – huyện Dĩ An – tỉnh Bình Dương với vị trí
giao thương thuận lợi, sở hữu nguồn nhân lực hơn 2.500 người với bề dày phát triển bền
vững, đây là nhà máy trụ cột trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Da giày của TBS
GROUP.

Hình 1.4 Phân xưởng gị 2 – Nhà máy 1
(Nguồn: Phòng Nhân Sự)

9


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

1.2.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy 1

Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy 1
(Nguồn: Phòng Nhân Sự)
Nhà máy 1 được thành lập từ năm 1992 là tiền thân của tổng cơng ty nằm cùng vị trí
với tổng công ty, cơ cấu tổ chức của nhà máy 1 được tổ chức như sau: đứng đầu là giám
đốc nhà máy 1 tiếp đến là phó giám đốc phân xưởng may và phó giám đốc phân xưởng
gị. Bên dưới gồm có các trưởng phịng: trưởng phịng cơng nghệ - tổ chức - quản trị và
phát triển nguồn nhân lực, trưởng phòng kế hoạch điều hành sản xuất, trưởng phòng
quản lý chất lượng và bộ phận quản trị tổng quát & kinh tế tổng hợp chịu trách nhiệm

quản lý các phân xưởng may và gò. Dưới may và gò sẽ bao gồm các quản đốc phân
xưởng và phó quản đốc phân xưởng.
➢ Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
 Phịng cơng nghệ - tổ chức - quản trị và phát triển nguồn nhân lực: có nhiệm vụ
tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, quản trị tiền lương, tiền thưởng, chế
độ, chính sách, BHXH, BHYT. Theo dõi tiến độ thực hiện các chính sách của phịng
cơng nghệ - tổ chức - quản trị và phát triển nguồn nhân lực đề ra. Thực hiện các chính
sách giữ chân người lao động.
 Phịng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ chính là thiết kế quy trình kiểm sốt chất
lượng của từng công đoạn từ bán thành phẩm đến thành phẩm, từ đầu vào đến đầu ra.
10


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

Tiến hành kiểm sốt dựa trên quy trình đã xây dựng, phát hiện lỗi và tìm hướng khắc
phục. Đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, tỷ lệ lỗi ở mức tối thiểu
cho phép.
 Phòng kế hoạch điều hành sản xuất: theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất
của Nhà máy 1, điều độ sản xuất, lên kế hoạch mua và dự trữ vật tư để phục vụ cho sản
xuất.
 Quản trị tổng quát & kinh tế tổng hợp: tổng hợp và lập báo cáo về tình hình hoạt
động kinh doanh của các phịng ban dựa vào báo cáo của các phịng ban đó. Thơng qua
các báo cáo tổng hợp được sẽ tham vấn kịp thời cho Ban Giám Đốc để có hướng xử lý
kịp thời. Tham vấn hỗ trợ các trưởng phòng xử lý các lỗi phát sinh.
 Phân xưởng may: gồm phân xưởng may 1, phân xưởng may 2. Cả 2 phân xưởng
tổng cộng có 35 chuyền may. Phân xưởng may 1 có 14 chuyền may từ chuyền 1 đến
chuyền 14 gồm 2 line 1 và 2, phân xưởng may 2 có 21 chuyền may từ chuyền 15 đến

chuyền 35 gồm line 3-4-5. Nhiệm vụ chính của phân xưởng may là may mũ giày để
chuyển qua phân xưởng gò. Phân xưởng may chịu trách nhiệm chặt, lạng, in ép các chi
tiết cần có của 1 đơi giày và sau đó sẽ tiến hành trang trí mũ giày và cuối cùng là may
các chi tiết lại để hồn thành mũ giày.
 Phân xưởng gị: gồm phân xưởng gò 1 và phân xưởng gò 2. Phân xưởng gị 1 có 4
chuyền gị và phân xưởng gị 2 có 4 chuyền gị. Nhiệm vụ chính của phân xưởng gị là
ráp đế giày vào mũ giày để hồn thiện 1 đôi giày.
 Quản đốc phân xưởng: điều hành và quản lý toàn bộ phân xưởng, đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ theo kế hoạch, theo dõi tiến độ sản xuất của các chuyền, chuyền nào sản
lượng không đạt yêu cầu sẽ tiến hành nhắc nhở và tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện
pháp khắc phục để đảm bảo sản lượng theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm chính và xứ lý
các vấn đề xảy ra tại phân xưởng.
 Phó quản đốc phân xưởng: làm việc dưới sự chỉ đạo và quản lý của Quản đốc phân
xưởng, giúp đỡ Quản đốc điều hành và quản lý các hoạt động của xưởng theo sự phân
cơng của Quản đốc phân xưởng. Hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm
về việc làm của mình trước Quản đốc.

11


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

1.2.2 Sản phẩm và khách hàng
TBS luôn theo đuổi mục tiêu trở thành nhà sản xuất giày với năng lực sản xuất quy mô
lớn hàng đầu nền công nghiệp thời trang thế giới. Sản phẩm giày chủ lực của công ty là
giày thể thao các loại, casual, water proof, injection, work shoes.
Khách hàng thường xuyên của TBS Group là Decathlon, Skechers và Wolverine.


Hình 1.6. Mẫu giày của Decathlon, Skechers và Wolverine
(Nguồn: Internet)

12


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Chất lượng là gì?
TCVN ISO 8402:1999 (Trích dẫn bởi Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010):
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối
tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Khác với ISO
8402:1994, ISO 9000:2008 đã cập nhật lại cho thấy sự khác nhau rằng khái niệm chất
lượng theo ISO 9000:2008 thì đo lường được. Sự khác nhau đó thể hiện rõ hơn qua
khái niệm sau: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một
sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên
có liên quan” (p.32).
Theo Philip B. Crosby (1979) “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (p15).
Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization for Quality Control)
(Trích dẫn bởi Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010) chỉ rằng chất lượng là mức phù hợp
của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng.
Theo W.E Deming (1993) “Chất lượng là mức độ dự đốn trước về tính đồng đều và có
thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận” (p136).
Có rất nhiều khái niệm định nghĩa về chất lượng nhưng mục đích cuối cùng đều là tạo
ra sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2 Vai trò chất lượng và vai trò của chất lượng đối với doanh nghiệp
2.2.1 Vai trò chất lượng

Trong môi trường hội nhập hiện nay, xu hướng tồn cầu hố mở ra một thị trường
rộng lớn và cạnh tranh gay gắt bởi người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn. Yêu cầu
về chất lượng càng ngày càng khắt khe và trở thành yếu tố quyết định sự sống cịn sản
phẩm trên thị trường trong và ngồi nước.
Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010):
Chất lượng là một yếu tố quan trọng đóng vai trị trung tâm trong việc tạo ra lợi thế
trên thị trường, nền tảng quan trọng tạo ưu thế cạnh tranh cho các tổ chức, một yêu
cầu trọng điểm trong các hoạt động thương mại quốc tế. Chất lượng là một phạm trù
rất rộng và phức tạp, nó đặc trưng cho tính hiệu quả của tất cả các hoạt động của tổ
chức, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. (p.27)

13


SVTH: Trần Thị Mỹ Duyên

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh Vân

2.2.2 Vai trò của chất lượng đối với doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm đóng vai trị quan trọng quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp:
- Chất lượng sản phẩm làm nên uy tín, thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp.
Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến từ tâm lý chọn mua đến quyết định mua của
khách hàng.
- Sản phẩm chất lượng cao sẽ là tiền đề rất tốt để duy trì sự phát triển lâu dài cho doanh
nghiệp
- Sản xuất sản phẩm chất lượng cao độc đáo, mới lạ, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ nhanh sản phẩm với số lượng
lớn, tăng giá trị doanh nghiệp và có thể giữ vị trí độc quyền đối với sản phẩm tạo được
cơ hội cạnh tranh trên trường.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm cịn giúp doanh nghiệp có điều kiện bảo đảm việc làm
cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động, làm cho họ tin tưởng và gắn bó
với doanh nghiệp, đóng góp hết sức mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm có chất
lượng tốt, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Tóm lại, trong điều kiện ngày nay chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng
cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm và thương hiệu của doanh
nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Như Tiến sĩ J.M.Juran cũng đã
khẳng định: chất lượng và cạnh tranh là những vấn đề phải được đặc biệt chú ý trong
thế kỷ 21 – Thế kỷ chất lượng (được trích dẫn bởi Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010,
p.21).
2.3. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010) cho rằng: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động
và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng”.
(p.61)
Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010):
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra
chất lượng, bao gồm:

14


×