TIẾT 71 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn HS,
bảng đen … bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay,
bức chân, thước kẻ, que tính, que diêm …
- Kĩ năng: Nhận biết rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì không
nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự ”sai lệch, “ tính xấp xỉ” hay “ sự
ước lượng “ trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”.
Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “ chuẩn” để đo độ dài.
- Thái độ: Thích đo độ dài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Thước kẻ, que tính …
- HS: Bút chì, thứơc kẻ, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Ổn định lớp. 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút). Bài cũ hôm trước học bài gì? 1HS trả lời: “Độ dài
đoạn thẳng”
- Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? ( 1-2 HS trả lời : Đo trực
tiếp hoặc gián tiếp qua vật đo trung gian : gang tay, ô vuông…)
- Gọi 1-2 HS lên bảng so sánh 2 thước kẻ có màu sắc, khác nhau.
2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
Nhận xét KTBC:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦ
A GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài.(1phút).
HOẠT ĐỘNG II: GV HD HS cách đo độ
dài bằng “gang tay”, “ bước chân”, “que
tính”
1. Giới thiệu độ dài “ gang tay”
Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón
tay cái đến đầu ngón tay giữa.
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ gang
tay”
GV vừa nói vừa làm mẫu:Đo đọ dài một
cạnh bảng
VD: cạnh bảng dài 10 gang tay của cô.
3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng” bước
chân”.
GV nói:“hãy đo độ dài bục giảng bằng bước
chân”.
Sau đó làm mẫu:
Chú y: Bước các “bước chân” vừa phải,
thoải mái không cần gắn sức. Có thể vừa
bước chân vừa đếm ( không cần chụm 2
2 HS nhắc lại đề bài:” Thực hành
đo độ dài “
HS giơ tay lên để xác định độ
dài“gang tay “ của mình.
HS quan sát.
HS thực hành đo độ dài cạnh bàn
của mình bằng”gang tay”. HS đọc
kết quả em vừa đo.
1-2 HS lên bảng đo độ dài bục
giảng bằng bước chân. Rồi đọc kết
quả em đo được.
chân trước khi bước các bước tiếp theo).
KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác
nhau. Đơn vị đo bằng gang tay, bằng
bước chân, sải tay … là các đơn vị đo”
chưa chuẩn” . Nghĩa là không thể đo
chính xác độ dài của một vật.
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (15 phút)
Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK:
+Mục tiêu:Biết đo độ dài bằng “gang tay”,
bằng “bước chân”, bằng “que tính”…
+Cách tiến hành:
Bài 1/98:HS đo độ dài bằng “gang tay”
Đo đọ dài mỗi đoạn thăng bằng gang tay, rồi
điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc
nêu kết quả , chẳng hạn: 8 gang tay.
Nhận xét và cho điểm.
+Bài 2/98: HS đo độ dài bằng “bước chân”.
Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân,
rồi nêu kết quả đo.
GV nhận xét cho điểm.
Bài 3/98: HS đo độ dài bằng” que tính”.
GV HD: Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi
dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo.
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1:” Đo độ dài
bằng gang tay”.
HS tự đo rồi đọc kết quả vừa đo.
-Kiểm tra và nhận xét.
+ Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị
đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ
dài bằng sải tay.
4.Củng cố, dặn dò (4 phút): Chuẩn bị bài
mới:” Một chục. Tia số
.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :