Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.24 KB, 5 trang )
Chữa sỏi đường tiết niệu bằng
bài thuốc nam
Sỏi đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở các nước
nhiệt đới. Dưới đây là những cách chữa trị sỏi đường tiết niệu bằng những bài
thuốc Nam.
Các loại "sỏi"
Ở Việt Nam, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm một tỷ lệ đáng kể, hay gặp ở
độ tuổi trung niên 30 - 35 tuổi. Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn đường
tiết niệu, điều kiện sinh sống ở vùng khô, nhiệt đới - là những yếu tố thuận lợi để
tạo thành sỏi.
Sỏi niệu gồm: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Với sỏi
thận - thường là do rối loạn chuyển hóa, hoặc do thận bị tổn thương gây nên. Sỏi
thận thường gặp nhất là sỏi can-xi (oxalat can-xi và phosphat can-xi) hoặc sỏi axit
uric, sỏi cystin Sỏi bàng quang - cũng giống như sỏi thận, nhưng có điểm khác là
sỏi bàng quang thường gặp ở nam giới và có liên quan tới việc ứ đọng nước tiểu
(bí đái). Sỏi niệu quản - thường do sỏi thận rơi xuống (có tới 80% trường hợp), số
còn lại hình thành do niệu quản dị dạng. Sỏi niệu đạo - thường là do sỏi ở trên
chạy xuống rồi dừng ở niệu đạo, hay gặp ở nam giới.
Sỏi đường tiết niệu thường gây đau đột ngột, đau quặn từng cơn vùng thận,
đau lan xuống dưới bộ phận sinh dục, thường tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt.
Những bài thuốc chữa
Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là thạch lâm, sa lâm, huyết lâm và cho