Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.22 KB, 5 trang )
Phẫu thuật đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ như đám mây trong thủy tinh thể
của mắt. Trong phẫu thuật thủy tinh thể, bác sĩ sẽ lấy bỏ thủy tinh thể đục và
trong hầu hết các trường hợp thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo. Phẫu
thuật đục thủy tinh thể thường thành công, hơn 90% người thay thủy tinh
thể có cải thiện thị lực sau phẫu thuật.
Khi nào nên mổ thay thủy tinh thể?
Nếu đục thủy tinh thể khiến bạn khó khăn trong các hoạt động hàng ngày,
bác sỹ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thủy tinh thể. Thậm chí nếu thị lực chưa ảnh
hưởng nhiều nhưng nhìn chói hoặc nhìn đôi, bạn cũng cần phẫu thuật thủy tinh
thể. Khi đục thủy tinh thể gây cản trở điều trị các bệnh mắt khác như thoái hóa
hoàng điểm tuổi già, bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bong võng mạc thì vấn đề
thay thủy tinh thể có thể được đưa ra. Ở người trẻ hoặc người bị tiểu đường, đục
thủy tinh thể có thể tiến triển nhanh, do vậy cần phẫu thuật thủy tinh thể sớm hơn.
Phẫu thuật thủy tinh thể thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng sóng siêu âm (Phaco): Bác sĩ lấy
thủy tinh thể đục nhưng để lại toàn bộ bao sau thủy tinh thể. Để làm được điều
này, phẫu thuật viên phải rạch một vết rạch nhỏ, kích thước khoảng 3mm ở vùng
rìa (nơi giác mạc gặp kết mạc) sau đó cho đầu dụng cụ rất nhỏ qua vết rạch vào,
đầu này truyền sóng siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể đục, sau đó hút các mảnh vỡ
ra. Bao sau thủy tinh thể vẫn giữ nguyên để làm chỗ đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao: Nếu thủy tinh thể chín đến độ kỹ
thuật phá vỡ nhân thủy tinh thể bằng siêu âm không thể phá vỡ được, bác sĩ có thể
lấy thủy tinh thể trong bao.