Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Quai bị có nguy hiểm cho thai? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.91 KB, 5 trang )

Quai bị có nguy hiểm cho thai?

Em đang mang thai được khoảng 2,5 tháng thì bị quai bị, xin bác sĩ cho em
biết bệnh này có nguy hiểm cho thai không? Nếu có thì như thế nào. Liệu em có
cần phải bỏ thai không?

Trả lời của Phòng mạch Online:

- Quai bị do một paramyxovirus gây ra. Quai bị lây lan thành đợt dịch nhỏ,
chủ yếu trẻ em trong độ tuổi 5-15 tuổi. Khả năng lây lan ít hơn sởi và thủy đậu.
Khoảng 95% người lớn có miễn dịch (kháng thể bảo vệ).

Sau 2-3 tuần ủ bệnh, sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai (đau khi nhai nuốt,
đau ở góc hàm) và kéo dài trong 2-3 ngày. Nhiệt độ có thể lên 400C. 30% các
trường hợp quai bị không có triệu chứng. Ở người lớn có thể xảy ra viêm tinh
hoàn và buồng trứng.

Chưa có một hội chứng quai bị bẩm sinh nào được mô tả. Cũng như không
thấy mối liên quan giữa quai bị với sẩy thai và sinh non.

Khi bị quai bị cho trẻ sơ sinh vào thời điểm sinh, có thể dự phòng bằng
miễn dịch thụ động.

Do đó, chị không nên lo lắng cho thai nhi khi bị quai bị lúc mang thai. Chủ
yếu, nên đến bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc hạ sốt, nâng đỡ tổng trạng
đồng thời ngừa lây nhiễm cho xung quanh.

* Em đã có gia đình được 1 năm. Hai vợ chồng em không có quan hệ
với ai khác. Tuy nhiên, gần đây em thấy từ âm đạo tiết ra chất bột màu hơi
vàng, không có mùi hôi. Em đi khám và xét nghiệm thì có kết luận em bị nấm
levu.



Thời gian gần đây, em thấy có triệu chứng là bệnh tái phát. Vậy em
nên uống thuốc gì và điều trị thế nào? Bệnh nấm này có nguy hiểm và có gây
ảnh hưởng đến việc sinh con không? (Phạm Hằng)

- Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ. Có tới 45%
phụ nữ bị nhiễm nấm hai lần trong một năm. Như đã đề cập ở những bài trước,
nhiễm nấm âm đạo không ảnh hưởng tới khả năng sinh con và bệnh không thuộc
nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo như em mô tả, em đã không điều trị theo đúng phác đồ điều trị, tự
ngưng thuốc khi thấy bớt, điều này chưa chắc là em đã điều trị khỏi nên chưa thể
gọi là bị tái phát lại.

Điều trị nấm :

- Mycostatin 100.000 đv đặt âm đạo mỗi ngày trong hai tuần

- Hoặc Clotrimazol 100mg đặt một viên/ngày trong sáu ngày

- Hoặc Clotrimazol 200mg đặt một viên/ngày trong sáu ngày

- Hoặc Clotrimazol 500mg đặt một viên/ngày trong một ngày

Có thể kết hợp thuốc uống fluconazol 150mg một viên duy nhất

Em không nên tự mua thuốc đặt mà nên đi khám bác sĩ, xác định chẩn đoán
có đúng là nấm hay viêm nhiễm do nguyên nhân khác (vì có những nguyên nhân
có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con về sau). Điều trị đúng phác đồ và tái
khám xem đã khỏi hay chưa.


ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA

×