Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Gián điệp kinh tế -kỳ 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.82 KB, 3 trang )

Gián điệp kinh tế:
Vấn nạn thời Toàn cầu hóa
Văn Cường
Cùng với trào lưu toàn cầu hóa, gián điệp kinh tế ngày càng phổ
biến rộng rãi và đang trở thành một công cụ của nhiều công ty, tập đoàn
và quốc gia trong những nỗ lực cạnh tranh không lành mạnh. Gián điệp
kinh tế không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn đe dọa sự ổn định xã
hội và chính trị toàn cầu.
Kỳ 1: Thiệt hại hàng trăm tỷ USD
Tại Hoa Kỳ, Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết gián điệp kinh
tế khiến các công ty ở nước này thiệt hại khoảng 100 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, các chuyên gia phản gián Đức ước tính nền kinh tế lớn
nhất lục địa già thiệt hại khoảng 53 tỷ EUR (68,2 tỷ USD) mỗi năm vì
gián điệp kinh tế.
Những vụ án bạc tỷ
Trong thực tế, cả Hoa Kỳ và Đức đều là nơi xảy ra những vụ án gián
điệp có giá trị kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Ngày 6-11-2007, tòa án Liên
bang Hoa Kỳ tuyên phật Gary Min – cựu nhân viên của đại gia hóa chất
DuPont - mức án 18 tháng tù giam và 30.000 USD tiền phạt. Mọi chuyện bắt
đầu từ tháng 10-2005, khi Victrex - đối thủ cạnh tranh của DuPont - mời
Min về làm cho mình trong dự án nghiên cứu về phim polyme tốc độ cao mà
DuPont cũng đang tập trung tiến hành. Min, hay còn gọi Yonggang Min, là
người gốc Trung Quốc và đã làm việc cho DuPont 10 năm. Min nhận lời
mời của Victrex và trước khi rời DuPont đã lấy về trái phép hơn 22.000 bản
tổng kết và khoảng 16.706 tài liệu khác nhau từ thư viện dữ liệu của DuPont.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, giá trị của các tài liệu bị mất cắp lên
đến hơn 400 triệu USD. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, DuPont chỉ khai
báo trong đơn kiện rằng họ chỉ bị thiệt hại chừng 75.000 USD. Chính nhờ
điều này, Min chỉ bị tuyên phạt 18 tháng tù giam và 30.000 USD, thay cho
mức phạt tối đa 10 năm tù giam và 250.000 USD. Min khai trước tòa rằng
đã ăn cắp những tài liệu trên với ý định phục vụ cho công việc mới của mình


tại Victrex, nhưng Victrex khẳng định họ chưa hề nhìn thấy các tài liệu đó,
và đã rất hợp tác trong việc giúp cảnh sát bắt giữ Min.
Với mức thiệt hại ước tính lên đến 400 triệu USD khiến vụ án DuPont
trở thành một trong những vụ gián điệp kinh tế gây thiệt hại kinh tế lớn nhất
trên đất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào thập niên 1990, ở Đức từng xảy ra một vụ
án gián điệp kinh tế có tầm mức lớn hơn rất nhiều lần. Ngày 9-1-1997, đại
gia xe hơi Đức Volkswagen A.G. đồng ý trả cho hãng đối thủ General
Motors Corporation 100 triệu USD để hòa giải cáo buộc của GM rằng VW
ăn cắp các bí mật thương mại. Ngoài số tiền mặt 100 triệu USD,
Volkswagen còn cam kết sẽ mua ít nhất 1 tỷ USD các linh kiện xe hơi của
GM trong vòng 7 năm. Trước đó, trong đơn kiện của mình, GM từng yêu
cầu mức bồi thường lên đến 4 tỷ USD. Câu chuyện đấu đá của 2 đại gia xe
hơi bắt đầu khi Jose Ignacio Lopez de Arriortua, giám đốc sản xuất của Opel
– chi nhánh tại Đức của GM, bỏ Opel để sang làm việc cho VW vào năm
1993. Khi Lopez bỏ sang đảm nhiệm cùng vị trí tương đương ở
Volkswagen, 7 nhà điều hành đắc lực của Lopez tại Opel cũng đi theo ông.
Nhưng Opel cho rằng đó không phải là tất cả những thứ Lopez lấy đi của họ.
GM gửi một đơn kiện VW và các nhà điều hành lên tòa án liên bang ở
Detroit, cáo buộc họ ăn cắp hàng nghìn trang tài liệu chứa các bí mật thương
mại của công ty. Phản ứng lại đơn kiện của GM, VW kiện lại họ tội “vu
khống”. Cuộc tranh đấu kéo dài suốt 4 năm và cho đến nay vẫn là vụ án gián
điệp kinh tế có mức bồi thường cao nhất trong lịch sử.
Rủi ro từ không gian ảo
Sự phát triển của internet và các mạng lưới máy vi tính đã mở rộng
phạm vi và mức độ của các vụ gián điệp kinh tế. Theo ước tính của giới
chuyên môn, mỗi ngày trên thế giới có tới 50.000 công ty bị xâm nhập mạng
lưới máy tính với mục đích gián điệp kinh tế, và tầm mức này tăng gấp đôi
mỗi năm. Nổi bật trong thời gian gần đây là các vụ tấn công trên thế giới ảo
được các nước phương Tây gọi là “Chiến dịch Ánh ban mai” (Operation
Aurora). Chiến dịch này là các vụ tấn công gián điệp diễn ra trên mạng

internet từ giữa năm 2009 đến hết năm 2009, được Google vạch trần làn đầu
tiên vào ngày 12-1-2010. Những cuộc tấn công trong chiến dịch Ánh bình
minh có đích đến là vài chục công ty, tổ chức toàn cầu. Trong đó Adobe
Systems, Juniper Networks và Rackspace công khai thừa nhận họ bị tấn
công, trong khi giới nghiên cứu cho rằng các đại gia như Yahoo, Symantec,
Northrop Grumman và Dow Chemical cũng chịu chung số phận. Theo ước
tính của hãng Cyber Diligence, chiến dịch này gây thiệt hại cho mỗi công ty
nạn nhân khoảng 100 triệu USD. Tháng 6-2010, Trung tâm Phản gián điện
tử Anh GCHQ ước tính nước này thiệt hại khoảng 1 tỷ bảng (1,54 tỷ USD)
mỗi năm vì các vụ tấn công gián điệp trên không gian ảo.
Internet phát triển cũng mở rộng cơ hội cho các vụ gián điệp kinh tế
với mục tiêu phá hoại ngầm. Vào đầu thập niên 2000, giới chuyên môn lưu ý
rằng các công ty năng lượng ngày càng bị tin tặc tấn công nhiều hơn. Các hệ
thống năng lượng trước đây thường tách biệt với các mạng lưới máy tính
khác, nhưng nay cũng được kết nối với internet, và trở thành mục tiêu của
các nhóm khủng bố và các chính phủ thù địch.
Dù vậy, theo nghiên cứu của Viện Bảo mật máy tính Hoa Kỳ CSI, kể
từ năm 2007, vấn nạn nội gián kinh tế đã qua mặt virus và các phần mềm
độc hại trên máy vi tính để trở thành nguy cơ bảo mật lớn nhất trong môi
trường tập đoàn hiện nay. Báo cáo của CSI cũng ghi nhận tình trạng gia tăng
đột biến của các vụ tấn công có mục tiêu, theo đó doanh nghiệp hoặc tổ chức
cảm thấy kẻ tấn công chỉ nhằm vào mỗi họ. 28% số người được hỏi cho biết
họ đã bị tấn công từ 1-5 lần, trong khi 67% không rõ mình có phải là mục
tiêu duy nhất hay không.

×