Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Báo cáo thực tập xưởng điện 3pha, Phần III: doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.02 KB, 8 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
1
Phần III: TÌM HIỂU DÂY CHUYỀN NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN
THỨC ĂN GIA SÚC CÔNG SUẤT 5 TẤN/GIỜ.
Nhà máy chế biến thức ăn gia súc tự động dạng bột và ép viên công suất 5
tấn/giờ được công ty LICOGI-13 đặt hàng. Lắp đặt tại khu công nghiệp Mê
Linh - Hà N
ội. Công trình bao gồm nhiều hạng mục: xây dựng, cơ khí,
Điện,… Phần điện được dự kiến thi công trong thời gian 4 tháng.
Phần Điện của dây chuyền được chia làm 7 công đoạn theo các công đoạn
chế biến, mỗi công đoạn có đặc điểm và yêu cầu như sau:
I. Công đoạn cấp liệu:
Tất cả các nguyên liệu thô ( ngô, sắn, đậu tương…) được cấp thủ công vào
ph
ễu và được chuyển lên máy làm sạch sơ bộ nhờ gầu tải. Các tạp chất thô được
tách ra khỏi nguyên liệu. Nguyên liệu tiếp tục được phân phối vào tám thùng
ch
ứa đã định. Tại đây mỗi nguyên liệu được chứa riêng ở một thùng và đánh số
thứ tự và ghi tên (có thể thay đổi từ người điều khiển).
Khi đầy nguy
ên liệu trong thùng, sensor báo mức phát tín hiệu để ngừng
hoạt động của gầu tải. Sensor phải có độ trễ nhất định để đảm bảo hết nguyên
li
ệu trong thùng chứa ban đầu (ước chừng khoảng 20 – 25s).
T
ại phễu của gầu tải có lắp nam châm vĩnh cửu để loại bỏ kim loại khỏi
nguyên liệu.
Trong quá trình chế biến, nguyên liệu ở thùng nào hết sensor mức sẽ báo tín
hiệu về trung tâm điều khiển (dạng đèn hiệu và còi báo). Khi có lệnh, công nhân


vận chuyển nguyên liệu đó đến quanh miệng phễu cấp liệu đồng thời bộ phận
điều khiển tự động điều khiển ống phân phối ở thiết bị hướng về đúng vị trí của
thùng đó.
Để đảm bả
o cho sản xuất không bị gián đoạn, sensor mức dưới sẽ đặt ở vị
trí khi sensor báo hết vẫn có thể chế biến được khoảng hai mẻ nữa.
II. Công đoạn cân định lượng các nguyên liệu thô
Công đoạn định lượng các nguyên liệu cần nghiền theo một tỷ lệ đã định
cho một mẻ chế biến 1000kg là rất quan trọng. Sai số cho phép là 0.5%. Nguyên
lý được chọn là hệ thống cân cộng dồn và được thực hiện như sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
2
Với một tỷ lệ thành phần đã định, tiến hành cân loại nhiều cân trước, ít cân
sau, loại khó nghiền cân ở khoảng giữa (trình tự có thể thay đổi theo thực tế).
Trước khi cân, van xả ở đáy cân được đóng kín. Trong quá tr
ình cân màn hình
hi
ển thị được hai tham số sau: Trọng lượng của từng loại nguyên liệu và trọng
lượng tổng (cộng dồn) của mẻ. Để đảm bảo độ chí
nh xác của quá trình cân, tốc
độ của các vít tải cấp liệu được tự động điều khiển thông qua biến tần với
nguyên tắc vít tải làm việc ở tốc độ cực đại khi đạt khoảng 90% khối lượng yêu
c
ầu, 10% còn lại tốc độ của vít tải giảm dần.
Sai số của từng loại nguyên liệu và sai số của tổng một mẻ cân sẽ được máy
tính tự động hiệu chuẩn và quá trình hiệu chuẩn sẽ được hiệu chỉnh dần ngay ở
các mẻ cân tiếp theo. Khi cân hết một loại nguyên liệu, màn hình hiển thị tự
động chuyển về 0 để tiếp tục cân loại nguy
ên liệu tiếp theo.

 Yêu cầu: Trong bộ nhớ chương trình phải ghi nhận được khối lượng
của từng loại nguyên liệu và của từng mẻ cân để cuối ca sản xuất hoặc khi cần
người quản lý có thể biết được khối lượng từng loại nguy
ên liệu đã sử dụng và
đã chế biến được bao nhiêu mẻ.
 Để bảo đảm chính xác cho quá trình hoạt động và không được lẫn mẻ, ở
thùng chứa có gắn sensor mức. Khi hết nguyên liệu ở thùng thì van xả dưới đáy
cân mới được mở ra.
III. Công đoạn nghiền
Quá trình nghiền nguyên liệu tiến hành như sau: Van trượt ở đáy một
trong hai thùng (đ
ã được nạp đầy nguyên liệu từ một mẻ cân cho một lần chế
biến) mở, nguyên liệu từ thùng được bộ phận cấp liệu lấy từ từ cấp vào máy
nghi
ền. Phụ thuộc vào dòng điện định mức của động cơ máy nghiền để điều
chình tốc độ quay của cơ cấu cấp liệu thông qua biến tần. Nếu dùng dòng điện
cao hơn d
òng định mức, tự động điều chỉnh để bộ phận cấp liệu quay chậm lại
và ngược lại. Để trợ giúp nguy
ên liệu thoát khỏi buồng nghiền dễ dàng và giảm
bụi, một luồng không khí được hút qua máy máy nghiền thông qua quạt gió và
thi
ết bị lọc bụi tự động.
Để đảm bảo không bị lẫn nguy
ên liệu từ mẻ nọ sang mẻ kia cần có sự
liên quan ràng buộc giữa sự đóng mở các van xả dưới thùng cân (tức phải có tín
hiệu của van dưới đáy thùng vừa xả hết nguyên liệu xong đóng van hai ngả
hướng nguy
ên liệu vào thùng đó thì van xả dưới cân mới được mở.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009

Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
3
Nghiền đến đâu, nguyên liệu rơi xuống thùng đến đó và được gầu tải
chuyền tải lên một trong hai thùng chứa thông qua van hai ngả.
Hình 10: Sơ đồ toàn cảnh dây chuyền
IV. Công đoạn cân định lượng các vi lượng :
Các nguyên liệu không cần nghiền (bột cá, bột đá, DCP và vi lượng tổng
hợp) được cấp thủ công vào gầu tải để chuyển lên hệ thống thùng chứa và được
tiến hành cùng lúc với việc cấp nguyên liệu vào hệ thống thùng chứa. Tức công
việc này phải được tiến hành trước khi dây chuyền vào hoạt động.
Thể tích các thùng chứa đã được thiết kế để chứa đủ lượng phụ gia cần
thiết cho một ca chế biến.
Song song với việc định lượng các nguyên liệu thô cho một mẻ chế biến tại
cân, công đoạn định lượng các phụ gia ở các th
ùng chứa này cũng được tiến
hành. Ở đây có tất cả tám thùng chứa: 4 thùng lớn, 4 thùng nhỏ. Quá trình định
lượng được tiến hành và điều
khiển tương tự như định lượng các nguyên liệu
thô. Ở đây sẽ cân bột cá trước, cùng một lúc sẽ lấy bột cá ở cả hai thùng, 1
nhanh và m
ột chậm. Khi hết bột cá ở thung nhanh thì tự động chuyển sang
thùng nhanh khác. Khi hết toàn bộ ra tín hiệu dừng dây chuyền. Sau khi cân
xong b
ột cá, tiến hành cân vi lượng tổng hợp, cân DCP và bột đá.
V. Công đoạn trộn:
Quá trình trộn như sau: Van xả dưới đáy của thùng chứa thức ăn nghiền
mở, nguyên liệu từ thùng chứa xả nhanh xuống máy trộn. Sau khi xả xong, van
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
4

xả dưới đáy thùng đó đóng lại và chờ khi nào thùng bên kia chứa xong một mẻ
nghiền, van hai ngả tự động hướng nguyên liệu của mẻ khác vào thùng vừa xả
hết.
Khi nguyên liệu đã xả hết xuống máy trộn, ra tín hiệu cấp phụ gia vào máy
tr
ộn. Sau đó hệ thống cấp dầu tự động cấp lượng dầu đã định vào máy trộn. Sau
khi kết thúc cấp dầu quá trình trộn được tiếp tục cho đến khi đạt yêu cầu. Đây là
th
ời gian trộn chính thức và có thể thay đổi theo yêu cầu công nghệ. Sau khi
trộn xong cơ cấu cửa xả ở đáy máy trộn mở, toàn bộ sản phẩm được xả nhanh
xuống thùng chứa.
Sản phẩm TAGS dạng bột được gầu tải chuyền tải đến thùng chứa sản
phẩm để chuẩn bị đóng bao hoặc chuyển đến thùng chứa để chuẩn bị ép viên.
Vi
ệc điều phối này phụ thuộc vào yêu cầu sản phẩm.
Hình 11: Một phần dây chuyền
VI. Công đoạn sản xuất thức ăn viên:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
5
Quá trình sản xuất thức ăn viên được thực hiện như sau: Khi van trượt dưới
thùng chứa mở, bột từ thùng chứa được vít tải cấp liệu của máy ép viên lấy và
c
ấp vào thiết bị trộn hơi ẩm và xuống máy ép viên. Vít tải cấp liệu của máy ép
viên được điều khiển vô cấp (thông qua biến tần) phụ thuộc năng suất của máy
ép viên. Viên sau khi ép được đưa vào thiết bị l
àm mát thông qua van chặn khí.
Tại đây thông qua mức trên và mức dưới, viên được lưu lại trong thiết bị làm
mát 10-15 phút.
- Yêu cầu: Khi ngừng không xả viên nữa phải cắt van điện từ để xi lanh không

hoạt động nữa. Tuy nhiên việc ngừng xả viên chỉ được xẩy ra khi cơ cấu xả viên
n
ằm ở vị trí ngang và vị trí này được chỉ định bởi một trong hai công tắc hành
trình.
Để đảm bảo chất lượng viên, trên máy làm mát lắp sensor nhiệt độ để khống
chế nhiệt độ của viên trước khi xả.
Tương tự tr
ên hệ thống hút gió của máy làm mát viên cũng lắp đặt sensor đo
nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí quá giới hạn cho phép thì cơ cấu xả viên không
được hoạt động và van trượt dưới đáy thùng đóng lại.
VII. Công đoạn đóng bao:
Sản phẩm được đóng bao 5; 25 và 50kg và được cân bằng các máy cân đóng
bao tự động tương ứng. Tuy nhiên việc cân, đóng bao cũng có thể thực hiện
bằng thủ công.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
6
Hình 12: Phòng điều khiển chung
Trong giai đoạn thực tập, em đ
ã được tham gia lắp đặt thực tế phần điện
tại nhà máy cùng các kỹ sư trong phòng Điện - Tự động hóa. Bao gồm công
đoạn dẫn dây cá
p từ các động cơ về phòng điều khiển, đấu đầu dây cho động
cơ 3 pha, đấu dây cho các công tắc h
ành trình, lắp đặt đường dẫn khí cho các
van khí nén,…
Tuy nhiên do th
ời gian thực tập có hạn, sau khi kết thúc đợt thực tập thì
dây chuy
ền nhà máy vẫn chưa bước vào giai đoạn chạy thử nghiệm. Dự kiến

dây chuyền sẽ đi vào hoạt động thử nghiệm vào cuối quý I năm 2009.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
7
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Kết luận :
Sau 7 tuần thực tập tốt nghiệp tại phòng Đo lường – Tự động hóa, em đã
được tiếp cận với thực tế rất nhiều, được tự mình dùng thực tế để kiểm chứng
lại những kiến thức đã học trên ghế nhà trường. Bước đầu em đã xác định được
sở trường chuyên môn và định hướng được công việc của mình sau khi ra
trường. Em nghĩ đây là một địa điểm thực tập rất bổ tích và thuận tiện cho sinh
viên. Hi vọng nhà trường và cơ sở luôn tạo điều kiện cho sinh viên các khóa sau
được thực tập tại đây. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của Th.s Trần Hồng Thao và sự chỉ bảo ân cần của các nhân viên kỹ thuật
trong phòng. Sự giúp đỡ của mọi người là điều quan trọng giúp chúng em hoàn
thành t
ốt đợt thực tập này.
Hà N
ội, ngày 14 tháng 2 năm 2009.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Lê Chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2008-2009
Sinh viên : Nguyễn Lê Chính Đại học Bách khoa Hà Nội
8
Phần nhận xét và cho điểm của cán bộ hướng dẫn thực tập

×