Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Amip và bệnh amip ở ruột pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.07 KB, 5 trang )

Amip và bệnh amip ở ruột

Amip là những nguyên sinh động vật, chỉ là một tế bào nhưng có khả
năng di chuyển định hướng nhờ chân giả. Đa số các amip sống tự do ở môi
trường bên ngoài, một số ít sống ký sinh. Trong ruột già của người có khoảng
6-7 loài amip sống ký sinh, trong đó Entamoeba histolytica là tác nhân gây
bệnh quan trọng.
Amip tồn tại dưới 2 dạng:
Dạng hoạt động (thể tự dưỡng), đây là dạng gây bệnh trong cơ thể người
nhưng không lây bệnh được vì chúng nhanh chóng bị tiêu diệt khi tiếp xúc với
không khí hoặc dịch vị dạ dày.
Dạng kén nhỏ bé hơn dạng hoạt động, được bọc trong một màng bền vững,
đây là tác nhân lây bệnh vì có khả năng tồn tại nhiều tuần ở ngoại cảnh, những
vùng có khí hậu nhiệt đới hay nhiều ngày ở những vùng có khí hậu lạnh. Kén bị
hủy hoại bằng cách nấu chín.
Nguồn lây:
Người bệnh mắc phải E.histolytica do ăn các kén sống từ nước, thực phẩm
hoặc bàn tay bị vấy phân, phổ biến nhất là ăn những loại rau mọc ở chỗ đất nhiễm
phân người hoặc rau mà người trồng dùng phân người để bón hoặc tưới nước
nhiễm phân. Nguồn lây ít gặp hơn là truyền qua nước, qua giao hợp đường miệng
qua hậu môn và hiếm hoi qua các dụng cụ bơm rửa ruột già.

Khi kén xâm nhập vào cơ thể con người qua đường miệng, đến ruột non thì
vỏ bao sẽ bị dịch tiêu hóa phá vỡ trở thành amip ở dạng hoạt động, ở đây chúng
tồn tại vô hại trong ruột phần lớn bệnh nhân. Khoảng 10% số người bị nhiễm
amip thì các thể hoạt động này xâm nhập vào niêm mạc ruột gây viêm ruột hoặc đi
vào máu tới các cơ quan gây áp - xe như gan, phổi, não nhưng thường gặp bệnh
amip đường ruột.
Vậy ở ruột, amip gây bệnh như thế nào?
Viêm đại tràng do amip có triệu chứng từ 2-6 tuần sau khi ăn phải kén lây
nhiễm. Đau bụng dưới và tiêu chảy là triệu chứng có sớm, sau đó thì mệt mỏi và


chán ăn, đau lan tỏa bụng dưới hoặc ra sau lưng. Trong thời kỳ toàn phát, người
bệnh có thể đi đại tiện từ 10-15 lần/ngày, có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện
mãi. Phân chủ yếu là máu và nhầy nhớt. Bệnh nhân bị lỵ amip thường không sốt,
đây là điểm để phân biệt với lỵ trực khuẩn (shigella) thường sốt nhiều, sốt cao.
Diễn tiến của đợt cấp tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc
điều trị được tiến hành sớm hay muộn. Bệnh lỵ amip dễ bị tái nhiễm và cẩn thận
dè chừng khả năng bệnh tiến triển thành mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính do amip thường dai dẳng với những biểu hiện đau
bụng, phân sệt, bóng, cứ vài tuần hoặc vài tháng lại xảy ra một đợt cấp tính. Trong
các trường hợp đau bụng, đi ngoài phân có nhầy nhớt và có máu, nhất thiết người
bệnh phải vào nằm viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ được
soi phân tươi (soi phân vừa mới đi ngoài xong) để tìm amip dạng hoạt động trong
phân, đây là cách để chẩn đoán xác định. Ngoài ra còn có thể nội soi đại tràng
hoặc Xquang đại tràng, hay xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh amip ở ruột hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc thích hợp. Tỷ
lệ tái phát khá cao (35%) sau mỗi đợt điều trị, do đó cần phải được xét nghiệm
phân để theo dõi sau điều trị. Thuốc thường được sử dụng là metronidazol, đây là
một loại thuốc rất đắng, cần phải uống sau khi ăn no để tránh những cảm giác khó
chịu do thuốc như cảm giác đắng miệng khi uống nước, cảm giác chóng mặt nhẹ,
buồn nôn Trong thời gian điều trị tuyệt đối không được uống rượu bia.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Bệnh nhiễm amip lây lan do ăn hoặc uống nước đã nhiễm phải kén. Một
người mang ký sinh trùng amip mà chưa có triệu chứng hằng ngày thải tới 15 triệu
kén nên việc dự phòng phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh:
- Phải ăn chín, uống sôi.
- Rửa rau nhiều nước và kỹ dưới vòi nước chảy.
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên cắt móng tay ngắn.
- Hạn chế tối đa ăn ở hàng quán vỉa hè, bất đắc dĩ thì ăn tại những hàng ăn
có giấy chứng nhận của sở y tế đảm bảo đủ 10 tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm.


×